K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 2 2016

Tháng 6 năm 1991, Chính phủ đã thông qua Kế hoạch Quốc gia về môi trường và phát triển bền vững 1991-2000. Ðây là văn bản có tính chiến lược đầu tiên đề cập đến tất cả các lĩnh vực môi trường và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước.

Kế hoạch này đã được các Bộ/ngành, các địa phương triển khai thực hiện và đạt được những kết quả quan trọng. Nhiều chính sách, văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường đã được ban hành như Luật Bảo vệ môi trường (1993), nghị định 175/CP về "hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường", nghị định 26/CP về "xử phạt hành chính các vi phạm về bảo vệ môi trường". Ðặc biệt năm 1998, Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ương Ðảng đã ban hành Chỉ thị 36/CT-TW về "Tăng cường bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước". Hệ thống quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ trung ương đến địa phương và ở các Bộ/ngành đã được hình thành, ngày càng được tăng cường và đi vào hoạt động nề nếp. Ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường của các cơ quan nhà nước, các tổ chức đoàn thể, tư nhân, doanh nghiệp và cộng đồng ngày càng được nâng cao. Nước ta đã có vai trò quan trọng trong hội nhập quốc tế về bảo vệ môi trường, tham gia hầu hết các công ước và hiệp định quốc tế về bảo vệ môi trường. Việc thực hiện tốt kế hoạch quốc gia đó đã góp phần ngăn chặn ô nhiễm, giảm bớt tình trạng suy thoái môi trường và sự cố môi trường.

 

Tuy đã đạt được nhiều kết quả nhưng một số nội dung của kế hoạch 1991-2000 vẫn chưa được làm hoặc làm chưa tốt, như vấn đề quy hoạch môi trường lồng ghép với phát triển tài nguyên; vấn đề chiến lược phát triển bền vững cấp ngành; vấn đề giáo dục và đào tạo, nâng cao nhận thức môi trường; vấn đề quy hoạch phát triển đô thị; vấn đề quản lý tổng hợp lưu vực; vấn đề quy hoạch quản lý tổng thể vùng ven biển; vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học; v.v... Hệ thống tổ chức quản lý môi trường còn nhỏ bé, không tương xứng với nhiệm vụ, đầu tư cho bảo vệ môi trường còn quá hạn chế, và giàn trải, v.v...Những yếu kém này là những nguyên nhân góp phần làm cho môi trường nước ta tiếp tục xuống cấp, đặt ra những thách thức nghiêm trọng cho giai đoạn tới.

 

22 tháng 5 2016

a/ Hai vấn đề quan trọng về môi trường nước ta

* Môi trường mất cân bằng sinh thái.

Biển hiện: gia tăng bão lụt, hạn hán.Nguyên nhân: rừng bị suy giảm nghiêm trọng: -Đất bị suy thoái và xói mòn →khí hậu tăng lượng CO2.-Sông suối  nước dâng nhanh dễ gây lũ. thiếu lớp  thực vật, mực nước ngầm hạ thấpdẫn đến hạn hán

* Môi trường đang bị ô nhiễm, nhiều nơi các chất gây ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. việc xả nước thải CN, khí thải, rác y tế, rác sinh hoạt, việc lạm dụng các chất độc hại trong sản xuất đã ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đặc biệt ở những nơi tập trung các trung tâm CN.

b/ Gồm 4 thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống

*Bão:

- Thời gian:Mùa mưa Tháng 5-10 chậm dần từ B- N

- Vùng ảnh hưởng Ven biển MB, MTrung

- Hậu quả :

+ Tàn phá cả  các công trình vững chắc.

+ Làm vỡ đê biển gây ngập lụt,tác hại lớn cho sản xuất và đời sống.

+ Bão trên biển lật úp tàu thuyền

-Biện pháp :

+ Dự báo chính xác sự hình thành hướng di chuyển của bão.

+Tàu thuyền trên biển phải tìm nơi trú ẩn.

+ Củng cố đê biển.

+ Sơ tán dân nếu bão lớn.

+ Chống  bão kết hợp chống lụt.

*Lũ quét:

- Thời gian Mùa mưa+MBắc:tháng6- 10.+Mtrung:T10–T12.

- Vùng ảnh hưởng+ Vùng núi độ dốc lớn mất lớp phủ thực vật.

- Hậu quả-Nước sông suối dâng nhanh, chảy mạnh cuốn theo nhà cửa, người, gia súc, cây cối,…-Biện pháp-Quy hoạc các điểm dân cư-Quản lý và sử dụng đất hợp lí.-Bảo vệ rừng, trồng rừng

*Lũ lụt:

Thời gian+ Mùa mưa Vùng ảnh hưởng-Châuthổ S.Hồng (mưabão, ô trũng)-ĐBSCL (mưa + triều cường)-Trungbộ:bão,lũ nguồn.Hậu quả phá hoại mùa màng….

-Biện pháp-Xây dựng công trình tiêu nước,  ngăn mặn, bảo vệ rừng đầu nguồn

*Hạn hán :Thời gian+ Mùa khô:Vùng ảnh hưởng +MBắc:thung lũng khuất gió ở Sơn La, Bắc Giang.+MTrung: ven biển cực Nam Trung bộ.+MN:TâyNguyên và ĐB NB.

Hậu quảThiếu nước tướivà sinh hoạt-Biện pháp+ Phát triển thủy lợi , trồng rừng.

*Ngoài 4 thiên tai chủ yếu , nước ta còn có động đất ( Tây bắc) sương muối, mưa đá, lốc xoáy.. xảy ra ở một số địa phương nhưng cũng gây tác họa lớn đến sản xuất và đời sống.

c/ Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường.

Sự phát triển kinh tế phải phát triển bền vững về vậy chiến lược bảo vệ tài nguyên và môi trường bao gồm các nhiệm vụ:

-Duy trì các hệ sinh thái chủ yếu .. có ý nghĩa quan trọng với đời sống cong người,

-Đảm bảo vốn gen các loài nuôi trồng & các loài hoang dã có liên quan đến lợi ích lâu dài của con người.

-Đảm bảoviệc s/dụng hợp lý thiên tài nguyên thiên nhiên,điều khiển việc sửdụng trong giới hạn có thể phục hồi.

-Đảm bảo chất lượng môi trường sống.

-Phấn đấu đạt tới sự ổn định dân số cân bằng với khả năng sử dụng hợp lí tài nguyên.

-Chống ô nhiễm, kiểm soát và cải thiện môi trường.

15 tháng 1 2018

 Các nhiệm vụ chủ yếu của Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường:

      - Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yéu cầu về đời sống con người.

      - Phấn Duy trì các quá trình sinh thái chủ yếu và các hệ thống sống có ý nghĩa quyết định đến đời sống con người.

      - Đảm bảo sự giàu có của đất nước về vốn gen, các loài nuôi trồng cũng như các loài hoang dại, có liên quan đến lợi ích lâu dài của nhân dân Việt Nam và của cả nhân loại.

      - Đảm bảo việc sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên tự nhiên, điều khiển việc sử dụng trong giới hạn cố thể phục hổi được.

      - Phấn đấu đạt tới trạng thái ổn định dân số ở mức cân bằng với khả năng sử dụng hợp lí các tài nguyên thiên nhiên.

      - Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, kiểm soát và cải tạo môi trường.

31 tháng 3 2017

-Duy trì các hệ sinh thái và các quá trình sinh thái chủ yếu có ý nghĩa quyết định đến đời sống con người.

-Đảm bảo sự giàu có của đất nước về vốn gen các loài nuôi trồng cũng như các loài hoang dại, có liên quan đến lợi ích lâu dài của nhân dân Việt Nam và của cá nhân loại.

-Đảm bảo việc sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều khiển việc sử dụng trong giới hạn có thể hồi phục được.

-Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu về đời sống con người.

-Phấn đấu đạt tới trạng thái ổn định dân số ở mức cân bằng với khả năng sử dụng hợp lí các tài nguyên tự nhiên.

-Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, kiểm soát và cải tạo môi trường.

31 tháng 3 2017

-Duy trì các hệ sinh thái và các quá trình sinh thái chủ yếu có ý nghĩa quyết định đến đời sống con người.

-Đảm bảo sự giàu có của đất nước về vốn gen các loài nuôi trồng cũng như các loài hoang dại, có liên quan đến lợi ích lâu dài của nhân dân Việt Nam và của cá nhân loại.

-Đảm bảo việc sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều khiển việc sử dụng trong giới hạn có thể hồi phục được.

-Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu về đời sống con người.

-Phấn đấu đạt tới trạng thái ổn định dân số ở mức cân bằng với khả năng sử dụng hợp lí các tài nguyên tự nhiên.

-Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, kiểm soát và cải tạo môi trường.



3 tháng 2 2016

1. Những chiến lược quốc gia để bảo vệ môi trường.

- Chiến lược này được vạch ra dựa trên những nguyên tắc chung  của chiến lược bảo vệ toàn cầu của Liên hiệp quốc bảo vệ thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên đề xuất, vừa có ý nghĩa trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và đi đôi với sự phát triển bền vững.

- Chiến lược có 6 nhiệm vụ cơ bản dựa theo Luật môi trường ban hàng tháng 1/1991. Cụ thể :

+ Duy trì các hệ sinh thái chủ yếu có ý nghĩa quyết định đến đời sống con người.

+ Đảm bảo sự giàu có của đất nước về vốn gen động, thực vật (kể cả đã thuần hóa và hoang dã), có liên quan đến lợi ích lâu dài của nhân loại.

+ Đảm bảo việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong giới hạn để có thể phục hồi được.

+ Phấn đấu đạt trạng thái ổn định dân số, cân bằng với khả năng sử dụng nguồi tài nguyên thiên nhiên.

+ Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, kiểm soát và bảo vệ môi trường.

2. Những biện pháp để giảm nhẹ thiên tai

- Những thiên tai của thiên nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định nền kinh tế - xã hội nước ta chủ yếu là : bão, lũ lụm hạn hán, một số thiên tai khác.

- Đây là hạn chế của tự  nhiên nước ta và xảy ra thường xuyên. Vì thế cần phải có những biện pháp phòng chống tích cực nhằm giảm thiểu tác hại của thiên tai :

+ Dự bào chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển, cường độ của bão.

+ Khi xuất hiện bão, tàu thuyền đánh bắt thủy sản trong vùng bị ảnh hưởng phải di chuyển vào bờ hoặc ra ngoài phạm vi ảnh hưởng của bão.

+ Củng cố các công trình đê điều, nhất là đê biển.

+ Kết hợp chống bão với phòng chống lũ lụt.

+ Bảo vệ rừng đầu nguồn.

+ Xây dựng các hồ chứa nước và các công trình thủy lợi, nhất là khu vực miền núi và duyên hải miền Trung

24 tháng 10 2018

Hướng dẫn: SGK/65, địa lí 12 cơ bản.

Chọn: C

10 tháng 2 2017

Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường nhằm đảm bảo sự bảo vệ tài nguyên và môi trường đi đôi với phát triển bền vững. (sgk Địa lí 12 trang 65)

=> Chọn đáp án C.

11 tháng 10 2017

-Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.

-Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn

-Bo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức

-Bo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sn

-Phòng chng ô nhiễm biển bởi các yêu t hoá học, đặc biệt là dầu m.

13 tháng 2 2016

a) Khai thác tài tài nguyên sinh vật biển và hải đảo, khai thác tài nguyên khoáng sản ở vùng biển nước ta.

- Khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo :

    + Trong tình hình phát triển hiện nay của ngành thủy sản, cần tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ, các đối tượng đánh bắt có giá trị kinh tế cao, cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính chất hủy diệt nguồn lợi.

     + Việc đánh bắt xa bờ giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản và giúp bảo vệ vùng trời, vùng biển và thềm lục địa của nước ta.

- Khai thác tài nguyên khoáng sản :

    +  Nghề làm muối phát triển mạnh ở nhiều địa phương, nhất là Duyên hải Nam Trung Bộ. Hiện nay, việc sản xuất muối công nghiệp đem lại năng suất cao

     + Khai thác dầu mỏ ở thềm lục địa đã được đẩy mạng, phục vụn xuất khẩu  và nhà máy lọc dầu trong nước.

     + Khai thác khí thiên nhiên dùng cho sản xuất điện, đạm....; khai thác một số khoáng sản khác ( titan, cát thủy tinh)

     + Phải hết sức tránh để các sự cố môi trường trong thăm dò, khai thác, vận chuyển và chế biến dầu khí

b) Các đảo, quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong việc phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển vì :

- Tạo điều kiện để nước ta tiến ra biển và đại dương nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lợi ở vùng biển, hải đảo và thềm lục địa; đồng thời các đảo và quần đảo cũng là nơi có nhiều khả năng để phát triển kinh tế.

- Là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liến và là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo

5 tháng 2 2016

Tài nguyên rừng:

– Rừng của nước ta đang được phục hồi.

   + Năm 1943: 14,3 triệu ha (70% diện tích là rừng giàu)

   + Năm 1983: diện tích rừng giảm còn 7,2 triệu ha, trung bình mỗi năm giảm 0,18 triệu ha.

   + Năm 2005: 12,7 triệu ha (chiếm 38%)àhiện nay có xu hướng tăng trở lại.

– Tỷ lệ che phủ rừng năm 2005 đạt 40% nhưng vẫn thấp hơn năm 1943 (43%).

– Chất lượng rừng bị giảm sút: năm 1943, 70% diện tích rừng là rừng giàu, đến năm 2005 thì 70% diện tích rừng là rừng nghèo và rừng mới phục hồi.

 Các biện pháp bảo vệ:

  – Đối với rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc.

  – Đối với rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh học của các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.

  – Đối với rừng sản xuất: Phát triển diện tích và chất lượng rừng, độ phì và chất lượng đất rừng.

  – Nhà nước có chính sách giao đất giao rừng cho người dân và thực hiện chiến lược trồng 5 triệu ha rừng đến năm 2010.