K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 5 2018

Đáp án A

- Đáp án B, C, D loại vì hai tư tưởng này có thể dung hòa và cùng tồn tại mà không đối lập nhau. Ví dụ: sau thắng lợi của cách mạng tháng 8/1945, trước sự chống phá của ngoại xâm và nội phản, Đảng ta đã có đường lối sáng suốt khi nhân nhượng có nguyên tắc và tranh thủ thời gian để kêu gọi sự ủng hộ hòa bình, tránh chiến tranh từ các nước trong đó có cả Chính phủ Pháp. Khi mọi cố gắng trên không có kết quả do dã tâm xâm lược của thực dân Pháp thì ta buộc phải sử dụng bạo lực cách mạng để chống lại chúng.

- Đáp án A lựa chọn vì hai tư tưởng này có mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau. Trong đó, tư tưởng nhân đạo hòa bình là cái chủ đạo, bạo lực cách mạng là cái sau cùng và dùng để bảo vệ cái tư tưởng hòa bình nhân đạo ấy.

15 tháng 10 2019

Đáp án D

- Đáp án A, B, C loại vì hậu phương không thể phân biệt rạch ròi với tiền tuyến; hậu phương không chỉ cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến mà còn tham gia kháng chiến. Ví dụ như trong cuộc chiến đấu chống 2 lần chiến tranh phá hoại của Mĩ.

- Đáp án D đúng vì tiền tuyến và hậu phương không có sự phân biệt rạch ròi về mặt không gian. Hậu phương cũng có thể trở thành tiền tuyến bất kì lúc nào, tùy thuộc vào tình hình thực tế

15 tháng 6 2018

Đáp án C
Quá trình kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) có sự kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao (chiến thắng Điện Biên Phủ và hiệp định Giơnevơ). cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) kết thúc bằng một trận quyết chiến chiến lược (cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 với đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh)

3 tháng 2 2016

* Tóm tắt : 

- Ngày 23/8/1945, nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền. Ngày 12/10, chính phủ Lào ra mắt quốc dân và tuyên bố độc lập.

- Tháng 3/1946, thực dân Pháp trở lại tái chiếm Lào. Nhân dân Lào một lần nữa phải cầm súng kháng chiến bảo vệ nền độc lập của mình.

- Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Lào ngày càng phát triển.

- Hiệp đinh Giơnevơ ( 1954) , Pháp phải công nhận độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Lào, thừa nhận địa vị hợp pháp của các lực lượng kháng chiến Lào.

* Mối quan hệ :

- Ngày 11/3/1951, liên minh Việt - Miên - Lào thành lập, biểu hiện tinh thần đoàn kết của ba nước đông dương trong sự nghiệp kháng chiến chống Pháp.

- Từ ngày 8/4/1953 đến ngày 18/5/1953, liên quân Việt - Lào mở chiến dịch Thượng Lào, giải phóng Sầm Nưa, một phần tỉnh Xiêng Khoảng và Phongxalif.

- Trong chiến dịch Đông - Xuân 1953 -1954, liên quân Việt - Lào mở nhiều chiến dịch tấn công địch để làm phá sản bước đầu kế hoạch Nava. Cụ thể : 

  +  Đầu tháng 12/1953, liên quân Việt - Lào mở chiến dịch tấn công địch ở Trung Lào, giải phóng Thà Khẹt, bao vây, uy hiếp Xênô.

  + Cuối tháng 1/1954,  liên quân Việt - Lào mở chiến dịch tấn công địch ở Thượng Lào giải phóng Phongxali, uy hiếp Luông Phabawng.

- Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, do bị án ngữ con đường Tây Bắc và một số vùng đất ở Lào đã được giải phóng nen khi bị tấn công, địch không thể mở đường rút quân sang Lào, làm cho địch rơi vào thế bị động.

- Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ Việt Nam , buộc Pháp phải kí hiệp định Giơnevơ ( 1954) công nhận chủ quyền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương, trong đó có Lào

 

28 tháng 2 2018

Đáp án D
Căn cứ địa trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam (1945-1954) là căn cứ địa Việt Bắc. Nó không phải là nơi đối phương bất khả xâm phạm vì trên thực tế thực dân Pháp đã nhiều lần tổ chức các cuộc tiến công lên khu vực này, thiết lập ở đây một hệ thống phòng thủ trên đường số 4 trong kế hoạch Rơve.

19 tháng 5 2019

Đáp án D
Căn cứ địa trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam (1945-1954) là căn cứ địa Việt Bắc. Nó không phải là nơi đối phương bất khả xâm phạm vì trên thực tế thực dân Pháp đã nhiều lần tổ chức các cuộc tiến công lên khu vực này, thiết lập ở đây một hệ thống phòng thủ trên đường số 4 trong kế hoạch Rơve.

10 tháng 4 2018

Đáp án B

Nhân dân Bắc Bộ ủng hộ về vật chất và tinh thần đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam Bộ (Việt Nam) sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Biểu hiện:

- Hàng vạn thanh niên hăng hái gia nhập quân đội, sung vào các đoàn quân “Nam tiến”.

- Những cán bộ và chiến sĩ hăng hái, có kinh nghiệm chiến đấu, những vũ khí trang bị tốt nhất của ta lúc đó đều giành cho đoàn quân “Nam tiến”.

- Thường xuyên tổ chức quyên góp tiền, gạo, quần áo, thuốc men,… ủng hộ nhân dân Nam Bộ kháng chiến.

10 tháng 1 2018

Đáp án D

Trung Quốc là quốc gia đầu tiên đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam (18-1-1950), sau đó ngày 30-1-1950, Chính phủ Liên Xô và trong vòng 1 tháng sau các nước trong phe xã hội chủ nghĩa lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

=> Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam là dấu mốc quan trọng chứng tỏ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam thoát khỏi thế đơn độc. Từ đây, Việt Nam có sự giúp đỡ và hỗ trợ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em để chống Pháp và sau đó là chống Mĩ thắng lợi

7 tháng 3 2017

Đáp án D

* Cơ sở để xác định tính chất của một cuộc cách mạng/kháng chiến:

- Nhiệm vụ cách mạng (quan trọng nhất):

- Lực lượng cách mạng:

- Hình thức chính quyền được thành lập sau khi cách mạng thành công:

* Xét các tiêu chí trên đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam:

- Nhiệm vụ cách mạng: chống Pháp. Nhiệm vụ này được thể hiện cụ thể trong Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (1 – 1951): “Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam là đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập dân tộc và thống nhất hoàn toàn cho dân tộc, xóa bỏ tàn tích phong kiến và nửa phong kiến, thực hiện “người cày có ruộng”, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội” (sgk 12 trang 140).

- Lực lượng cách mạng: Đoàn kết toàn dân, toàn quân.

- Hình thức chính quyền được thành lập sau khi cách mạng thành công: vẫn tiếp tục là hình thức cộng hòa dân chủ như sau Cách mạng tháng Tám. Hình thức chính quyền công nông là hình thức chính quyền của tuyệt đại đa số nhân dân lao động, những hình thức chính quyền cộng hòa dân chủ còn rộng rãi hơn chỉ trừ những bọn đế quốc và tay sai phản động, còn tất cả những ai sống trên dải đất Việt Nam đã tham gia qua trình đấu tranh giành chính quyền đều có quyền lợi và nghĩa vụ tham gia chính quyền và giữ chính quyền ấy.

* Xét yếu tố dân chủ trong kháng chiến chống Pháp:

Trong nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam ở Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (1-1951) đã trích trên có yếu tố dân chủ, đó là: giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân, xóa bỏ tàn tích phong kiến. Tuy nhiên, tính dân chủ không điển hình.

=> Như vậy cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam (1945 - 1954) không phải có tính chất là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân điển hình.

30 tháng 3 2017

Đáp án B

Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) đánh dấu “chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc”, mở đầu quá trình sụp đổ của hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên phạm vi toàn thế giới