K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 3 2016

Chức năng: 1/ Bảo vệ giữa nội môi và ngoại môi, tránh va chạm, tác hại của những yếu tố có hại như cơ học, lý học, hóa học, vi trùng có hại

2/ Bài tiết mồ hôi điều hòa nhiệt độ và  thải trừ các chất cặn bã có hại cho cơ thể. Bài tiết chất bã làm cho da không thấm nước

3/ Dự trữ chuyển hóa, giữ thăng bằng nước, các chất muối, các chất điện giải

4/ Tạo Keratin và Melanin, đảm bảo sự toàn vẹn và lành lặn của da

5/ Miễn dịch qua trung gian tế bào

6/ Phản ánh nhiều rối loạn, hoặc tổn thương nội tạng

Tuổi dậy thì thường có mụn trứng cá vì: Trong phạm vi rộng, bệnh trứng cá mang tính di truyền. Nếu cả cha và mẹ bị bệnh trứng cá thì xác suất con bị bệnh trứng cá ở tuổi dậy thì là 50%. Ở tuổi dậy thì, một lượng nhỏ hormone nam là testosterone được sản xuất ra. Nó làm phát triển những tuyến bã của cơ thể, đặc biệt là những tuyến bã trên mặt. Những tuyến này tiết ra một hợp chất có dầu gọi là chất bã. Vi khuẩn trong tuyến bã phản ứng với chất bã và giữ vai trò chủ yếu trong việc phát triển trứng cá. Ở một số người, bệnh trứng cá nặng lên ngay trước kỳ kinh. Lý do là lượng oestrogen bị giảm trước lúc hành kinh.

 

1 tháng 4 2016

* Chức năng của da là:

-Bảo về cơ thể

-Bài tiết mồ hôi

-Phản ánh tình trạng hoạt động của nội quan

-Điều hòa thân nhiệt

 

13 tháng 3 2020

mụn trứng cá thực tế là một bệnh lý da mạn tính do sự bít tắt lỗ chân lông và tăng sinh của vi khuẩn P.acnes với các biểu hiện như mụn đầu đen, đầu trắng, mụn viêm, mụn mủ, mụn dạng nang, nốt. Đây là một trong những bệnh lý da phổ biến nhất, chủ yếu xuất hiện ở lứa tuổi thanh thiếu

-không nên nặn mụn trứng cá vì có thể gây tổn thướng đến gia làm xấu đi vẻ đẹp.

13 tháng 3 2020

- Mụn trứng cá hình thành do:

+ Do rối loạn nội tiết trong cơ thể

+ Do mất cân bằng hoạt động của tuyến bã nhờn

+ Do lối sống sinh hoạt không khoa học

- Không nên nặn mụn trứng cá, vì việc nặn mụn sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến da, khiến da bị tổn thương và để lại những hậu quả nặng nề.

Câu 1 : cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu - trình bày các thói quen sống khoa học và cơ sở khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu tránh các tác nhân gây hại Câu 2: so sánh tính chất của phản xạ ko điều kiện và phản xạ có điều kiện Câu 3: chức năng của trụ não , đại não, tiểu não , não trung gian Câu 4 : nguyên nhân và cách khắc phục các tật về mắt Câu 5 :...
Đọc tiếp

Câu 1 : cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu

- trình bày các thói quen sống khoa học và cơ sở khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu tránh các tác nhân gây hại

Câu 2: so sánh tính chất của phản xạ ko điều kiện và phản xạ có điều kiện

Câu 3: chức năng của trụ não , đại não, tiểu não , não trung gian

Câu 4 : nguyên nhân và cách khắc phục các tật về mắt

Câu 5 : trình bày cấu tạo và chức năng các bộ phận của tai . Chức năng thu nhận sóng âm của tai

Câu 6 : tính chất và vai trò của hoocmôn

Câu 7: phân biệt bệnh bazodo và bệnh bứu cổ

Câu 8 : trình bày các chức năng của hoocmôn tuyến tụy

Câu 9: chức năng của tinh hoàn và buồng trứng

Bạn nào biết câu nào thì giải giùm mình câu đó nha . Cảm ơn các bạn rất nhiều

1
19 tháng 4 2018

câu 3:

* chức năng trụ não: chức năng chủ yếu của trụ não là điều khiển, điều hòa hoạt động của các nội quan, đặc biệt là hoạt động tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, do các nhân xám đảm nhiệm.

*não trung gian: điều khiển các quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt.

*tiểu não: điều hòa , phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể.

* đại não : cảm giác và vận động, đặc biệt là vùng vận động ngôn ngữ và vùng hiểu tiếng nói và chữ viết.

9 tháng 1 2019

2) Cơ chế bảo vệ cơ thể của bạch cầu là;

-Khi vi khuẩn thâm nhập vào cơ thể thông qua miệng vết thương , những tế bào bạch cầu và đại thực bào ra khỏi mạch máu hình thành các chân giả bao gọn và ăn hết các vi khuẩn rồi chết ở miệng vết thương hình thành mủ trắng.

-Khi tế bào thoát khỏi lớp bảo vệ thứ nhất thì cơ thể sẽ đua ra cơ chế bảo vệ thứ hai : Tế bào Limpho B sẽ tạo ra các kháng nguyên liên kết với kháng thể cảu vi khuẩn theo cơ chế chiều khóa ổ khóa làm vố hiệu hóa vi khuẩn.

- Hàng bảo vệ cuối cùng là tế bào Limpho T sẽ tiết ra 1 loại protein đặc hiệu phá hủy vi khuẩn .

*) Miễn dịch là khả năng của cơ thể để tránh mắc 1 loại bện truyền nhiễm nào đó.

- Miễn dịch tự nhiên:

+ Miễn dịch bẩm sinh : khả năng bẩm sinh của cơ thể để không mắc một số loại bênh nào đó của gia cầm : long mồm lở móng , cúm gia cầm ,..

+ Miễn dịch tập nhiễm : là khả năng cơ thể đạt được khi bị nhiễm một loại bệnh truyền nhiễm , có thể miễn dịch với bệnh đó trong một khoảng thời gian hoặc cả đời.VD : lang ben,..

- Miễn dịch nhân tạo:

+ Miễn dịch thụ động : Tiêm vacxin để tránh nhiễm bệnh truyền nhiễm : uốn ván , bại liệt,...

+ Miễn dịch chủ động : Tiêm những sản phẩm điều chế đặc biệt từ mầm bệnh hoặc huyết tương của con vật bị bênh để cơ thể tự điều chỉnh và không bị mắc loại bệnh ấy VD: bệnh lao,...

9 tháng 1 2019

4)Khi ăn không nên cười đùa vì:

- Thức ăn sẽ không được nhai kĩ dần đến hoạt động lí học xảy ra kém->dẫn đến sự biến đổi tinh bột chín thành đường đôi kém -> hấp thụ các chất dinh dưỡng ở phần sau ống tiêu hóa kém.

-Khi vừa ăn vưa cười đùa thì nắp thanh quản chưa được đậy chặt dẫn đến thức ăn chưa nhai kĩ còn cứng có thê lọt vào khí quản đến đến phản ứng ho , sặc , nguy hiểm đến sức khỏe và nghiêm trọng có thể đe dọa đến tính mạng con người.

17 tháng 4 2018

- Vai trò của các hoomôn tuyến tụy: Insulin và glucagôn có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu luôn ổn định
+ Insulin: làm giảm đường huyết khi đường huyết tăng
+ Glucagôn: làm tăng đường huyết khi lượng đường trong máu giảm

* sơ đồ quá trình điều hòa đường huyết:
đường huyết tăng-----> insulin -----> hạ đường huyết
đường huyết giảm-----> glucagon -----> tăng đường huyết

27 tháng 12 2017

Nếu ta dẫm phải hòn chân thì cơ quan thụ cảm ở đó nhận được một cảm giác rất nóng, liền xuất hiện một xung thần kinh theo dây thần kinh hướng tâm về trung ương thần kinh. Rồi từ trung ương phát đi xung thần kinh theo dây li tâm tới chân (cơ quan phản ứng). Kết quả của sự phản ứng được thông báo ngược về trung ương theo hướng làm nếu phản ứng chưa chính xác thì phát lệnh điều chỉnh, nhờ dây li tâm truyền tới cơ quan phản ứng. Nhờ vậy mà cơ thể có thể phản ứng chính xác đối với kích thích.

4 tháng 12 2017

1.Thí nghiệm tìm hiểu thành phần hóa học và tính chất của xương:
- Lấy một mâu xương đùi ếch ngâm trong dung dịch axit clohiđric 10%. Sau 10 đến 15 phút lấy xương ra thử uốn xem xương cứng hay mềm?
+ Kết quả: Xương mềm dẻo, dễ uốn cong
- Đốt một mẫu xương đùi ếch khác ( Hoặc một xương bất kì ) trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi xương ko còn cháy nữa, không còn thấy khói bay lên nữa. Bóp nhẹ phần xương đã đốt. Nhận xét
+ Kết quả: Xương rã ra thành tro
* Kết luận: Xương gồm 2 thành phần chính: Chất hữu cơ và chất vô cơ:
- Chât hữu cơ ( Cốt giao ): giúp xương mềm dẻo
- Chât vô cơ ( muối khoáng ) : giúp xương cứng chắc

2."Càng về già, xương của người càng giòn và dễ gãy do chất collagen và đạm giảm, vỏ xương mỏng và thiếu canxi nên dễ gẫy.Cấu trúc xương liên quan đến quá trình tạo xương và phá hủy
xương, 2 quá trình này song song tồn tại và mức độ thì liên quan đến tuổi. Xu hướng tuổi càng cao thì quá trình hủy xương cao hơn nhiều so với tạo xương."

3. Nói ruột non là nơi tiêu hóa hoàn toàn thức ăn đúng vì ruột non thực hiện hai hoạt động sau:
1Ruột non là nơi xảy ra quá trình tiêu hóa thức ăn triệt để nhất
Về mặt hóa học, sự tiêu hóa thức ăn tại miệng và dạ dày rất yếu và nhất là không tạo ra các sản phẩm đơn giản nhất
Sang đến ruột non, toàn bộ các chất dinh dưỡng đều được các enzim tiêu hóa của dịch tụy, dịch ruột và dịch mật biến đổi mạnh và tạo ra các chát đơn giản nhất:
-Gluxit tạo thành đường đơn
-Prôtêin tạo thành axit amin
-Lipit tạo thành axit béo và glixêrin
2 Ruột non là nơi xảy ra hấp thụ chất dinh dưỡng
Do trong cấu tạo có lớp niêm mạc rất nhiều nếp gấp chứa hệ thống các lông ruột dày đặc, cùng kích thước rất dài của ruột non, ruột non còn có hoạt đoọng hấp thụ dưỡng chất sau khi tiêu hóa để nuôi cơ thể

4 tháng 12 2017

1

* Thí nghiệm tìm hiểu thành phần hóa học và tính chất của xương:
- Lấy một mâu xương đùi ếch ngâm trong dung dịch axit clohiđric 10%. Sau 10 đến 15 phút lấy xương ra thử uốn xem xương cứng hay mềm?
+ Kết quả: Xương mềm dẻo, dễ uốn cong
- Đốt một mẫu xương đùi ếch khác ( Hoặc một xương bất kì ) trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi xương ko còn cháy nữa, không còn thấy khói bay lên nữa. Bóp nhẹ phần xương đã đốt. Nhận xét
+ Kết quả: Xương rã ra thành tro
* Kết luận: Xương gồm 2 thành phần chính: Chất hữu cơ và chất vô cơ:
- Chât hữu cơ ( Cốt giao ): giúp xương mềm dẻo
- Chât vô cơ ( muối khoáng ) : giúp xương cứng chắc

2

"Càng về già, xương của
người càng giòn và dễ
gãy do chất collagen và
đạm giảm, vỏ xương
mỏng và thiếu canxi nên
dễ gẫy .Cấu trúc xương
liên quan đến quá trình
tạo xương và phá hủy
xương, 2 quá trình này
song song tồn tại và
mức độ thì liên quan đến
tuổi. Xu hướng tuổi càng
cao thì quá trình hủy
xương cao hơn nhiều so
với tạo xương."

3

Có vì

Bởi ruột non thực hiện hai hoạt động sau:
1 Ruột non là nơi xảy ra quá trình tiêu hóa thức ăn triệt để nhất
Về mặt hóa học, sự tiêu hóa thức ăn tại miệng và dạ dày rất yếu và nhất là không tạo ra các sản phẩm đơn giản nhất
Sang đến ruột non, toàn bộ các chất dinh dưỡng đều được các enzim tiêu hóa của dịch tụy, dịch ruột và dịch mật biến đổi mạnh và tạo ra các chát đơn giản nhất:
-Gluxit tạo thành đường đơn
-Prôtêin tạo thành axit amin
-Lipit tạo thành axit béo và glixêrin
2 Ruột non là nơi xảy ra hấp thụ chất dinh dưỡng
Do trong cấu tạo có lớp niêm mạc rất nhiều nếp gấp chứa hệ thống các lông ruột dày đặc, cùng kích thước rất dài của ruột non, ruột non còn có hoạt động hấp thụ dưỡng chất sau khi tiêu hóa để nuôi cơ thể

5 tháng 3 2019

Hệ tiêu hóa ở người bao gồm đường tiêu hóa cộng với cơ quan phụ trợ tiêu hóa (lưỡi, tuyến nước bọt, tụy, gan và túi mật). Trong hệ thống này, quá trình tiêu hóa có nhiều giai đoạn, là hệ đầu tiên bắt đầu ở miệng(khoang miệng). Tiêu hóa liên quan đến sự phân hủy thức ăn thành các thành phần nhỏ hơn mà có thể hấp thụ và đồng hóa vào cơ thể. Tiết nước bọt giúp thức ăn có thể nuốt được để vượt qua thực quản và tiến vào dạ dày.

Thức ăn được vào đường tiêu hóa và trải qua sự tiêu hoá, là quá trình phân hủy những phân tử lớn thức ăn thành những phân tử nhỏ hơn. Tuy nhiên những phân tử dinh dưỡng nhỏ phải rời khỏi hệ tiêu hóa và đi vào cơ thể ngay trước khi chúng có thể được sử dụng. Điều này được hoàn thành bằng quá trình thứ hai được gọi là sự hấp thu, khi các phân tử thức ăn đi qua các màng huyết tương của ruột non vào máu.

Quá trình tiêu hóa xảy ra trong đường tiêu hóa hoặc ống tiêu hoá, trải dài từ miệng đến hậu môn.

Hệ tiêu hóa được chia thành từng phần, với mỗi phần thích nghi với từng chức năng riêng. Ống tiêu hóa: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non,ruột già, trực tràng, ống hậu môn và hậu môn. Những cấu trúc phối hợp:răng, môi, má, lưỡi, tuyến nước bọt, tuỵ, gan và túi mật.

Những phần của đường tiêu hóa có các chức năng chuyên biệt, nhưng tất cả đều được tạo bằng cùng những lớp mô cơ bản giống nhau. Thành của ống từ trong ra ngoài: niêm mạc, dưới niêm mạc, lớp cơ và lớp thanh mạc.

5 tháng 3 2019

cảm ơn đã làm nhưng trả lời như thế này thì bằng ko, đừng có chép mạng sai câu trả lời rồi

12 tháng 5 2016

Quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận :
– Máu theo động mạch đến tới cầu thận với áp lực cao tạo ra lực đẩy nước và các chất hòa tan có các kích thước nhỏ qua lỗ lọc (30 – 40Ả) trên vách mao mạch vào nang cầu thận, các tế bào máu và các phân tử  prôtêin có kích thước lớn nên không qua lỗ lọc. Kết quả là tạo nên nước tiểu đầu trong nang cầu thận.
– Nước tiểu đầu đi qua ống thận, ở đây xảy ra 2 quá trình : quá trình hấp thụ lại nước và các chất còn cần thiết (các chất dinh dưỡng, các ion Na+, Cl- quá trình bài tiết tiếp các chất độc và các chất không cần khác (axit uric, creatin, các chất thuốc, các ion H+, K+…). Kết quả là tạo nên nước tiểu chính thức.

12 tháng 5 2016

GIÚP MÌNH VỚI MAI MÌNH THI CUỐI HK 2 RỒI

THANKS

14 tháng 3 2017

1.+ Đặc điểm chung:
Là động vật có xương sống, thích nghi cao với sự bay lượn và các điều kiện sống khác nhau.:
+ Toàn thân phủ lông vũ, chi trước biến đổi thành cánh, có mỏ sừng.
+ Phổi có các ống khí và các mảng túi khí giúp tham gia hô hấp
+ Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể và là động vật hằng nhiệt
+ Trứng có vỏ đá vôi, và được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố, mẹ.

2.+ Đặc điểm chung:
Là động vật có xương sống, thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn:
_ Da khô, có vảy sừng, cổ dài, chi yếu, đầu ngón có vuốt sắc.
_ Màng nhĩ nằm trong hốc tai, mắt có mí
_ Phổi có nhiều vách ngăn
_ Tim 3 ngăn, có vách cơ hụt ở tâm thất (trừ cá sấu), máu đi nuôi cơ thể vẫn là máu pha, là động vật biến nhiệt.
_ Thụ tinh trong, con đực có cơ quan giao phối, con cái đẻ trứng có vỏ dai hoặc vỏ đá vôi bao bọc, nhiều noãn hoàng

4.Tuy vận tốc của thỏ hoang cao, nhưng sức chạy của chúng không dai bằng sức của thú ăn thịt, vì thế càng về sau thì nó càng đuối dần, vận tốc chạy giảm dần và bị các loài thú khác bắt được

14 tháng 3 2017

C4:hãy cho biết vì sao thỏ hoang di chuyển với vận tốc tối đa là 74km/h trong khi đó chó săn là69km/h mà trong nhiều trường hợp thỏ rừng vẫn 0 thoát khỏi những loài thú ăn thịt kể trên?

Thỏ hoang di chuyển nhanh hơn chó săn nhưng sức của thỏ không dai bằng sức của chó săn, càng về sau, tốc độ di chuyển của thỏ càng chậm nên một số trường hợp thỏ không thoát được.

câu 1,2,3 trong sách giáo khoa có nhé ^^