K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 10 2017

Bê-li-cốp không chết, ông tỉnh ngộ và trút bỏ hết những chiếc bao bên ngoài mình để sống cuộc đời tự do hơn. Ông trở nên thân thiện, trò chuyện với mọi người vui vẻ, cởi mở hơn. Ông cùng đạp xe với Va-ren-cô mỗi khi hai người gặp nhau. Ông chuyển tới căn nhà thoáng mát, có nhiều cửa sổ hơn, và sống cuộc đời mới.

25 tháng 5 2018

Bàn luận về vấn đề Bạo lực học đường

MB: Những hành động, lời nói bậy bạ, thô bạo, thậm chí hành động bạo lực thân thể của bạn đang diễn ra phổ biến ở trường học

TB:

* Khái niệm bạo lực học đường

- Bạo lực học đường là hành vi cư xử thô bạo, thiếu tính nhân văn

- Cách ứng xử không thể hiện tính văn minh của thế hệ học sinh có giáo dục

* Biểu hiện

- Lăng mạ, xúc phạm, dùng lời lẽ thô tục đối với bạn bè

- Làm tổn thương tới tinh thần bạn bè

- Thầy cô xúc phạm tới học sinh

- Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô

* Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường

- Ảnh hưởng từ môi trường bạo lực , thiếu văn hóa

- Chưa có sự quan tâm của gia đình

- Giáo dục nhà trường chưa hiệu quả

* Nguyên nhân

- Ảnh hưởng từ môi trường bạo lực, thiếu văn hóa

- Chưa có sự quan tâm từ gia đình

- Xã hội dửng dưng trước những hành động bạo lực

* Hậu quả

Với người bị bạo lực:

- Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất

- Khiến gia đình đau thương, bất ổn

Bới người gây ra bạo lực

- Phát triển không toàn diện

- Mọi người xa lánh, chê trách

* Biện pháp

- Nhà trường cần có biện pháp giáo dục, nâng cao nhận thức của học trò

- Cha mẹ không chăm lo, quan tâm tới con

- Bản thân học sinh không có ý thức về việc bảo vệ bản thân

Kết bài

Khẳng định cần phải đẩy lùi nạn bạo lực học đường ra khỏi trường học

11 tháng 9 2019

Đặc sắc nghệ thuật

- Ngôi kể: ngôi thứ nhất (Pu-rơ-kin), tác giả giữ ngôi kể thứ ba, tăng tính chân thật, khách quan cho câu chuyện

- Giọng kể trầm tĩnh, bình thản, khách quan nhưng trăn trở, bức bối

- Xây dựng hình tượng nhân vật có tính khái quát, cụ thể

- Hình ảnh “cái bao”, câu nói được lặp đi lặp lại “nhỡ lại xảy ra việc gì thì sao” → giá trị nghệ thuật cao

TK:

Xuân Quỳnh được biết đến là một hồn thơ dịu dàng, nữ tính. Chị không chỉ mang đến cho thi đàn những vần thơ nồng nàn, cháy bỏng của trái tim đang thổn thức trong tình yêu mà chị còn mang cả thế giới trẻ thơ, thế giới cổ tích, thế giới của bà với cháu vào trong thơ mình. Trái ngược với cái dữ dội, ác liệt của cuộc chiến chống đế quốc Mĩ, đọc thơ Xuân Quỳnh, người ta vẫn thấy một khung cảnh thật êm đềm, một tâm hồn thật tinh tế với những kỉ niệm, cảm xúc mãnh liệt. Chỉ từ một âm thanh quen thuộc là tiếng gà trưa của xóm nhỏ trên đường hành quân, chị đã nhớ tới người bà thân thương của mình để rồi, kết lại bài thơ là những câu nói như thủ thỉ, tâm tình nhưng lại đầy quyết tâm:

"Cháu chiến đấu hôm nay

Vì tình yêu tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ"

Những người lính trên đường hành quân khi nghe thấy tiếng gà bỗng nhớ tới quê hương và những người thân thuộc của mình. Họ chiến đấu chống lại kẻ thù là vì tình yêu tổ quốc, yêu quê hương. Họ chiến đấu vì để bảo vệ xóm làng thân thuộc - nơi họ đã sinh ra và lớn lên. Nhưng quan trọng hơn nữa, cuộc chiến đấu ấy là vì người bà của mình vì tiếng gà cục tác - Ổ trứng hồng tuổi thơ. Mọi kí ức về bà đều gắn liền với tiếng gà cục tác, với ổ trứng của con gà mái mơ. Đó có lẽ là khoảng thời gian đẹp nhất, hạnh phúc nhất trong tâm trí của đứa cháu. Chẳng có ai muốn rời xa nơi bình yên và hạnh phúc mà lao vào cuộc chiến sinh tử với một kẻ thù quá mạnh. Chẳng có ai đủ dũng cảm để lìa xa người mình yêu thương nhất mà ra đi không biết ngày nào mới trở về. Chỉ có tình yêu mới đủ sức mạnh để thôi thúc con người ta hi sinh cá nhân để bảo vệ những điều lớn lao hơn thế. Và dĩ nhiên, với những đứa con, đứa cháu, sự hi sinh ấy rốt cuộc cũng chỉ vì người thân yêu. Có ai đó đã từng nói, lòng yêu nước bắt nguồn từ việc yêu những thứ bé nhỏ nhất. Và với những người dân Việt Nam lúc bấy giờ, yêu bà, yêu mẹ, yêu gia đình, yêu xóm làng chính là yêu nước. Yêu nên mới sẵn sàng hi sinh. Yêu nên mới quyết tâm chiến đấu để bảo về. Và cũng vì yêu nên hình ảnh của người bà chưa bao giờ phai mờ trong tâm trí để rồi chỉ cần nghe thấy âm thanh quen thuộc ấy thôi, đứa cháu cũng bồi hồi nhớ về bà.

Cũng viết về tình cảm bà cháu, nhưng hình ảnh người bà của Bằng Việt lại hiện về trong tâm trí của đứa cháu gắn liền với hình ảnh của bếp lửa chờn vờn. Nếu bếp lửa là nơi nuôi dưỡng tâm hồn và ước mơ mà người bà dành cho cháu thì ổ trứng gà là nơi ấp ủ, nâng niu hạnh phúc đời thường của người bà. Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh và Bếp lửa của Bằng Việt tuy khác nhau về cội nguồn khơi gợi song lại gặp nhau ở tình cảm thiêng liêng cao cả của tình bà cháu. Tình cảm ấy chính là sợi dây để gắn kết những người con trên cùng một mảnh đất hướng về quê hương, Tổ quốc của mình.

Dù là tiếng gà hay bếp lửa, hình ảnh người bà cũng hiện lên với vẻ tảo tần, vất vả, với tình yêu bao la mà bà dành cho cháu.

12 tháng 11 2017

Nhân vật Huấn Cao:

- Hình tượng nhân vật Huấn Cao có tính cuốn hút về nhân cách, tài năng, khí phách anh hùng ngang tàng, một con người mang nét đẹp của khí chất ngang tàng

- Con người sống hiên ngang, đầy tự trọng

+ Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ

+ Những người chọc trời quấy nước chỉ đếm trên đầu ngón tay

- Chí lớn không thành, coi thường cái chết, cường quyền

+ Chống lại triều đình, bị bắt giam nhưng không hề sợ cái chết

+ Có những suy nghĩ, hành vi thật phóng khoáng

- Khinh bỉ kẻ đại diện cho cường quyền

+ Khí phách hiên ngang giữa ngục tù

+ Khinh bỉ những kẻ cầm quyền thị oai, tàn nhẫn

- Là người yêu cái đẹp, tạo ra cái đẹp

+ Tài hoa khi viết thư pháp

+ Dành sự tài hoa cho người tri kỉ

- Hình ảnh cao đẹp, uy nghi của Huấn Cao khi cho chữ quản ngục

+ Viết chữ vốn thanh cao

+ Hình ảnh kì vĩ của người tù đeo gông, chân vướng xiềng xích tô đậm nét chữ >< hình ảnh co ro của thầy thơ lại, run run bưng chậu mực khúm núm, tay vái tạ

⇒ Hình tượng Huấn Cao phản ánh tư tưởng nghệ thuật của tác giả về cái đẹp: thiên lương cao cả tỏa sáng chính nơi bóng tối và cái ác ngự trị.

4 tháng 4 2019

- Nghĩa đen: Vật dụng đựng có hình túi hoặc hình hộp, vật dụng quen dùng của Bê-li-cốp

- Nghĩa bóng: Lối sống và tính cách của Bê-li-cốp

- Nghĩa biểu trưng: cái bao và Bê-li-cốp biểu trưng cho lối sống thu mình, ích kỉ, hèn nhát → Giá trị phê phán

- Ý nghĩa phổ quát: Nước Nga lúc bấy giờ cũng là chiếc bao trói buộc tự do con người → giá trị tố cáo

→ Biểu tượng người trong bao có tính nghệ thuật, phê phán sâu sắc lối sống hèn nhát, bảo thủ

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

* Sự khác nhau giữa người kể chuyện trong truyện ngắn và truyện kí.

- Người kể chuyện trong truyện ngắn thường tập trung vào một câu chuyện cụ thể và phát triển các nhân vật và sự kiện trong câu chuyện đó.

- Trong truyện kí, người kể chuyện thường ghi lại các sự kiện và hiện tượng một cách khách quan hơn, không tập trung vào việc xây dựng nhân vật và câu chuyện.

* Em ấn tượng nhất với truyện “Chiều sương” vì câu chuyện ánh lên ngọn lửa hi vọng về sự sống và hi vọng giản đơn của những người dân chài. Tác giả đã mô tả một cách tinh tế những xúc cảm của nhân vật, tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp về cuộc sống của những người dân chài và hy vọng của họ trong cuộc sống.