K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

TẾT XƯA (THANH TÂM)

Con cào cào giật mình nhảy tanh tách vào tháng giêng

Lũ gà con ríu rít tranh nhau chú giun mẹ gà mới mớm

Mẹ rọc lá chuối đem hong trong nắng sớm

Cha chẻ nốt đống củi đang vương vãi phía sau nhà...

 

Xuân đến dịu dàng như cách mẹ cầm tay cha

Lễ những mảnh dằm mà như nâng niu niềm hạnh phúc

Cún con ham chơi rượt đám gà xao xác

Mèo già rướn người rũ biếng lười cọ cọ gốc cau non...

 

Xuân đến rộn ràng như bầy chim nghịch ngợm ở góc vườn

Bé trai quét bồ hong bồ hóng nơi chái nhà, góc bếp

Em gái vặt lá để gốc mai điệu đà kịp thay váy vàng đón Tết

Cha dán giấy mới vào liếp phên đã cũ qua bao mưa tạt gió lùa...

 

Bụi tre già cũng theo gió xạc xào khua

Như nhắc cha dựng cây nêu để đuổi xua những điều không may mắn

Mẹ dọn cỗ cúng ông Táo ông Công với tất cả lòng thành kính

Khấn nguyện cho mọi người một năm mới được an yên...

 

Xuân đến nhẹ nhàng như đôi mắt trẻ hồn nhiên

Cứ lôi ra, cất vô chiếc áo mẹ mới mua dù thèm thuồng vẫn nén lòng để dành mặc Tết

Mẹ trải lá, nếp mới, đậu xanh, miếng thịt heo ngon để gói từng đòn bánh tét

Cha nhen bếp khói nồng cời lên mắt cay cay...

 

Lũ trẻ hứa hẹn thức đón giao thừa nhưng rồi đứa nào cũng ngủ lăn quay

Sáng mùng một bịt tai, trốn xa khi cha châm lửa vào phong pháo đỏ

Chúc mẹ chúc cha những điều tốt lành để được lì xì và hân hoan khi mình trở nên giàu có

Nhặt pháo lép xong rồi hớn hở chạy đi chơi...

 

Người lớn dẹp lo âu để gặp ai cũng mừng rỡ tươi cười

Uống tách trà thơm, ôn cố tri tân và nói nhiều về hy vọng

Bỗng thấy thương người, thương mảnh đất mình đang sống

Như tiếp thêm nghị lực, niềm tin để đi qua gian khó cuộc đời ...

Tết xưa ơi...!

Câu 1. (1.0 điểm) Xác định kiểu câu và chức năng của các câu thơ in đậm.

Câu 2. (1.0 điểm) Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong câu thơ: “Con cào cào giật mình nhảy tanh tách vào tháng giêng”. Nêu hiệu quả của các biện pháp nghệ thuật đó.

Câu 3. (1.0 điểm) Theo văn bản, tại sao người lớn lại phải “dẹp lo âu” khi đón khách vào những ngày tết?

Câu 4. (2.0 điểm) Em có đồng ý với điều mà tác giả chia sẻ trong hai câu thơ cuối? Lý giải ngắn gọn trong 3-5 câu.

0
vì tiềnXưa kia, trong một vùng cằn cỗi dưới chân núi, có một bà góa nghèo sống cùng ba người con trai. Người con cả là một tên vô tích sự, người con thứ hai chẳng hơn gì, duy chỉ có người con út là thương người và siêng năng, thường cố sức mình giúp mẹ. Bà mẹ dệt suốt ngày, dưới những ngón tay khéo léo của bà nở ra muôn bông hoa đẹp, vô số chim chóc và đủ loại muông thú. Bà mang...
Đọc tiếp

vì tiền

Xưa kia, trong một vùng cằn cỗi dưới chân núi, có một bà góa nghèo sống cùng ba người con trai. Người con cả là một tên vô tích sự, người con thứ hai chẳng hơn gì, duy chỉ có người con út là thương người và siêng năng, thường cố sức mình giúp mẹ. Bà mẹ dệt suốt ngày, dưới những ngón tay khéo léo của bà nở ra muôn bông hoa đẹp, vô số chim chóc và đủ loại muông thú. Bà mang những tranh gấm ra chợ tỉnh gần đấy và đổi lại đủ tiền nuôi các con cùng bản thân. Người con út thường vào rừng kiếm củi, nhưng hai anh lớn thì lười biếng chỉ nằm ườn sưởi nắng chờ mẹ cho ăn.

Một hôm bà mẹ bán hết hàng sớm hơn thường lệ. Đang lang thang trong chợ tìm người bán gạo rẻ, chợt bà chú ý đến một bức tranh lớn treo trong một cửa hiệu. Bà đến gần để xem kĩ hơn. Bức tranh thể hiện một ngọn núi giống như ngọn núi sau làng bà, nhưng dưới chân núi, không phải những mái tranh nghèo lụp xụp mà là những ngôi nhà nhỏ đẹp đẽ, sạch sẽ, quây quần. Ngôi nhà đẹp nhất có nhiều tầng, sừng sững giữa một mảnh vườn có con suối lấp lánh ánh bạc chảy qua, với một chiếc hồ nhỏ nơi đàn cá đỏ bơi lội tung tăng. Trong sân gà vịt, gia cầm quanh quẩn kiếm ăn, những con cừu trắng gặm cỏ trên đồi, những cánh đồng ngô vàng rực trải dài ngút tầm mắt. Bên trên bức tranh trữ tình, tỏa sáng một vầng mặt trời đỏ rực.

Bị chinh phục bởi bức tranh đẹp, bà mẹ không thể rời mắt. Chẳng kịp nghĩ ngợi, bà dốc hết số tiền vừa bán gấm ra mua bức tranh. Trong túi chỉ còn vài đồng, bà đong ít gạo mang về. “Chỉ một lần”, bà tự nhủ, “chẳng phải gì ghê gớm. Lần sau, ta sẽ chuẩn bị cho các con món gì đó tươm tất hơn.” Trên đường về, chốc chốc bà lại dừng bước, giở cuộn tranh ra ngắm nghía. Sao mà những ngôi nhà sáng rỡ đến thế, sao mà dòng suối lấp lánh đến thế, bà đếm xem có bao nhiêu gà, bao nhiêu vịt, bà thán phục mảnh vườn rau tươi tốt, đến gần nhà, bà như ngửi thấy mùi hương hoa lung linh trong vườn. Cảnh trong tranh khiến bà sung sướng như chưa từng sung sướng thế trong đời.

 

Về nhà, bà mẹ treo tranh ngoài cửa. Bà không thể rời mắt. Hai người con lớn càu nhàu, chúng thấy thật lố bịch khi phí tiền mua một bức tranh, nhưng người con út tuyên bố:

- Con chúc cho mẹ có được căn nhà như trong tranh, với một mảnh vườn đẹp như thế. Nếu là mẹ, con sẽ dệt một bức tranh gấm theo mẫu này. Khi dệt căn nhà, những bông hoa, dòng suối, đàn gà, mẹ sẽ có cảm tưởng có những thứ đó thực.

- Đừng làm mẹ kích động, người anh cả ngáp dài. Nếu mẹ dệt chỉ vì ý thích thì lấy đâu ra tiền mà sống?

- đúng thế, người anh thứ hai phụ họa, nếu mẹ muốn sống như một quý phu nhân thì hãy chờ kiếp sau. Có thể sẽ sung sướng hơn hiện nay.

Nhưng ý của người con út khiến bà xiêu lòng.

- Đừng sợ mẹ làm khổ các con, bà dỗ dành. Mẹ sẽ dệt theo sở thích buổi tối và sáng sớm. Mẹ đã nuôi nấng các con cho đến nay, mẹ sẽ tiếp tục nuôi nấng các con. Dứt lời, bà đi mua những con chỉ đẹp nhất, và bắt tay vào dệt.

Suốt một năm dài bà mẹ ngồi bên khung cửi. Đêm nào bà cũng đốt một ngọn đuốc, khói cay làm mắt bà đỏ hoe, nước mắt trào ra. Từng giọt nước mắt trong như pha lê rơi xuống bức gấm bà đang dệt, bà hòa nhập chúng vào bức tranh. Bằng cách ấy, bà mẹ dệt bằng nước mắt con suối nhỏ và mặt hồ gợn sóng rập rờn.

Năm thứ hai, đôi mắt bà mẹ tội nghiệp rát bỏng đến ứa máu, những giọt nước mắt đỏ tươi rơi xuống bức gấm. Bà hòa nhập chúng vào tranh. Bằng cách ấy, bà dệt nên những bông hoa đỏ và mặt trời màu đồng chiếu sáng trên vòm trời.

Năm thứ ba, bức tranh gấm hoàn thành. Nó chứa đựng tất cả những gì có trong bức tranh mẫu. Một vùng ngợp màu xanh dưới chân ngọn núi cao, những căn nhà lấp lánh ánh bạc, những cánh đồng ngô vàng rực, những mảnh vườn rau, cây ăn quả, những bụi rậm điểm tô, và nơi rìa làng, thay vì căn nhà tồi tàn của bà mẹ là một tòa nhà to cao lừng lững, với những cột đỏ, cửa vàng và mái lam. Phía sau nhà, những con cừu gặm cỏ trên đồi xanh, cùng những con trâu, con bò, gà con vàng ươm, vịt con nô đùa trên cỏ, những chú chim rạch không trung sải cánh bay nhanh.

Lớp cảnh trước của bức tranh là một mảnh vườn cây cối xum xuê, hoa nở tưng bừng, chính giữa là một hồ nhỏ với đàn cá đỏ, từ đó phun ra một dòng suối lấp lánh ánh bạc chảy qua cánh đồng lúa. Phía sau làng là những cánh đồng ngô vàng rực, trải dài ngút tầm mắt. Tít trên cao, mặt trời màu đồng lấp lánh trên nền trời xanh.

Bà mẹ giụi cặp mắt đỏ hoe, nở một nụ cười mãn nguyện.

- Lại đây xem, các con, đẹp xiết bao!

Ba người con sán lại, trầm trồ thán phục.

- Nếu đem bán thì được bao nhiêu tiền vàng nhỉ? Người con cả hỏi.

- Với một món hàng thế này, có thể được món tiền khá đấy, người con thứ hai phụ họa. Nhưng người con út tuyên bố:

- Mẹ chúng ta đã xây cho chúng ta một ngôi nhà bằng gấm. Chúng ta hãy chiêm ngưỡng và sống ở đó bằng tâm tưởng.

- Mẹ dệt bức tranh theo sở thích. Mẹ sẽ không bán cho ai cả. Nhưng ở đây, trong bóng tối, mẹ con ta không nhìn rõ những gì trên đó. Hãy mang ra ánh sáng.

Bà mẹ treo bức tranh gấm của mình ra ngoài. Tất cả màu sắc đều rực rỡ. Chỉ dưới ánh sáng ngày rất tỏ, người ta mới thấy bức tranh đẹp đến thế nào. Xóm giềng xúm lại ngắm nghía, ai nấy trầm trồ khen khiến bà mẹ cười sung sướng.

Thốt nhiên bà cảm thấy một làn gió mát mơn man trên má mình. Bức gấm rung rinh. Một cơn gió mạnh lay động nó như đập thảm và cuối cùng giật tung nó khỏi cánh cửa. Thoáng sau, bức tranh đã bay rất xa trong không trung.

Bà mẹ kêu lên và ngất đi. Xóm giềng chạy tản ra khắp nơi tìm bức tranh, những người con cũng tìm khắp xung quanh, nhưng không ai tìm được.

Sau hôm mất tranh, bà mẹ bắt đầu lang thang như một linh hồn chịu tội. Người con út cố hết sức phục hồi sức khỏe cho mẹ, nấu xúp gừng cho mẹ ăn, nhưng bà vẫn suy sụp đi trông thấy.

Một thời gian sau, bà gọi người con cả đến, bảo:

- Con ơi, nếu con muốn mẹ còn sống thì hãy đi tìm bức tranh gấm mang về đây. Không có nó, khác nào mẹ mất nửa cuộc đời.

Người con cả xỏ dép và đi về phía Đông. Sau một tháng anh ta đến một hẻm núi, nơi đó có một căn lều đá. Trước lều có một con ngựa vươn cổ lên bụi dâu tây. “Tại sao con ngựa không ăn quả dâu tây?” người con cả tự hỏi. “Tại sao nó đứng đấy, vươn cổ, há mõm?” Lại gần hơn, anh ta nhận ra con ngựa là ngựa đá. Người con cả hết sức ngạc nhiên. Anh ta đứng thần người, sửng sốt ngắm nhìn con ngựa đá và căn lều đá, bỗng một bà già tươi cười xuất hiện trên ngưỡng cửa:

- Con tìm gì ở đây, con trai của ta? Bà niềm nở hỏi.

- Con tìm một bức tranh gấm do mẹ con dệt, người con cả đáp. Bức tranh thể hiện cảnh một ngôi nhà, một dòng suối, một mảnh vườn, đàn gia cầm, mặt trời và những bông hoa. Vì bức tranh ấy, chúng con đã ăn không ngon, ngủ không yên suốt ba năm ròng, mẹ con vừa dệt xong thì gió cuốn đi mất, có Trời biết là đi đâu. Mẹ sai con đi tìm. Tình cờ bà có thấy nó ở đâu không?

- Có, ta có biết, bà già nhún vai nói. Các nàng tiên Núi Mặt trời đã mượn bức tranh ấy đấy! Các nàng muốn dùng nó làm mẫu để mỗi nàng thêu một bức gấm đẹp.

- Con hài lòng được biết phải đi đâu mà tìm, người con cả thở phào nhẹ nhõm. Bà có thể chỉ đường cho con đến Núi Mặt trời không? Con sẽ đến thẳng nơi ấy, xong mới yên tâm được.

- Nói thì dễ, làm thì khó đấy, bà già cười khe khẽ. Muốn đến Núi Mặt trời, con không có cách nào khác là cưỡi con ngựa này.

- Nhưng con ngựa này bằng đá! Người con cả nhận xét.

- Không quan trọng, bà già nói. Con ngựa sẽ hồi sinh, nếu con trồng vào lợi nó răng của con để nó có thể ăn được mười quả dâu. Nếu con muốn, ta có thể đánh rụng răng con bằng hòn đá này.

Người con cả sợ hãi nhìn bà già. Đầu gối anh ta run lẩy bẩy.

- Cái đó còn chưa thấm vào đâu, bà già tiếp tục, không để ý đến vẻ sợ hãi của anh chàng. Trên con ngựa này, con phải băng qua một núi lửa, phải vượt qua một biển băng, thoát khỏi biển băng con sẽ thấy Núi Mặt Trời và các nàng tiên. Nhưng nếu dọc đường con chỉ thở dài một tiếng thì hoặc lửa sẽ đốt con thành tro bụi, hoặc những tảng băng sẽ tiêu diệt con, hoặc sóng biển sẽ nhận chìm con.

Người con cả vội lùi lại một hai bước, nhìn con đường mình vừa đi tới. Bà già mỉm cười:

- Nếu trái tim con không mách bảo thì đừng khiên cưỡng! Tốt hơn hãy trở về nhà. Ta sẽ cho con một hộp nhỏ đầy tiền vàng để đi đường.

- Bà sẽ cho con tiền vàng, không phải đổi gì sao? Người con cả sững sờ hỏi.

- Phải, không đổi gì cả. Hoặc nếu muốn, để con có cái ăn khi đói, bà già lạ lùng trả lời.

- Chúa tôi, nếu quả vậy, con ưng quay về nhà... Người con cả cầm lấy tiền và biến mất bằng con đường đã đưa anh ta đến.

Đến ngã tư, anh ta tự nhủ: “Số vàng này, cho một người thì đủ, nhưng nếu chia tư thì ít quá. Ta ưng ra thành phố hơn là về nhà. Ta sẽ sống như một lãnh chúa!” Thế là anh ta ra thành phố.

Thấy lâu quá mà con cả không trở lại, bà mẹ bảo người con thứ:

- Anh con chu du, chẳng biết đi đâu? Có lẽ nó đã quên chúng ta rồi. Con trai, con hãy đi tìm cho mẹ bức tranh gấm.

Người con thứ xỏ dép và lên đường. Anh ta đi một ngày, một tuần, một tháng và đến túp lều đá. Anh ta trông thấy con ngựa đá vươn cổ lên những quả dâu. Một bà già hiện ra trên ngưỡng cửa, hỏi:

- Trận gió lành nào đưa con đến nơi này, con trai của ta?

- Con tìm bức tranh gấm mẹ con dệt. Gió đã cuốn đi.

- Anh cả con đã qua đây, bà già thở dài, nhưng nó sợ đi đoạt lại bức gấm phải qua lửa, qua băng, phải cưỡi trên con ngựa này.

- Nhưng đây là con ngựa đá?

- Nếu con chịu nhổ răng bằng một hòn đá, để ta có thể trồng răng của con cho con ngựa, ngay khi con ngựa ăn được mười quả dâu, nó sẽ sống lại và mang con đến bên các nàng tiên của Núi Mặt Trời. Các nàng sẽ trả con bức tranh.

- Chỉ còn thiếu nước ấy nữa thôi, con sẽ bị nhổ răng! Người con thứ hoảng sợ. Con ưng quay về nhà hơn.

- Nếu vậy, ta sẽ cho con một hộp tiền vàng. Anh con cũng đã được ngần ấy.

“Chính vì lẽ đó mà anh trai ta không trở về nhà,” người con thứ nghĩ bụng. “Anh ấy làm thế là đúng. Anh ấy hưởng tiền một mình.” Người con thứ cầm hộp tiền vàng bà già cho, lễ phép cảm ơn, rồi ba chân bốn cẳng chuồn mất. Đến ngã tư đường, anh ta không do dự một giây, đi thẳng ra thành phố. “Giờ đây, ta sẽ tận hưởng thời vận của ta!” anh ta khấp khởi mừng thầm. “Tại sao ta phải chia sẻ cho người khác?”

Một tháng nữa lại trôi qua, bà mẹ gọi con út đến và bảo:

- Con ơi, mẹ giờ yếu như một con ruồi. Nếu không tìm lại được bức gấm, mẹ sẽ không cầm cự được bao lâu nữa. Hai anh con đi rong chơi, chẳng biết ở nơi nào? Chắc chúng không còn nghĩ gì đến chúng ta. Con vẫn là đứa ***** tin cậy nhất. Con hãy đi tìm bức gấm cho mẹ.

Người con út xỏ dép và lên đường. Chàng đến hẻm núi, nơi phía trước căn lều đá có con ngựa đá đang vươn cổ lên chùm dâu, và trên ngưỡng cửa là một bà già nhỏ bé như chờ chàng. Bà chào đón chàng và nói:

- Đường đến bức tranh gấm rất gian nan. Hai anh con đã ưng nhận của ta mỗi người một hộp tiền vàng, đi ra thành phố rồi.

- Con không sợ gì hết, con không cần vàng. Tiền vàng không trả lại cho mẹ con sức khỏe. Con phải làm gì đây để lấy lại bức tranh gấm cho mẹ mình?

Bà già nói cho người con út biết đường đi phải qua lửa và đá băng. Bà cũng nói muốn làm con ngựa sống lại phải cho nó răng của chàng. Bà chưa dứt lời chàng trai đã lấy một hòn đá đập gẫy răng mình, cấy vào hàm ngựa. Con ngựa sống lại, ăn mười quả dâu. chàng trai nhảy lên mình ngựa phi nhanh như gió.

- Đừng quên con không được thở dài một tiếng, ngay cả khi lửa liếm vào con và băng làm sầy da con, nếu thở dài con sẽ chết! Bà già nhỏ bé gọi với theo.

Mệt đứt hơi, chàng trai phi ngựa càng lúc càng sâu vào vùng núi đá, đến một nơi lửa phun ra từ lòng đất. Chàng trai thúc ngựa, vượt qua bức tường lửa. Lửa thiêu đốt chàng, làm chàng ngạt thở, nhưng chàng không thở dài một tiếng nào. Khi chàng tưởng lửa sắp thiêu chết mình thì con ngựa nhảy một bước dài, chưa kịp hiểu rõ sự tình đã thấy cả người cả ngựa trên một con đường mòn râm mát giữa các tảng đá. Người con út lau mồ hôi trán, hít đầy lồng ngực không khí mát lành, rồi thúc ngựa, tiếp tục cuộc hành trình. Thày trò đi như thế rất lâu, lâu lắm, đến khi chàng trai cảm thấy một luồng khí lạnh. Xa xa nghe có tiếng ầm ầm. Chàng trai lại thúc ngựa. Thầy trò phi như gió, chợt con đường kẹt giữa những mỏm đá nhô ra. Con ngựa dừng lại. Chàng trai rét run, đưa mắt nhìn xung quanh. Thầy trò đang đứng trước mênh mông biển sóng. Nhìn đến ngút tầm mắt, phía trước họ một biển băng vô tận, với những núi băng trôi khổng lồ đầy đe dọa, va vào nhau răng rắc. Xa tít tắp phía bên kia biển băng, có thể hình dung một ngọn núi xanh chan hòa ánh nắng mặt trời. “Núi Mặt Trời!” người con út reo lên. “Mau, ngựa tốt của ta, phải gấp lên, chúng ta gần đến nơi rồi!” Con ngựa nhảy không do dự xuống làn sóng băng. Khối băng chuyển động đốt cháy và cào xước da chàng kị sĩ, những con sóng xô đẩy chàng, đe dọa đánh ngã chàng. Nhưng chàng trai mím chặt môi, không một tiếng thở dài. Khi chàng tưởng mình sắp chìm ngập trong băng thì con ngựa vừa tới bờ. Mặt trời ấm áp tức thì sấy khô quần áo chàng, làm liền sẹo các vết thương của chàng và trước khi kịp hiểu ra sao, chàng đã ở trên đỉnh núi. Trước mặt chàng lấp lánh một tòa lâu đài pha lê. Tiếng cười, tiếng hát của các thiếu nữ vẳng đến từ ngoài vườn.

Chàng trai qua cổng sân chầu, đoạn nhảy xuống ngựa. Chàng thấy trước mắt mình một đám các thiếu nữ vô cùng xinh đẹp đang dệt gấm. Bức tranh của mẹ chàng đặt ở giữa. Trông thấy chàng trai, các thiếu nữ bỏ khung cửi, xúm quanh cười đùa. Thiếu nữ trẻ nhất, mặc áo đỏ sẫm, chàng thấy đặc biệt dễ thương.

Giữa lúc đó, một phu nhân rất đẹp tiến lại gần chàng. Bà mặc một chiếc áo óng ánh như phản chỉếu của muôn tia nắng mặt trời trên biển. Mái tóc dài của bà được giữ bằng một chiếc lược vàng.

- Ta là Chúa tiên, bà nói. Chưa ai từng đến đây. Tại sao con thực hiện chuyến đi nguy hiểm này?

- Con đến tìm bức tranh gấm của mẹ con. Gió đã mang nó đến tận lâu đài của bà, và mẹ con đã ngã bệnh.

- Chẳng phải ngẫu nhiên gió cuốn bức tranh gấm của mẹ con đến đây, chính chúng ta đã ra lệnh cho gió. Chúng ta muốn dùng bức gấm ấy làm mẫu dệt cho mỗi chúng ta một bức tranh đẹp. Nếu con cho chúng ta đêm nay nữa, ngày mai con có thể mang bức gấm đi. Và trong lúc chờ đợi, con là khách của chúng ta, Chúa tiên mỉm cười nói.

Chàng trai sống trong một giấc mơ. Các nàng tiên xúm quanh chàng cười đùa. Các nàng cho chàng nếm rượu tiên và thức ăn nơi tiên giới, như các thánh thần được thế. Sau đó, các nàng nhanh chóng bắt tay vào công việc. Các nàng dệt đến chiều tối. Khi hoàng hôn buông xuống, các nàng treo trên vòm trời một viên ngọc lấp lánh, chiếu sáng trong đêm, và các nàng lại dệt đến nửa đêm mới đi ngủ. Chàng trai kiệt sức vì bấy nhiêu cảm xúc, lăn ra ngủ li bì. Riêng nàng tiên trẻ nhất, nàng tiên chàng ưng ngay từ phút đầu, vẫn thức. Nàng ngắm nhìn bức tranh của bà mẹ, rồi bức tranh của mình, và thở dài. Không nàng tiên nào dệt được bức tranh đẹp như bức tranh của bà. Không dòng suối nào lấp lánh bằng dòng suối dệt bằng nước mắt của bà, không mặt trời nào chiếu tỏa bằng mặt trời thấm máu của bà. Nàng tiên trẻ nhìn chàng trai đang ngủ, và nảy ra một ý. Nàng lấy một sợi chỉ lụa, thêu trên bức tranh của bà mẹ một nàng tiên nhỏ mặc áo đỏ sẫm, đứng bên bờ hồ nhìn đàn cá đỏ.

Chàng trai trẻ thức giấc lúc nửa đêm. Gian phòng trống vắng. Giữa phòng chỉ có duy nhất bức tranh của mẹ chàng. Chàng trai chiêm ngưỡng bức tranh giây lát, rồi tự nhủ: “Tại sao phải đợi đến sáng mai? Mẹ ta đang ốm, và tình trạng của mẹ xấu đi từng ngày.” Chàng cuộn bức gấm luồn vào trong áo choàng, nhảy lên ngựa và trở lại con đường băng lửa. Sóng biển tuyệt vọng quăng về phía chàng những khối băng to nhất, núi lửa thè những lưỡi lửa chực nuốt chửng chàng. Chàng trai trẻ không hề thở dài và, trước khi kịp hiểu rõ sự tình, đã thấy mình đứng trước túp lều đá. Bà già bé nhỏ tươi cười chờ chàng trước ngưỡng cửa:

- Ta sung sướng thấy con trở về, con trai của ta. Con là một chàng trai tốt bụng và dũng cảm. Con đã đạt được điều con muốn. Ta sẽ trả lại răng cho con. Bà lấy răng trên hàm ngựa trồng lại vào hàm răng của chàng trai. Lập tức, con ngựa hóa đá.

- Con hãy cầm lấy, đây là đôi dép bằng da hươu, bà già tốt bụng bảo chàng. Xỏ đôi dép này vào, con sẽ nhanh chóng về tới nhà.

Chàng trai nồng nhiệt cảm ơn bà già nhân hậu đã tận tình giúp đỡ, đoạn xỏ đôi dép bằng da hươu và, chẳng biết bằng cách nào, chàng đã đứng trước căn nhà nhỏ thân thuộc. Trông thấy chàng, một bà hàng xóm chạy ra. Bà rầu rĩ nói:

- Thật tốt là cháu đã về. Ai biết mẹ cháu sẽ ra sao. Bà không ra khỏi nhà nữa, mắt sắp lòa rồi. Bác không biết...

Chàng trai chạy bổ vào nhà và kêu to: “Mẹ ơi, nhìn này, nhìn này!” Chàng lấy bức gấm trong áo giở ra. Gian phòng bừng sáng.

Biết con trai đã mang về cho mình bức tranh gấm, bà mẹ reo lên vui mừng. Lập tức bà khỏi bệnh. Bà xuống giường, ngạc nhiên thấy sức khỏe của mình phục hồi nhanh chóng. Bà nhìn bức tranh, đột nhiên bà thấy nó nhiều lần đẹp hơn, bà bảo con trai:

- Con hãy mang nó ra ngoài, để mọi người có thể nhìn nó rõ hơn.

Người con út mang bức tranh ra ngoài ánh sáng và giở. Màu sắc sáng ngời ngời. Thình lình, một trận gió nổi lên và bức tranh trải ra xa, xa hơn nữa, cuối cùng trùm lên toàn bộ cảnh vật xung quanh. Bà mẹ bước ra từ một ngôi nhà tầng đẹp đẽ. Bà nhìn quanh, mắt đẫm lệ hạnh phúc. Trải ngút tầm mắt, những cánh đồng ngô vàng rực đến tận chân núi, những đàn gia súc nhởn nhơ gặm cỏ, đám mây gà con vàng ươm tung tăng giữa bầy vịt con, một mảnh vườn đẹp có dòng suối chảy qua, và trong vườn muôn bông hoa đẹp nhất nở tưng bừng. Cảnh vật thiên nhiên y như trong bức tranh. Từ những căn nhà nhỏ lấp lánh ánh bạc, xóm giềng chạy ra, choáng ngợp, không thể tin vào điều kỳ diệu này.

Người con út nắm tay mẹ mình dắt ra vườn. Hai mẹ con bước chầm chậm đến bên bờ hồ nhỏ, không thể tin nổi trước bấy nhiêu điều kỳ ảo. Đột nhiên, người con sững sờ dừng bước, tim đập dồn dập. Bên hồ là nàng tiên nhỏ xinh đẹp áo đỏ sẫm, đang mỉm cười với chàng.

- Nàng từ đâu đến? Chàng trai hỏi. Nàng tiên cất tiếng cười trong veo, đoạn chớp chớp mắt thỏ thẻ.

- Em thêu mình trên bức tranh của mẹ chàng và chàng đã mang em theo. Vì bức tranh sống dậy nên em ở đây.

Bà mẹ nhìn nàng, hết sức sung sướng.

- Bây giờ, chúng ta đã có một ngôi nhà lớn, chỉ thiếu một cô con gái nữa thôi.

Nàng tiên nhìn chàng trai trẻ đang tiến lại phía mình.

- Nàng có thuận tình lấy ta không? Chàng khẽ hỏi. Nàng tiên gật đầu tỏ ý ưng thuận.

Một bữa tiệc lớn được tổ chức mừng hôn lễ. Ngoài xóm giềng, bà mẹ mời tất cả hành khất trong vùng. Hai người anh lớn cũng nghe phong thanh. Từ lâu họ đã tiêu xài hết những đồng tiền vàng, hoặc do thói quen được người khác nuôi, họ trở thành ăn mày. Về đến căn nhà xưa, thấy cảnh vật đổi thay, họ xấu hổ vì quần áo rách rưới, không dám vào. Họ bỏ đi xa, thế rồi mất tăm trong thế giới rộng lớn.

Người con trai út, cùng cô vợ tiên và bà mẹ, sống hạnh phúc trọn đời trong một miền trù phú dưới mặt trời ấm áp.

30
10 tháng 11 2016

mk đọc hết banh

14 tháng 11 2016

hay ghê, ý nghĩa nxeoeo

Phân tích cách trình bày ý trong các đoạn trích sau. a) Tôi vội ra khoang trước nhìn. Xa xa từ vệt rừng đen, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ lòng đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời. Càng đến gần, những đàn chim đen bay kín trời, cuốn theo sau những luồng gió vút làm tôi rối lên, hoa cả mắt. Mỗi lúc, tôi càng nghe rõ tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những rổ...
Đọc tiếp

Phân tích cách trình bày ý trong các đoạn trích sau.

a) Tôi vội ra khoang trước nhìn. Xa xa từ vệt rừng đen, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ lòng đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời.
Càng đến gần, những đàn chim đen bay kín trời, cuốn theo sau những luồng gió vút làm tôi rối lên, hoa cả mắt. Mỗi lúc, tôi càng nghe rõ tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những rổ tiền đồng. Chim đậu chen nhau trắng xóa trên những đầu cây mắm, cây chà là, cây vẹt rụng trụi gần hết lá. Cồng cộc đứng trong tổ vươn cánh như tượng những người vũ nữ bằng đồng đen đang vươn tay múa. Chim già đẫy, đầu hói như những ông thầy tu mặc áo xám, trầm tư rụt cổ nhìn xuống chân. Nhiều con chim rất lạ to như con ngỗng đậu đến quằn nhánh cây.
Chim tập trung về đây nhiều không thể nói được. Chúng đậu và làm tổ thấp lắm, đứng dưới gốc cây có thể thò tay lên tổ nhặt trứng một cách dễ dàng. Xa xa thấp thoáng có người quảy giỏ, cầm sáo trúc để bắt chim, coi bộ dễ hơn bắt gà trong chuồng.
Tiếng chim kêu vang động bên tai, nói chuyện không nghe nhau được nữa. Thuyền chúng tôi tiếp tục chèo, đi tới ba nghìn thước rồi mà vẫn thấy chim đậu trắng xóa trên những cành cây gie sát ra sông. (Theo Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam ) b) Vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm, từng giờ trong ngày. Thời tiết thanh tịnh, trời trong trẻo, ngồi phóng tầm mắt qua những thung lũng xanh biếc, Ba Vì hiện lên như hòn ngọc bích. Về chiều, sương mù tỏa biếc, Ba Vì nổi bồng bềnh như vị thần bất tử ngự trên sóng. Những đám mây nhuộm màu biến hóa muôn hình, nghìn dạng tựa như nhà ảo thuật có phép tạo ra một chân trời rực rỡ. Khi vầng sáng nan quạt khép lại dần, trăng vàng mịn như một nốt nhạc bay lên bầu trời, ru ngủ muôn đời thần thoại. (Võ Văn Trực, Vời vợi Ba Vì) c) Lịch sử thường sẵn những trang đau thương, mà hiếm những trang vui vẻ: bậc anh hùng hay gặp bước gian nguy, kẻ trung nghĩa thường lâm cảnh khốn đốn. Những khi ấy, trí tưởng tượng dân chúng tìm cách chữa lại sự thật, để khỏi phải công nhận những tình thế đáng ưu uất. Ta thử lấy truyện Hai Bà Trưng mà xét. Tuy trong lịch sử có chép rõ ràng Hai Bà phải tự vẫn sau khi đã thất trận, nhưng ngay ở làng Đồng Nhân nơi thờ Hai Bà vẫn chép rằng Hai Bà đều hóa đi, chứ không phải tử trận. Đối với các nữ tướng của Hai Bà cũng vậy, ta chỉ thấy các vị anh hùng đó hóa lên trời.
Nghe truyện Phù Đổng Thiên Vương, tôi thường tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc khác người, với tâm hồn chất phác và giản dị, như tâm hồn người thuở xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc nước nhà lâm nguy đã xông pha ra trận, đem sức khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế người trai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bữa cơm (chỗ ấy nay lập đền thờ ở làng Xuân Tảo) rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm, xong mới ôm vết thương lên ngựa đi tìm một rừng cây âm u nào, ngồi dựa một gốc cây to, giấu kín nỗi đau đớn của mình mà chết. (Nguyễn Đình Thi, Sức sống của dân Việt Nam trong ca dao và cổ tích)

(Gợi ý : Trước hết tìm các từ ngữ hoặc câu văn thể hiện chủ đề, sau đó phân tích cách triển khai chủ đề ấy trong đoạn trích.)

1
20 tháng 12 2019

a, Đoạn văn (a) nói tới chủ đề cánh rừng chim ở phương Nam.

- Cách sắp xếp theo trình tự: từ xa đến gần, từ trong ra ngoài, từ gần ra xa.

b, Đoạn (b) trình bày chủ đề vẻ đẹp của Ba Vì theo mùa trong năm.

- Tác giả tập trung tả vẻ đẹp của Ba Vì theo thời điểm chủ yếu là buổi chiều và ban đêm khi có trăng lên.

c, Đoạn (c) chủ đề nói về trí tưởng tượng của dân gian trong truyện truyền thuyết.

- Cách sắp xếp đối xứng: một bên là lịch sử, một bên là truyền thuyết có cốt lõi lịch sử.

Ly dịNếu có một ngày bố mẹ ly dị thì sao?Nghe bà kể, hồi con còn bé, bố mẹ rất hay cãi nhau. Có những lần sau lưng con, cũng có nhiều lần trước mặt con. Thường, khi bố mẹ cãi nhau, con dù thức vẫn nhắm mắt... Tới khi bố mẹ nói đến hai tiếng "ly dị", con mới òa khóc. Bà vẫn hay nói con hiểu chuyện, có lẽ là vì vậy...Sau, khi con lớn hơn, tầm những năm cuối cấp một, bố mẹ không hay...
Đọc tiếp

Ly dị

Nếu có một ngày bố mẹ ly dị thì sao?

Nghe bà kể, hồi con còn bé, bố mẹ rất hay cãi nhau. Có những lần sau lưng con, cũng có nhiều lần trước mặt con. Thường, khi bố mẹ cãi nhau, con dù thức vẫn nhắm mắt... Tới khi bố mẹ nói đến hai tiếng "ly dị", con mới òa khóc. Bà vẫn hay nói con hiểu chuyện, có lẽ là vì vậy...

Sau, khi con lớn hơn, tầm những năm cuối cấp một, bố mẹ không hay cãi vã nữa. Nhưng lần nào đã trợn mắt, y như rằng lại "mày" - "tao", "ông bà" - "cụ kị". 

Con nhớ mãi một lần, mẹ quyết viết đơn ly dị. Năm ấy con chín tuổi. Con còn nhớ mãi những giọt nước mắt của con lúc ấy, có sợ hãi, có lo lắng, có buồn, có đau. Con năm ấy, một đứa trẻ chín tuổi, bất lực nhìn mẹ rời đi, trong miệng vẫn nhờ nhợ vị giấy, vị mực của lá đơn ly dị mẹ viết vội,

Không biết có phải từ ấy, lòng con luôn canh cánh một nỗi sợ vô hình: "Nếu ngày mai bố mẹ ly dị thì sao?". Đúng như mẹ từng nói, mẹ không ly dị cũng chỉ vì chúng con... Vậy: "Nếu ngày mai mẹ không còn thương con nữa thì sao?"

Câu hỏi ấy đã dằn vặt con mấy năm nay. Mỗi khi thấy bố mẹ to tiếng, nỗi dằn vặt trong con lại trỗi dậy mạnh mẽ hơn cả. Nó cào cấu trái tim con, đôi khi đè, nén con đến ngột thở... Nếu bố mẹ ly dị... con biết sống sao?

Mỗi khi tưởng tượng đến đó thôi, nước mắt con đã chực ào ra. Con sợ phải lựa chọn giữa đi theo bố và đi theo mẹ. Chỉ nghĩ đến đó thôi, con đã muốn dừng lại... Con vẫn luôn trấn an mình bằng những câu vô nghĩa: "Không sao đâu! Sẽ ổn thôi!"

Nhưng cái gì sẽ ổn? Càng lớn con lại càng hiểu, chẳng cái gì là ổn cả. Con biết rằng khi quả tạ áp lực, căng thẳng ngày càng lớn, những sợi chỉ chịu đựng ngày càng mong manh, tình cảm không còn... những gắn bó mấy chục năm nay rồi sớm rồi muộn cũng sẽ đứt. 

Vậy con cần gì phải sợ một chuyện chắc chắn sẽ xảy tới. Chi bằng cứ thoải mái đón nhận nó. Đằng nào cái không khí ngột ngạt bây giờ giữa hai người cũng khó chịu lắm rồi. Ly dị ư? Có thể khó chịu hơn thế này bao nhiêu chứ? 

Có người đã từng nói: "Đôi khi buông tay cũng là giải thoát". Sao con có thể biến thành cái rào chắn ngăn bố mẹ đến với sự giải thoát. Thứ con mong là không khí hạnh phúc. Nếu sống chung vậy, bố mẹ không thấy hạnh phúc, vậy ly dị đi, đừng cãi vã nữa. Biết đâu ly dị còn khiến không khí dễ chịu hơn?

Về phần con, con lớn rồi, con sẽ luôn hiểu và thông cảm cho quyết định của bố mẹ. Với thứ con sợ, con cũng đã có chuẩn bị. Nếu bố mẹ ly dị, con biết con sẽ phải lựa chọn, dù vẫn luôn sợ nhưng nhờ câu nói của một người bạn: "Bố chiều tao hơn nhưng mẹ tao cần tao"... con cũng đã đưa ra được quyết định của riêng mình. 

Dầu có không nhận đủ tình cảm hay không có đủ vật chất để sống như bây giờ, nhưng bố mẹ đã chấp nhận hy sinh vì con lâu vậy. Con cũng sẽ hy sinh vì bố mẹ một lần. Nếu đã quyết ly dị, đừng lo cho con và đừng lôi con vào!
Viết bởi: Góc tâm sự cuộc sống
____
Đã bao lần bạn bật khóc vì thấy mệt mỏi, tổn thương? Nhưng còn đau đớn hơn khi chẳng ai hiểu mình, chia sẻ cùng mình.....
Lúc ấy có lẽ bạn sẽ ở một mình và gặm nhấm nỗi buồn,.... Đó chẳng phải là cách tốt nhất, bạn sẽ mãi chìm trong bóng tối và chẳng thể cảm nhận cuộc sống có bao điều tốt đẹp. Vì vậy hãy chia sẻ đi! Hãy mang nỗi buồn ném đi thật xa đi! Ở đây chúng tôi sẽ cùng chia sẻ câu chuyện của bạn, sẽ lắng nghe bạn và cho bạn một câu trả lời về nỗi băn khoăn của bạn...Đến với "Góc tâm sự cuộc sống" bạn sẽ được làm chính mình...
___ 
Có rất nhiều người luôn mang trong mình bao phiền muộn, nhưng chẳng dám nói ra. Vì ai sẽ hiểu họ đây, hay là những lời cười nhạo? Như những cô cậu học trò, bố mẹ chỉ quan tâm đến điểm số, thành tích của con đạt được mà "vô tình" quên mất con cũng là đứa trẻ, cũng có tâm sự nhưng chẳng dám nói ra.... Con "yêu đương sớm" thay vì hỏi con cảm thấy thế nào, con có cảm xúc gì, thì lại mắng chửi con.... Rất nhiều điều khiến ta uất nghẹn không dám nói ra....
Vì điều này nên chúng mình đã thành lập ra "Góc tâm sự cuộc sống" vào năm 2018. Nhóm này phát triển khá mạnh mẽ và mình muốn có một nơi tâm sự trên phần mềm học tập "Online Math" để ngoài học tập, giao lưu ta có nơi để giãi bày tâm sự....
Nếu muốn tìm đến, nếu muốn trải lòng hãy đến với chúng mình, ngôi nhà nhỏ nhưng rất ấm áp sẽ luôn chào đón các bạn^^:https://olm.vn/thanhvien/gocdanhchonguoinoitam
Chúng mình đảm bảo chỉ có bạn và mình biết câu chuyện này, sẽ không để lộ bất kì tin tức cá nhân ra ngoài. 
_____
- [ ] Gửi quản trị viên của Online Math. Em đã đọc rất nhiều lần về nội quy của nhóm, nhưng em muốn làm chút gì đó để giúp cho nhóm... Đáng nhẽ em nên phải xin phép quản trị viên, quản lí nhóm rồi mới làm như này. Nhưng em không có cách liên lạc với các anh chị. Và qua bài viết này, mong anh chị đọc được và đồng ý kế hoạch lập ra nơi để cho mọi người tâm sự. Nếu anh chị không đồng ý, em thành thật xin lỗi vì hành vi này của mình và sẽ chấp nhận mọi sự hình phạt khi vi phạm nội quy

0
Cho đoạn văn sau. Đọc kĩ nội dung đoạn văn và trả lời các câu hỏi từ 5 – 10:“(1) Xe chạy chầm chậm ... (2) Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. (3) Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. (4) Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở. (5) Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:- (6) Con nín đi ! (7) Mợ đã...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau. Đọc kĩ nội dung đoạn văn và trả lời các câu hỏi từ 5 – 10:

“(1) Xe chạy chầm chậm ... (2) Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. (3) Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. (4) Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở. (5) Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:

- (6) Con nín đi ! (7) Mợ đã về với các con rồi mà.

(8) Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. (9) Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. (10) Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. (11) Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? (12) Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. (13) Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.

(14) Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. (15) Từ ngã tư đầu trường học về đến nhà, tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi những câu gì."

(trích Những ngày thơ ấu - Ngữ văn 8, tập 1)

Những câu nào có chứa yếu tố miêu tả?

A. Câu (1), (3), (4), (9), (10), (12), (13)

B. Câu (1), (3), (9), (10), (12), (13)

C. Câu (1), (3), (9), (10), (11), (12), (13)

D. Câu (3), (9), (10)

2
20 tháng 9 2019

Chọn đáp án: B

19 tháng 12 2021

eeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeee

Tiều sử cuộc đời  lớp 1 đến lớp 8Cuối lớp 8. Tôi không có việc gì ngoài học, học chỉ để làm vui lòng cha mẹ, thầy cô. Mà thầy cô ư, chắc chỉ vui vì nghề nghiệp thôi chứ ai rảnh mà đi lo cho con nhà người khác, cố dạy tốt cho con nhà người ta để mình được lợi chứ thật ra thì giáo viên đâu có vui vì chuyện tôi được kết quả học tập tốt. Còn cha mẹ nhiều người đâu phải...
Đọc tiếp

Tiều sử cuộc đời  lớp 1 đến lớp 8

Cuối lớp 8. Tôi không có việc gì ngoài học, học chỉ để làm vui lòng cha mẹ, thầy cô. Mà thầy cô ư, chắc chỉ vui vì nghề nghiệp thôi chứ ai rảnh mà đi lo cho con nhà người khác, cố dạy tốt cho con nhà người ta để mình được lợi chứ thật ra thì giáo viên đâu có vui vì chuyện tôi được kết quả học tập tốt. Còn cha mẹ nhiều người đâu phải lấy thành tích học tập tốt của con mình để làm sung sướng để vui vẻ. Chủ yếu là họ chỉ lấy thành tích của con mình ra để nở mày nở mặt, để khoe với mọi người, chứ có mấy ai suy nghĩ đến con. Riêng tui thành tích học tập từ lớp 1 đến lp 7 toàn là “ danh hiệu học sinh giỏi” đều đứng trong “ top 10 “ cả lớp. Cả 1 thời như vậy liệu bố mẹ có vui mãi. Và cho đến năm nay chỉ vì 1 cái danh hiệu “học sinh tiên tiến” thôi những điều xấu nhất như đổ hết lên đầu tôi vậy.

Nói về tiểu sử tôi. Từ nhỏ tôi đâu phải là 1 thằng được bố mẹ nuông chiều. Là con hai và chỉ được may mắn sinh ra nhờ cái chết đầy đau đớn của anh thứ tôi. Là một người may mắn tôi nghĩ chắc tôi sẽ được sung sướng vui vẻ lắm. Nhưng sự thật đâu phải vậy. Tôi càng ngày càng lớn và bước vào độ tuổi dậy thì, là 1 thằng hậu đậu nên hay bị la, không sao cả vì đó là lỗi của tôi. Nhưng sự trưởng thành của tôi hình như là một gánh nặng đè lên đôi vai của bố mẹ tôi vậy. Sa vào điện tử từ nhỏ ( không hẳn là vậy : nhà có máy tính và có anh trai lớn hơn 7 tuổi nên anh làm j với máy tính tui biết hết ) nhưng không bao giờ tôi bỏ học đi chơi net cả, việc học hành vẫn đâu vào đó. Tui vẫn lớn dần...

Nhưng năm lớp 8 một cái năm mà ôi! Mọi điều tồi tệ như đổ hết lên đầu tôi vậy. Ngay đầu năm học chỉ vì ra cổng trường mua bút  mà bị kéo vào gặp cô phụ trách đội. Mọi sự thật về chuyện mua bút tôi đều nói ra nhưng có ai tin, mọi người đều nghĩ tôi đi ăn quà và bắt tôi viết bản kiểm điểm, trong khi đó lũ bạn tôi – lũ rác rưởi ấy ăn quà đâu có bị bắt < sao người bị bắt luôn là tôi vậy cho dù tôi không làm gì sai>  Tôi nghĩ “việc gì mình phải viết” và cô gọi ngay cho gia  đình. Và điều tôi ngạc nhiên nhất là gia đình tôi < không một ai tin tôi cả cho dù biết từ nhỏ đến giờ tôi chưa lần nào ăn quà >. Gia đình ư, chỗ tôi luôn dựa dẫm ư, chỗ tôi luôn tin tưởng ư, sự việc này gây cho tôi 1 cú sộc quá lớn đến tâm lý ( ps: bạn nghĩ việc này không quan trọng ư đừng hiểu như vậy mọi việc đều đi đến 1 đích thôi )

Đến kì nghỉ tết. Mới 3 ngày thôi trong 3 ngày đó không ngày nào là tôi không bị chửi: “ mày định không học ak” , “ chắc qua tết này mày bỏ học luôn đi”, “ kiểu gì tao cũng đốt hết sách mày”. Những lời nói như vậy bạn nghĩ ai có thể chịu được, ai có thể nghe mà không có cảm giác gì. Và một nỗi buồn u ám luôn vây quanh tôi trong suốt những ngày nghỉ tết. Nhiều lúc chỉ muốn gục mặt xuống mà khóc, mong rằng giọt nước mắt kia có thể làm trôi đi những vết thương lòng, trôi đi những nỗi buồn phiền trong tôi.

Sang học kì 2 một cái mới lại nổi lên trong tôi. Tôi nghĩ ai ở tuổi này cũng vậy cả. Tôi đã yêu một người. Đây cũng không phải là chuyện gì to tát quả nhỉ, các bạn nghĩ vậy thôi nhưng 1 đống thứ sảy ra đi kèm đến với tôi. Tôi yêu cô ấy và cũng nhận lại tình cảm vì tôi không phải là quá xấu. Nhắn tin qua lại cũng không có gì lạ. Mà theo các bạn nghĩ bố mẹ bạn có quyên xâm phạm đến những bí mật riêng tư của tôi không nhỉ. Theo như giáo dục cồng dân 8 thì bố mẹ làm như vậy là trái pháp luật cho dù đó là những thứ bố mẹ mua cho tôi đi nữa vì đó đã thuộc về tôi và do tôi quyết định đúng không. Ấy thế mà mọi tin nhắn tôi nhắn với cô ấy hay những bức thư tay bố mẹ tôi đều tìm mọi cách để đọc trộm, đây là cách bố mẹ tôi làm ư? Đây là cách bố mẹ tôi giáo dục tôi ư? bố mẹ tôi nghĩ tôi là con của họ mà những điều tôi làm bố mẹ tôi đều có quyền can thiệp sao? Và bố mẹ tôi đã đọc được dù không là tất cả nhưng 1 trận đòn và  những lời chửi mắng đến với tôi dồn dập, may mà cô ấy bố mẹ tôi không biết là ai và tôi cug ko cho biết chứ không cô ấy cũng bị giống tôi rồi.

Bố mẹ tôi từng nói” những gì ở trong nhà mình không được nói cho ai biết hết, nếu nói ra có nghĩa giống như là ‘ vạch áo cho người xem lưng’ “. Haha giờ tôi nghĩ lại thật là buồn cười mọi việc tôi làm có cái gì mà mọi người xung quanh không biết, lúc nào ra đường tôi cũng phải nghe những câu như là “ người yêu mày đâu rồi”, “đem người yêu mày tao xem mặt mũi thế nào” do ai: đều là nhờ cái phúc của bố mẹ tôi cả. Các bạn nghĩ tôi có thể chịu được sao. Là bố mẹ mà không biết bảo vệ con cái ak không biết tâm lý của con cái ak. Mọi người thường nói con cái đến tuổi dậy thì là độ tuổi mà con cái cần sự quan tâm của bố mẹ nhất cần những lời khuyên bảo, cần những câu dạy dỗ. Chứ tôi không cần họ làm quá lên vậy.

Có nhiều lúc tôi nghĩ sinh ra trên đời làm gì? để bị chửi ak? để mọi người chê trách ak? để nhận được sự đối xử như vậy ak?  nhiều khi tôi mong rằng mẹ tôi không bị sẩy sẽ không có tôi và tôi chẳng phải chịu như thế này. Và đôi lúc khi sự ức chế của tôi lên đến tột cùng thì tôi nghĩ” chết đi có lẽ kiếp sau minh sẽ được sống thanh thản” nhưng có 1 sự níu kéo nào đó làm tôi không thể chết được, vì sao ư? Tôi cũng không biết nữa. Câu truyện của tôi rất dài nhưng tôi sao có thể kể hết được. Trên đây là mọi nỗi lòng của một người học sinh bước vào tuổi dậy thì và là sự thật.

Tác giả

Lương Hữu Điền

 

10
23 tháng 2 2021

vãi lìn 

                                                                Tiều sử cuộc đời  lớp 1 đến lớp 8Cuối lớp 8. Tôi không có việc gì ngoài học, học chỉ để làm vui lòng cha mẹ, thầy cô. Mà thầy cô ư, chắc chỉ vui vì nghề nghiệp thôi chứ ai rảnh mà đi lo cho con nhà người khác, cố dạy tốt cho con nhà người ta để mình được lợi chứ thật ra thì giáo viên đâu có vui vì chuyện mình được kết quả...
Đọc tiếp

                                                                Tiều sử cuộc đời  lớp 1 đến lớp 8

Cuối lớp 8. Tôi không có việc gì ngoài học, học chỉ để làm vui lòng cha mẹ, thầy cô. Mà thầy cô ư, chắc chỉ vui vì nghề nghiệp thôi chứ ai rảnh mà đi lo cho con nhà người khác, cố dạy tốt cho con nhà người ta để mình được lợi chứ thật ra thì giáo viên đâu có vui vì chuyện mình được kết quả học tập tốt. Còn cha mẹ nhiều người đâu phải lấy thành tích học tập tốt của con mình để làm sung sướng để vui vẻ. Chủ yếu là họ chỉ lấy thành tích của con mình ra để nở mày nở mặt, để khoe với mọi người, chứ có mấy ai suy nghĩ đến con. Riêng tui thành tích học tập từ lớp 1 đến lp 7 toàn là “ danh hiệu học sinh giỏi” đều đứng trong “ top 10 “ cả lớp. Cả 1 thời như vậy liệu bố mẹ có vui mãi. Và cho đến năm nay chỉ vì 1 cái danh hiệu “học sinh tiên tiến” thôi những điều xấu nhất như đổ hết lên đầu tôi vậy.

Nói về tiểu sử tôi. Từ nhỏ tôi đâu phải là 1 thằng được bố mẹ nuông chiều. Là con hai và chỉ được may mắn sinh ra nhờ cái chết đầy đau đớn của anh thứ tôi. Là một người may mắn vậy tôi nghĩ chắc tôi sẽ được sung sướng vui vẻ lắm. Nhưng sự thật đâu phải vậy. Tôi càng ngày càng lớn và bước vào độ tuổi dậy thì, là 1 thằng hậu đậu nên hay bị la, nhưng không sao cả vì đó là lỗi của tôi. Nhưng sự trưởng thành của tôi hình như là một gánh nặng đè lên đôi vai của bố mẹ tôi vậy. Sa vào điện tử từ nhỏ ( không hẳn là vậy : nhà có máy tính và có anh trai lớn hơn 7 tuổi nên anh làm j với máy tính tui biết hết ) nhưng không bao giờ tôi bỏ học đi chơi net cả, việc học hành vẫn đâu vào đó. Tui vẫn lớn dần...

Nhưng năm lớp 8 một cái năm mà ôi! Mọi điều tồi tệ như đổ hết lên đầu tôi vậy. Ngay đầu năm học chỉ vì ra cổng trường mua bút  mà bị kéo vào gặp cô phụ trách đội. Mọi sự thật về chuyện mua bút tôi đều nói ra nhưng có ai tin, mọi người đều nghĩ tôi đi ăn quà và bắt tôi viết bản kiểm điểm, trong khi đó lũ bạn tôi – lũ rác rưởi ấy ăn quà đâu có bị bắt < sao người bị bắt luôn là tôi vậy cho dù tôi không làm gì sai>  Tôi nghĩ “việc gì mình phải viết” và cô gọi ngay cho gia  đình. Và điều tôi ngạc nhiên nhất là gia đình tôi < không một ai tin tôi cả cho dù biết từ nhỏ đến giờ tôi chưa lần nào ăn quà >. Gia đình ư, chỗ tôi luôn dựa dẫm ư, chỗ tôi luôn tin tưởng ư, sự việc này gây cho tôi 1 cú sộc quá lớn đến tâm lý ( ps: bạn nghĩ việc này không quan trọng ư đừng hiểu như vậy mọi việc đều đi đến 1 đích thôi )

Đến kì nghỉ tết. Mới 3 ngày thôi trong 3 ngày đó không ngày nào là tôi không bị chửi: “ mày định không học ak” , “ chắc qua tết này mày bỏ học luôn đi”, “ kiểu gì tao cũng đốt hết sách mày”. Những lời nói như vậy bạn nghĩ ai có thể chịu được, ai có thể nghe mà không có cảm giác gì. Và một nỗi buồn u ám luôn vây quanh tôi trong suốt những ngày nghỉ tết. Nhiều lúc chỉ muốn gục mặt xuống mà khóc, mong rằng giọt nước mắt kia có thể làm trôi đi những vết thương lòng, trôi đi những nỗi buồn phiền trong tôi.

Sang học kì 2 một cái mới lại nổi lên trong tôi. Tôi nghĩ ai ở tuổi này cũng vậy cả. Tôi đã yêu một người. Đây cũng không phải là chuyện gì to tát quả nhỉ, các bạn nghĩ vậy thôi nhưng 1 đống thứ sảy ra đi kèm đến với tôi. Tôi yêu cô ấy và cũng nhận lại tình cảm vì tôi không phải là quá xấu. Nhắn tin qua lại cũng không có gì lạ. Mà theo các bạn nghĩ bố mẹ bạn có quyên xâm phạm đến những bí mật riêng tư của tôi không nhỉ. Theo như giáo dục cồng dân 8 thì bố mẹ làm như vậy là trái pháp luật cho dù đó là những thứ bố mẹ mua cho tôi đi nữa vì đó đã thuộc về tôi và do tôi quyết định đúng không. Ấy thế mà mọi tin nhắn tôi nhắn với cô ấy hay những bức thư tay bố mẹ tôi đều tìm mọi cách để đọc trộm, đây là cách bố mẹ tôi làm ư? Đây là cách bố mẹ tôi giáo dục tôi ư? bố mẹ tôi nghĩ tôi là con của họ mà những điều tôi làm bố mẹ tôi đều có quyền can thiệp sao? Và bố mẹ tôi đã đọc được dù không là tất cả nhưng 1 trận đòn và  những lời chửi mắng đến với tôi dồn dập, may mà cô ấy bố mẹ tôi không biết là ai và tôi cug ko cho biết chứ không cô ấy cũng bị giống tôi rồi.

Bố mẹ tôi từng nói” những gì ở trong nhà mình không được nói cho ai biết hết, nếu nói ra có nghĩa giống như là ‘ vạch áo cho người xem lưng’ “. Haha giờ tôi nghĩ lại thật là buồn cười mọi việc tôi làm có cái gì mà mọi người xung quanh không biết, lúc nào ra đường tôi cũng phải nghe những câu như là “ người yêu mày đâu rồi”, “đem người yêu mày tao xem mặt mũi thế nào”. Các bạn nghĩ tôi có thể chịu được sao. Là bố mẹ mà không biết bảo vệ con cái ak không biết tâm lý của con cái ak. Mọi người thường nói con cái đến tuổi dậy thì là độ tuổi mà con cái cần sự quan tâm của bố mẹ nhất cần những lời khuyên bảo, cần những câu dạy dỗ. Chứ tôi không cần họ làm quá lên vậy.

Có nhiều lúc sinh ra trên đời làm gì? để bị chửi ak? để mọi người chê trách ak? để nhận được sự đối sử như vậy ak?  nhiều khi tôi mong rằng mẹ tôi không bị sẩy sẽ không có tôi và tôi chẳng phải chịu như thế này. Và đôi lúc khi sự ức chế của tôi lên đến tột cùng thì tôi nghĩ” chết đi có lẽ kiếp sau minh sẽ được sống thanh thản” nhưng có 1 sự níu kéo nào đó làm tôi không thể chết được, vì sao ư? Tôi cũng không biết nữa. Câu truyện của tôi rất dài nhưng tôi sao có thể kể hết được. Trên đây là mọi nỗi lòng của một người học sinh bước vào tuổi dậy thì và là sự thật.

Tác giả

Lương Hữu Điền

2

anh viết văn hay ghê

8 tháng 5 2021

bố mẹ mà ra ngoài nói kiểu thế chả khác gì thể hiện mình ko biết dạy con í :))

mặt dày lên mà sống ng ae ơi, tức quá thì cho chúng nó vài búa thôi, ai rồi cũng có giới hạn.

chúc ông luôn mạnh mẽ, cần tâm sự tìm toy cx đc ak :))

Câu 1: Lập bảng thống kê nhân vật và hành động đi kèm ở đoạn văn dướiCâu 2: Kể tên các biện pháp so sánh, nhân hóa Câu 3 : So sánh cảnh chợ tết ở trong bài thơ với cảnh chợ tết ngày nay khác nhau chỗ nào  Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi,Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh,Trên con đường viền trắng mép đồi xanh,Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết.Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ...
Đọc tiếp

Câu 1: Lập bảng thống kê nhân vật và hành động đi kèm ở đoạn văn dưới

Câu 2: Kể tên các biện pháp so sánh, nhân hóa 

Câu 3 : So sánh cảnh chợ tết ở trong bài thơ với cảnh chợ tết ngày nay khác nhau chỗ nào 
 

Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi,
Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh,
Trên con đường viền trắng mép đồi xanh,
Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết.
Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc;
Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon,
Vài cụ già chống gậy bước lom khom,
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ.
Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ,
Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu,
Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau.

Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa,
Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa,
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh,
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh.
Người mua bán ra vào đầy cổng chợ.
Con trâu đứng vờ rim hai mắt ngủ,
Để lắng nghe người khách nói bô bô.
Anh hàng tranh kĩu kịt quẩy đôi bồ,
Tìm đến chỗ đông người ngồi giở bán.
Một thầy khoá gò lưng trên cánh phản,
Tay mài nghiên hí hoáy viết thơ xuân.
Cụ đồ nho dừng lại vuốt râu cằm,
Miệng nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ.
Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổ,
Nước thời gian gội tóc trắng phau phau.
Chú hoa man đầu chít chiếc khăn nâu,
Ngồi xếp lại đống vàng trên mặt chiếu.
Áo cụ lý bị người chen sấn kéo,
Khăn trên đầu đang chít cũng bung ra.
Lũ trẻ con mải ngắm bức tranh gà,
Quên cả chị bên đường đang đứng gọi.
Mấy cô gái ôm nhau cười rũ rượi,
Cạnh anh chàng bán pháo dưới cây đa.
Những mẹt cam đỏ chót tựa son pha.
Thúng gạo nếp đong đầy như núi tuyết,
Con gà trống mào thâm như cục tiết,
Một người mua cầm cẳng dốc lên xem.

Chợ tưng bừng như thế đến gần đêm,
Khi chuông tối bên chùa văng vẳng đánh,
Trên con đường đi các làng hẻo lánh,
Những người quê lũ lượt trở ra về.
Ánh dương vàng trên cỏ kéo lê thê,
Lá đa rụng tơi bời quanh quán chợ.

                          ( Bài '' Chợ Tết ''' của Đoàn Văn Cừ )
 

1
2 tháng 9 2020

Câu 1: Lập bảng thống kê nhân vật và hành động đi kèm ở đoạn văn dưới

Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi,=> Dải mây trắng đỏ dần
Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh,=> sương hồng lam ôm nóc nhà
Trên con đường viền trắng mép đồi xanh,=>
Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết.=> người các ấp đi chợ tết
Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc;=>họ kéo hàng
Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon,=>những thằng cu chạy lon ton
Vài cụ già chống gậy bước lom khom,=>cụ già chống gậy bước
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ.=>cô yếm che môi cười
Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ,=>thằng bé nép đầu bên yếm mẹ
Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu,=>2 người gánh lợn chạy
Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau.=>con bò đuổi theo sau

Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa,=>sương rỏ đầu cành
Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa,=>tia nắng nháy
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh,=>núi uốn mình
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh.=>đồi thoa son
Người mua bán ra vào đầy cổng chợ.=>người mua bán ra vào
Con trâu đứng vờ rim hai mắt ngủ,=>con trâu vờ rim hai mắt
Để lắng nghe người khách nói bô bô.=>trâu nghe người khách nói
Anh hàng tranh kĩu kịt quẩy đôi bồ,=>anh hàng tranh quẩy đôi bồ
Tìm đến chỗ đông người ngồi giở bán.=>anh hàng tranh tìm chỗ ngồi bán
Một thầy khoá gò lưng trên cánh phản,=>thầy khóa gò lưng trên phản
Tay mài nghiên hí hoáy viết thơ xuân.=>thầy hí hoáy viết thơ xuân
Cụ đồ nho dừng lại vuốt râu cằm,=>cụ đồ vuốt râu
Miệng nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ.=>cụ nhẩm đọc câu đối
Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổ,=>bà cụ bán hàng
Nước thời gian gội tóc trắng phau phau.=>thời gian giội tóc trắng phau
Chú hoa man đầu chít chiếc khăn nâu,=>
Ngồi xếp lại đống vàng trên mặt chiếu.=>chú hoa man xếp vàng trên chiếu
Áo cụ lý bị người chen sấn kéo,=>áo cụ lý bị người chen sấn kéo
Khăn trên đầu đang chít cũng bung ra.=>khăn trên đầu bung ra
Lũ trẻ con mải ngắm bức tranh gà,=>lũ trẻ ngắm tranh gà
Quên cả chị bên đường đang đứng gọi.=>quên chị bên đường đứng gọi
Mấy cô gái ôm nhau cười rũ rượi,=>mấy cô ôm cười rũ rượi
Cạnh anh chàng bán pháo dưới cây đa.=>anh bán pháo
Những mẹt cam đỏ chót tựa son pha.
Thúng gạo nếp đong đầy như núi tuyết,
Con gà trống mào thâm như cục tiết,
Một người mua cầm cẳng dốc lên xem.=>người cầm cẳng dốc lên xem

Chợ tưng bừng như thế đến gần đêm,
Khi chuông tối bên chùa văng vẳng đánh,
Trên con đường đi các làng hẻo lánh,
Những người quê lũ lượt trở ra về.=>người quê ra về
Ánh dương vàng trên cỏ kéo lê thê,
Lá đa rụng tơi bời quanh quán chợ.

                          ( Bài '' Chợ Tết ''' của Đoàn Văn Cừ )

Câu 2: Kể tên các biện pháp so sánh, nhân hóa 

Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi,
Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh,_nhân hóa
Trên con đường viền trắng mép đồi xanh,
Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết.
Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc;
Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon,
Vài cụ già chống gậy bước lom khom,
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ.
Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ,
Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu,
Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau.

Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa,_nhân hóa
Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa,_nhân hóa
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh,_nhân hóa(cùng câu nha)
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh._nhân hóa
Người mua bán ra vào đầy cổng chợ.
Con trâu đứng vờ rim hai mắt ngủ,
Để lắng nghe người khách nói bô bô.
Anh hàng tranh kĩu kịt quẩy đôi bồ,
Tìm đến chỗ đông người ngồi giở bán.
Một thầy khoá gò lưng trên cánh phản,
Tay mài nghiên hí hoáy viết thơ xuân.
Cụ đồ nho dừng lại vuốt râu cằm,
Miệng nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ.
Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổ,
Nước thời gian gội tóc trắng phau phau._nhân hóa
Chú hoa man đầu chít chiếc khăn nâu,
Ngồi xếp lại đống vàng trên mặt chiếu.
Áo cụ lý bị người chen sấn kéo,
Khăn trên đầu đang chít cũng bung ra.
Lũ trẻ con mải ngắm bức tranh gà,
Quên cả chị bên đường đang đứng gọi.
Mấy cô gái ôm nhau cười rũ rượi,
Cạnh anh chàng bán pháo dưới cây đa.
Những mẹt cam đỏ chót tựa son pha._so sánh
Thúng gạo nếp đong đầy như núi tuyết,_so sánh
Con gà trống mào thâm như cục tiết,_so sánh
Một người mua cầm cẳng dốc lên xem.

Chợ tưng bừng như thế đến gần đêm,
Khi chuông tối bên chùa văng vẳng đánh,
Trên con đường đi các làng hẻo lánh,
Những người quê lũ lượt trở ra về.
Ánh dương vàng trên cỏ kéo lê thê,
Lá đa rụng tơi bời quanh quán chợ.

                          ( Bài '' Chợ Tết ''' của Đoàn Văn Cừ )

Câu 3 : So sánh cảnh chợ tết ở trong bài thơ với cảnh chợ tết ngày nay khác nhau chỗ nào 
 

-Ngày xưa,chợ tết đông vui nhộn nhịp .Hình ảnh những người gọi nhau  í ới đi chợ,những em bé đuổi nhau những cụ già móm mém tóc bạc cười hiền hậu.Ai cũng vui vẻ,ai cũng biết nhau mà chào nhau bằng nụ cười tươi rói.Chợ quê mua bán chân thật,cũng có cả tình thương nữa.Người bán hàng thấy cậu bé kháu khỉnh mà cho cái bánh bọc trong lá chuối lá đa...

-Còn ngày nay,chợ quê đã không còn như xưa nữa.Những mái tôn mái sắt thi nhau dựng lên.Cảnh vẫn nhộn nhịp nhưng chỉ là những câu mặc cả .Hình ảnh người bán hàng cãi nhau ỏm tỏi với khách .Không có bóng dáng con trẻ.Ai cũng đăm đăm nét mặt cáu kỉnh vì người bán điêu .Người ta không còn niềm nở với nhau như trước.Có khi biết nhau nhưng lướt qua nhau như người lạ

Dù có vậy đi nữa,chợ quê hay chợ phố vẫn chào đón những người dân Việt Nam ....

Những bài văn bất hủ của học sinhĐề: Tả con trâu (của một học sinh thành phố).Nhà em có nuôi một con trâu. Nó đáng yêu lắm. Hàng ngày, mẹ xích nó ở góc hiên. Trên cổ nó có đeo một cái nơ màu hồng thật xinh xắn. Nó ăn rất ít cơm. Nó có khuôn mặt trái xoan thanh tú.Đề: Tả một buổi học.Tùng tùng tùng, tiếng trống vang lên báo hiệu đã đến giờ vào lớp. Không còn cảnh nô nghịch,...
Đọc tiếp

Những bài văn bất hủ của học sinh

Đề: Tả con trâu (của một học sinh thành phố).

Nhà em có nuôi một con trâu. Nó đáng yêu lắm. Hàng ngày, mẹ xích nó ở góc hiên. Trên cổ nó có đeo một cái nơ màu hồng thật xinh xắn. Nó ăn rất ít cơm. Nó có khuôn mặt trái xoan thanh tú.

Đề: Tả một buổi học.

Tùng tùng tùng, tiếng trống vang lên báo hiệu đã đến giờ vào lớp. Không còn cảnh nô nghịch, chạy nhảy nhốn nháo nữa. Các bạn, ai ai vào vị trí của người đó. Sách vở để ngay ngắn trên bàn. Cô giáo bước vào lớp. Học sinh đứng dậy chào cô. Cô mặc chiếc áo dài hoa rất đẹp. Tóc cô thẳng mượt thả đến ngang lưng. Cô đặt chiếc cặp đen lên bàn và cất tiếng dịu dàng: "Hôm nay có ai đóng tiền không?"

Đề: Tả em bé.

Ở bên nhà em có một bé gái rất dễ thương, hai mắt em bé to tròn như hai hột lạc sống, cái mũi em to như cái trống.

Đề: Tả con gà trống.

Nhà em có con gà trống rất to, chân dài. Hôm qua nó bị thiến rồi nên nó không đạp mái được nữa.

Đề: Tả một cái cây.

Cái cây rất cao và to, tán lá xum xuê, thân cây mười người ôm không xuể. Cái cây cao 15 cen ti mét.

Đề: Tả con lợn.

Con lợn nhà em. Cái mỏ nó nhọn. Cái đuôi nó cong. Cái mào nó đỏ. Cái cựa nó sắc. Em rất yêu con lợn nhà em.

Đề: Tả ông nội.

Ông nội em đẹp lão lắm, hai mắt ông tròn xoe như hai hòn bi ve, râu ông dài và mượt như chùm hoa bắp ngô, lúc nào đi ông cũng chống gậy giống như hề Sác-lô.

Đề: Tả bác công nhân.

Tay bác toàn dầu mỡ, trán thì lấm tấm mồ hôi, tai bác như hai cái mộc nhĩ. Thỉnh thoảng bác hay ra bờ rào vườn rau nhà em đi vệ sinh.

2
5 tháng 12 2016

tr

1 tháng 3 2018

hiha

Suy nghĩ về câu chuyện trênMột buổi chiều muộn, khi những ánh hoàng hôn cuối cùng vừa tắt, trên bờ biển vắng, một cô gái trẻ một mình dạo bước trên cát với đôi bàn chân không. Cô dừng bước, quay nhìn đằng sau với ý muốn xem lại những dấu chân mình đã để lại trên cát. Nhưng không có gì, sóng đã xóa sạch. Cô định đi tiếp, song vừa quay lại cô đã phải giật mình hoảng hốt vì...
Đọc tiếp

Suy nghĩ về câu chuyện trên

Một buổi chiều muộn, khi những ánh hoàng hôn cuối cùng vừa tắt, trên bờ biển vắng, một cô gái trẻ một mình dạo bước trên cát với đôi bàn chân không. Cô dừng bước, quay nhìn đằng sau với ý muốn xem lại những dấu chân mình đã để lại trên cát. Nhưng không có gì, sóng đã xóa sạch. Cô định đi tiếp, song vừa quay lại cô đã phải giật mình hoảng hốt vì hình ảnh trước mặt: bên một đống lửa đang cháy, một bà già ngồi cuộn mình trong chiếc mền, chậm rãi lật từng trang một cuốn sách.

Cô gái cố trấn tĩnh, tiến lại gần bà lão và hỏi: "Bà từ đâu tới? Chỉ mới đây thôi, cháu không hề thấy bà? Bà làm cách nào mà đã nhóm được đống lửa này một cách nhanh chóng như vậy?". Với giọng nói chậm rãi và rõ ràng, bà lão đáp, không nhằm vào câu hỏi của cô gái: "Hãy ngồi xuống đây với ta, con gái. Ta có cái này cho con xem".

Cô gái ngồi xuống bên đống lửa, đón nhận cuốn sách từ tay bà lão thần bí. Cô tò mò lật giở cuốn sách và vô cùng sửng sốt khi đọc thấy những dòng chữ viết về cuộc đời mình, về tất cả những gì diễn ra với cô từ khi mới sinh ra cho đến lúc này. Cô đã đọc hết trang sách viết về cuộc gặp gỡ kỳ lạ giữa mình và bà lão bên đống lửa trên bãi biển vắng này. Lật sang trang tiếp theo, nhưng nó là trang giấy trắng. Cô vội vã tìm kiếm ở những trang còn lại, nhưng cũng không có một chữ nào, chúng hoàn toàn là những trang giấy trắng. Vô cùng hoang mang, với ánh mắt cầu cứu, cô nhìn bà lão:

- Điều này có nghĩa là cuộc đời cháu sẽ kết thúc tại đây, ngay lúc này?

- Không, con gái. Nó có nghĩa là từ đêm nay, cuộc sống của con mới bắt đầu.

Trong chốc lát, bà lão cầm lại cuốn sách, bắt đầu xé từng trang, từ trang đầu tiên với những dòng chữ về cuộc đời cô gái từ khi mới được sinh ra, đưa chúng về phía ngọn lửa, để cho lửa liếm cho đến lúc thành than. Bà lão đốt cho đến hết những trang giấy có chữ mà cô đã đọc. Xong xuôi, bà đưa cho cô gái phần còn lại của cuốn sách, toàn bộ là những trang giấy trắng:

- Con xem, sóng đã xóa hết dấu chân của con trên cát. Quá khứ của con không bao giờ trở lại, không bao giờ. Chỉ có hiện tại mới là thực tế. Mỗi khoảnh khắc hiện tại đều là một sự bắt đầu của cuộc đời con và chính là cuộc sống mà con cần nắm giữ. Không có sự trở lại lần thứ hai, mỗi giây phút hiện tại. Quan trọng hơn tất cả, mỗi ngày mới đều mang đến cho con một cơ hội để yêu, để sống và cơ hội đó không bao giờ trở lại lần thứ hai. Tương lai của con, con được tự do lựa chọn theo ước mơ của chính con. Và trên những trang giấy còn trắng này, chính con là người viết tiếp những dòng chữ về cuộc đời mình.

Rồi, cũng đột ngột như khi xuất hiện, bà lão cùng đống lửa biến mất trong bóng đêm...


Cuộc đời của bạn và của tôi cũng giống như cô gái trẻ nọ và tất cả mọi người - quá khứ là những gì chúng ta đã viết trên cát, sóng sẽ xóa đi tất cả; tương lai là những gì chính ta sẽ viết trên những trang giấy trắng, từ hôm nay, ngay giờ phút hiện tại này. Viết gì đây, cho cuộc đời của chính mình…

1
6 tháng 11 2016

Đúng vậy cuộc đời này là của chúng ta. Chúng ta có nghĩa vụ phải viết tiếp các trang giấy tương lai, chứ ko phải là an phận và nghĩ rằng: "Số phận chúng ta là do Chúa sắp đặt!!!"Tôi đã từng đánh mất niềm tin vào cuộc sống này, vào bạn bè, vào tương lai, vào cả bố mẹ tôi nữa. Và khi đó tôi đã không biết mình phải làm gì để tiếp tục cuộc sống này, và tôi đã nghĩ đến cái chết để giải thoát. Nhưng tôi đã may mắn vì đã gặp một người. Người ấy đã đưa tôi về với bố mẹ, về với cuộc sống. Người ấy đã nói với tôi rằng: “Quá khứ chỉ là kỷ niệm, tương lai là những gì xa mờ ngoài tầm tay và hiện tại chính là món quà của cuộc sống nên người ta gọi nó là tặng phẩm”. Vì thế bạn cũng hãy luôn tự tin và luôn yêu đời nhé hỡi tất cả những người bạn mến thương. Hãy tự viết nên tương lai của mình.Món quà kỳ diệu của cuộc sống đó chính là những phút giây hiện tại. Hãy sống cho thật xứng đáng, hãy viết lên những trang giấy của mình những điều thật đẹp… để không bao giờ phải hối tiếc. Khi nào cảm thấy không ổn, bạn cũng nên nhìn về quá khứ một chút để rút kinh nghiệm và sẽ không bao giờ lặp lại những sai lầm trong quá khứ nưa. Còn khi nào cảm thấy lo lắng, bạn hãy hoạch định cho tương lai của mình và từ từ thực hiện với những phút giây hiện tại.Có thể nào xóa đươc quá khứ khi mà vêt thương do nó để lại vẩn còn hằn trong trái tim và da thit mình. Làm sao khi ta nhìn vào vêt thương đau đớn kia lại không nghĩ vế quá khư? Bạn có cách nào để cuộc sống này giống câu chuyện cổ tích kia không? hay vẩn chỉ la câu chuyện như bao câu chuyện khác? hảy tin tôi. Cuộc sôngsngàn lần không đơn giản!Quá khứ là để ta hồi tưởng, hiện tại là để cho ta sống, tương lai là để cho ta hướng tới. "CHÂN LÝ CHÍNH LÀ CUỘC SỐNG"