K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 2 2016

- Ở An-giê-ri, cuộc khởi nghĩa của Áp-đen Ca-đe kéo dài từ năm 1830 đến năm 1847, thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Thực dân Pháp phải mất nhiều thập niên mới chinh phục được nước này.

- Ở  Ai Cập, năm 1879 một số trí thức và sĩ quan yêu nước đã thành lập tổ chức chính trị bí mật “Ai Cập trẻ” do Đại tá Át-mét  A-ra-bi lãnh đạo. Các nước đế quốc phải can thiệp mạnh mới ngăn chặn được cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân Ai Cập (1882).

- Ở Xu-đăng, ngay từ năm 1882 khởi nghĩa do Mu-ha-mét Át-mét lãnh đạo. Năm 1898, thực dân Anh được các nước đế quốc giúp đỡ, bao vây Xu-đăng, gây ra một cuộc thảm sát đẫm máu, phong trào đấu tranh ở đây thất bại.

- Nổi bật trong cuộc đấu tranh của nhân dân châu Phi chống thực dân phương Tây là cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân  Ê-ti-ô-pi-a. Ngày 1-3-1893, quân I-ta-li-a thảm bại ở A-đua. Quân đội Ê-ti-ô-pi-a mặc dù bị tổn thất nặng song đã bảo vệ được Tổ quốc. Cùng với Ê-ti-ô-pi-a, Li-bê-ri-a cũng là nước ở châu Phi giữ vững được nền độc lập dân tộc. /i>Những cải cách có tính chất tiến bộ, đã đáp ứng được phần nào yêu cầu lịch sử đặt ra, tạo cho đất nước Xiêm một bộ mặt mới, phát triển theo hướng TBCN; đồng thời, giúp Xiêm giữ vững được nền độc lập dân tộc, dù bị lệ thuộc vào nước ngoài về nhiều mặt.

 

5 tháng 3 2016

Đặc biệt vào những năm 70, 80 của thế kỉ XIX, sau khi hoàn thành kênh đào Xuy-ê, các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé châu Phi.

Năm 1882, sau cuộc cạnh tranh quyết liệt với Pháp, Anh độc chiếm Ai Cập, kiểm soát kênh đào Xuy-ê. Tiếp đó, Anh chiếm Nam Phi, Tây Ni-giê-ri-a, Bờ Biển Vàng, Gam-bi-a (Tây Phi), Kê-ni-a, U-gan-đa, Xô-ma-li, Đông-xu-đăng, một phần Đông Phi…

Pháp đứng thứ hai trong việc xâm chiếm thuộc địa châu Phi (sau Anh) gồm một phần Tây Phi, miền Xích đạo châu Phi, Ma-đa-ga-xca, một phần Xô-ma-li, An-giê-ri, Tuy-ni-di, Xa-ha-ra.

Đức chiếm Ca-mơ-run, Tô-gô, Tây Nam Phi, Tan-da-ni-a.

Bỉ làm chủ phần lớn Công-gô.

Bồ Đào Nha giành được Mô-dăm –bích, Ăng-go-la và một phần Ghi-nê.

Đến đầu thế kỉ XX, việc phân chia thuộc địa giữa các đế quốc ở châu Phi căn bản đã hoàn thành.

Chế độ cai trị hà khắc của chủ nghĩa thực dân đã làm bùng lên ngọn lưả đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi.

Ở An-giê-ri, cuộc khởi nghĩa của Áp-đen Ca-đe kéo dài từ năm 1830 đến năm 1847 thu hút đông đảo nhân dân tham gia đấu tranh. Thực dân Pháp phải mất hàng chục năm mới chinh phục được nước này.

Ở Ai Cập, năm 1879, một số tri thức và sĩ quan yêu nước đã thành lập tổ chức chính trị bí mật “Ai Cập trẻ”, đề ra những cải cách mang tính chất tư sản, do Đại tá Át-mét A-ra-bi lãnh đạo. Các nước đế quốc phải can thiệp mạnh mới ngăn chặn được cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân Ai Cập (1882).

Ở Xu-đăng, ngay từ năm 1882 thực dân Anh đã vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của nhân dân dưới sự lãnh đạo của nhà truyền giáo trẻ Mu-ha-mét Át mét. Năm 1898, thực dân Anh được các nước đế quốc khác giúp đỡ, bao vây Xu-đăng, gây ra một cuộc thảm sát đẫm máu; phong trào đấu tranh ở đây thất bại.

Nổi bật trong cuộc đấu tranh của nhân dân châu Phi chống thực dân phương Tây là cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Ê-ti-ô-pi-a. Năm 1889, thực dân I-ta-li-a tiến sâu vào nội địa, đánh chiếm một số vùng ở Ê-ti-ô-pi-a, nhưng chúng đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân. Ngày 1-3-1896, quân I-ta-li-a thảm bại ở A-dua. Quân đội Ê-ti-ô-pi-a mặc dù bị tổn thất nặng, song đã bảo vệ được nền độc lập của Tổ quốc. Cùng với Ê-ti-ô-pi-a, Lê-bi-ri-a là nước giữ được dộc lập ở châu lục này trước sự xâm chiếm của các nước thực dân phương Tâu hồi cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX.

Nhìn chung, phong trào đấu tranh chống thực dân của nhân dân châu Phi tuy diễn ra sôi nổi, thể hiện tinh thần yêu nước, nhưng do trình độ tổ chức thấp, lực lượng chênh lệch, nên bị thực dân phương Tây đàn áp. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Phi vẫn tiếp tục phát triển trong thế kỉ XX.


 

12 tháng 1 2019

- Đặc biệt vào những năm 70, 80 của thế kỉ XIX, sau khi hoàn thành kênh đào Xuy-ê, các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé châu Phi.

- Năm 1882, sau cuộc cạnh tranh quyết liệt với Pháp, Anh độc chiếm Ai Cập, kiểm soát kênh đào Xuy-ê. Tiếp đó, Anh chiếm Nam Phi, Tây Ni-giê-ri-a, Bờ Biển Vàng, Gam-bi-a (Tây Phi), Kê-ni-a, U-gan-đa, Xô-ma-li, Đông-xu-đăng, một phần Đông Phi…

- Pháp đứng thứ hai trong việc xâm chiếm thuộc địa châu Phi (sau Anh) gồm một phần Tây Phi, miền Xích đạo châu Phi, Ma-đa-ga-xca, một phần Xô-ma-li, An-giê-ri, Tuy-ni-di, Xa-ha-ra.

- Đức chiếm Ca-mơ-run, Tô-gô, Tây Nam Phi, Tan-da-ni-a.

- Bỉ làm chủ phần lớn Công-gô.

- Bồ Đào Nha giành được Mô-dăm –bích, Ăng-go-la và một phần Ghi-nê.

- Đến đầu thế kỉ XX, việc phân chia thuộc địa giữa các đế quốc ở châu Phi căn bản đã hoàn thành.

- Chế độ cai trị hà khắc của chủ nghĩa thực dân đã làm bùng lên ngọn lưả đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi.

- Ở An-giê-ri, cuộc khởi nghĩa của Áp-đen Ca-đe kéo dài từ năm 1830 đến năm 1847 thu hút đông đảo nhân dân tham gia đấu tranh. Thực dân Pháp phải mất hàng chục năm mới chinh phục được nước này.

- Ở Ai Cập, năm 1879, một số tri thức và sĩ quan yêu nước đã thành lập tổ chức chính trị bí mật “Ai Cập trẻ”, đề ra những cải cách mang tính chất tư sản, do Đại tá Át-mét A-ra-bi lãnh đạo. Các nước đế quốc phải can thiệp mạnh mới ngăn chặn được cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân Ai Cập (1882).

- Ở Xu-đăng, ngay từ năm 1882 thực dân Anh đã vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của nhân dân dưới sự lãnh đạo của nhà truyền giáo trẻ Mu-ha-mét Át mét. Năm 1898, thực dân Anh được các nước đế quốc khác giúp đỡ, bao vây Xu-đăng, gây ra một cuộc thảm sát đẫm máu; phong trào đấu tranh ở đây thất bại.

- Nổi bật trong cuộc đấu tranh của nhân dân châu Phi chống thực dân phương Tây là cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Ê-ti-ô-pi-a. Năm 1889, thực dân I-ta-li-a tiến sâu vào nội địa, đánh chiếm một số vùng ở Ê-ti-ô-pi-a, nhưng chúng đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân. Ngày 1-3-1896, quân I-ta-li-a thảm bại ở A-dua. Quân đội Ê-ti-ô-pi-a mặc dù bị tổn thất nặng, song đã bảo vệ được nền độc lập của Tổ quốc. Cùng với Ê-ti-ô-pi-a, Lê-bi-ri-a là nước giữ được dộc lập ở châu lục này trước sự xâm chiếm của các nước thực dân phương Tâu hồi cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX.

- Nhìn chung, phong trào đấu tranh chống thực dân của nhân dân châu Phi tuy diễn ra sôi nổi, thể hiện tinh thần yêu nước, nhưng do trình độ tổ chức thấp, lực lượng chênh lệch, nên bị thực dân phương Tây đàn áp. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Phi vẫn tiếp tục phát triển trong thế kỉ XX.

19 tháng 3 2018

- Nguyên nhân cơ bản quyết định là nguyên nhân quan trọng nhất, mang tính chất quyết định đến sự phát triển hay thất bại của mỗi phong trào đấu tranh.

- Phong trào đấu tranh của nhân dân châu Phi chống lại sự xâm lược của thực dân phương Tây diễn ra mạnh mẽ nhưng cuối cùng thất bại do trình độ tổ chức thấp, lực lượng chênh lệch nên bị thực dân đàn áp. Vì thế, ở giai đoạn này lịch sử vẫn gọi châu Phi là “Lục địa ngủ yên” hoặc “Lục địa ngủ kĩ”. Đến sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân châu Phi diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết, lịch sử gọi là “Lục địa mới trỗi dậy”.

Đáp án cần chọn là: C

14 tháng 3 2016

* Khái quát quá trình đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884:

- Ngày 1-9-1858, Liên quân Pháp - Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Triều đỉnh cử Nguyễn Tri Phương vào làm Tổng chỉ huy mặt trận Quảng Nam để lo việc chống giặc. Dưới sự chỉ huy của ông, suốt 5 tháng, giặc bị giam chân tại chỗ, kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp bị thất bại, buộc chúng phải thay đổi kế hoạch.

- Tháng 2-1859, Pháp kéo quân vào tấn công Gia Định. Đến năm 1867, Pháp chiếm gọn 6 tình Nam Kì. Trái ngược với sự chiến đấu yếu ớt, thiếu kiên quyết của triều đình, nhân dân Nam Kì đã nêu cao ngọn cờ chống giặc cứu nước. Các đội quân nông dân do các văn thân, sĩ phu yêu nước đứng đầu xuất hiện ngày càng nhiều, hoạt động mạnh làm cho giặc Pháp vô cùng khốn đốn. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Trương Định và chiến công của nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt tàu Ét-pê-răng của giặc trên sông Vàm cỏ Đông (12-1861). Tuy nhiên, triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất (1862) và ra lệnh lui binh, giải tán phong trào kháng chiến ở Nam Kì.

- Mặc dù vậy, phong trào vẫn tiếp tục phát triển. Nhân dân Nam Kì đã đẩy mạnh thêm một bước cuộc chiến đấu chống Pháp. Một số nhà nho yêu nước tìm đường ra Bình Thuận (Trung Kì) xây dựng cơ sở chống giặc lâu dài. Một số bám đất, bám dân quyết liệt chống lại kẻ thù như Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân...; cũng có người đã dùng ngòi bút của mình làm vũ khí chiến đấu như Nguyễn ĐÌnh Chiểu, Phan Văn Trị...

- Sau khi chiếm xong các tỉnh Nam Kì, Pháp hai lần tấn công ra Bắc Kì vào các năm 1873 và 1882-1883. Cuộc chiến đấu của triều đình nhanh chóng tan rã. Nhân dân Hà Nội và các tỉnh đã tự tổ chức kháng chiến, kiên quyết chống trả địch. Tiêu biểu là chiến thắng trong hai trận Cầu Giấy (1873 và 1883) làm cho nhân dân cả nước vô cùng phấn khởi, giặc Pháp hoang mang. Nhưng, nhà Nguyễn vẫn nuôi ảo tưởng triều đình với Pháp. Đó là cơ sở để Pháp tiếp tục gây áp lực, buộc triều Nguyễn kí Hiệp ước Hác-măng (25-8-1883) và Pa-tơ-nốt (6-6-1884) sau khi chiếm được Thuận An.

- Triều đình đầu hàng, nhưng phong trào chống Pháp của nhân dân ta vẫn tiếp tục dâng cao, phát triển sang một giai đoạn mới.

* Ý nghĩa của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp thời kì này:

- Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần dân tộc; kế thừa và phát huy truyền thống đánh giặc của cha ông.

- Cảnh báo kẻ thù về sức mạnh và tinh thấn đấu tranh quật khởi của nhân tộc ta.

- Làm thất bại kế hoạch "đánh nhanh, thắng nhanh" của thực dân Pháp.

- Cổ vũ tinh thần yêu nước và để lại nhiều bài học kinh nghệm cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta sau này.

24 tháng 1 2017

hay

27 tháng 1 2018

* Khoảng giữa thế kỉ XIX:

- Ở Nhật Bản: năm 1868, Thiên Hoàng Minh Trị tiến hành Duy Tân trên tất cả các lĩnh vực. Sau đó trở thành nước tư bản chủ nghĩa phát triển.

* Nửa sau thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX:

- Ở Ấn Độ:

     + 1857 – 1859: Khởi nghĩa Xipay.

     + 1885: thành lập Đảng Quốc Đại, đưa giai cấp tư sản bước lên vũ đài chính trị.

     + 1885 – 1908 : phong trào dân tộc chống thực dân Anh diễn ra mạnh mẽ.

- Ở Trung Quốc:

     + 1851 – 1898: phong trào đấu tranh giành độc lập diễn ra mạnh mẽ: Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc của Hồng Tú Toàn(1/1/1851); cuộc Duy Tân Mậu Tuất(1898),… cuối cùng bị đán áp.

     + 1911: Cách mạng Tân Hợi thành công, lật đổ Triều đại Mãn Thanh

- Ở các nước Đông Nam Á: phong trào đấu tranh giành độc lập diễn ra mạnh mẽ và liên tục ở hầu khắp các nước:

     + 1825 – 1830: cuộc đấu tranh chống thực dân Hà lan của In-đô-nê-xi-a (KN nông dân của Sa-min)

     + Phong trào đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha của Phi-lip-pin những năm 90 của thế kỉ XIX.(xu hướng cải cách của Hô-xê Ri-dan; xu hướng bạo động của Bô-ni-pha-xi-ô.). Về sau chuyển sang đấu tranh chống Mĩ.

     + Từ nửa sau thế kỉ XIX: Phong trào đấu tranh chống thực dân và tình thần đoàn kết của nhân dân 3 nước Đông Dương: Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia diễn ra mạnh mẽ và đều giành được những thắng lợi nhất định.

- Xiêm : Ra-ma V tiến hành cải cách năm 1892, giúp giữ được nền độc lập, tuy nhiên vẫn bị lệ thuộc về kinh tế và chính trị vào các nước đế quốc.

11 tháng 4 2017

Chia theo mốc thời gian : khoảng giữa thế kỉ XIX ; cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX và xét các yếu tố như mục đích, hình thức đấu tranh, lực lượng, xu hướng cách mạng, kết quả, ý nghĩa và sự hạn chế (lưu ý nét mới để thấy được sự phát triển của phong trào).

23 tháng 10 2018

Đáp án C

7 tháng 11 2017

Nguyên nhân khách quan dẫn đến sự thất bại của các cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Đông Dương cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX do sự chênh lệch quá lớn về tương quan lực lượng. Thực dân Pháp có sức mạnh của một nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, quân đội hùng mạnh, được trang bị vũ khí hiện đại nên đủ sức đàn áp các phong trào đấu tranh thiếu trình độ tổ chức của các nước Đông Dương

Đáp án cần chọn là: B