K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 9 2018

lỗi nha , mk mới có lớp bảy thôi

19 tháng 10 2017

tren mạng có nhìu mà bạn .

20 tháng 10 2017

bạn ơi nếu trên mạng có nhiều thì mik vào đây hỏi làm j limdim

23 tháng 9 2021

Giúp em với ạ

 

23 tháng 9 2021

Tham khảo:

Nhân dân ta từ xưa đã có câu tục ngữ: “ Cái răng cái tóc là góc con người”. Trong mọi hoàn cảnh, vẻ bề ngoài “cái răng, cái tóc” được xem là “góc” của một con người. Nhưng bên cạnh “răng, tóc” thì quan trọng hơn chính là trang phục. Trang phục của một người ảnh hưởng như thế nào đến “góc con người”.Nó phản ánh văn hóa ra sao? Trước hết, ta hiểu rằng trang phục muốn nói đến bề ngoài của con người, là những vật ta khoác lên, mang theo trên mình như quần, áo, váy vóc, giày dép và các phụ kiện…Còn văn hóa là hành vi, lối sống, cách ứng xử, trình độ học vấn…Trang phục và văn hóa của mỗi người, mỗi cộng đồng dân tộc là không như nhau nhưng lại cùng tồn tại, song hành tạo nên những giá trị và bản sắc riêng. Giữa trang phục và văn hóa có quan hệ qua lại, tác động và ảnh hưởng lẫn nhau. Qua cái nhìn đầu tiên, cách ăn mặc của một người còn giúp ta có cái nhìn chủ quan về tính cách, trình độ văn hóa của đó. Tất nhiên một người học sinh mặc quần vải, áo trắng sẽ để lại ấn tượng rất khác một bạn mang trên mình trang phục hầm hố, phụ kiện dây xích lằng nhằng. Tất nhiên, mỗi cá nhân đều có trách nhiệm trong việc sử dụng trang phục để thể hiện văn hóa riêng. Chúng ta hãy lựa chọn trang phục sao cho phù hợp với hoàn cảnh và lứa tuổi của mình. Trang phục đi học, trang phục đi chơi, trang phục ở nhà… Chắc chắn rằng, không ít người đã lầm lẫn, chọn sai trang phục trong nhiều trường hợp và rất đáng tiếc vì vô hình chung họ bị đánh giá sai. Việc chọn trang phục chưa bao giờ là dễ dàng. Đặc biệt hơn bởi bạn mang trên mình không chỉ trang phục mà còn là văn hóa.

17 tháng 9 2019

“Tết Trung Thu rước đèn đi chơi
Em rước đèn đi khắp phố phường
Lòng vui sướng với đèn trong tay
Em múa ca trong ánh trăng rằm
Đèn ông sao với đèn cá chép
Đèn thiên nga với đèn bướm bướm
Em rước đèn này đến cung trăng
Đèn xanh lơ với đèn tím tím
Đèn xanh lam với đèn trắng trắng
Trong ánh đèn rực rỡ muôn màu ..."
Ở Việt Nam, trong một năm có 4 cái tết chính, mỗi tết lại ứng với một mùa, một tiết và mang một ý nghĩa nhất định. Tết trung thu là một trong 4 tết quan trọng nhất trong năm theo nông lịch cổ; đó là: Tết đầu xuân (Tết nguyên đán), tết giữa thu (Tết trung thu), đệm giữa là tết vào hè (Tết đoan ngọ) và tết đầu đông (Tết cơm mới 10-10)
Theo phong tuc người Việt, Tết Trung Thu được tổ chức vào giữa mùa thu, tức là hôm rằm tháng tám hằng năm – tính theo lịch ta. Tháng tám âm lịch theo truyền thuyết là đêm thu đẹp nhất trong năm vì trăng thật to tròn, sáng và đẹp. Trong dịp này người ta làm cỗ cúng gia tiên và bày bánh trái ra sân cúng mặt trăng. Nhân dịp tết này, người lớn thì uống rượu, thưởng trăng, và hát trống quân; trẻ em thì rước đèn, đi xem múa lân, ca hát các bài hát Trung Thu, và vui hưởng bánh kẹo cùng các thứ trái cây do cha mẹ bày ở ngoài sân trong đêm Trung Thu dưới hình thức một mâm cỗ. Ở một số nơi tổ chức múa lân, múa sư tử để các em vui chơi thoả thích.

Phá cỗ trung thu
Đây còn được coi là ngày tết của trẻ em, gọi là "Tết trông Trăng". Trẻ em rất mong đợi được đón tết này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, súng phun nước... rồi bánh nướng, bánh dẻo. Tết Trung Thu cũng là ngày tết truyền thống của một số quốc gia ở Châu Á như Trung Hoa, Việt Nam, Đại Hàn và Nhật Bản.
Ngoài ra, Tết Trung Thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.
Ngay từ đầu tháng, Tết đã được sửa soạn với những cỗ đèn muôn mầu sắc, muôn hình thù, với những bánh dẻo, bánh nướng mà ta gọi gồm là bánh trung thu, với những đồ chơi của trẻ em rất phong phú, trong số đó đáng kể nhất của thời xưa là ông Tiến sĩ giấy và đèn ông sao.
Theo truyền thuyết, Tết Trung Thu có từ vài ba ngàn năm nay. Người Trung Hoa thời cổ đại sống bằng nghề chăn nuôi và trồng trọt. Suốt mùa hè trời nắng ấm, người dân chăn nuôi và săn bắn dễ dàng, đầu tháng 8 lại thu hoạch nông sản phẩm, đến rằm tháng 8 bầu trời xanh biếc, trăng rằm trong sáng, cả nhà vui vẻ đoàn tụ, tượng trưng cho " trời và đất hợp nhất", nên mới có Tết Trung Thu. Thời đó, Tết Trung Thu đơn thuần là ngày lễ cúng thần nông, chỉ có cơm rượu, không có các loại bánh như ngày nay.
Người Trung Hoa cổ đại cho rằng Tết Trung Thu bắt nguồn từ thời Xuân Thu. Tuy vậy, trước đời Đường văn tự chưa phát triển, sử sách viết về Tết Trung Thu không nhiều lắm. Từ đời Đường trở đi, nhiều nhà thơ hoặc văn nhân viết những bài thơ hay tác phẩm về Tết Trung Thu, người đời sau mới biết được truyền thuyết và tập tục của nó. Từ đó Tết Trung Thu trở thành ngày lễ cố định hàng năm. Chuyện xưa kể rằng vua Đường Minh Hoàng (713-741 Tây Lịch) dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng tám âm lịch. Trong đêm Trung Thu, trăng rất tròn và trong sáng. Trời thật đẹp và không khí mát mẻ. Nhà vua đang thưởng thức cảnh đẹp thì gặp đạo sĩ La Công Viễn còn được gọi là Diệp Pháp Thiện. Đạo sĩ có phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng. Ở đấy, cảnh trí lại càng đẹp hơn. Nhà vua hân hoan thưởng thức cảnh tiên và du dương với âm thanh ánh sáng huyền diệu cùng các nàng tiên tha thướt trong những xiêm y đủ màu xinh tươi múa hát. Trong giờ phút tuyệt vời ấy nhà vua quên cả trời gần sáng. Đạo sĩ phải nhắc, nhà vua mới ra về nhưng trong lòng vẫn bàng hoàng luyến tiếc.
Về tới hoàng cung, nhà vua còn vấn vương cảnh tiên nên đã cho chế ra Khúc Nghê Thường Vũ Y và cứ đến đêm rằm tháng tám lại ra lệnh cho dân gian tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng trong khi nhà vua cùng với Dương Quí Phi uống rượu dưới trăng ngắm đoàn cung nữ múa hát để kỷ niệm lần du nguyệt điện kỳ diệu của mình. Kể từ đó, việc tổ chức rước đèn và bày tiệc trong ngày rằm tháng tám đã trở thành phong tục của dân gian.
Cũng có người cho rằng tục treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám âm lịch là do ở điển tích ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng. Vì ngày rằm tháng tám là ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng nên triều đình nhà Đường đã ra lệnh cho dân chúng khắp nơi trong nước treo đèn và bày tiệc ăn mừng. Từ đó, việc treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám trở thành tục lệ.
Lại có chuyện kể rằng một vị tướng tên là Lưu Tú ở đời nhà Tây Hán, từ năm 206 trước Tây lịch tới năm 23 Tây lịch, trong lúc quân tình khốn quẫn đã cầu Thượng Đế giúp cho quân lính có đồ ăn để chờ quân tiếp viện. Sau khi cầu Thượng Đế, quân lính tìm được khoai môn và bưởi để ăn. Nhờ đó sau này Lưu Tú mới bình định được toàn quốc và lên làm vua tức là vua Quang Võ nhà Hậu Hán. Ngày mà Lưu Tú cầu được linh ứng là ngày rằm tháng tám. Từ đó nhà vua truyền lệnh cứ đến rằm tháng tám là làm lễ tạ trời đất và thưởng trăng bằng khoai môn và bưởi. Ngày lễ trọng thể vui tươi này được gọi là Tết Trung Thu.
Người Đại Hàn gọi Tết Trung Thu là ngày hội Chosuk. Trong dịp vui mừng của ngày hội này, người dân Đại Hàn thường bầy tỏ lòng biết ơn của mình đối với Thượng Đế cho họ được mùa, nên đã nghỉ ngơi vui chơi trong 3 ngày. Trước đây giao thông chưa thuận tiện, vào ngày hội Chosuk, những người buôn bán làm ăn ở thành phố thường về quê nhà thăm bà con họ hàng thân thích, những người sống ở quê nhà thì tổ chức hội hè như người Việt chúng ta đón mừng ngày Tết Âm Lịch. Trước ngày hội Chosuk một tháng, các công ty thương mại lớn ở Đại Hàn thường giảm giá hàng cho khách mua về làm lễ vật tặng nhau. Trong ngày hội Chosuk, người Đại Hàn ăn loại bánh làm bằng bột nếp và đậu xanh trộn với đường, họ gọi là "songpyon". Dịp này thanh thiếu nhi Đại Hàn thích nhẩy bài "Kang Kang Su Vol Lae"
Rằm tháng 8 người Nhật Bản tổ chức ngày hội Hounen Odori (Hounen có nghĩa là hạnh phúc và giầu có, Odori có nghĩa là nhẩy múa). Dịp này họ thường ra sau vườn hoặc ngồi trước cửa ngắm trăng và ăn mừng ngày hội Hounen Odori bằng loại bánh hình cái gối làm bằng gạo (rice dumplins) người Nhật gọi là "Tsukimi dango".
Đối với người Việt Nam thời cổ đại, Tết Trung Thu được diễn tả trong "Việt Nam Phong tục" của tác giả Phan Kế Bính với tục: Ban ngày làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng Nguyệt. Ðầu cỗ là bánh mặt trăng, và dùng nhiều thứ bánh trái hoa quả, nhuộm các màu các sắc, sặc sỡ xanh, đỏ, trắng, vàng, trong đó thì lễ vật hàng đầu là bánh mặt trăng, ngày nay gọi là bánh Trung Thu. Con gái hàng phố thi nhau tài khéo, gọt đu đủ thành các thứ hoa nọ hoa kia, nặn bột làm con tôm con cá coi cũng đẹp...
Theo các nhà khảo cổ học, Tết Trung Thu ở Việt Nam có từ thời xa xưa, từng được khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, là một trong những Trống Đồng Đông Sơn có kích thước to lớn, hình dáng cổ kính, tập trung hoa văn phong phú nhất. Còn theo văn bia chùa Đọi năm 1121 thì từ đời nhà Lý, Tết Trung Thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời Lê - Trịnh thì Tết Trung Thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa mà “Tang thương ngẫu lục” đã miêu tả.
Theo "Tang Thương Ngẫu Lục", tác phẩm chữ Hán của 2 nhà văn Việt Nam Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án viết khoảng cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, thời vua Lê chúa Trịnh, Tết Trung Thu được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ chúa. Còn theo sách “Thái Bình hoàn vũ ký” thì: “Người Lạc Việt cứ mùa thu tháng Tám thì mở hội, trai gái giao duyên, ưng ý nhau thì lấy nhau”. Như vậy, mùa thu là mùa của thành hôn.
Nghiên cứu về nguồn gốc Tết Trung Thu, theo học giả người Pháp P.Giran cũng từng viết trong “Magie et Religions Annamites, Paris: Challamet, 1912" về Tết Trung Thu: Từ xa xưa, ở Á Đông người ta đã coi trọng Mặt Trăng và Mặt Trời, coi như một cặp vợ chồng. Họ quan niệm Mặt Trăng chỉ sum họp với Mặt Trời một lần mỗi tháng (vào cuối tuần trăng). Sau đó, từ ánh sáng của chồng, nàng trăng mãn nguyện đi ra và dần dần nhận được ánh dương quang - trở thành trăng non, trăng tròn, để rồi lại đi sang một chu kỳ mới. Do vậy, trăng là âm tính, chỉ về nữ và đời sống vợ chồng. Và ngày Rằm tháng Tám, nàng trăng đẹp nhất, lộng lẫy nhất, nên dân gian làm lễ mở hội ăn Tết mừng trăng.
Theo phong tục Việt Nam, vào dịp Tết Trung Thu, cha mẹ bầy cỗ cho các con để đón trăng rằm. Các vị mua và làm đủ các loại đèn lồng thắp bằng nến treo trong nhà hoặc cho các con mang đi rước đèn cùng bè bạn. Cỗ mừng Tết Trung Thu gồm: bánh Trung Thu, các loại bánh kẹo khác, trái cây... nhiều hay ít tùy hoàn cảnh của mỗi gia đình.
Trong văn học nghệ thuật có nhiều tác phẩm thơ ca, hội họa, âm nhạc miêu tả Tết Trung Thu, trong đó có bài thơ của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu:
Có bầu có bạn can chi tủi
Cùng gió cùng mây thế mới vui
Rồi cứ mỗi năm rằm tháng Tám
Tựa nhau trông xuống thế gian cười
Là một nước nông nghiệp nên Tết Trung Thu ở Việt Nam chứa đựng nét tín ngưỡng riêng, đó chính là tín ngưỡng trong lễ thức nông nghiệp, bao gồm cả phần lễ và phần hội. Tinh thần của Lễ thức đó, trước hết thể hiện ở ý thức của người nông dân đối với mùa vụ. Tháng Tám gieo trồng đã xong, thời tiết dịu đi, là lúc “muôn vật thảnh thơi” (bia chùa Đọi,1121), người ta mở hội cầu mùa, ca hát vui chơi. Dưới ánh trăng thu, các lão nông uống trà, nhắm rượu, ngắm trăng, thưởng nguyệt, chiêm nghiệm dự đoán tiên tri. Bởi vậy mà thành ngữ dân gian ta vẫn có câu “Muốn ăn lúa tháng Năm, trông trăng rằm tháng Tám”.

Bánh Trung Thu
Người Việt hiện nay còn giữ được ít nhất hai lễ trong rằm tháng Tám. Đó là lễ cúng trăng (trời đất) và Lễ cúng gia tiên trên bàn thờ Tổ. Cả hai lễ đều có những lễ vật tương tự như nhau: Hoa, các loại quả, bánh nướng, bánh dẻo, rượu. Riêng lễ cúng gia tiên có thêm đĩa xôi. Ngoài những sản phẩm nông nghiệp là hoa quả, rượu, xôi, có hai loại bánh mà người Việt dành riêng cho lễ cúng Rằm tháng Tám là bánh dẻo và bánh nướng, một loại tròn, một loại vuông, phản ánh nhận thức thô sơ của người Việt cổ: Trời tròn, đất vuông. Khi phá cỗ người ta tin rằng các loại lễ vật đều mang một ý nghĩa thiêng liêng, ăn uống để tiếp thêm sức mạnh của trời đất, làm cho ta có đủ sức chống lại mọi thiên tai, thiên dịch. Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng, và các ân nhân khác. Thật là dịp tốt để con cháu tỏ lòng biết ơn ông bà cha mẹ và để người đời tỏ lòng săn sóc lẫn nhau.
Người Việt xưa không mấy khi dùng đèn +++g, trừ Rằm tháng Tám, người ta đua nhau làm đèn +++g, mua đèn ông sao, đèn con thỏ, đèn con cóc (thiềm thử), đèn cá chép,…Đó là những vật phẩm biểu trưng nhiều hàm ý. Đèn con thỏ biểu hiện cho mặt trăng (ngọc thỏ). Đèn con cóc (thiềm thử) biểu thị sự cầu mong mưa thuận gió hòa của cư dân trồng lúa nước theo điển tích “con cóc là cậu ông trời”. Đèn cá chép là bắt nguồn từ tích cá chép vượt vũ môn, cá chép hóa rồng, với ý nguyện cầu mong cho nhân hòa, vật thịnh, con cháu học hành giỏi giang, tấn tới.
Múa sư tử - múa lân:Một hoạt động không thể thiếu được trong phần hội của rằm tháng Tám đó là múa sư tử (thực ra là múa lân vì sư tử không có sừng). Người Việt dùng múa sư tử trong nhiều lễ hội với những ý nghĩa biểu trưng khác nhau. Trong cơ cấu của đội múa gồm có 3 nhân vật: Sư tử, tráng sĩ, ông địa. Sư tử là biểu trưng của Trời (Thiên), còn Tráng sĩ là Nhân, ông Địa là Đất. 3 nhân vật không đối kháng mà luôn tạo ra sự phối hợp hài hòa, Thiên - Địa - Nhân hòa hợp là ước vọng sâu xa của cư dân lúa nước Việt Nam. Với những người cho là múa lân thì lại có sự giải thích khác. Họ cho rằng Lân là con vật cực hiền (nhân thú). Con Lân chỉ xuất hiện khi thánh nhân ra đời hoặc thời thịnh trị. Cho nên, múa Lân trong ngày tết Trung thu là cầu mong cho vua sáng, tôi hiền, đất nước thái bình, hưng thịnh. Nó chẳng những thể hiện ở ý thức mà cả trong hành động.
Lân còn gọi là Kỳ Lân. Kỳ là tên con đực, Lân là tên con cái. Lân là con vật đứng thứ hai trong tứ linh: long (rồng), lân, qui (rùa), phụng (phượng hoàng), là con vật thần thoại, thân hươu, móng ngựa, đuôi bò, miệng rộng, mũi to, có một sừng ở ngay giữa trán, lông trên lưng ngũ sắc, lông dưới bụng màu vàng. Tục truyền, lân là con vật hiền lành, chỉ có người tốt mới nhìn thấy nó được.
Vào lúc xẩm tối Rằm tháng tám, tiếng trống múa sư tử (múa lân) náo động các phố phường, làng xóm.
Mỗi đám rước sư tử có khoảng mươi - mười lăm người, quần áo chẽn, khăn võ sinh, chân đi hài sảo. Một màu đen tuyền. Thắt bao lưng xanh đỏ, bỏ múi lòe xòe. Ba anh đảm nhận việc đội đầu, cầm đuôi sư tử và đánh côn. Tung côn là người giỏi nhất đám, chỉ huy chung. Một đầu côn gắn quả mây, to hơn trái cam. Quả mây đan mắt cáo, bên trong là một quả cầu gọt bằng gỗ xốp nhẹ cỡ bằng quả chanh. Mấy người này ít nhiều phải nắm được vũ thuật. Hai người khiêng trống cái, một người cầm chũm chọe. Những người còn lại đi song hàng hai bên giữ trật tự, bảo vệ an toàn cho đoàn.
Sau khi tuần hành qua các đường chính, vào lúc trăng sắp lên giữa đỉnh đầu, các phường sư tử chia nhau rẽ vào các phố buôn bán giàu có, tìm đến nơi nhà cao cửa rộng. Chọn được gia chủ có của nổi của chìm, đám rước dừng lại trước cửa để biểu diễn.
Bắt đầu là điệu chào của sư tử, tiến thoái đúng lễ nghi kính cẩn. Chiếc côn được nâng cả bằng hai tay lễ phép. Tiếng trống, tiếng chũm chọe thôi thúc mạnh mẽ hơn. Đám rước sư tử trổ hết ngón nghề của mình.
Trước tấm ''thịnh tình'' của sư tử, gia chủ đành mở rộng cửa nghênh tiếp. Vợ chồng, con cái, thân thuộc bắc ghế thưởng ngoạn.
Cuối cùng là phần lĩnh tiền thưởng, chấm dứt trò múa chúc tụng đêm rằm. Tiền thưởng nhiều khi khá lớn, nhưng gia chủ không phát tận tay. Họ dùng một vuông vải đỏ hoặc một tờ giấy hồng điều gói tiền lại rồi treo lên xà nhà. Phường sư tử phải công kênh nhau hai ba người mới lấy nổi.
Múa sư tử đòi hỏi nhiều sức lực, biết sử dụng vũ thuật khéo léo. Thêm vào đó là đức tính kiên trì, dũng cảm, nhanh nhẹn, tháo vát. Phải chăng, ở một góc độ nào đó, múa sư tử đã thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta lúc hội hè, khi tết nhất.
Trẻ em thì thường rủ nhau múa Lân sớm hơn, ngay từ mùng 7 mùng 8 và để mua vui chứ không có mục đích lĩnh giải. Tuy nhiên có người yêu mến vẫn gọi các em thưởng cho tiền.
Đã có bài hát về Múa sư tử như sau:
“Thùng thình thùng thình trống rộn ràng ngoài đình
Có con sư tử vui múa quanh vòng quanh
Trung thu liên hoan trăng sáng ngập đường làng
Dưới ánh trăng vàng em cất tiếng hát vang”
Rước đèn:

Ở một vài địa phương, có tục các em rước đèn kéo quân trong dịp Tết Trung thu. Đèn kéo quân hình vuông, cao khoảng 80cm, rộng mỗi bề khoảng 50cm. Bốn mặt đều phết giấy Tàu bạch như giấy bóng mờ hiện nay. Phía trên và phía dưới có đường viền sặc sỡ. Bên trong có một tán giấy hình tròn. Khi đốt đèn, hơi lửa bốc lên, tán giấy xoay quanh. Đèn kéo quân còn gọi là đèn chạy quân vì hình đoàn quân cứ liên tục kéo đi, chạy đi không ngừng hết vòng nọ đến vòng kia. Chỉ khi nào đèn hết dầu (nến), đèn tắt thì các tán không quay nữa. Đèn có bốn mặt, hình ảnh xem ở mặt nào cũng được.
Hát trống Quân:
Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát trống Quân trong dịp Tết Trung Thu. Đôi bên nam nữ vừa hát đối đáp với nhau, vừa đánh nhịp vào một sợi dây gai hoặc dây thép căng trên một chiếc thùng rỗng, bật ra những tiếng "thình thùng thình" làm nhịp cho câu hát. Những câu hát vận tức là hát theo vần, theo ý hoặc hát đố có khi có sẵn, có khi lúc hát mới ứng khẩu đặt ra. Cuộc đối đáp trong những buổi hát trống quân rất vui và nhiều khi gay go vì những câu đố hiểm hóc. Ngày xưa trai gái dùng điệu hát trống quân để hát trong những đêm trăng rằm, nhất là vào rằm tháng tám. Trai gái hát đối đáp với nhau vừa để vui chơi vừa để kén chọn bạn trăm năm. Người ta dùng những bài thơ làm theo thể thơ lục bát hay lục bát biến thể để hát.
“Chiếc đèn ông sao sao năm cánh tươi màu
Cán đây rất dài, cán cao qua đầu
Em cầm đèn sao em hát vang vang
Đèn sao tươi màu của đêm rằm liên hoan...”
(Chiếc đèn ông sao: Phạm Tuyên)
Tục hát trống quân, theo truyền thuyết, có từ thời vua Lạc Long Quân đời Hồng Bàng. Sau này, điệu hát trống quân đã được Vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) áp dụng khi ngài đem quân ra Bắc đại phá quân nhà Thanh vào năm 1788. Trong lúc quân sĩ rất nhớ nhà, ngài cho một số binh lính giả làm gái để trai gái đôi bên hát đối đáp với nhau trong khi người ta đánh trống theo nhịp ba để phụ họa. Do đó, quân lính vui mà bớt nhớ nhà. Điệu hát trống quân được thịnh hành từ thời Nguyễn Huệ trở đi. Người Trung Hoa không có phong tục này.
Trò chơi dân gian:

Trò chơi dân gian cho trẻ em ở nước ta có những đặc điểm nổi bật: dễ chơi, em nào cũng tham gia được chơi ở địa điểm nào cũng được, lại có cả hát kèm theo, giàu tính trí tuệ và không tốn tiền.
Trò chơi dân gian cho trẻ em có thể chia ra làm nhiều loại. Có loại lợi dụng sức gió như chơi chong chóng, chơi trò đánh gậy, thả diều... Chỉ cần hai mảnh lá dứa bện chéo vào nhau, cắm một cái gai nối với một khúc cành tre bằng cái đũa, có lỗ, là trẻ em đã có cái chong chóng quay tít. Cầm chong chóng chạy ngược gió thì thích biết bao. Còn thằng đánh gậy ư? Chỉ là cành dâu, tiễn khúc, có cả chân tay, đầu mình, hai tay nối với cái "gậy". Cái gậy lại buộc với hình tròn bằng lòng bàn tay. Tất cả nối liền nhau, treo lên trước gió. Gió thổi vào hình tròn làm cái gậy quay tít. Thằng đánh gậy trở nên sinh động như võ sĩ đang múa. Thả diều thì khỏi phải nói. Chiều hè lộng gió, cánh diều bay bổng trời cao. Tiếng sáo ngân trong trẻo. Lũ trẻ nằm trên bờ đê cỏ xanh, ngẩng mặt lên dõi nhìn, sung sướng.
Những trò chơi dùng lửa hoặc ánh sáng như rước đèn ông sao, đèn lồng, đèn hình cá... vào đêm Trung thu hẳn không gì lộng lẫy và huyền ảo hơn. Đặc biệt nhất là đèn kéo quân (còn gọi là đèn cù). Khi ngọn nến được đốt lên, chong chóng quay, đèn cũng quay. Thế là các con vật tự nhiên chạy. Có lẽ từ cái trò chơi này, bài dân ca "Đèn cù" đã ra đời. Ông cha ta đã biết tận dụng luật đối lưu của không khí để tạo nên trò chơi thông minh và sinh động.

Những trò chơi dùng nước cũng không ít. Trẻ em có thể gấp con thuyền giấy, hoặc một cái lá khô hay cái bẹ hoa chuối đã có thể thành thuyền được gió đưa đi bong bong trên mặt nước. Thời sau này, các em cho dính một tí xà phòng bánh vào đuôi mảnh giấy rồi thả ngay trong thau nước. Xà phòng tan, tạo ra lực đẩy mảnh giấy lao đi, dễ làm mà cũng không kém phần thích thú. Trò chơi dân gian Việt Nam góp phần rèn luyện trí tuệ cho trẻ em. Các em có thể ngồi quanh bàn cờ hàng giờ và tính toán nước đi sao cho thắng. Chỉ với hình vẽ bằng than, gạch non hay phấn trên sân và một ít sỏi hoặc đá dằm, các em đã có thể "chơi ô ăn quan" được rồi. Người chơi muốn thắng phải tính rải quân như thế nào để cuối cùng thu được nhiều quân của đối phương về mình.
Phần lớn các trò chơi cho trẻ đều có tác dụng rèn năng lực khéo tay, nhanh mắt. Từ hòn đất sét dẻo và mềm, các em có thể nặn ra đủ thứ quả hoặc con vật cực kỳ sinh động. Trẻ con theo mẹ đi chợ, đố cháu nào bỏ qua được mẹt tò he của bác thợ nặn bằng bột trắng, vàng, xanh, đỏ... những Thánh Gióng cưỡi ngựa, Quan Công, chú Tễu... hồn nhiên và hấp dẫn. Riêng các bé gái rất mê đánh chuyền. Chỉ với 10 que chuyền và một quả chuyền bằng quả ổi xanh, quả cà, quả bưởi con bị rụng hoặc véo hòn đất dẻo vo tròn lại là xong. Các em vào trò: tay tung quả lên, lại phải nhặt que chuyền rồi bắt quả cho đúng, miệng phải nói từng câu cho hợp, cho nhịp nhàng với từng động tác. Vì thế mắt phải tinh, tay phải nhanh, khéo và chính xác. Từ nhặt một que mỗi lần đến hai que, ba que... và cuối cùng là 10 que. Các que ấy được rải ra nên rất khó vơ, làm sao trong một giây phải vơ gọn, vơ hết, không rơi que nào và lại bắt gọn quả chuyền cũng bằng bàn tay ấy. Thế mới khó. Làm được mới giỏi.
Trò chơi dân gian còn mang tính thể thao, rèn luyện sức mạnh và sự dẻo dai cho trẻ. Chỉ với cái mo cau rụng, đứa ngồi, đứa kéo chạy vòng quanh sân đã trở thành chiếc xe bong bong. Rồi nhảy dây, đá cầu, đu, nhào lộn,... đều cần đến cơ bắp vừa mạnh vừa chính xác. Cái trò "trồng nụ trồng hoa" chẳng cần dụng cụ gì mà hấp dẫn hết chỗ nói. Đây chính là môn thể thao nhảy cao không cần xà. Mới đầu nhảy qua một hai bàn chân dựng đứng thì dễ, đến khi cả bốn bàn chân và bốn nắm tay của cả hai trẻ chồng lên cao thì có lẽ đã đến sáu bảy mươi phân, nhảy qua không chạm quả là không phải đùa.
Tính tập thể kết hợp với ca hát cũng là nét độc đáo của trò chơi dân gian cho trẻ em. Điệu múa kỳ lân đêm Rằm tháng Tám, trò chơi "thả đỉa ba ba", vừa chơi vừa hát những câu đồng dao bao nhiêu trẻ tham dự cũng được.
Do cuộc sống lao động gắn liền với thiên nhiên hoang sơ nên trẻ em sớm biết chơi với các con vật. Ngoài chim muông, trẻ em còn biết đưa chuồn chuồn, châu chấu, cào cào vào trò chơi.
Đón trăng:

Tự bao đời nay, trung thu gắn liền với trăng, bởi vậy cũng chẳng lấy làm ngạc nhiên khi tết trung thu bắt nguồn từ Tết trông trăng. Theo thần thoại, trước hết trăng là một vị nữ thần cô độc, thuộc về nữ giới, có rất nhiều quyền lực không kém gì thần mặt trời. Có lẽ vì thế mà chúng ta có hai loại lịch: Âm lịch và Dương lịch. Tuy vậy, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, mỗi tôn giáo lại có những quan niệm khác nhau về vị thần bí ẩn này. Từ thời thượng cổ đã có trên năm mươi quan niệm và tên khác nhau để gọi thần Trăng. Thậm chí thần Trăng đã có trước các tôn giáo hoàn cầu như đạo Hồi, Bà La Môn qua các danh xưng Arma của người Hittite, thần Sin và Amn của người Ả Rập, thần Chadra của người Hindu, đó là nam thần. Ở Trung Hoa, người ta gọi trăng là nữ thánh qua các tên Hằng Nga, người Indonesia gọi Silewe, các dân tộc hải đảo Polynésien thì gọi trăng là nữ thần Nazarata. Trăng đã được tôn xưng tột đỉnh như tại Hy Lạp, đó là thần Hécate ba đầu, cai quản ba cõi trời, đất và biển cả, có đầy phép thần thông biến hóa, chỉ mang lại điềm lành cho nhân thế mà thôi.
Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung Thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị v.v.
Trải qua bao biến thiên của lịch sử, lễ hội Tết Trung Thu ở Việt Nam cũng có nhiều thay đổi theo thời gian. Song dù thay đổi thế nào thì cái “thần” của nó vẫn còn giữ được, đó là tính chủ thể, sự vui chơi hồn nhiên của trẻ và sự quan tâm của mọi người đối với các em.
Tết Trung thu, một lễ thức nông nghiệp ở nước ta, một cái tết của trẻ mà ở đó các em được phát huy hết các đức tính tốt đẹp của mình, được vui chơi thỏa thích, được hòa mình vào trong thiên nhiên kỳ thú và được đắm mình trong vòng tay yêu thương nhân ái của mọi người. Đó là một lễ hội truyền thống đã ăn sâu vào trong tiềm thức người Việt, một nét đẹp văn hóa cần được gìn giữ và bảo tồn.
Có lẽ bất cứ một người Việt Nam nào cũng đều có tuổi thơ và đều có những giờ khắc tưng bừng đón Tết Trung Thu, dù đơn giản chỉ có hồng với cốm thôi cũng không thể nào quên cái vui thủa ấy. Vui vì được rước đèn, được tự tay nhặt từng hạt bưởi để xâu thành một chuỗi phơi khô làm đèn thắp đêm Rằm tháng tám, để rồi khi thành người lớn có gia đình và rồi lại sắm tết cho con cái, nhìn chúng múa hát đón trăng trong lòng ai không khỏi bồi hồi nhớ về một mùa trăng năm nào, bên tai lại vọng về bài hát cũ”

“Ông giẳng ông giăng,
xuống chơi với tôi,
có bầu có bạn,
có ván cơm xôi,
có nồi cơm nếp,
có tệp bánh chưng,
có lưng hũ rượu,
có chiếu bám dù,
thằng cu xí xoài,
bắt trai bỏ giỏ,
cái đỏ ẵm em,
đi xem đánh cá,
có rá vo gạo,
có gáo múc nước,
có lược chải đầu,
có trâu cày ruộng,
có muống thả ao,
ông sao trên trời.... "

Chúc bạn học tốthihi

16 tháng 8 2016

Bánh chưng là biểu tượng không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền. Từ xa xưa đến nay, mỗi dịp Tết đến xuân về, người người nhà nhà lại chuẩn về những nồi bánh chưng rất to để đón Tết. Bởi trong tâm thức của mỗi người thì bánh chưng  là món ăn mang ý nghĩa sum vầy, ý nghĩa đoàn viên bình dị nhưng ấm áp.

Người xưa vẫn lưu truyền rằng bánh chưng ngày Tết có từ rất lâu. Mọi người vẫn tin rằng bánh chưng bánh giầy có từ thời vua Hùng thứ 6, và cho đến ngày nay thì nó đã trở thành biểu tượng của Tết truyền thống tại Việt Nam. Người đời vẫn luôn cho rằng bánh chưng minh chứng cho sự tròn đầy của trời đất và sự sum vầy của gia đình sau một năm trời làm việc tất bật, vội vã.

thuyet-minh-banh-chung-ngay-tet

Cho dù là ở miền Bắc, Trung hay Nam thì bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Có thể nói đây là món ăn được chờ đợi nhiều nhất, vì ngày Tết mới đúng là ngày thưởng thức bánh chưng ngon và ấm áp nhất.

Về nguyên liệu, bánh chưng được làm từ những thứ rất đơn giản và dễ chuẩn bị; kết hợp với bàn tay khéo léo của người gói bánh. Nguyên liệu chủ yếu là nếp, lá dong, thịt, đậu xanh giã nhỏ. Mỗi nguyên liệu đều được chọn lọc thật kĩ để có thể tạo nên món ăn ngon và đậm đà nhất. Về phần nếp thì người ta chọn những hạt tròn lẳn, không bị mốc để khi nấu lên ngửi thấy mùi thơm lừng của nếp. Đậu xanh chọn loại đậu có màu vàng đẹp, nấu nhừ lên và giã nhuyễn làm nhân. Người ta sẽ chọn thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, trộn với tiêu xay, hành băm nhuyễn. Một nguyên liệu khác không kém phần quan trọng chính là lá dong để gói bánh. Ở một số vùng khác người ta dùng lá chuối gói bánh nhưng phổ thông nhất vẫn là lá dong.

 

Lá dong cần có màu xanh đậm, có gân chắc, không bị héo và rách nát. Hoặc nếu những chiếc lá bị rách người ta có thể lót bên trong chiếc lá lành để gói. Khâu rửa lá dong, cắt phần cuống đi cũng rất quan trọng vì lá dong sạch mới đảm bảo vệ sinh cũng như tạo mùi thơm sau khi nấu bánh..

Sau khi đã chuẩn bị tất cả các nguyên vật liệu thì đến khâu gói bánh. Gói bánh chưng cần sự tẩn mẩn, tỉ mỉ và khéo léo để tạo nên chiếc bánh vuông vắn cúng viếng ông bà tổ tiên. Nhiều người cần phải có khuôn vuông để gói nhưng nhiều người thì không cần, chỉ cần gấp 4 góc của chiếc lá dong lại là có thể gói được. Bao bọc xung quanh nhân đậu và thịt là một lớp nếp dày. Chuẩn bị dây để gói, giữ cho phần ruột được chắc, không bị nhão ra trong quá trình nấu bánh.

Công đoạn nấu bánh được xem là khâu quan trọng. Thông thường mọi người nấu bánh bằng củi khô, nấu trong một nồi to, đổ đầy nước và nấu trong khoảng từ 8-12 tiếng. Thời gian nấu lâu như thế là vì để đảm bảo bánh chín đều và dẻo. Khi nước bánh sôi, mùi bánh chưng bốc lên nghi ngút. Lúc đó mọi người bắt đầu cảm nhận được không khí Tết đang bao trùm lấy căn nhà.

Bánh chưng sau khi chín được mang ra và lăn qua lăn lại để tạo sự săn chắc cho chiếc bánh khi cắt ra đĩa và có thể để được lâu hơn.

ĐỐi với mâm cơm ngày Tết thì đĩa bánh chưng là điều tuyệt vời không thể thiết. Cũng như trên bàn thờ ngày tết, một cặp bánh chưng cúng tổ tiên là phong tục lưu truyền từ bao đời nay. Bánh chưng tượng trưng cho sự trọn vẹn của trời đất, cho những gì phúc hậu và ấm áp nhất của lòng người.

Trong ngày Tết có rất nhiều lấy bánh chưng làm quà biếu, và đây chính là món quà ý nghĩa tượng trưng cho lòng thành, cho sự chúc phúc tròn đầy nhất.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, bánh chưng bốc lên nghi ngút chính là báo hiệu cho sự ấm áp của gia đình. Bánh chưng là biểu tượng ngày Tết mà không có bất cứ loại bánh nào có thể thay thế được. Vì đây là truyền thống, là nét đẹp của con người Việt Nam, cần gìn giữ và tôn trọng từ quá khứ, hôm nay và cả ngày mai nữa.

16 tháng 8 2016

Dân tộc nào cũng có thức ăn truyền thống. Song chưa thấy dân tộc nào có một thức ăn vừa độc đáo, vừa ngon lành, vừa bổ, vừa gắn liền với truyền thuyết dân tộc lâu đời, lại vừa có nhiều ý nghĩa sâu xa về vũ trụ, nhân sinh như bánh chưng, bánh dầy của Việt Nam.

Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng trái Đất, âm. Bánh dầy hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời, dương, thể hiện triết lý Âm Dương, Dịch, Biện chứng Đông Phương nói chung và triết lý Vuông Tròn của Việt Nam nói riêng.
Bánh chưng âm giành cho Mẹ, bánh dầy dương giành cho Cha. Bánh chưng bánh dầy là thức ăn trang trọng, cao quí nhất để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ.

Theo truyền thuyết, bánh chưng bánh dầy có từ thời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi phá xong giặc Ân.Vua muốn truyền ngôi cho con, nhân dịp đầu xuân, mới hội các con mà bảo rằng: ”Con nào tìm được thức ngon lành để bày cỗ có ý nghĩa hay thì ta truyền ngôi cho”.

Các con trai đua nhau kiếm của con vật lạ, hy vọng được làm vua. Người con trai thứ mười tám của Hùng Vương thứ 6 là Lang Lèo (tên chữ gọi là Tiết Liêu), tính tình thuần hậu, chí hiếu, song vì mẹ mất sớm, không có người mẹ chỉ vẽ cho, nên rất lo lắng không biết làm sao, bỗng nằm mơ thấy Thần Đèn bảo: ”Vật trong trời đất không có gì quí bằng gạo, là thức ăn nuôi sống người. Nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng trưng Trời Đất. Lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột để tượng hình cha mẹ sinh thành”.

Lang Lèo (sau có người gọi Lang Liêu) tỉnh dậy, mừng rỡ làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp, đậu xanh thật tốt, thịt lợn (heo) ba rọi dày thật tươi.

Đến hẹn, các lang (con vua) đều đem cỗ tới, đủ cả sơn hào hải vị. Lang Lèo chỉ có bánh Dầy bánh Chưng. Vua lấy làm lạ hỏi, ông đem thần mộng tâu lên. Vua nếm bánh, thấy ngon, lại khen có ý nghĩa hay, bèn truyền ngôi cho Lang Lèo, tức đời vua Hùng Vương thứ 7.

Từ đó, cứ đến Têt nguyên đán hay các đám cưới, đám tang, dân gian bắt chước làm theo, sau thành tục lệ để cúng Tổ tiên, cúng Trời Đất.

Bánh chưng độc đáo, sáng tạo, đậm đà bản sắc dân tộc còn ở những vật liệu và cách gói, cách nấu. Lúa gạo thì tượng trưng cho nền văn hóa lúa nước, nhiệt đới, nóng và ẩm, được chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau, mang tính đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam hay Đông Nam Á. Người Trung Hoa ưa chế biến từ bột mì hơn; người Ấn Độ thì ưa chế biến từ kê…

Thịt lợn hay heo được coi là lành nhất, nên các bệnh viện ngày nay thường chỉ sử dụng lọai thịt heo chứ không dùng thịt bò hay thịt gà là thức ăn chính cho bệnh nhân. Người Việt thích thịt luộc hay nấu. Đậu xanh vừa ngon lành vừa bổ dưỡng. Bánh chưng như thế rất nhiều chất, đặc trưng của các món ăn Việt Nam.

Độc đáo hơn nữa, khi nấu trong một thời gian khá dài thường trên 10 tiếng, phải để lửa râm râm, bánh mới ngon. Nấu bằng lò gas, tuy nhanh, nóng quá cũng sẽ không ngon. Vì được gói bằng lá dong, bánh chưng vừa xanh vừa đẹp, thơm hơn lá chuối. Phải gói thật kín, không cho nước vào trong, bánh mới ngon. Lạt phải buộc thật chật, chắc; gói lỏng tay, ăn không ngon. Song nếu chắc quá, bánh cũng không ngon.

Tuy gọi là luộc (người Việt Nam thích luộc, người Trung Quốc thích quay), song vì nước không tiếp xúc với vật liệu được luộc, nên lại là hình thức hấp hay chưng (chưng cách thủy), khiến giữ nguyên được chất ngọt của gạo, thịt, đậu!

Có lẽ vì cách chế biến bằng chưng, nên mới gọi là bánh chưng. Vì thời gian chưng lâu nên các hạt gạo mềm nhừ quyện lấy nhau, khác hẳn với xôi khi người ta đồ”, khi hạt gạo nhừ quyện vào nhau như thế, người ta gọi bánh chưng rền”. Vì nấu lâu như thế, các vật liệu như thịt (phải là thịt vừa nạc vừa mỡ mới ngon; chỉ thịt nạc, nhân bánh sẽ khô), gạo, đậu đều nhừ. Cũng vì thời gian chưng lâu, khiến các chất như thịt, gạo đậu nhừ, có đủ thời gian chan hòa, ngấm vào nhau, trở thành hương vị tổng hợp độc đáo, cũng mang một triết lý sống chan hòa, hòa đồng của dân tộc ta.

Cách chế biến như thế rất độc đáo, công phu. Bánh chưng nhất là bánh dầy có thể để lâu được. Khi ăn bánh chưng, người ta có thể chấm với các lọai mật hay với nước mắm thật ngon, giàu chất đạm; cũng có thể ăn thêm với củ hành muối, củ cải dầm hay dưa món… Dân Bắc Ninh xưa thích nấu bánh chưng, nhân vừa thịt vừa đường!

Bánh chưng, bánh dầy quả thật là một món ăn độc đáo có một không hai của dân tộc. Bánh chưng là một trong những bằng chứng cụ thể chứng tỏ văn hóa ẩm thực Việt Nam có nhiều tiềm năng khiến Việt Nam trở thành một cường quốc về văn hóa ẩm thực!

10 tháng 9 2018

"Dù ai buôn đâu, bán đâu

Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về

Dù ai bận rộn trăm bề

Mồng chín tháng tám nhớ về chọi trâu".

Thật khó có thể xác định được thời gian hình thành lễ hội này, những theo truyền thuyết và thần tích thì lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn là lễ hội cầu thịnh vượng và hạnh phúc cho người dân địa phương có từ thế kỷ thứ 18. Qua các truyền thuyết và thần tích ở Đồ Sơn thì những vị tổ đầu tiên lập nghiệp đã chọn nghề đánh cá. Trong cuộc đấu tranh sinh tồn thủa sơ khai, con người tự tìm một đấng quyền uy linh thiêng làm chỗ dựa. Người dân Đồ Sơn vẫn truyền nhau sự tích lễ hội chọi trâu: Một đêm rằm tháng 8, dân miền biển Đồ Sơn nhìn thấy một tiên ông đang say sưa ngắm hai chú trâu chọi nhau trên những con sóng bạc. Từ nguồn gốc ấy có thể thấy rằng, lễ hội chọi trâu có một ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống người Đồ Sơn từ xưa tới nay.


Thật khó mà giải thích hoặc lý giải được nguyên nhân sự cuốn hút của lễ hội này đối với người dân Đồ Sơn.

Ngày hội chọi trâu không chỉ mang lại niềm vui cho mọi người, mà còn là một thú chơi lắm công phu, từ việc chọn trâu, mua trâu, nuôi trâu đến luyện trâu cũng là cả một sự kiên trì, kỳ công. Trâu tham gia hội thi phải được những người nhiều kinh nghiệm chọn kỹ và chăm nuôi từ cả năm trước. Mua trâu chọi là cuộc săn lùng vất vả, gian truân lắm để có được con trâu ưng ý. Trâu phải là những con trâu đực khỏe mạnh, ức rộng, háng to, cổ cò, đuôi trai, đít nhọn, sừng cánh cung, trường đùi... trâu chọi thường là trâu từ 4, 5 tuổi, và được nuôi cách ly không tiếp xúc với các con trâu khác.

Chọn trâu đã vất vả thì khâu luyện trâu cũng khá công phu. Trâu phải tập chạy, lội bùn, leo núi, thích nghi với những biến đổi thời tiết nhằm nâng sức chịu đựng, dẻo dai. Tùy từng trường hợp, có thể vót sừng nhọn hoặc múi khế. Tập cho trâu bạo dạn trước đông người và âm thanh huyên náo, màu sắc rực rỡ trong hội. Đánh thức khả năng tự vệ và tiến công bằng các động tác "nhử" hoặc "ghé" trâu giữa hai bên cổng sắt. Những lối đánh này không thể dạy, nó là bản năng và nảy sinh khi trâu "kháp sới".

Lễ hội chọi trâu cũng như nhiều lễ hội khác có hai phần, phần lễ và phần hội đan xen. Phần lễ vẫn giữ nguyên những nghi thức truyền thống với các nghi lễ trang trọng, mở đầu là lễ tế thần Điểm Tước, sau đó là lễ rước kiệu bát cống, long đình cờ thần bay phấp phới, rộn rã trong tiếng nhạc bát âm dẫn trâu đi trình thành hoàng làng.


Lễ hội chọi trâu cũng như nhiều lễ hội khác có hai phần, phần lễ và phần hội đan xen.

Phần lễ chủ yếu diễn ra trước phần hội mấy ngày trong một thế giới tâm linh kỳ diệu. Phần hội diễn ra vào chính hội (9/8 Âm lịch) với nhiều hoạt động mang đậm bản sắc dân tộc. Điệu múa khai hội được 24 tráng niên của làng chia thành hai hàng trình diễn vừa uyển chuyển, vừa mạnh mẽ, màu sắc biến hoá linh hoạt và huyền ảo trong những âm thanh của trống, thanh la. Theo cách nói của các lão làng, tiếng trống, tiếng thanh la có tác dụng tạo không khí trong sân bãi thúc giục các “ông trâu” thi đấu thêm phần quyết liệt, tiếng trống to giục dã như khích lệ các “ông trâu” phải làm cho ra nhẽ cái sự thắng thua.


Tiếng trống to giục giã như khích lệ các “ông trâu” phải làm cho ra nhẽ cái sự thắng thua.

Theo quan niệm cổ xưa, nếu trâu làng nào thắng trận trong lễ hội, năm ấy cả làng sẽ gặp nhiều may mắn, mưa thuận gió hoà, mọi người bình yên trong suốt hành trình đi biển. Và đặc biệt hơn nữa là cho dù thắng hay thua, sau khi kết thúc lễ hội, các trâu đều được mổ thịt tế lễ trời đất, cầu mùa màng thuận hoà. Người ta cũng tin rằng, nếu được ăn thịt trâu chọi trong dịp lễ hội, sẽ gặp nhiều điều may mắn.


Những ông trâu của làng nào thắng cuộc trong lễ hội, năm ấy cả làng sẽ gặp nhiều may mắn, mưa thuận gió hoà, mọi người bình yên trong suốt hành trình đi biển

Năm 1990, Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được khôi phục lại và được Nhà nước xác định là 1 trong 15 lễ hội quốc gia, bởi lễ hội này không chỉ có giá trị văn hoá, tín ngưỡng, độc đáo mà còn là điểm du lịch hấp dẫn với mọi người. Hiện nay, Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn vẫn mang đậm bản sắc và đầy đủ các nghi thức truyền thống dân gian. Lễ hội chọi trâu mang đậm nét văn hoá tâm linh của người dân miền biển, góp phần tạo nên phong cách rất riêng cho một vùng duyên hải.