K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
16 tháng 8 2023

Tham khảo

(*) Lựa chọn: Hiện tượng thoái hóa đất ở Tây Nguyên và biện pháp cải tạo

(*) Nội dung báo cáo:

A - Tình trạng thoái hóa đất ở Tây Nguyên

- Theo các nghiên cứu thuộc Chương trình Tây Nguyên 3 năm 2016,  khu vực Tây Nguyên hiện có hơn một triệu ha đất bị thoái hóa nặng và rất nặng, chiếm 20,5% diện tích tự nhiên của vùng. Đây là những diện tích thoái hóa đất đã thể hiện rõ đến mức khó có thể canh tác nông nghiệp bình thường như hoang mạc đá, hoang mạc đất khô cằn, hoang mạc sỏi sạn.

- Trong thực tiễn vài năm gần đây, diện tích đất biểu hiện thoái hóa có thể cao hơn nhiều so với con số trên.

B - Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa đất

- Thoái hóa đất ở Tây Nguyên được gắn với các nguyên nhân:

+ Phá rừng để làm nương rẫy, khiến cho thảm thực vật tự nhiên bị suy giảm.

+ Canh tác nông nghiệp chưa hợp lý;

+ Thiếu các biện pháp bảo vệ đất;

+ Độc canh nhiều diện tích cây công nghiệp dài ngày;

+ Sử dụng quá mức các loại phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật,…

+ Biến đổi khí hậu hạn hán kéo dài…

C - Biện pháp cải tạo

- Biện pháp dài hạn:

+ Định hướng phát triển và quy hoạch lại các vùng sản xuất nông nghiệp. Mỗi vùng trong khu vực Tây Nguyên  cần phải được đánh giá toàn diện về độ phì đất, các điều kiện sinh thái, tính ổn định về mặt môi trường, hiện trạng cơ sở hạ tầng cứng và mềm phục vụ sản xuất, để từ đó đề xuất rõ loại cây trồng/nhóm cây trồng (xen canh) và biện pháp canh tác tương ứng với từng loại đất.

+ Tích cực bảo vệ rừng và trồng rừng.

+ Quy hoạch các cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất như: hồ đập, xưởng chế biến, kho bãi và các hệ thống cung cấp vật tư đầu vào, hệ thống mua bán tiêu thụ sản phẩm…

- Biện pháp ngắn hạn:

+ Áp dụng các quy trình quản lý cây trồng tổng hợp, ưu tiên các kỹ thuật nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp.

+ Tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ, chống thoái hóa đất.

NG
13 tháng 8 2023

Tham khảo: Việc sử dụng đất ở thành phố Hà Nội

- Các loại đất: đất phù sa ngoài đê; đất phù sa trong đê; đất bạc màu; đất fe-ra-lít,…

- Cơ cấu sử dụng đất ở Hà Nội:

+ Đất nông nghiệp chiếm 58,7%.

+ Đất chủ yếu được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp như: trồng lúa, rau củ và cây ăn quả.

- Biện pháp bảo vệ và cải tạo:

+ Sử dụng hợp lí tài nguyên đất, sử dụng hợp lí phân bón hữu cơ.

+ Thực hiện tốt các quy định về bảo vệ, phục hồi rừng tự nhiên đối với một số huyện: Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, …

NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo

(*) Lựa chọn: Thực hiện nhiệm vụ 1

(*) Trình bày: Mô tả đặc điểm chủ yếu của địa hình thành phố Hà Nội

Vị trí địa lí:

+ Nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông.

+ Hà Nội tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây.

Diện tích: Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3.324,92 km², nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn.

Địa hình Hà Nội:

+ Thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển.

+ Nhờ phù sa bồi đắp, 3/4 diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác.

+ Phần diện tích đồi núi chiếm 1/4 diện tích thành phố,phần lớn thuộc các huyện: Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức,… với các đỉnh như: Ba Vì cao 1.281 m, Gia Dê 707 m, Chân Chim 462 m, Thanh Lanh 427 m, Thiên Trù 378 m...

+ Khu vực nội thành Hà Nội có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng,…

13 tháng 8 2023

- Bài tham khảo nhiệm vụ 3: Một số hành động gây nên biến đổi khí hậu ở Hà Nội.

+ Dân tập trung đông, sử dụng nhiều phương tiện giao thông công cộng đặc biệt là xe máy.

+ Nhiều làng nghề lân cận chưa có biện pháp bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm không khí.

+ Nhiều phương tiện giao thông đã quá cũ và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

+ Tập trung nhiều nhà máy, khu công nghiệp.

+ Rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm nguồn nước đặc biệt các sông ngòi như: Sông Tô Lịch và La Khê (Hà Đông),…

- Bài tham khảo nhiệm vụ 4: một số hành động mà em có thể thực hiện để góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu:

+ Không vứt rác bừa bãi.

+ Sử dụng hợp lí tiết kiệm điện và nguồn nước.

+ Tuyên truyền nhắc nhở mọi người giữ gìn và bảo vệ môi trường xung quanh.

#Tham_khảo

NG
13 tháng 8 2023

Tham khảo

 nhiệm vụ 3: Một số hành động gây nên biến đổi khí hậu ở Hà Nội.

+ Dân tập trung đông, sử dụng nhiều phương tiện giao thông công cộng đặc biệt là xe máy.

+ Nhiều làng nghề lân cận chưa có biện pháp bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm không khí.

+ Nhiều phương tiện giao thông đã quá cũ và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

+ Tập trung nhiều nhà máy, khu công nghiệp.

+ Rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm nguồn nước đặc biệt các sông ngòi như: Sông Tô Lịch và La Khê (Hà Đông),…

13 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Nhiệm vụ 1: Điểm du lịch Sa Pa

+ Thuận lợi: Khí hậu mát mẻ, mùa đông nhiệt độ xuống thấp và có tuyết rơi.

+ Khó khăn: Nhiệt độ xuống thấp nhiều sương mù: Gây cản trở giao thông đi lại và đường lên đỉnh Fan.

- Nhiệm vụ 2: Thành phố Hà Nội

+ Hà Nội thuộc miền khí hậu phía Bắc (Vùng nhiệt đới gió mùa)

+ Viết báo cáo:

Hà Nội thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng thuộc miền khí hậu phía Bắc nơi chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc vào mùa đông. Đặc trưng nổi bật là gió mùa ẩm, nóng và mưa nhiều vào mùa hè, lạnh và ít mưa vào mùa đông. Hà Nội được chia làm 4 mùa rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu và Đông. Thời gian diễn ra các mùa ở các năm ở Hà Nội luôn thay đổi (do phụ thuộc vào thời tiết năm rét sớm, có năm rét muộn, có năm nắng kéo dài nhiệt độ lên tới 40℃, có năm nhiệt độ lại thấp dưới 10℃.

Tổng lượng bức xạ trung bình hàng năm ở Hà Nội là 120 Kcal/cm2 . nhiệt độ trung bình năm 24,9℃, độ ẩm trung bình 80-82%. Lượng mưa trung bình 1700mm/năm.

Tham khảo

Lựa chọn nhiệm vụ số 3: Giới thiệu về Sapa

-Thuận lợi: Khí hậu mát mẻ, mùa đông nhiệt độ xuống thấp và có tuyết rơi.

-Khó khăn: Nhiệt độ xuống thấp nhiều sương mù: Gây cản trở giao thông đi lại và đường lên đỉnh Fansipan

NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo

(*) Lựa chọn: Thực hiện nhiệm vụ 2

(*) Trình bày: những câu ca dao, tục ngữ, bài thơ có nội dung về khí hậu và các hiện tượng thời tiết ở nước ta

- Một số câu ca dao, tục ngữ:

+ Tháng Giêng rét dài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét nàng Bân.

+ Đầu năm sương muối, cuối năm gió nồm.

+ Gió bấc thì hanh, gió nồm thì ẩm.

+ Gió nam đưa xuân sang hè.

+ Tháng bảy mưa gãy cành trám/ Tháng tám nắng rám trái bòng.

- Đoạn trong bài thơ “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây”

“Một dãy núi mà hai màu mây

Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác

Như anh với em, như Nam với Bắc

Như Đông với Tây một dải rừng liền”

(Phạm Tiến Duật)

Tham khảo

- Trong nông nghiệp: tài nguyên đất được khai thác để trồng các cây công nghiệp lâu năm, cây dược liệu, cây lương thực, cây ăn quả,…; phát triển chăn nuôi gia súc.

- Trong lâm nghiệp: tài nguyên đất được khai thác để phát triển rừng sản xuất với các loại cây như: thông, keo, bạch đàn và các loại cây lấy gỗ khác.

- Trong thủy sản:đất phù sa ở các cửa sông, ven biển có nhiều lợi thế để phát triển ngành thuỷ sản. Ở các rừng ngập mặn ven biển, các bãi triều ngập nước thuận lợi cho việc nuôi trồng nhiều loại thủy sản, nước lợ và nước mặn khác nhau.

NG
16 tháng 8 2023

Tham khảo

*) Lựa chọn: Thực hiện nhiệm vụ 1

- Hình ảnh vùng châu thổ sông Hồng:
loading...

 

- Hình ảnh vùng châu thổ sông Cửu Long:
loading...

NG
13 tháng 8 2023

Tham khảo: Loài Sếu đầu đỏ

- Sếu đầu đỏ là một trong 15 loài sếu quý hiếm trên thế giới có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Theo thống kê của Vườn quốc gia Tràm Chim và Hội bảo vệ sếu quốc tế (ICF) cho thấy, hàng năm, số lượng sếu đầu đỏ có chiều hướng giảm dần, từ 1052 con (1985) còn 217 con (1994) và có nguy cơ tuyệt chủng.

- Biện pháp bảo vệ:

+ Hạn chế sử dụng hóa chất ở xung quanh rừng Tràm Chim.

+ Phòng chống cháy rừng và khôi phục một số vùng đất ngập nước xung quanh vườn quốc gia Tràm Chim.

+ Tuyên truyền về sếu, kêu gọi mọi người cùng chung tay bảo vệ các loài động vật quý hiếm ở Việt Nam và trên thế giới.

NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo

(*) Hướng dẫn: Học sinh căn cứ vào thực tiễn để trả lời.

(*) Tham khảo:

- Địa phương em (thành phố Hà Nội) có nhóm đất phù sa

- Thông tin về nhóm đất phù sa:

+ Chiếm khoảng 24% diện tích đất tự nhiên.

+ Phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng duyên hải miền Trung.

+ Đặc điểm: đất phù sa được hình thành do sản phẩm bồi đắp của sự phù sa, các hệ thống sông và phù sa biển. Nhìn chung, đất phù sa có độ phì cao, rất giàu dinh dưỡng.

+ Giá trị sử dụng: phù sa là nhóm đất phù hợp để sản xuất lương thực, cây công nghiệp hàng năm và cây ăn quả. Đất phù sa ở các cửa sông, ven biển có nhiều lợi thế để phát triển ngành thuỷ sản.