K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 8 2018

Thực hiện ý đồ chiếm đóng toàn bộ Việt Nam, viện cớ nhà Nguyễn không thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản Hiệp ước 1874, ngày 3-4-1882, Ri-vi-e chỉ huy một đạo quân Pháp từ Sài Gòn kéo ra Hà Nội.

- Ngày 25-4-1882, chúng gửi tối hậu thư cho Tổng đốc Hoàng Diệu yêu cầu quân đội triều đình giao thành trong 3 tiếng đồng hồ. Chưa hết thời hạn chúng đã nổ súng chiếm thành.

- Quân Pháp cướp nhiều vàng bạc châu báu, phá hủy các cổng thành, các khẩu đại bác, vứt thuốc đạn xuống hồ nước, lấy hành cung làm đại bản doanh, cho củng cố khu nhượng địa ở sông Hồng, chiếm Sở Thương chính, dựng nên chính quyền tay sai để tạm thời cai quản thành Hà Nội.

- Ri-vi-e còn cho quân chiếm mỏ than Hòn Gai, Quảng yên, Nam Định.

23 tháng 2 2016

- Lấy cớ giải quyết vụ lái buôn Giăng Đuy-puy gây rối ở Hà Nội, thực dân Pháp đã cử Đại uý Gác-ni-ê đem quân ra Bắc.

- Ngày 5-11-1873, đội tàu chiến của Gác-ni-ê đến Hà Nội, hội quân với Đuy-puy và ngay sau đó đã khiêu khích ta: đòi đóng quân trong thành, mở của sông Hồng cho chúng tự do buôn bán, đòi tổ chức việc thu thuế, tự do đi lại, đẩy mạnh cướp của giết người...

- Ngày 16-11-1873, sau khi có viện binh, Gác-ni-ê liền tuyên bố mở cửa sông Hồng, áp dụng biểu thuế  quan mới.

- Sáng 19-11-1873, chúng gửi tối hậu thư buộc Nguyễn Tri Phương giải giáp quân đội, rút hết súng trên thành, khai phóng sông Hồng.

- Sáng 20-11-1873, không đợi trả lời, Gác-ni-ê đã ra lệnh nổ súng đánh thành Hà Nội.

- Mặc dù vấp phải sự kháng cự quyết liệt của quân triều đình (đứng đầu là Tổng đốc Nguyễn Tri Phương) và nhân dân Hà Nội nhưng Gác-ni-ê vẫn nhanh chóng chiếm được thành.

- Sau khi chiếm thành Hà Nội, Gác-ni-ê liền đưa quân mở rộng phạm vi chiếm đóng ra các tỉnh Hưng Yên, Phủ Lý, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định,…

6 tháng 8 2019

Cuối thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản Pháp tiến dần lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, cùng với việc chưa khôi phục  được kinh tế sau chiến tranh Pháp- Phổ, thực dân Pháp rất cần thị trường và thuộc địa. Hơn nữa việc phát hiện nguồn tài nguyên than đá phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa đã thôi thúc quân Pháp tiến hành đánh chiếm Bắc Kì lần 2. Còn ở Nam Kì, từ sau năm 1867, thực dân Pháp đã cơ bản bình định được vùng đất này, phong trào kháng chiến đã dần lắng xuống.

Đáp án cần chọn là: D

31 tháng 5 2017

Đáp án là D

28 tháng 4 2018

Đáp án:

Mặc dù 6 tỉnh Nam Kì đã nằm trong quyền kiểm soát của thực dân Pháp nhưng nó vẫn chưa nằm trong chủ quyền của nước Pháp. Để xác lập chủ quyền ở Nam Kì, củng cố vững chắc chỗ dựa ở Việt Nam, thực dân Pháp đã lựa chọn phương án tấn công ra Bắc với mục tiêu chiến lược là đánh Bắc Kì để củng cố Nam Kì. Điều này đã được phản ánh ngay trong nội dung của hiệp ước Giáp Tuất (1874) khi Pháp đã buộc được triều đình Nguyễn thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp.

Đáp án cần chọn là: C

8 tháng 10 2019

Từ nửa sau thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản Pháp tiến dần lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, nhu cầu về nguồn nguyên liệu, thị trường, nhân công ngày càng tăng. Trong khi đó, thực dân Pháp lại phát hiện ra nguồn than đá dồi dào phục vụ cho sản xuất công nghiệp Pháp ở Bắc Kì => thực dân Pháp quyết tâm xâm chiếm bằng được Bắc Kì lần thứ hai (1883)

Đáp án cần chọn là: C

6 tháng 7 2017

Đáp án là B

20 tháng 3 2021

Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873)

 

* Âm mưu: xâm chiếm Bắc Kì, mở rộng chiến tranh xâm lược ra cả nước.

 

* Thủ đoạn:

 

- Sau khi chiếm Nam Kì, Pháp thiết lập bộ máy cai trị, biến nơi đây thành bàn đạp xâm chiếm Bắc Kì.

 

- Phái gián điệp ra Bắc điều tra tình hình bố phòng của Việt Nam.

 

- Lôi kéo các tín đồ công giáo lầm lạc, kích động họ nổi dậy chống phá triều đình, hình thành đạo quân nội ứng cho cuộc xâm lược sắp tới.

 

* Hành động xâm lược:

 

- Viện cớ giúp triều đình nhà Nguyễn giải quyết vụ lái buôn Đuy-puy đang gây rối ở Hà Nội, Pháp đem quân xâm chiếm Bắc Kì.

 

- Tháng 11/1873, Gác-ni-ê đem quân tới Hà Nội.

 

- Ngày 19/11/1873, Gác-ni-ê gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương – Tổng đốc thành Hà Nội, yêu cầu giải tán quân đội, nộp vũ khí và cho Pháp đóng quân trong nội thành.

 

- Không đợi trả lời, ngày 20/11/1873, Pháp chiếm thành; sau đó mở rộng đánh chiếm Hưng Yên, Phủ Lí, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định.

20 tháng 3 2021

Quân Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì lần thứ hai (1882 - 1883)

 

* Nguyên nhân:

 

- Từ những năm 70 của thế kỉ XX, nước Pháp chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Yêu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân công và lợi nhuận đặt ra cấp thiết => Thực dân Pháp ráo riết xúc tiến âm mưu xâm lược toàn bộ Việt Nam.

 

* Thủ đoạn:

 

- Phái gián điệp ra Bắc điều tra tình hình bố phòng của Việt Nam.

 

- Vu cáo triều đình nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất để lấy cớ kéo quân ra Bắc.

 

* Hành động xâm lược

 

- Ngày 03/04/1882, Đại tá Ri-vi-e đổ bộ lên Hà Nội.

 

- Ngày 25/4/1882, Pháp gửi tối hậu thư cho Hoàng Diệu, yêu cầu giao thành trong ba tiếng đồng hồ. Chưa hết hạn, quân Pháp đã nổ súng chiếm thành, sau đó chiếm mỏ than Hồng Gai, Quảng Yên, Nam Định.

12 tháng 5 2019

Khi thực dân Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ hai, Tổng đốc Hoàng Diệu chỉ huy quân sĩ kiên quyết chống cự nhưng vẫn không giữ được thành.

Đáp án cần chọn là: A