K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trắc nghiệm: Câu cầu khiến

Câu 1: Dòng nào nói đúng nhất dấu hiệu nhận biết của câu cầu khiến?

A. Sử dụng từ cầu khiến

B. Sử dụng ngữ điệu cầu khiến

C. Thường kết thúc câu bằng dấu chấm than

D. Gồm cả A, B và C

Câu 2: Các chức năng tiêu biểu của câu cầu khiến là gì?

A. Dùng để ra lệnh hoặc sai khiến

B. Dùng để yêu cầu hoặc đề nghị

C. Dùng để van xin hoặc khuyên bảo

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 3: Trong những câu nghi vấn sau, câu nào dùng để cầu khiến?

A. Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không ? (Ngô Tất Tố)

B. Người thuê viết nay đâu ? (Vũ Đình Liên)

C. Nhưng lại đằng này đã, về làm gì vội ? (Nam Cao)

D. Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không ? (Tô Hoài)

Câu 4: Câu cầu khiến: " Đừng hút thuốc nữa nhé! " dùng để:

A. Khuyên bảo

B. Ra lệnh

C. Yêu cầu

D. Cả A, B, C

Câu 5: Trong những câu sau, câu nào là câu cầu khiến:

A. Trời ơi! Sao nóng lâu thế?

B. Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

C. Bỏ rác đúng nơi quy định.

D. Chao ôi! Một ngày vắng mẹ sao dài đằng đẵng.

Câu 6: Câu cầu khiến trong những câu dưới đây là:

“Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi. Trời phù hộ lão. Mụ già sẽ là nữ hoàng.”

A. Thôi đừng lo lắng

B. Cứ về đi

C. Mụ già sẽ là nữ hoàng

D. Cả A và B

Câu 7: Câu cầu khiến sau dùng để làm gì?

“Đi nhanh thôi cậu.”

A. Yêu cầu

B. Khuyên bảo

C. Ra lệnh

D. Đề nghị

Câu 8: Điền từ cầu khiến vào chỗ trống trong câu sau:

“Nay chúng ta ….. làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không”

A. Nên

B. Đừng

C. Không

D. Hãy

Câu 9: Hình thức nào để nhận diện câu cầu khiến trong những câu sau:

“Đang ngồi viết thư, tôi bỗng nghe tiếng ai đó vọng vào:

- Mở cửa!”

A. Từ cầu khiến

B. Ngữ điệu cầu khiến

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Câu 10: Câu cầu khiến sau dùng để làm gì?

“Anh chớ có dây vào hắn mà rước họa vào thân”

A. Yêu cầu

B. Đề nghị

C. Khuyên bảo

D. Ra lệnh

0
6 tháng 3 2022

D

6 tháng 3 2022

Trong những câu nghi vấn sau, câu nào dùng để cầu khiến?

A. Nhưng lại đằng này đã, về làm gì vội?

B. Người thuê viết nay đâu?

C. Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không?

 

D. Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không? 

 

23 tháng 10 2019

Chọn b

1 tháng 11 2018

+ Đoạn ( a) câu: " Thôi đừng lo lắng." và " Cứ về đi."

    + Đoạn (b ) câu: " Đi thôi con."

    - Đặc điểm hình thức: Có các từ cầu khiến "Thôi", "đi".

    - Câu cầu khiến ở những đoạn trên dùng để: yêu cầu và đề nghị.

16 tháng 5 2018

Trong những câu trên, các câu trần thuật:

    + Tôi bật cười bảo lão.

    + Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ!

    + Không, ông giáo ạ!

  - Câu cầu khiến:

    + Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay!

    + Không, ông giáo ạ!

    + Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu!

  - Những câu nghi vấn:

    + Sao cụ lo xa quá thế?

    + Tội gì bây giờ nhịn đói mà để tiền lại?

    + Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?

  b, Những câu nghi vấn dùng để hỏi:

    + Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?

  Những câu nghi vấn không dùng để hỏi:

    + Sao cụ lo xa quá thế? – Sự cảm thông với hoàn cảnh và quyết định của lão Hạc.

    + Tội gì bây giờ nhịn đói mà để tiền lại? – lời khuyên lão Hạc sử dụng tiền để ăn uống, không nên nhịn đói.

17 tháng 4 2018

Chọn đáp án: C

Đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.(trang 46 SGK Ngữ văn 8, tập 2)a) Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, … Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một...
Đọc tiếp

Đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.

(trang 46 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

a) Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, … Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.

(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)

b) Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào, thở không ra lời:

- Bẩm … quan lớn … đê vỡ mất rồi!

(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)

c) Cai Tứ là một người đàn ông thấp và gầy, tuổi độ bốn lăm, năm mươi. Mặt lão vuông nhưng hai má hóp lại.

(Lan Khai, Lầm than)

d) Ôi Tào Khê! Nước Tào Khê làm đá mòn đấy! Nhưng dòng nước Tào Khê không bao giờ cạn chính là lòng chung thủy của ta!

(Nguyên Hồng, Một tuổi thơ văn)

Câu hỏi:

- Những câu nào trong các đoạn trích trên không có đặc điểm hinh thức của câu nghi vấn, câu cầu khiến hoặc câu cảm thán?

- Những câu này dùng để làm gì?

- Trong các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán và trần thuật, kiểu câu nào được dùng nhiều nhất? Vì sao?

1
16 tháng 1 2019

- Những câu trong đoạn trích trên không có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán là:

    + "Lịch sử ta đã có… một dân tộc anh hùng."

    + "Cai Tứ là một người đàn ông thấp…. má hóp lại."

  - Những câu này dùng để kể sự việc, miêu tả, nhận định.

  - Trong những kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, câu cảm thán và trần thuật, kiểu câu trần thuật được sử dụng phổ biến và nhiều hơn cả vì mục đích của con người dùng để trao đổi thông tin.

Câu cầu khiến

- Chứa từ ngữ cầu khiến: Hãy, đừng, chớ,đi, thôi, nào

- Kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm.

Dùng để:

+ Ra lệnh

+ Yêu cầu, đề nghị

+ Khuyên bảo…

15 tháng 7 2019

Chọn c