K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
7 tháng 12 2023

- Qua lời tự tình, bài thơ nói lên cả bi kịch và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương. 

→ Ý nghĩa nhân văn của bài thơ: Trong buồn tủi, người phụ nữ gắng vượt lên trên số phận nhưng cuối cùng vẫn rơi vào bi kịch. 

5 tháng 3 2023

- Cách dùng từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ của Hồ Xuân Hương có nhiều điểm khác với những bài thơ Đường luật mà các em đã được học, hoặc đã đọc. Ở đây, nội dung bài thơ thể hiện sự bứt phá về phong cách của Hồ Xuân Hương khi diễn tả một cách rõ nét tâm trạng và khát vọng của chủ thể trữ tình - Đây cũng là một nét mới khi đa số các bài thơ trung đại đều ít thể hiện một cách rõ nét cái “tôi” của tác giả và gần như không thổ lộ nỗi đau khổ về tinh thân, đặc biệt trong quan hệ nam nữ và hôn nhân.

- Ngôn ngữ được sử dụng trong bài thơ sắc sảo, góc cạnh, mang bản sắc cá tính sáng tạo rất rõ nét, do đó mà làm nổi bật tâm trạng của chủ thể trữ tình. Cách gieo vần độc đáo của Hồ Xuân Hương cũng thể hiện rõ nét cá tính của tác giả.

- Nhiều động từ mạnh được đưa lên đầu câu thơ gây ấn tượng cho người đọc.

- Từ ngữ chỉ mức độ được sử dụng một cách sinh động: dồn, xế, chưa trỏn, mảnh, tí con con, …

- Nghệ thuật đối được nhà thơ vận dụng triệt để. Đối ở hai câu thực và hai câu luận:

+ Ở hai câu thực, các hình ảnh đối rất lạ và táo bạo: đối “chén rượu” với “vầng trăng”, giữa trạng thái say lại tỉnh của con người với sự chuyển đổi của Mặt Trăng

(thiên nhiên) - từ “khuyết” sang “chưa tròn” (không có sự viên mãn). Cả con người và vầng trăng đều cô đơn.

+ Trong hai câu luận, đối rất rõ giữa động từ với động từ (xiên - đâm), giữa hỉnh ảnh gần trước mặt và xa cuối tầm nhìn, giữa hình ảnh thấp của những đám rêu và độ cao của núi tạo nên ân tượng mạnh mẽ, bứt phá.

Việc dùng từ ngữ mạnh và tận dụng các về đối có các hình ảnh đối lập với từ chỉ mức độ triệt đề thể hiện tình cảm, khát vọng mãnh liệt của chủ thể trữ tình.

23 tháng 3 2019

a, - Khi làm bài thơ “Bánh trôi nước”, Hồ Xuân Hương đã "giao tiếp" với người đọc về vấn đề: Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa nói chung và bản thân tác giả nói riêng.

- Mục đích:

    + Trình bày thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

    + Khẳng định phẩm hạnh, nhân cách tốt đẹp của người phụ nữ, không vì hoàn cảnh sống mà đánh mất sự son sắt, tốt đẹp của mình.

- Hồ Xuân Hương đã dùng hình tượng chiếc bánh trôi nước làm phương tiện nói lên điều đó.

b. Người đọc căn cứ vào thân phận của chính nữ sĩ Hồ Xuân Hương - một người phụ nữ xinh đẹp, tài hoa nhưng lận đận trong đường tình duyên và các chi tiết sâu sắc trong bài thơ để lĩnh hội.

Các từ ngữ, hình ảnh cụ thể giúp người đọc có thể lĩnh hội được nội dung bài thơ:

    + Từ "trắng", "tròn": chỉ vẻ đẹp về hình thể với làn da trắng, thân hình đầy đặn, xinh xắn, có tâm hồn trong trắng, nhân hậu, hiền hoà

    + Cụm từ "bảy nổi ba chìm": số phận long đong, lận đận, vất vả.

    + Cụm từ "tấm lòng son": khẳng định việc giữ trọn vẹn phẩm giá, đức hạnh và tâm hồn cao đẹp.

29 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ

Lời giải chi tiết:

Đáp án: D

Giải thích: Chú ý về hình thức của các bài.

5 tháng 3 2023

Đáp án: D

Giải thích: Chú ý về hình thức của các bài.

2 tháng 3 2023

Điểm giống nhau giữa bài thơ trên với các bài Tự tình (bài 2 – Hồ Xuân Hương) Cảm xúc mùa thu (bài 1 – Đỗ Phủ); Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến) là gì?

A. Viết về tình cảm với quê hương

B. Viết về đề tài người phụ nữ

C. Viết về thiên nhiên, mùa thu

D. Làm theo thể thơ Đường luật

5 tháng 3 2023

- Trật tự từ trong các câu thơ Đường luật sau đã bị đảo ngược trật tự từ.

- Tác dụng tu từ của hiện tượng đảo trật tự từ mà tác giả đã lựa chọn.

a.

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non.

(Hồ Xuân Hương)

à Phép đảo ngữ như cố tình khoét sâu thêm vào cái sự bẽ bàng của tâm trạng. “Trơ” là tủi hổ, là chai lì, không còn cảm giác. Thêm vào đó, hai chữ “hồng nhan” (chỉ dung nhan người thiếu nữ) lại đi với từ “cái” thật là rẻ rúng, mỉa mai. Cái “hồng nhan” trơ với nước non đúng là không chỉ gợi sự dãi dầu mà đậm hơn có lẽ là ở sự cay đắng. Câu thơ chỉ nói đến hồng nhan mà lại gợi ra cả sự bạc phận của chủ thể trữ tình.

b.

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

( Bà Huyện Thanh Quan)

à Nhấn mạnh sự vất vả, đói nghèo, lam lũ của người dân vùng Đèo Ngang; sự thưa thớt, vắng vẻ, bé nhỏ, tiêu điền hoang vắng ở nơi đây.

c.

Lao xao chợ cá làng ngư phủ,

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương

(Nguyễn Trãi)

à Đảo trật tự cú pháp: lao xao chợ cá/dắng dỏi cầm ve → nhấn mạnh những âm thanh của một cuộc sống đang sinh sôi, cũng chính là tiếng lòng của tâm hồn Nguyễn Trãi trước cuộc sống no ấm, thịnh vượng của dân chúng.

d.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông

(Trần Tế Xương)

à Nhấn mạnh sự nhọc nhằn, vất vả, bươn chải của bà Tú để lo lắng cơm áo, mưu sinh cho cả gia đình.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
7 tháng 12 2023

a. Miêu tả hình ảnh thiên nhiên như muốn vùng lên, phá ngang, phẫn uất với đất trời. Phép đảo ngữ như cố tình khoét sâu thêm vào cái sự bẽ bàng của tâm trạng. 

b. Trong những câu thơ trên, tác giả đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ. Việc đảo tật tự từ nhằm nhấn mạnh sự nhỏ bé (của những chú tiểu), sự thưa thớt, vắng vẻ, hoan sơ, hoang vu trong một khoảng không gian bao la rộng lớn của cảnh Đèo Ngang.

c. Đảo trật tự cú pháp: lao xao chợ cá/dắng dỏi cầm ve → Nhấn mạnh những âm thanh của một cuộc sống đang sinh sôi, cũng chính  tiếng lòng của tâm hồn Nguyễn Trãi trước cuộc sống no ấm, thịnh vượng của dân chúng

d. Hai câu thơ đã sử dụng phép đảo ngữ: “lặn lội” và “eo xèo” lên đầu câu nhằm nhấn mạnh sự gian khổ của bà Tú, nói lên công việc đầy nhọc nhằn vất vả, qua đó cho thấy hình ảnh người vợ tần tảo, chịu thương chịu khó.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
17 tháng 12 2023

Đáp án: D

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 11 2023

Cách cảm nhận và phân tích vừa theo tuyến hình ảnh dọc bài thơ vừa theo trình tự câu thơ, khổ thơ giúp người đọc cảm nhận bài thơ một cách dễ hơn, rõ ràng hơn và không bị bỏ quên một chi tiết nào của bài thơ.