K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Thơ 20 11 hài hước

Nhớ lại cái thời học sinh
Ngồi với thằng bạn "Hoài Linh" lắm mồm
Mình và nó rất lôm côm
Học thì không học cứ ôm nhau cười
Có lẽ ngừng chém gió thôi
Bài thơ này chém gấp 10 lần luôn!

Đi học cứ như đi buôn
Giáo viên nhắc nhở:"Cứ luôn cái mồm"
Nhưng mình được cái rõ khôn
Đến tiết Chủ nhiệm là ngồi im re

Cô Lý cao tựa cây tre
Ra đề giặt giẹo đố me nào làm
45 phút ngồi nói xàm
Em ngồi,em ngáp,em ngủ,làm(bài) chi

 

Thơ 20 11 hài hước

Cô Văn hay thích cho ghi
Chép lấy chép để tưởng đi luôn rồi
Cô Sử càng nghĩ càng kì
Rất hay đánh đố những gì đã xưa

Úi dzời, cô Địa xin thưa
Mưa gió động đất chẳng thừa chẳng tha
Cô Hóa thì rất kêu ca
Hở ra nói chuyện là la là rầy

Cô Anh vóc dáng nhỏ gầy
Nhưng mà liếc mắt ,cả bầy im re
Học anh nói thật "thôi thôi"
Tiếng ta chửa hiểu, xin thôi tiếng người


Thầy NGUYÊN thể dục hay cười
Nhưng động 1 cái "mười vòng cho ta"
Thằng Phú ngồi cười haha
" Anh ra chạy nốt ,2 thằng chết chung " ...

Thầy Toán cứ gọi lung tung
Đang yên như thế đùng đùng gọi tên
Lên bảng lắp bắp, rên rên:
"Em đã ứ bít , còn kêu(em) làm trò"

Môn tin lúc nào cũng lo
Chẳng biết ổng lại cho ra đề gì
Thầy Sinh biết phải làm chi
"Bộ phận sd, cứ hihi cười"

Cô giáo chủ nhiệm rất tươi
"Một tuần 8 lỗi ra ngoài quét sân"
4,5 thằng rất chuyên cần
Hì hục quét suốt vẫn hoài quét sân!

3
8 tháng 11 2016

tự làm hả chị

8 tháng 11 2016

haha, khá hay đấy. Mặc dù một vài chỗ đọc k đc suôn nhưng vậy cũng đc

♪ Lyrics: Người Âm Phủ - OSAD x VRTBa giờ anh còn chưa ngủ Tương tư về em biết bao nhiêu là cho đủ Chẳng phải người âm phủ ngày ngủ đêm bay Nhưng mà giờ lúc nào anh cũng như thằng đang trên mây Tóc em là suối Mắt em là hồ Nụ cười em là nắng để cho lòng này ngẩn ngơ Chẳng phải là xuân diệu anh cũng biết làm thơ Vì đơn giản là giờ trong đầu anh toàn thương với nhớ đi cùng với em trên...
Đọc tiếp

♪ Lyrics: Người Âm Phủ - OSAD x VRT

Ba giờ anh còn chưa ngủ Tương tư về em biết bao nhiêu là cho đủ Chẳng phải người âm phủ ngày ngủ đêm bay Nhưng mà giờ lúc nào anh cũng như thằng đang trên mây Tóc em là suối Mắt em là hồ Nụ cười em là nắng để cho lòng này ngẩn ngơ Chẳng phải là xuân diệu anh cũng biết làm thơ Vì đơn giản là giờ trong đầu anh toàn thương với nhớ đi cùng với em trên một đoạn đường dài chỉ mong được một lần nắm tay dù là đi đến sáng mai chuyện anh nói đâu phải ngày một ngày hai nếu như em gật đầu mình bên nhau đến mãi mãi cuộc đời anh đã từng là bản nhạc buồn chỉ đợi em remix là anh sẽ lên luôn =))) từ ngày gặp em anh lại thấy bay bổng chẳng còn thấy chật chội chẳng còn dập khuôn lại đây anh nói nhỏ em làm cái gì cũng để anh phải nói ỏ mặt thì ngáo ngáo, điệu cười thì ngơ ngơ suốt ngày nói linh tinh vớ vẩn cũng để anh đêm về nhà ôm mơ chuyện trò với em cả đêm đến sáng chẳng cần một giọt cà phê không cần không cỏ không men không rượu nhưng em vẫn làm anh mê em có yêu bản thân mình ko? Nếu có thì làm tình địch với anh nhá Nhà có bán rượu ko ? Mà nói chuyện với em anh say quá Dừng lại nhanh Cười thêm cái nữa là tim anh đứt phanh Nhà em có sao em ko ở Mà lại đi chuyển hộ khẩu vào tim anh? em có thấy cuộc đời mình nhàm chán khi cứ hoài lặp đi lặp lại vậy thì đến đây với anh đi chứ sao còn cứ hoài tìm ai vòng tay anh không quá lớn, chân cũng chẳng được quá dài nhưng mà để ôm em hay chạy đến với em thì việc gì với anh cũng không ngại

 
11
23 tháng 5 2018

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.


 
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

23 tháng 5 2018

What ??? 

Mình biết đưa ra câu hỏi này là phạm quy luật nhưng mình vẫn cần lời tư vấn của các bạn-Mình học lớp 6a trường Ng Chích và thú thật mình học giỏi về môn Toán.Trong lớp ,cô giáo của mình luôn đánh giá học sinh bằng những buổi học thêm nhà cô.Mình cũng học ở đó và ngồi cạnh một đứa bạn thân.Lúc nào nó cũng nhìn bài mình,chép bài khó rồi giơ tay lên bảng nên lần nào cô cũng đánh...
Đọc tiếp

Mình biết đưa ra câu hỏi này là phạm quy luật nhưng mình vẫn cần lời tư vấn của các bạn

-Mình học lớp 6a trường Ng Chích và thú thật mình học giỏi về môn Toán.Trong lớp ,cô giáo của mình luôn đánh giá học sinh bằng những buổi học thêm nhà cô.Mình cũng học ở đó và ngồi cạnh một đứa bạn thân.Lúc nào nó cũng nhìn bài mình,chép bài khó rồi giơ tay lên bảng nên lần nào cô cũng đánh giá nó rất cao.Mà tính mình biết nhưng lại không muốn nói,rất trầm nên cô đã đánh giá nó cao hơn mình.Biết từ lần họp phụ huynh ở học kì 1,mình đã rất tức và ko cho hắn nhìn bài cũng như nhắc bài nữa.Dù vậy nhưng hắn lại nhìn bài bạn bên cạnh,BTVN toàn đi tra goggle nên cô vẫn tin hắn.Bây giờ,cô hỏi hắn một câu rất đơn giản mà hắn cứ ờ...ờ...,lúc sau có đứa nhắc cho mới trả lời được.Hiện giờ cô tưởng hắn học giỏi nên mình mách cô là hắn nhìn bài cô vẫn ko tin.Có thế thôi chứ các bạn thử đặt vai vào mình xem,lẽ ra những lời đánh giá hay từ cô dành cho hắn phải là của mình mới đúng chứ.Kể cả môn Anh thì bạn ấy lại nhìn bài bạn khác.Có lần bạn ấy nghỉ học,ko có ai để nhìn bài thế là tịt,cứ ngồi lấy nháp che bài lại,ko mang vở lên cho cô chấm.Còn môn Văn thì bài văn toàn tra trên mạng,ko tự làm.Thế mà hắn cũng đòi thi HSG Văn  6.Mà các bạn biết đấy ,bài KT 1 tiết,15' được 9 cũng dễ ko ấy mà.Hắn chỉ cần nhìn bài mấy đứa là được.

Cầu xin các bạn đó ,hay giúp mình đi

10
1 tháng 3 2018

Mnh cũng như bn z đó 

1 tháng 3 2018

xin cô chuyển chỗ

Có lẽ thứ tình cảm hư hư thực thực nhất trên đời này chính là ôm tim mình đi yêu đơn phương một người khác. Yêu mà không dám nói, chỉ thầm thương trộm nhớ rồi thôi. Hờn giận ghen tuông thì không được phép, bởi chẳng là gì của người ta mà quản. Người ngoài nhìn vào đã thấy trăm bề khổ, mà người trong cuộc lại chẳng đành lòng buông.Không phải là không biết đau đớn, mà là...
Đọc tiếp

Có lẽ thứ tình cảm hư hư thực thực nhất trên đời này chính là ôm tim mình đi yêu đơn phương một người khác. Yêu mà không dám nói, chỉ thầm thương trộm nhớ rồi thôi. Hờn giận ghen tuông thì không được phép, bởi chẳng là gì của người ta mà quản. Người ngoài nhìn vào đã thấy trăm bề khổ, mà người trong cuộc lại chẳng đành lòng buông.

Không phải là không biết đau đớn, mà là không biết làm cách nào để có thể quên đi. Bởi con tim vẫn luôn đòi hỏi được làm theo những lý lẽ của riêng nó – những lý lẽ mà lý trí không bao giờ có thể rạch ròi.

Em đã đếm những ngày dài khờ dại yêu anh. Em đã nhủ rằng ít ra thì thanh xuân tươi đẹp của em cũng đã xuất hiện một người thật đặc biệt. Có chăng là, người ấy chưa một lần ngoảnh mặt lại nhìn em, cũng chưa một lần biết tới sự tồn tại của em trên đời. 

Đối với em và mối tình đơn phương vừa dài vừa rộng này, mong rằng anh sẽ không biết. Chẳng thà anh không biết để em còn có lý do để khuyên can trái tim mình từ bỏ. Còn hơn là anh biết rồi mà ngoảnh mặt làm ngơ, hoặc đoái hoài đến em một chút như em đang cầu xin lòng thương hại.

Em nguyện sẽ cứ mãi mờ nhạt thế này, nép phía sau những ngày dài hoang hoải, mặc kệ người ta xì xào, chỉ cần em vui là được, có đúng không? Tình yêu đơn phương của một đứa con gái như em, nói ngắn chẳng ngắn mà nói dài cũng chẳng dài. Bởi em biết, một ngày nào đó em cũng không thể mãi ích kỷ giam mình trong một thứ tình yêu không lối thoát.

Ngày ấy em sẽ gom đủ quyết tâm để có thể quên đi anh. Anh thì đi trên đoạn đường hạnh phúc cùng người anh đã chọn, còn em cũng quay về một lối rẽ khác cho riêng em – sẽ không còn đứng đợi anh mòn mỏi ở một đoạn đường mà biết chắc rằng anh không đến. 

Ngày ấy em sẽ không buồn nhiều và thấy lòng nặng trĩu như bây giờ. Em sẽ không khóc lóc như một đứa trẻ bị đánh rớt đồ chơi đâu. Chỉ cần thấy anh mỉm cười bên người có thể mang cho anh hạnh phúc – là em cũng thấy an yên.

Ngày ấy có thể thật gần, cũng có thể rất xa. Nhưng em tin là ngày ấy sẽ đến. Bởi vì em là một cô gái nhỏ xứng đáng nhận được một tình yêu to, cũng xứng đáng được hạnh phúc với một người thương em thật dạ, đúng không anh?

Em chỉ mong rằng, vào cái ngày mà em quyết định sẽ buông bỏ mối tình đơn phương khờ dại này, anh đừng quay lại nhìn em và mỉm cười. Hãy cứ lạnh lùng như anh vẫn thế, hãy cứ bỏ mặc em như là anh đã từng, để em biết trái tim mình chịu đớn đau đủ nhiều cũng sẽ cầu những lúc bình an.

Chắc có lẽ, tình yêu của tuổi trẻ thường mặc kệ đớn đau, thường quên hết buồn phiền và mỏi mệt. Nhưng bây giờ thì tuổi trẻ của em đang trôi qua, trôi qua… Nên em nghĩ rồi cũng sẽ đến lúc trái tim em biết buồn thôi anh!

2
26 tháng 6 2018

Giỏi văn :))

giỏi văn thì giỏi thật nhưng khuyên các FA ko nên đọc nhé !

Đọc bài văn dưới đây và trả lời câu hỏi:Cái tin thằng Ngỗ bị chó cắn rách cả bắp chân, được băng bó ở trạm y tế xã đến chiều nay đã truyền đi khắp xóm.Số là trưa nay, khi xóm làng đang yên tĩnh, thì vang lên tiếng kêu thất thanh, mỗi lúc một rõ: "Chó dại! Chó dại! Cứu tôi với!". Nhiều người nghe, nhận ra tiếng thằng Ngỗ, nên chẳng ai chạy ra cứu. Bởi dân trong xóm đã một...
Đọc tiếp

Đọc bài văn dưới đây và trả lời câu hỏi:

Cái tin thằng Ngỗ bị chó cắn rách cả bắp chân, được băng bó ở trạm y tế xã đến chiều nay đã truyền đi khắp xóm.Số là trưa nay, khi xóm làng đang yên tĩnh, thì vang lên tiếng kêu thất thanh, mỗi lúc một rõ: "Chó dại! Chó dại! Cứu tôi với!". Nhiều người nghe, nhận ra tiếng thằng Ngỗ, nên chẳng ai chạy ra cứu. Bởi dân trong xóm đã một lần mắc lừa thằng Ngỗ.Ngỗ mồ côi cha mẹ từ sớm, hiện sống với bà ngoại, một người quanh năm ốm yếu, nhà lại nghèo. Thiếu sự rèn cặp của bố mẹ, Ngỗ đi học bữa đực bữa cái, rồi cuối cùng bỏ học luôn, suốt ngày lêu lổng. Người trong xóm không ai muốn cho con cái mình chơi với Ngỗ. Một hôm, chẳng biết buồn tình thế nào, đang giữa trưa yên ắng, Ngỗ ta vun một đống tướng vừa cỏ, vừa rạ ở đầu làng, rồi đốt lên, gió từ cánh đồng làm cho lửa cháy rùng rùng. Thằng Ngỗ vừa chạy vừa la: "Cháy! Cháy! Cứu với!". Nhiều người tưởng thật chạy ra, có người còn xách cả xô nước, cầm câu liêm. Ngỗ thấy đánh lừa được nhiều người, cười khanh khách rồi bỏ chạy. Mọi người tức giận lắm. Có người nói với bà lão: "Bà phải đe cháu bà, cứ thế này rồi thì không hay đâu!". Bà ngoại đã khóc nhiều lần với cháu mà Ngỗ vẫn chứng nào tật ấy. Người trong xóm còn lo, chuyện chó dại cắn đâu chỉ băng bó mà xong, còn phải tiêm nhiều mũi vắc-xin mới yên được. Liệu thằng bé có rút được bài học hày không?(Phóng tác theo truyện cổ)  Câu hỏi: Thứ tự thực tế của các sự việc trong bài văn đã diễn ra như thế nào ? Bài văn kể lại theo thứ tự nào? Kể theo thứ tự này có tác dụng nhấn mạnh đến điều j ?
1
4 tháng 11 2016

Thứ tự thực tế của các sự việc. (1) Ngổ bỏ học, lêu lổng.

(2) Ngổ đốt lửa lừa mọi người cứu mình để chọc giận.

(3) Ngô bị chó dại cắn, kêu cứu nhưng mọi người tưởng nó lừa.

(4) Ngổ bị băng bó ở trạm y tế.

- Thứ tự đảo ngược này để nhấn mạnh sự kiện cuối cùng, tạo bất ngờ, gây chú ý cho người đọc.
 

“Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáoKhi đến trường cô giáo như mẹ hiền”Trong những năm học vừa qua, em đã được học rất nhiều thầy cô giỏi, Nhưng để lđã có nhiều thầy cô giáo dạy em. Nhưng để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong em đó là cô Lan, cô giáo đã dạy em trong năm học lớp 4 đồng thời cũng là cô giáo chủ nhiệm của em.Cô giáo trông rất trẻ dù cô đã gần 40 tuổi rồi. Cô có...
Đọc tiếp

“Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo
Khi đến trường cô giáo như mẹ hiền”

Trong những năm học vừa qua, em đã được học rất nhiều thầy cô giỏi, Nhưng để lđã có nhiều thầy cô giáo dạy em. Nhưng để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong em đó là cô Lan, cô giáo đã dạy em trong năm học lớp 4 đồng thời cũng là cô giáo chủ nhiệm của em.

Cô giáo trông rất trẻ dù cô đã gần 40 tuổi rồi. Cô có một dáng người thon gọn, cân đối. Cô sở hữu một làn da trắng hồng. Mái tóc cô đen óng ả, xõa ngang vai. Cô có khuôn mặt trái xoan. Trên khuôn mặt ây, em ấn tượng nhất với ánh mắt và nụ cười của cô. Ánh mắt cô thật ấm áp, hiền từ. Đôi mắt hìên hậu ấy đã luôn dành cho chúng em biết bao tình yêu thương. Nụ cười thật rạng rỡ và dịu dàng. Mỗi khi chúng em làm bài tốt, cô luôn nở nụ cười trên môi. Khi cô cười, để lộ hàm rang đều đặn trắng sang.

Cô là cô giáo dạy văn nên giọng nói của cô rất ngọt ngào dường như để chúng ta say mê vào bài học hơn. Nhưng khi chúng em làm việc gì đó sai, giọng nói cô nghiêm khắc nhưng em biết rằng cô cũng chỉ muốn tốt cho chúng em.

Ở lớp, những bạn học sinh kém, không hiểu bài, cô không trách mắng mà luôn ân cần nhẹ nhàng giảng giải lại cho chúng em. Cô luôn tuyên dương những bạn đạt điểm cao khiến chúng em có them động lực để cố gắng. Những bài giảng Văn của cô khiến em thêm yêu gia đình, quê hương và đất nước hơn. Cô giống như người mẹ thứ hai của em giống như câu hát “Mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương”.

BÀI HAY   Tả cái đồng hồ báo thức lớp 5 - Những bài văn hay nhất

Dù bây giờ không còn được cô dìu dắt nữa nhưng em luôn nhớ về cô.Em vẫn nhớ mãi từng nụ cười, ánh mắt, giọng nói dịu dàng của cô. (Hết)

Bài làm 2 học sinh lớp 5 – Tả cô giáo chủ nhiệm

Ngoài giờ học cô thường đến bên chúng tôi để giúp đỡ những bạn học kém, hoặc kể chuyện cho chúng tôi nghe…

Bài làm:

Trong đời học sinh của mình, tôi nhận được sự dạy dỗ của rất nhiều thầy cô giáo, nhưng người thầy cô để lại cho tôi nhiều ấn tượng nhất đó là cô Oanh, cô giáo chủ nhiệm của tôi năm lớp 4.

Cô giáo chủ nhiệm của tôi là một người rất giản dị, cách ăn mặc của cô khác hẳn với những thầy cô khác. Hàng ngày đến lớp cô thường diện chiếc áo sơ mi và chiếc quần âu đen, nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp dịu hiện của cô. Cô có mái tóc rất dài, mượt mà, đen nhánh và luôn phảng phất hương thơm. Với mái tóc ấy, khi thì cô tết tóc hai bên, khi cô búi cao trên đỉnh đầu, khi thì buộc cao lên. Dù tạo theo kiểu nào, nhìn cô vẫn rất trẻ trung và duyên dáng. Đôi mắt cô to tròn, đen láy, vô cùng cương nghị nhưng cũng không kém phần dịu dàng. Dù chúng tôi có mắc khuyết điểm cô vẫn luôn nhìn chúng tôi với ánh mắt trìu mến.

Còn mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, đôi mắt cương nghị của cô lại đượm buồn. Đôi bàn tay cô thon dài, luôn viết ra những mạch văn giàu cảm xúc để chuyển tải bài học đến với chúng tôi. Giọng nói của cô thật truyền cảm, khi thì dịu dàng, ấm áp, lúc lại dí dỏm, vui tươi khiến cho chúng tôi luôn tập trung vào bài học, quên cả thời gian. Khi giảng bài cô thường pha trò thêm để tạo không khí vui vẻ cho chúng tôi học bài, vì vậy tiết học của cô khiến chúng tôi rất thích thú. Những khi cần nghiêm khắc cô cũng rất nghiêm khắc với chúng tôi. Với cô dạy học không chỉ là một nghề, mà còn là một niềm đam mê. Cô luôn chuẩn bị rất kỹ cho bài giảng của mình, nhiều khi cô còn sử dụng cả những đoạn clip ngắn về bài học, giúp chúng tôi có thể tiếp thu bài nhanh nhất. Dù cô đã là một giáo viên nhưng cô vẫn học, đó là sở thích của cô. Trước giờ lên lớp cô luôn soạn giáo án rất cẩn thận và giảng bài rất nhiệt tình với học sinh. Cả lớp chúng tôi ai cũng yêu thích tiết học của cô.

Ngoài giờ học cô thường đến bên chúng tôi để giúp đỡ những bạn học kém, hoặc kể chuyện cho chúng tôi nghe. Những bạn học kém trong lớp được cô đến tận nhà để thăm và chỉ bảo. Bạn Nam học kém nhất lớp, và gia đình có hoàn cảnh khó khăn nhất, nhưng nhờ sự giúp đỡ ân cần của cô, cùng với những món quà nhỏ mà cô đã trích ra từ đồng lương ít ỏi của mình, bạn Nam đã vượt qua khó khăn và vươn lên thành học sinh giỏi của lớp.

Tôi còn nhớ rất rõ lần ấy, tôi bị ốm và nghỉ học một tuần, khi đến lớp tôi rất lo lắng vì không theo kịp các bạn. Nhưng ánh mắt và sự tận tình của cô đã giúp tôi bình tĩnh trở lại. Cuối buổi học cô đã gọi tôi ở lại để giảng lại bài cho tôi nghe, cô nhắc bạn bên cạnh cho tôi mượn vở để tôi chép lại bài và căn dặn chỗ nào chưa hiểu cứ hỏi để cô giảng lại bài. Tôi rất vui và xúc động trước thái độ của cô, sau lần đó tôi đã học tập chăm chỉ hơn nhiều và cuối năm học đó tôi đã trở thành học sinh xuất sắc của lớp.

Bây giờ cô giáo chủ nhiệm của tôi đã là một cô giáo khác, nhưng hình ảnh về cô giáo chủ nhiệm năm lớp 4 làm tôi không bao giờ quên. Suốt cuộc đời này tôi sẽ luôn lưu giữ hình ảnh cô trong tim mình và cố gắng học tập thật tốt để xứng đáng với những gì mà cô đã dành cho chúng tôi.

6
22 tháng 8 2018

cũng hay

23 tháng 9 2018

Mẹ ơi, mẹ hy sinh cho con nhiều đến thế mà chưa bao giờ mẹ đòi con trả công. mẹ là người mẹ tuyệt vời nhất, cao cả nhất, vĩ đại nhất. Đi suốt đời này có ai bằng mẹ đâu. Có ai sẵn sàng che chở cho con bất cứ lúc nào. Ôi mẹ yêu của con! Giá như con đủ can đảm để nói lên ba tiếng: “ Con yêu mẹ! ” thôi cũng được. Nhưng con đâu dũng cảm, con chỉ điệu đà ủy mỵ chứ đâu được nghiêm khắc như mẹ. Con viết những lời này, dòng này mong mẹ hiểu lòng con hơn. Mẹ đừng nghĩ có khi con chống đối lại mẹ là vì con không thích mẹ. Con mãi yêu mẹ, vui khi có mẹ, buồn khi mẹ gặp điều không may. mẹ là cả cuộc đời của con nên con chỉ mong mẹ mãi mãi sống để yêu con, chăm sóc con, an ủi con, bảo ban con và để con được quan tâm đến mẹ, yêu thương mẹ trọn đời. Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất trên đời này. Tình cảm ấy đã nuôi dưỡng bao con người trưởng thành, dạy dỗ bao con người khôn lớn. Chính mẹ là nguời đã mang đến cho con thứ tình cảm ấy. Vì vậy, con luôn yêu thương mẹ, mong được lớn nhanh để phụng dưỡng mẹ. Và con muốn nói với mẹ rằng: “ Con dù lớn vẫn là con mẹ. Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con. ”

"Những ngày mùa hạ rả rích, khi ôm sách và lắng nghe vài giai điệu phát ra từ cái radio cũ mèm, tự dưng tôi nghe thấy mấy lời da diết vang lên: “Người thầy... vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa/Từng ngày, giọt mồ hôi rơi nhòe trang giấy…”. Tiếng Cẩm Ly tha thiết, chiều mùa hạ như đang rơi xuống, vỡ tan và xoáy vào lòng những kí ức tươi đẹp. Đột nhiên, có cảm giác như đang lạc vào một...
Đọc tiếp

"Những ngày mùa hạ rả rích, khi ôm sách và lắng nghe vài giai điệu phát ra từ cái radio cũ mèm, tự dưng tôi nghe thấy mấy lời da diết vang lên: “Người thầy... vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa/Từng ngày, giọt mồ hôi rơi nhòe trang giấy…”. Tiếng Cẩm Ly tha thiết, chiều mùa hạ như đang rơi xuống, vỡ tan và xoáy vào lòng những kí ức tươi đẹp. Đột nhiên, có cảm giác như đang lạc vào một thế giới nào đó, một thế giới không phải của mình, thế giới của quá khứ.

Và tự nhiên, tôi nghĩ, dường như mình đang được xem lại cuộc đời bốn năm trước, qua vài cảnh quay được trích ra từ cái máy quay có lẽ là đời từ những năm 1980.

Máy quay có lẽ đã cũ lắm rồi, cảnh được cảnh mất, nhưng cũng đủ để tôi thấy tôi - mười một tuổi - đứng trong sân trường cấp II lộng gió, và bóng một người thấp bé lặng lẽ đạp chiếc xe khung, đi trong nắng vàng. Bất chợt, người ấy quay lại. Ánh mắt hiền từ được máy quay ghi lại rõ ràng không sai. Tim tự dưng thấy hẫng một nhịp.

Kia rồi! Thầy tôi...

Người đàn ông đi trong nắng vàng hôm ấy là người tôi kính trọng nhất trên đời. Có lẽ biết thế nên mọi cảnh quay về người ấy đều rõ nét và chân thực đến kì lạ. Tôi nhìn rõ cái bóng liêu xiêu, đổ dài trên con đường dài dằng dặc, cùng với cây thước kẻ nửa mét kẹp trong chiếc cặp da sờn cũ, hộp phấn bằng thép chỉ chực rơi ra, cùng mái tóc đã bạc lắm rồi. Bỗng nhiên, tôi thấy nước mắt đang dâng lên, đầy tràn hai khóe mắt.

Nhiều người vẫn miêu tả: Các thầy cao to, vạm vỡ, có đôi mắt sáng quắc uy nghiêm. Nhưng không! Thầy tôi thấp lắm, nếu so với chuẩn 1,8 m, chỉ chừng 1,6 m, tóc bạc trắng và lúc nào cũng lọc cọc đi trên chiếc xe khung han rỉ. Mắt thầy sáng, nhưng sáng bởi ánh sáng dịu hiền, ấm áp khiến chúng tôi rất an tâm. Mọi thứ thuộc về thầy cũ kĩ đến mức hoài cổ. Chúng tôi, thời những năm lớp 6, đã từng trêu thầy nhiều lần vì điều ấy. Tôi vẫn nhớ thầy chỉ cười hiền và bảo, thầy già rồi, có cần gì hiện đại.

Máy quay chuyển cảnh. Từng hình ảnh nhảy nhót. Cứ như bị lỗi, những hình ảnh ấy cứ nháy đi nháy lại, nhưng lại rõ đến từng chi tiết.

Mùa đông lạnh thê lương. Khi mà gió vuốt những ngón tay trên mái nhà, tôi nhìn thấy thầy đạp xe đến trường. Những vòng quay xe đạp cứ thế quay đều, quay đều. Pê đan cũ lắm rồi, xích kêu lạch cạch tựa như đang đòi nghỉ ngơi. Thầy vẫn cần mẫn đạp xe, cần mẫn xách chiếc cặp sờn cũ đến lớp. Tháng qua, tôi thấy thầy khẽ run. Không chỉ mùa đông ấy, mà còn nhiều mùa đông sau này nữa. Tôi vẫn luôn nhìn thấy hình ảnh đó. Luôn nhớ mình đứng trên tầng 2, vẫy tay “Em chào thầy” mà láo xược chế thành “Em thầy!”, và thầy, trên chiếc xe đạp cũ đi ngược gió, vẫy tay cười lại.

Hiền như tiên.

Tự dưng, cảnh quay tiếp theo hiện ra. Tôi thấy...

Đêm tối. Trong một căn bếp lụp xụp, có mỗi một bóng đèn mù mịt. Bảng đen viết đầy những công thức loằng ngoằng. Có hai đứa học sinh ngồi quây quần cắt cái bánh trung thu nhân thập cẩm, và một người tóc bạc phơ ngồi cạnh, mỉm cười nhấm nháp ngụm trà nóng trong đêm thu mong manh.

Thầy ơi, thầy không ăn thập cẩm à, thế phải làm sao bây giờ. Tiếng đứa con gái cất lên lo lắng. Thằng con trai ngồi cạnh im lặng ăn miếng bánh nướng thơm lừng, còn người đó chỉ cười, bảo, ừ, hai đứa cứ ăn đi, còn lại để vào tủ lạnh, lúc nào cô về thì cô ăn.

Tôi nhận ra, đấy chính là mình, với Âu Sơn, và thầy.

Tôi thấy mình lúng túng, rồi cũng ngồi xuống, cầm con dao cắt bánh ra thành nhiều miếng nho nhỏ. Sau nhiều lần từ chối, cuối cùng thầy cũng ăn, và hai đứa học sinh cười thành tiếng. Căn bếp lụp xụp như sáng thêm. Sáng thêm. Mãi đến sau này tôi mới biết thầy không ăn được thịt mỡ, cứ đến cổ họng lại bị nôn ra, thế mà hôm ấy thầy vẫn ăn miếng bánh Trung thu, có lẽ chỉ để chúng tôi vui lòng.

Đột nhiên muốn khóc. Thầy của tôi, vĩ đại như thế đấy.

Có lẽ nhiều người không hiểu nổi từ vĩ đại. Tại sao lại vĩ đại? Tôi không thể diễn tả được cảm xúc của tôi khi nghe việc thầy không ăn được thịt mỡ, rồi liên tưởng đến miếng bánh trung thu ngày hôm ấy. Chỉ để chúng tôi vui, thầy đã ăn hết miếng bánh mà có thể làm thầy khó chịu suốt những ngày sau đó. Ai đó từng nói, tấm lòng người thầy vĩ đại lắm, và cũng trong sáng lắm, y như pha lê không bao giờ bị vấy bẩn. Đúng, đúng lắm.

Những tháng ngày đó, bất kể nắng hay mưa, bất kể nóng nực hay lạnh giá, thầy, vẫn cặm cụi đi trên chiếc xe đạp cũ xỉn, dạy chúng tôi học. Tôi nhớ những ngày tháng 1, năm tôi lớp 7. Lúc ấy gió trời còn mạnh, và nắng thì hong hanh lắm. Tôi, với ba thằng con trai khác, ngồi trong lớp nghe thầy giảng Toán. Sơn đùa, bảo thầy sao không làm hiệu trưởng mà lại chấp nhận làm giáo viên quèn. Ôi, làm hiệu trưởng thì không quát được giáo viên đâu, còn làm giáo viên, học sinh không nghe thì tống nó ra khỏi lớp. Thầy bảo, như thế. Chúng tôi cứ cười mãi về câu nói ấy. Đến tận hai năm sau, tôi mới biết, thầy chấp nhận làm giáo viên là để dìu dắt thêm nhiều lớp học trò trước khi bước vào tuổi già.

Sau này mới biết, tình cảm thầy dành cho học sinh chúng tôi còn nhiều hơn gấp tỉ tỉ lần những thứ công danh lợi lộc tầm thường.

Năm lớp bảy, có thầy, có những kì vọng và quyết tâm từ biết bao ngày trước, tôi đạt giải Nhất toán. Biết tin, thầy chỉ cười thật tươi. Nhưng trong mắt tôi, đó là nụ cười ấm áp nhất tôi từng biết. Nụ cười ấy khiến bao mệt mỏi, khó nhọc trở về số 0. Nụ cười khiến cho tất cả học sinh an lòng. Năm ấy, có lẽ là năm tôi hạnh phúc nhất.

Không biết đã đi qua bao nhiêu ngày nắng, mưa? Chỉ biết, thầy đã đồng hành cùng chúng tôi trong suốt hai năm rưỡi. Hai năm rưỡi lọc cọc đạp chiếc xe cũ ấy, hai năm rưỡi dạy dỗ lũ học sinh lớp A nghịch như quỷ. Thầy chẳng hề than vãn lấy một lời.

Các em là lứa học sinh cuối cùng của thầy, chỉ mong dạy được thật tốt, không muốn ai bị chửi mắng cả. Thầy trả lời cho câu hỏi của tôi về việc, tại sao chúng em mất trật tự mà thầy không nhắc.

Lúc ấy, tôi không hiểu. Sau này ngẫm nghĩ lại mới ngộ ra. Hóa ra, chúng tôi chính là những kẻ vô ơn bậc nhất, không hiểu nổi tâm ý của thầy giấu trong từng con chữ.

Mười ba tuổi, chỉ biết nghịch ngợm, vô ưu vô lo. Đâu biết người thầy vẫn cặm cụi chiến đấu với tuổi già và sức khỏe, ngày ngày lên lớp dạy dỗ cho những học sinh cuối cùng trong cuộc đời dạy học của mình.

Hết học kì I năm tôi lớp 8, thầy có quyết định nghỉ hưu.

Quyết định không hề vội vã, nhưng lại gây bất ngờ trong tập thể lớp. Tất cả xôn xao, và dường như có gì đó nghẹn ở trong tim, rất lạ. Dù biết, nhưng cuối cùng vẫn đến lúc phải chia tay rồi.

Ngày chia tay, tôi tặng thầy một bó hoa kẹo mút. Chính tay dính từng bông hoa, chính tay ghim từng bó mút. Có lẽ đó là bó hoa xấu nhất tôi từng làm, nhưng cũng là bó hoa mang nhiều tình cảm nhất. Cũng là bó hoa đầu tiên tôi tặng cho sự chia ly.

Thầy nghỉ rồi...

Giáo viên mới dạy thay. Bài giảng sôi động, súc tích vô cùng. Nhưng thỉnh thoảng đột nhiên ngẩn ngơ. Vẫn ngỡ thầy còn ở đây, ngay trên bục giảng, viết những con số vốn bị chê “xấu mèm” nhưng thật rất rõ ràng. Ngỡ rằng thầy vẫn sẽ đi cùng chúng tôi qua những năm tháng còn lại. Không, không còn nữa rồi!

Đó là những tháng ngày khó khăn nhất. Không có thầy ở bên cạnh dạy dỗ, không có ai cười hiền từ động viên trong những ngày khó khăn. Năm đó, tôi tụt hạng, chỉ đạt giải Ba. Đề rất dễ. Thế mà, điểm cũng chỉ đạt “nhì non”. Lúc ấy, tôi mới biết hóa ra thầy ảnh hưởng đến tôi nhiều như thế.

Lên lớp 9, ông nội dẫn tôi xuống nhà thầy. Từ đó, tôi chính thức học thêm với thầy. Chính thức bắt đầu một năm học tuy vất vả nhưng tràn đầy niềm vui. Ngôi nhà mà chúng tôi học, cũng chính là ngôi nhà thầy đã sống suốt mấy chục năm qua. Cả một đời người vất vả chỉ có một khoảnh sân nho nhỏ để phơi nắng, một căn bếp tối, lụp xụp, cái nhà xây lợp lá cọ mát rượi trong những ngày nóng bức, và cả một cây trứng cá lúc nào cũng bị lũ học sinh nhăm nhe chọc quả. Thầy bảo, như thế đã là hạnh phúc lắm rồi.

Đôi khi tôi nghĩ thầy sống sao mà giản đơn quá. Thầy chỉ cười. Không, thế đã là quá đủ rồi. Tôi không biết đủ là gì, không biết tại sao thầy có thể hài lòng. Sau đó nhiều tháng, tôi mới được nghe thầy kể về biết bao ngày khó khăn thầy đã trải qua. Đấy là những năm tháng vất vả đến bần hàn. Thầy là sinh viên nghèo, không có đủ đồ ăn nên ốm nhom ốm nhách. Trải qua một thời khó nhọc, con người luôn có khuynh hướng hài lòng với hiện tại, dù cho hiện tại ấy chỉ hơn thời khó khăn ngày xưa một chút xíu. Chính thế, thầy sống giản dị, tiết kiệm vô cùng. Từ lúc học thêm chỗ thầy, nghe thầy nói về những điều thầy đã trải qua, bất giác tôi cũng sống tiết kiệm đi nhiều lần. Không còn phung phí tiền bạc và đồ dùng như trước đây nữa.

Người ta bị ảnh hưởng bởi những người mà được coi là quan trọng. Tôi nghĩ, tôi cũng vậy.

Đôi khi tôi nghĩ, có phải thầy đã ảnh hưởng đến tôi theo một cách đặc biệt nào đó? Nghĩ nhiều lần, rồi mới phát hiện ra, thầy chính là một hình tượng mà tôi luôn khát khao muốn vươn tới, một tượng đài vĩ đại, một người mà tôi luôn mong mỏi đạt được thành công như vậy. Không chỉ là một người thầy, thầy còn là người cha, người anh, người bạn luôn lắng nghe, luôn cho những lời khuyên bổ ích nhất khi tôi cần. Thầy không chỉ dạy tôi môn Toán, thầy còn dạy tôi cách làm người, cách sống và phấn đấu để càng ngày càng tốt đẹp hơn.

Máy quay dường như đang chậm lại, từng cảnh từng nét hiện lên rõ ràng. Tôi thấy thầy đang lụi hụi trồng rau, chăm sóc con chó lông trắng đen già khụ, thấy cả chúng tôi ngày đó, trong những ngày vất vả nhưng yên bình. Tôi nghĩ, có lẽ đó là những ngày hạnh phúc và vui vẻ nhất tôi từng có. Sau này, khi bước đi trên đường đời chông gai, có thể sẽ chẳng còn ai chỉ bảo, dạy dỗ tôi tận tình như thầy đã từng, có thể sẽ chẳng có ai lo tôi liệu có ngủ đủ giấc, liệu có stress khi nhồi nhét quá nhiều. Nhưng, cố nhân từng nói, cuộc đời chỉ cần một người khiến ta ngưỡng mộ, để cả đời noi gương, cả đời thương mến. Vậy là quá đủ rồi.

Khi viết những dòng này, tôi đã là học sinh cấp III. Không chỉ hôm nay, mà còn cả ngày mai, ngày kia, nhiều ngày sau nữa, nhất định tôi sẽ tiếp tục cố gắng. Để mỗi khi gặp ai, trò chuyện cùng ai, có thể tự hào nói, tôi, là học sinh của thầy Nguyễn Văn Tâm. Có những lúc nhớ thầy, phóng vụt xe đi, tìm về ngôi nhà nhỏ cuối phố cũ với cây trứng cá xum xuê, ngồi nghe thầy nói về những điều thầy tâm đắc, về những điều thầy mong mỏi và răn dạy tôi cho đến mãi sau này. Tìm về nơi duy nhất khiến tâm hồn thanh thản, khiến cho mọi thứ phức tạp của cuộc đời trở nên dễ dàng và trong sáng hơn.

Vẫn là những ngày mùa hạ đã cũ, tôi cảm giác như mình đang xốc ba lô lên vai, đạp cái xe đạp của mình, lao đi trong nắng vàng.

Đến nơi tràn đầy kiến thức mà tôi hằng yêu kính".

Cảm nhận của em khi đọc bài văn trên ?

0
"Những ngày mùa hạ rả rích, khi ôm sách và lắng nghe vài giai điệu phát ra từ cái radio cũ mèm, tự dưng tôi nghe thấy mấy lời da diết vang lên: “Người thầy... vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa/Từng ngày, giọt mồ hôi rơi nhòe trang giấy…”. Tiếng Cẩm Ly tha thiết, chiều mùa hạ như đang rơi xuống, vỡ tan và xoáy vào lòng những kí ức tươi đẹp. Đột nhiên, có cảm giác như đang lạc vào một...
Đọc tiếp

"Những ngày mùa hạ rả rích, khi ôm sách và lắng nghe vài giai điệu phát ra từ cái radio cũ mèm, tự dưng tôi nghe thấy mấy lời da diết vang lên: “Người thầy... vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa/Từng ngày, giọt mồ hôi rơi nhòe trang giấy…”. Tiếng Cẩm Ly tha thiết, chiều mùa hạ như đang rơi xuống, vỡ tan và xoáy vào lòng những kí ức tươi đẹp. Đột nhiên, có cảm giác như đang lạc vào một thế giới nào đó, một thế giới không phải của mình, thế giới của quá khứ.

Và tự nhiên, tôi nghĩ, dường như mình đang được xem lại cuộc đời 3 năm trước, qua vài cảnh quay được trích ra từ cái máy quay có lẽ là đời từ những năm 2015

Máy quay có lẽ đã cũ lắm rồi, cảnh được cảnh mất, nhưng cũng đủ để tôi thấy tôi - mười một tuổi - đứng trong sân trường cấp II lộng gió, và bóng một người thấp bé lặng lẽ đạp chiếc xe khung, đi trong nắng vàng. Bất chợt, người ấy quay lại. Ánh mắt hiền từ được máy quay ghi lại rõ ràng không sai. Tim tự dưng thấy hẫng một nhịp.

Kia rồi! Thầy tôi...

Người đàn ông đi trong nắng vàng hôm ấy là người tôi kính trọng nhất trên đời. Có lẽ biết thế nên mọi cảnh quay về người ấy đều rõ nét và chân thực đến kì lạ. Tôi nhìn rõ cái bóng liêu xiêu, đổ dài trên con đường dài dằng dặc, cùng với cây thước kẻ nửa mét kẹp trong chiếc cặp da sờn cũ, hộp phấn bằng thép chỉ chực rơi ra, cùng mái tóc đã bạc lắm rồi. Bỗng nhiên, tôi thấy nước mắt đang dâng lên, đầy tràn hai khóe mắt.

Nhiều người vẫn miêu tả: Các thầy cao to, vạm vỡ, có đôi mắt sáng quắc uy nghiêm. Nhưng không! Thầy tôi thấp lắm, nếu so với chuẩn 1,8 m, chỉ chừng 1,6 m, tóc bạc trắng và lúc nào cũng lọc cọc đi trên chiếc xe khung han rỉ. Mắt thầy sáng, nhưng sáng bởi ánh sáng dịu hiền, ấm áp khiến chúng tôi rất an tâm. Mọi thứ thuộc về thầy cũ kĩ đến mức hoài cổ. Chúng tôi, thời những năm lớp 6, đã từng trêu thầy nhiều lần vì điều ấy. Tôi vẫn nhớ thầy chỉ cười hiền và bảo, thầy già rồi, có cần gì hiện đại.

Máy quay chuyển cảnh. Từng hình ảnh nhảy nhót. Cứ như bị lỗi, những hình ảnh ấy cứ nháy đi nháy lại, nhưng lại rõ đến từng chi tiết.

Mùa đông lạnh thê lương. Khi mà gió vuốt những ngón tay trên mái nhà, tôi nhìn thấy thầy đạp xe đến trường. Những vòng quay xe đạp cứ thế quay đều, quay đều. Pê đan cũ lắm rồi, xích kêu lạch cạch tựa như đang đòi nghỉ ngơi. Thầy vẫn cần mẫn đạp xe, cần mẫn xách chiếc cặp sờn cũ đến lớp. Tháng qua, tôi thấy thầy khẽ run. Không chỉ mùa đông ấy, mà còn nhiều mùa đông sau này nữa. Tôi vẫn luôn nhìn thấy hình ảnh đó. Luôn nhớ mình đứng trên tầng 2, vẫy tay “Em chào thầy” mà láo xược chế thành “Em thầy!”, và thầy, trên chiếc xe đạp cũ đi ngược gió, vẫy tay cười lại.

Hiền như tiên.

Tự dưng, cảnh quay tiếp theo hiện ra. Tôi thấy...

Đêm tối. Trong một căn bếp lụp xụp, có mỗi một bóng đèn mù mịt. Bảng đen viết đầy những công thức loằng ngoằng. Có hai đứa học sinh ngồi quây quần cắt cái bánh trung thu nhân thập cẩm, và một người tóc bạc phơ ngồi cạnh, mỉm cười nhấm nháp ngụm trà nóng trong đêm thu mong manh.

Thầy ơi, thầy không ăn thập cẩm à, thế phải làm sao bây giờ. Tiếng đứa con gái cất lên lo lắng. Thằng con trai ngồi cạnh im lặng ăn miếng bánh nướng thơm lừng, còn người đó chỉ cười, bảo, ừ, hai đứa cứ ăn đi, còn lại để vào tủ lạnh, lúc nào cô về thì cô ăn.

Tôi nhận ra, đấy chính là mình, với Âu Sơn, và thầy.

Tôi thấy mình lúng túng, rồi cũng ngồi xuống, cầm con dao cắt bánh ra thành nhiều miếng nho nhỏ. Sau nhiều lần từ chối, cuối cùng thầy cũng ăn, và hai đứa học sinh cười thành tiếng. Căn bếp lụp xụp như sáng thêm. Sáng thêm. Mãi đến sau này tôi mới biết thầy không ăn được thịt mỡ, cứ đến cổ họng lại bị nôn ra, thế mà hôm ấy thầy vẫn ăn miếng bánh Trung thu, có lẽ chỉ để chúng tôi vui lòng.

Đột nhiên muốn khóc. Thầy của tôi, vĩ đại như thế đấy.

Có lẽ nhiều người không hiểu nổi từ vĩ đại. Tại sao lại vĩ đại? Tôi không thể diễn tả được cảm xúc của tôi khi nghe việc thầy không ăn được thịt mỡ, rồi liên tưởng đến miếng bánh trung thu ngày hôm ấy. Chỉ để chúng tôi vui, thầy đã ăn hết miếng bánh mà có thể làm thầy khó chịu suốt những ngày sau đó. Ai đó từng nói, tấm lòng người thầy vĩ đại lắm, và cũng trong sáng lắm, y như pha lê không bao giờ bị vấy bẩn. Đúng, đúng lắm.

Những tháng ngày đó, bất kể nắng hay mưa, bất kể nóng nực hay lạnh giá, thầy, vẫn cặm cụi đi trên chiếc xe đạp cũ xỉn, dạy chúng tôi học. Tôi nhớ những ngày tháng 1, năm tôi lớp 7. Lúc ấy gió trời còn mạnh, và nắng thì hong hanh lắm. Tôi, với ba thằng con trai khác, ngồi trong lớp nghe thầy giảng Toán. Sơn đùa, bảo thầy sao không làm hiệu trưởng mà lại chấp nhận làm giáo viên quèn. Ôi, làm hiệu trưởng thì không quát được giáo viên đâu, còn làm giáo viên, học sinh không nghe thì tống nó ra khỏi lớp. Thầy bảo, như thế. Chúng tôi cứ cười mãi về câu nói ấy. Đến tận hai năm sau, tôi mới biết, thầy chấp nhận làm giáo viên là để dìu dắt thêm nhiều lớp học trò trước khi bước vào tuổi già.

Sau này mới biết, tình cảm thầy dành cho học sinh chúng tôi còn nhiều hơn gấp tỉ tỉ lần những thứ công danh lợi lộc tầm thường.

Năm lớp bảy, có thầy, có những kì vọng và quyết tâm từ biết bao ngày trước, tôi đạt giải Nhất toán. Biết tin, thầy chỉ cười thật tươi. Nhưng trong mắt tôi, đó là nụ cười ấm áp nhất tôi từng biết. Nụ cười ấy khiến bao mệt mỏi, khó nhọc trở về số 0. Nụ cười khiến cho tất cả học sinh an lòng. Năm ấy, có lẽ là năm tôi hạnh phúc nhất.

Không biết đã đi qua bao nhiêu ngày nắng, mưa? Chỉ biết, thầy đã đồng hành cùng chúng tôi trong suốt hai năm rưỡi. Hai năm rưỡi lọc cọc đạp chiếc xe cũ ấy, hai năm rưỡi dạy dỗ lũ học sinh lớp A nghịch như quỷ. Thầy chẳng hề than vãn lấy một lời.

Các em là lứa học sinh cuối cùng của thầy, chỉ mong dạy được thật tốt, không muốn ai bị chửi mắng cả. Thầy trả lời cho câu hỏi của tôi về việc, tại sao chúng em mất trật tự mà thầy không nhắc.

Lúc ấy, tôi không hiểu. Sau này ngẫm nghĩ lại mới ngộ ra. Hóa ra, chúng tôi chính là những kẻ vô ơn bậc nhất, không hiểu nổi tâm ý của thầy giấu trong từng con chữ.

Mười ba tuổi, chỉ biết nghịch ngợm, vô ưu vô lo. Đâu biết người thầy vẫn cặm cụi chiến đấu với tuổi già và sức khỏe, ngày ngày lên lớp dạy dỗ cho những học sinh cuối cùng trong cuộc đời dạy học của mình.

Hết học kì I năm tôi lớp 8, thầy có quyết định nghỉ hưu.

Quyết định không hề vội vã, nhưng lại gây bất ngờ trong tập thể lớp. Tất cả xôn xao, và dường như có gì đó nghẹn ở trong tim, rất lạ. Dù biết, nhưng cuối cùng vẫn đến lúc phải chia tay rồi.

Ngày chia tay, tôi tặng thầy một bó hoa kẹo mút. Chính tay dính từng bông hoa, chính tay ghim từng bó mút. Có lẽ đó là bó hoa xấu nhất tôi từng làm, nhưng cũng là bó hoa mang nhiều tình cảm nhất. Cũng là bó hoa đầu tiên tôi tặng cho sự chia ly.

Thầy nghỉ rồi...

Giáo viên mới dạy thay. Bài giảng sôi động, súc tích vô cùng. Nhưng thỉnh thoảng đột nhiên ngẩn ngơ. Vẫn ngỡ thầy còn ở đây, ngay trên bục giảng, viết những con số vốn bị chê “xấu mèm” nhưng thật rất rõ ràng. Ngỡ rằng thầy vẫn sẽ đi cùng chúng tôi qua những năm tháng còn lại. Không, không còn nữa rồi!

Đó là những tháng ngày khó khăn nhất. Không có thầy ở bên cạnh dạy dỗ, không có ai cười hiền từ động viên trong những ngày khó khăn. Năm đó, tôi tụt hạng, chỉ đạt giải Ba. Đề rất dễ. Thế mà, điểm cũng chỉ đạt “nhì non”. Lúc ấy, tôi mới biết hóa ra thầy ảnh hưởng đến tôi nhiều như thế.

Lên lớp 9, ông nội dẫn tôi xuống nhà thầy. Từ đó, tôi chính thức học thêm với thầy. Chính thức bắt đầu một năm học tuy vất vả nhưng tràn đầy niềm vui. Ngôi nhà mà chúng tôi học, cũng chính là ngôi nhà thầy đã sống suốt mấy chục năm qua. Cả một đời người vất vả chỉ có một khoảnh sân nho nhỏ để phơi nắng, một căn bếp tối, lụp xụp, cái nhà xây lợp lá cọ mát rượi trong những ngày nóng bức, và cả một cây trứng cá lúc nào cũng bị lũ học sinh nhăm nhe chọc quả. Thầy bảo, như thế đã là hạnh phúc lắm rồi.

Đôi khi tôi nghĩ thầy sống sao mà giản đơn quá. Thầy chỉ cười. Không, thế đã là quá đủ rồi. Tôi không biết đủ là gì, không biết tại sao thầy có thể hài lòng. Sau đó nhiều tháng, tôi mới được nghe thầy kể về biết bao ngày khó khăn thầy đã trải qua. Đấy là những năm tháng vất vả đến bần hàn. Thầy là sinh viên nghèo, không có đủ đồ ăn nên ốm nhom ốm nhách. Trải qua một thời khó nhọc, con người luôn có khuynh hướng hài lòng với hiện tại, dù cho hiện tại ấy chỉ hơn thời khó khăn ngày xưa một chút xíu. Chính thế, thầy sống giản dị, tiết kiệm vô cùng. Từ lúc học thêm chỗ thầy, nghe thầy nói về những điều thầy đã trải qua, bất giác tôi cũng sống tiết kiệm đi nhiều lần. Không còn phung phí tiền bạc và đồ dùng như trước đây nữa.

Người ta bị ảnh hưởng bởi những người mà được coi là quan trọng. Tôi nghĩ, tôi cũng vậy.

Đôi khi tôi nghĩ, có phải thầy đã ảnh hưởng đến tôi theo một cách đặc biệt nào đó? Nghĩ nhiều lần, rồi mới phát hiện ra, thầy chính là một hình tượng mà tôi luôn khát khao muốn vươn tới, một tượng đài vĩ đại, một người mà tôi luôn mong mỏi đạt được thành công như vậy. Không chỉ là một người thầy, thầy còn là người cha, người anh, người bạn luôn lắng nghe, luôn cho những lời khuyên bổ ích nhất khi tôi cần. Thầy không chỉ dạy tôi môn Toán, thầy còn dạy tôi cách làm người, cách sống và phấn đấu để càng ngày càng tốt đẹp hơn.

Máy quay dường như đang chậm lại, từng cảnh từng nét hiện lên rõ ràng. Tôi thấy thầy đang lụi hụi trồng rau, chăm sóc con chó lông trắng đen già khụ, thấy cả chúng tôi ngày đó, trong những ngày vất vả nhưng yên bình. Tôi nghĩ, có lẽ đó là những ngày hạnh phúc và vui vẻ nhất tôi từng có. Sau này, khi bước đi trên đường đời chông gai, có thể sẽ chẳng còn ai chỉ bảo, dạy dỗ tôi tận tình như thầy đã từng, có thể sẽ chẳng có ai lo tôi liệu có ngủ đủ giấc, liệu có stress khi nhồi nhét quá nhiều. Nhưng, cố nhân từng nói, cuộc đời chỉ cần một người khiến ta ngưỡng mộ, để cả đời noi gương, cả đời thương mến. Vậy là quá đủ rồi.

Khi viết những dòng này, tôi đã là học sinh cấp III. Không chỉ hôm nay, mà còn cả ngày mai, ngày kia, nhiều ngày sau nữa, nhất định tôi sẽ tiếp tục cố gắng. Để mỗi khi gặp ai, trò chuyện cùng ai, có thể tự hào nói, tôi, là học sinh của thầy Nguyễn Văn Tâm. Có những lúc nhớ thầy, phóng vụt xe đi, tìm về ngôi nhà nhỏ cuối phố cũ với cây trứng cá xum xuê, ngồi nghe thầy nói về những điều thầy tâm đắc, về những điều thầy mong mỏi và răn dạy tôi cho đến mãi sau này. Tìm về nơi duy nhất khiến tâm hồn thanh thản, khiến cho mọi thứ phức tạp của cuộc đời trở nên dễ dàng và trong sáng hơn.

Vẫn là những ngày mùa hạ đã cũ, tôi cảm giác như mình đang xốc ba lô lên vai, đạp cái xe đạp của mình, lao đi trong nắng vàng.

Đến nơi tràn đầy kiến thức mà tôi hằng yêu kính".

0
mấy bạn ơi cho tui hỏi ik, cái bài văn này được chưa, tui làm văn dở lắm nên các bạn cứ nhạn xét thoải mái giúp tui nhá! Thanks các bạn!Bài văn đây...     Ngày thứ năm hôm đó, em thức dậy rất sớm và chuẩn bị đồ đến trường dự buổi lễ khai giảng năm học 2019-2020 ở ngôi trường mới của mình-Trường Trung học Cơ sở  Lê Ngọc Hân.     Vừa đến cổng, em vội vàng chào mẹ và chạy...
Đọc tiếp

mấy bạn ơi cho tui hỏi ik, cái bài văn này được chưa, tui làm văn dở lắm nên các bạn cứ nhạn xét thoải mái giúp tui nhá! Thanks các bạn!

Bài văn đây...

     Ngày thứ năm hôm đó, em thức dậy rất sớm và chuẩn bị đồ đến trường dự buổi lễ khai giảng năm học 2019-2020 ở ngôi trường mới của mình-Trường Trung học Cơ sở  

Lê Ngọc Hân.

     Vừa đến cổng, em vội vàng chào mẹ và chạy thẳng vào trong sân trường. Lúc này thì ở trường mới chỉ có chừng chục bạn. Em đi qua căn tin mua nước, bánh và ngồi đợi, càng đợi thì sân trường càng đông. Và buổi lễ cũng đã được bắt đầu, các quý đại biểu trang trọng bước ra trong sự nồng nhiệt đón tiếp của giáo viên và học sinh toàn trường. Sau khi các vị đại biểu đã vào chỗ ngồi ngay ngắn thì nhạc tưng bừng nổi lên, mấy bạn học sinh khối sáu đi diễu hành quanh sân trường. Nhìn những gương mặt tươi cười rạng rỡ của các bạn ấy cũng khiến cho em vui theo. Thầy Phong giới thiệu từng tên lớp và từng giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn. Các anh chị ngồi ở dưới thì vỗ tay trong tâm trạng rất vui vẻ. Tất cả những lớp khối sáu về chỗ ngồi. Mấy thầy khiêng cây đàn pi-a-nô lên sân khấu, giới thiệu bạn Hy Lạp lớp sáu mười hai biểu diễn bài hát Vui Đến Trường. Bạn ấy đánh rất hay và gương mặt thì lúc nào cũng cười tươi rõ nét. Đánh xong, Hy Lạp cúi đầu chào mọi người và dẹp đàn, sau đó là tiếng la hét, vỗ tay khen ngợi của cả trường. Thầy tổng phụ trách bước lên sân khấu, nói: “Và tiếp theo sau đây là nghi lễ chào cờ, kính mời quý đại biểu, quý thầy cô cùng các em học sinh thân mến đứng lên làm nghi lễ chào cờ. Tất cả, Nghiêm”. Bài Quốc Ca nổi lên, quý đại biểu cùng các bạn học sinh và giáo viên toàn trường trong tư thế trang nghiêm hát Quốc Ca. Tiếng hát cất lên đều và thanh, nghe rất hay. Sau đó, thầy giới thiệu tên của các vị đại biểu mà chúng em vừa đón tiếp khi nảy rồi mời Phó Chủ tịch Phường 7 lên đọc thư chúc mừng của Chủ tịch nước Công hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Giọng đọc của ông trong trẻo và dễ nghe nên khi đọc xong, ông nhận được một tràn vỗ tay rất lớn đến từ các bạn học sinh. Phó Chủ tịch Phường 7 chào mọi người rồi bước về, thầy Hiệu trưởng Lê Mạnh Cường bước lên phát biểu. Thầy sinh hoạt và nói về nội quy nhà trường. Sau khi nói xong thầy, thầy cầm cái dùi và đánh thật mạnh vào mặt trống ba hồi trống. Tiếng trống là tiếng báo hiệu năm học mới đã bắt đầu. Âm thanh “Tùng…tùng…tùng…” ngày càng nhỏ dần rồi và cuối cùng là dứt hẳn. Đánh trống xong, thầy hiểu trường cảm ơn và chào mọi người rồi về chỗ ngồi. Thầy tổng phụ trách lên mời đại diện giáo viên lên phát biểu. Cô nói về cách dạy của mình và cách học của học sinh, sau đó thì cô mời chị Liên đội Trưởng của trường- đại diện học sinh lên sân khấu sinh hoạt. Chị ấy trang nghiêm bước lên giới thiệu họ tên, lớp và sinh hoạt rằng các bạn hãy cố gắng chăm ngoan, học tập thật tốt và đừng bao giờ lười biếng. Giọng của chị ngọt ngào, rõ ràng và cực kỳ diễn cảm. Chị chào mọi người và bước về. Cả trường vỗ tay khen ngợi cho cô và chị ấy vì hai người đều nói rất hay.Thầy tổng phụ trách cầm một xấp giấy khen, học bổng và mời cô hiệu phó bước lên phát quà cho các bạn học sinh nghèo, vượt khó học tốt. Gương mặt của các bạn nhận học bổng vừa vui vừa mừng. Tiếp theo là đến phần phát thưởng cuộc thi Vẽ tranh với chủ đề “Mỹ Tho-Thành phố tôi yêu”. Các bạn học sinh được nhận giải gật đầu cảm ơn cô hiệu phó, sau đó là tiếng vỗ khen ngợi. Tiết mục văn nghệ cuối cùng và hay nhất chính là múa lân. Vì đây là tiết mục do mấy anh trong đoàn múa lân chuyên nghiệp biểu diễn chứ không phải mấy bạn trong trường. Tiếng trống “Bùm…bùm…chát…” được đánh nghe rất quyết liệt. Ông Địa cầm quạt ra và đi xung quanh mấy con lân, bọn nó ngày càng nhảy cao lên rồi thấp xuống nhìn rất đẹp và thú vị, nhưng rồi cũng hết. Thầy tổng phụ trách bước lên và nói: “Buổi lễ khai giảng năm học 2019-2020 ở trường Trung học Cơ sở Lê Ngọc Hân đến đây là kết thúc,  các em học sinh hãy dẹp ghế vào nhà kho, mời các thầy cô và quý vị đại biểu ra về”.Buổi lễ kết thúc rồi, các bạn và anh chị ùa ra trong không khí náo nhiệt của cả trường. Còn những thầy cô và đại biểu thì ở lại chụp hình lưu niệm.

     Buổi lễ khai giảng đầu tiên ở ngôi trường mới thật vui. Em rất thích đi dự lễ khai giảng vì nó rất sôi động và náo nhiệt.

 

3
22 tháng 10 2019

Cho mình đề bài bạn nhé nếu đây là văn kể thì ok hay!

nếu là miêu tả thì 100% là mất toàn bộ số điểm

:))

10 tháng 6 2021

mình ko bít là viieets kiểu gì

Bình luận và chấm điểm cho bài văn tả mẹ của mình nha !Trong nhà, mẹ luôn quan tâm chăm sóc em, bảo vệ em.Hồi xưa, em nhớ một câu hát :+ Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào !Bây giờ em mới hiểu ra câu hát xưa : Tình cảm mẹ dành cho em như biển cả, có khi nó còn lớn hơn thế nữa.Mẹ như quả đất, cho em mọi thứ: Cho em sự sống như đất trời, cho em thức ăn, nuôi dưỡng em lớn tới...
Đọc tiếp

Bình luận và chấm điểm cho bài văn tả mẹ của mình nha !

Trong nhà, mẹ luôn quan tâm chăm sóc em, bảo vệ em.Hồi xưa, em nhớ một câu hát :

+ Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào !

Bây giờ em mới hiểu ra câu hát xưa : Tình cảm mẹ dành cho em như biển cả, có khi nó còn lớn hơn thế nữa.Mẹ như quả đất, cho em mọi thứ: Cho em sự sống như đất trời, cho em thức ăn, nuôi dưỡng em lớn tới như vầy là biển cả.Và mẹ em cũng như vậy đấy !

Mẹ em năm nay cũng đã ba mươi bảy rồi.Nước da không còn trắng mịn nữa, giờ đây nó chỉ ngăm màu bánh mật. Với dáng cao cao, thon gọn rất hợp với trang phục bộ ở nhà kèm theo một cái tạp dề trông rất xinh. Nhìn vậy thì ai cũng tưởng mẹ là một nội trợ đảm đang, hiền lành.Nhưng thật ra, mẹ luôn bận bịu với nghề giáo viên nhưng cũng chăm sóc gia đình chu đáo.

Mẹ em có một khuôn mặt trái xoan xinh xắn, khi cười trông khuôn mặt càng dễ thương, đẹp đẽ và trìu mến.Nét trìu mến mà mẹ có được là nhờ mẹ có đôi mắt thu hút lòng người.Đôi mắt ấy không có gì đặc biệt, lúc nào đôi mắt ấy cũng nhìn thẳng, thể hiện sự trung thực, thu hút người khác. Với đôi chân mày rậm cũng làm nổi bật cho đôi mắt ấy. Dưới cặp mắt xinh xắn là chiếc mũi cao cao, dọc dừa cùng với miệng cười tươi của mẹ.Đôi môi thâm, phai màu theo năm tháng.Khi mẹ cười, lộ hàm răng trắng và đều như hàng hạt bắp.Trông những chi tiết đẹp đẽ ấy làm mẹ em thêm xinh xắn.

Mẹ yêu thương em, luôn chăm sóc việc nhà, lại dạy em nhỏ đọc chữ, viết bài vào mỗi tối vì em cũng lớn nên em đã tự có ý thức học bài rồi không kèm em học nữa.Hồi đó em đang học lớp 1, mẹ luôn kèm em mỗi tối để em học được như hôm nay. Em nhớ một lần, hồi lớp 1 nên còn rất nhỏ, lúc đó mưa to lắm, lại gần thi kì II rồi mà em vẫn ham chơi. Trời mưa thuận lợi cho trò tắm mưa vui vẻ của em và nhỏ bạn. Chúng em chạy qua chạy lại, nước mưa thấm đầu, thấm quần áo mà chưa chịu vào đâu, lại tạt nước nhau nữa. Về nhà, mẹ đánh em quá trời, em buồn hiu nhưng vẫn khăng khăng là mình đúng nhưng sợ mẹ nên em đâu dám nói. Đến ngày mai, vì chơi nước nên em đã bị cảm, sốt 42 độ. Đã gần thi rồi mà lại bệnh thì sao được.Mỗi ngày lúc đó, mẹ đều chăm sóc em chu đáo, còn vào lớp xin bài mà cô dạy học sinh mà em đã nghĩ đễ giảng dạy và làm bài tập để em làm được bài trong kì thi.Lúc đó em mới hiểu được tình yêu mẹ dành cho em như thế nào. Em rất muốn nói một lời xin lỗi với mẹ trong lúc đó nhưng không dám, đành để nó bây giờ phai đi như một kỉ niệm nhỏ.

Tình cảm mẹ dành cho em luôn sâu sắc và không bao giờ thay đổi cả. Em sẽ cố gắng học tốt để làm mẹ vui lòng, không phụ lòng mẹ dành cho em như cô từng nói : Trong tất cả kì quan thì trái tim người mẹ là kì quan vĩ đại nhất.Mẹ à, con yêu mẹ nhiều lắm !

 

40
20 tháng 4 2016

icon-chat

18 tháng 4 2016

Bài văn viết có cảm xúc, biết miêu tả hình ảnh, nét đặc trưng của người mẹ lồng vs 1 kỉ niệm nào đó. Nhưng đoạn " sốt 42 độ" thì ko cần phải ghi

Chấm điểm: 8,5