K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 4 2022

Những từ chỉ tên cướp biển trong đoạn trích trên là:tên chúa tàu ấy cao lớn ,vạm vỡ, da lưng sạm như gạch nung,trên má hắn có một vết sẹo chém dọc xuống, trắng bệch,nanh ác,hung dữ như con thú dữ nhốt chuồng.

Trên là ý kiến riêng của bản thân mình nhé.

Chúc bạn học tốt!

2 tháng 4 2022

chỉ giúp mình với

Dựa theo lời kể của cô giáo (thầy giáo) và các tranh vẽ dưới đây, kể lại từng đoạn câu chuyện.Phương pháp giải:Con quát sát kĩ cac bức tranh, dựa vào dòng chữ gợi ý để đoán nội dung chính rồi kể lại.Lời giải chi tiết:- Tranh số 1: Anh hàng dầu mất tiền. Bởi vì trước đó có người mù cứ lảng vảng hàng của anh đuổi thế nào cũng không đi nên anh đâm ra nghi ngờ. Tìm người mù...
Đọc tiếp

Dựa theo lời kể của cô giáo (thầy giáo) và các tranh vẽ dưới đây, kể lại từng đoạn câu chuyện.

Phương pháp giải:

Con quát sát kĩ cac bức tranh, dựa vào dòng chữ gợi ý để đoán nội dung chính rồi kể lại.

Lời giải chi tiết:

- Tranh số 1: Anh hàng dầu mất tiền. Bởi vì trước đó có người mù cứ lảng vảng hàng của anh đuổi thế nào cũng không đi nên anh đâm ra nghi ngờ. Tìm người mù đòi tiền. Nhưng người mù lại nhất mực từ chối.

- Tranh số 2: Quan sai người đem một chậu nước, rồi đem túi tiền mà người mù tự nhận là của mình vào chậu nước. Trên mặt nước nổi lên váng dầu từ đó biết được đó là tiền của anh bán dầu. Quan vừa vạch trần người mù là kẻ ăn cắp, vừa vạch trần hắn là kẻ giả mù đi ăn xin.

- Tranh số 3: Để bắt được bọn cướp ở truông nhà Hồ quan sai chế một chiếc hòm đặc biệt để người bên trong có thể ngồi ở đó và bật nắp ra dễ dàng. Đồng thời phao tin có vị quan lớn sắp đi qua truông mang theo nhiều vàng bạc của cải để thu hút bọn cướp. Đồng thời sai quân mặc quần áo dân thường khênh những hòm có các võ sĩ ở trong đi qua truông. Bọn giặc quả nhiên sập bẫy.

- Tranh số 4: Về tới hang ổ của bọn cướp các võ sĩ bật nắp xông ra tiêu diệt hết bọn địch.

Câu 2

Kể lại toàn bộ câu chuyện về ông Nguyễn Khoa Đăng.

Phương pháp giải:

Con dựa vào phầm tóm tắt nội dung chính của mỗi bức tranh ở câu 1 để kể lại câu chuyện.

Lời giải chi tiết:

        Nguyễn Khoa Đăng là một vị quan án có tài xét xử, được dân mến phục.

       Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng lúc anh bận đong dầu, có kẻ thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết bị mất tiền, anh hàng dầu nhớ hồi nãy có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh đoán hắn là kẻ cắp, bèn gửi gánh hàng cho người quen rồi đi tìm người mù. Người này ra sức chối, nói rằng mình mù biết tiền để đâu mà lấy. Hai bên xô xát, lính bắt họ giải lên quan án Nguyễn Khoa Đăng.

       Thấy người mù khăng khăng chối không ăn cắp tiền, quan hỏi:

-  Anh có mang tiền theo không?

Người mù đáp:

-  Có, nhưng đấy là tiền của tôi.

-  Cứ đưa đây. Của ai rồi sẽ rõ.

         Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc ra một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Một lát thấy trên mặt  nước có váng dầu nổi lên. Người mù hết đường chối cãi, đành nhận tội.

           Vụ án tưởng đã xong, không ngờ quan lại phán:

- Tên ăn cắp này là kẻ giả mù vì nếu mù thật thì làm sao hắn biết người bán dầu để tiền ở đâu mà lấy.

          Ông sai lính nọc tên mù ra đánh, kì đến khi hắn mở mắt mới thôi. Lúc đầu, người mù còn chối, chỉ sau 3 roi hắn đành mở cả hai mắt.

           Trong thời kì ông Nguyễn Khoa Đăng làm quan án, ở Quảng Trị có truông nhà Hồ là nơi bọn gian phi dùng làm sào huyệt đón đường cướp của.

           Để bắt bọn cướp, quan sai chế một loại hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khóa bên trong để người ở trong có thể mở tung ra dễ dàng. Ông kén một số võ sĩ, đem theo vũ khí, ngồi vào hòm. Rồi sai quân sĩ ăn mặc như dân thường, khiêng những hòm ấy qua truông, ra vẻ như khiêng những hòm của cải nặng. Lại cho người đánh tiếng có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông cùng những hòm của cải quý. Bọn cướp đánh hơi, nghĩ đây là cơ hội làm ăn hiếm có, rình lúc đoàn người đi qua cửa truông thì cướp, rồi hí hửng khiêng những hòm nặng ấy về tận sào huyệt.

             Về đến nơi, vừa đặt hòm xuống thì những cái hòm bật mở toang, các võ sĩ ngồi trong tay lăm lăm vũ khí bất ngờ xông ra đánh giết bọn cướp. Đang lúc hoảng hốt chưa kịp đối phó thì phục binh của triều đình từ ngoài ùn ùn kéo vào đông như kiến cỏ, bọn cướp đành chắp tay xin tha mạng.

              Bọn cướp ấy, Nguyễn Khoa Đăng đưa đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông cho đưa dân đến lập làng xóm ở dọc hai bên truông khiến một vùng núi rừng xưa vắng vẻ trở thành những xóm làng dân cư đông đúc bình yên.



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/ke-chuyen-ong-nguyen-khoa-dang-trang-40-sgk-tieng-viet-5-tap-2-c117a18351.html#ixzz6KxNwUkkC

0
có ai thi kẻ chuyện với mk komk kể đầu tiên :          sự tích hồ gườmVào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược, thiên hạ căm giận chúng đến xương tủy. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng, nhưng trong buổi đầu thế lực còn non yếu nên nhiều lần nghĩa quân bị thua. Thấy vậy, đức Long Quân quyết...
Đọc tiếp

có ai thi kẻ chuyện với mk ko

mk kể đầu tiên :

          sự tích hồ gườm

Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược, thiên hạ căm giận chúng đến xương tủy. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng, nhưng trong buổi đầu thế lực còn non yếu nên nhiều lần nghĩa quân bị thua. Thấy vậy, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để họ giết giặc.

Hồi ấy, ở Thanh Hóa có một người làm nghề đánh cá tên là Lê Thận. Một đêm nọ, Thận thả lưới ở một bến vắng như thường lệ. Khi kéo lưới lên, chàng thấy nằng nặng, trong bụng mừng thầm, chắc là có cá to. Nhưng khi thò tay vào bắt cá, Thận chỉ thấy có một thanh sắt; chàng vứt luôn xuống nước, rồi lại thả lưới ở một chỗ khác.

Lần thứ hai cất lưới lên cũng thấy nặng tay; Thận không ngờ thanh sắt vừa rồi lại chui vào lưới mình. Chàng lại nhặt lên và ném xuống sông. Lần thứ ba, lại vẫn thanh sắt ấy mắc vào lưới. Lấy làm quái lạ, Thận đưa lại mồi lửa nhìn xem. Bỗng chàng reo lên:

– Ha ha! Một lưỡi gươm!

Về sau Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Chàng hăng hái gan dạ không nề nguy hiểm. Một hôm chủ tướng Lê Lợi cùng mấy người tùy tòng đến nhà Thận. Trong túp lều tối om, thanh sắt hôm đó tự nhiên sáng rực lên ở xó nhà. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lấy xem và thấy có hai chữ “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm. Song tất cả mọi người vẫn không biết đó là báu vật.

Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng chạy tháo thân mỗi người một ngả. Lúc đi qua một khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy một ánh sáng lạ trên ngọn cây đa. Ông trèo lên mới biết đó là một cái chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, Lê Lợi rút lấy chuôi giắt vào lưng.

Ba ngày sau, Lê Lợi gặp lại tất cả các bạn trong đó có Lê Thận. Lê Lợi mới đem chuyện bắt được chuôi gươm kể lại cho mọi người nghe. Khi đem tra gươm vào chuôi thì vừa như in.

Lê Thận nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi:

– Ðây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!

Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng tiến. Trong tay Lê Lợi, thanh gươm thần tung hoành khắp các trận địa, làm cho quân Minh bạt vía. Uy thanh của nghĩa quân vang khắp nơi. Họ không phải trốn tránh như trước mà xông xáo đi tìm giặc. Họ không phải ăn uống khổ cực như trước nữa, đã có những kho lương của giặc mới cướp được tiếp tế cho họ. Gươm thần đã mở đường cho họ đánh tràn ra mãi, cho đến lúc không còn bóng một tên giặc trên đất nước.

Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm Lê Lợi – bấy giờ đã làm vua – cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng trước kinh thành. Nhân dịp đó, Long Quân sai rùa vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi chiếc thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Ðứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy. Con rùa vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!”.

Vua rút gươm quẳng về phía rùa vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh.

Từ đó hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.

2

Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược, thiên hạ căm giận chúng đến xương tủy. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng, nhưng trong buổi đầu thế lực còn non yếu nên nhiều lần nghĩa quân bị thua. Thấy vậy, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để họ giết giặc.

Hồi ấy, ở Thanh Hóa có một người làm nghề đánh cá tên là Lê Thận. Một đêm nọ, Thận thả lưới ở một bến vắng như thường lệ. Khi kéo lưới lên, chàng thấy nằng nặng, trong bụng mừng thầm, chắc là có cá to. Nhưng khi thò tay vào bắt cá, Thận chỉ thấy có một thanh sắt; chàng vứt luôn xuống nước, rồi lại thả lưới ở một chỗ khác.

Lần thứ hai cất lưới lên cũng thấy nặng tay; Thận không ngờ thanh sắt vừa rồi lại chui vào lưới mình. Chàng lại nhặt lên và ném xuống sông. Lần thứ ba, lại vẫn thanh sắt ấy mắc vào lưới. Lấy làm quái lạ, Thận đưa lại mồi lửa nhìn xem. Bỗng chàng reo lên:

– Ha ha! Một lưỡi gươm!

Về sau Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Chàng hăng hái gan dạ không nề nguy hiểm. Một hôm chủ tướng Lê Lợi cùng mấy người tùy tòng đến nhà Thận. Trong túp lều tối om, thanh sắt hôm đó tự nhiên sáng rực lên ở xó nhà. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lấy xem và thấy có hai chữ “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm. Song tất cả mọi người vẫn không biết đó là báu vật.

Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng chạy tháo thân mỗi người một ngả. Lúc đi qua một khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy một ánh sáng lạ trên ngọn cây đa. Ông trèo lên mới biết đó là một cái chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, Lê Lợi rút lấy chuôi giắt vào lưng.

Ba ngày sau, Lê Lợi gặp lại tất cả các bạn trong đó có Lê Thận. Lê Lợi mới đem chuyện bắt được chuôi gươm kể lại cho mọi người nghe. Khi đem tra gươm vào chuôi thì vừa như in.

Lê Thận nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi:

– Ðây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!

Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng tiến. Trong tay Lê Lợi, thanh gươm thần tung hoành khắp các trận địa, làm cho quân Minh bạt vía. Uy thanh của nghĩa quân vang khắp nơi. Họ không phải trốn tránh như trước mà xông xáo đi tìm giặc. Họ không phải ăn uống khổ cực như trước nữa, đã có những kho lương của giặc mới cướp được tiếp tế cho họ. Gươm thần đã mở đường cho họ đánh tràn ra mãi, cho đến lúc không còn bóng một tên giặc trên đất nước.

Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm Lê Lợi – bấy giờ đã làm vua – cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng trước kinh thành. Nhân dịp đó, Long Quân sai rùa vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi chiếc thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Ðứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy. Con rùa vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!”.

Vua rút gươm quẳng về phía rùa vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh.

Từ đó hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.

Tìm và gạch dưới quan hệ từ rồi cho biết chúng biểu thị quan hệ gì?

a) bạn Hà chẳng những học giỏi mà bạn ấy còn ngoan ngoãn .

Chẳng những ... mà ( biểu thị cho quan hệ tăng tiến)

b) Do Châu không cố gắng học tập nên cuối năm bạn phải thi lại .

Do ... nên ( biểu thị cho quan hệ nguyên nhân kết quả) 

c) Mặt dù tên cướp rất hung hăng nhưng  cuối cùng hắn vẫn phải đầu hàng .

Mặc dù.... nhưng ( biểu thị cho quan hệ tương phản)

e) Hễ có gió to thì nhất định thuyền chúng ta sẽ ra khỏi chỗ này trước khi trời tối .

Hễ ... thì ( biểu thị cho quan hệ điều kiện- kết quả; giả thiết- kết quả)

f) Nhờ  bạn Minh giúp đỡ mà kết quả của Nhân tiến bộ rõ .

Nhờ .... mà ( biểu thị cho quan hệ nguyên nhân- kết quả)

#hien#

7 tháng 5 2020

a) bạn Hà chẳng những học giỏi bạn ấy còn ngoan ngoãn .

b) do Châu không cố gắng học tập nên cuối năm bạn phải thi lại .

c) mặc dù tên cướp rất hung hăng nhưng cuối cùng hắn vẫn phải đầu hàng .

e) hễ có gió to thì nhất định thuyền chúng ta sẽ ra khỏi chỗ này trước khi trời tối .

f) nhờ bạn Minh giúp đỡ kết quả của Nhân tiến bộ rõ .

CHIM HỌA MI HÓTChiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang...
Đọc tiếp

CHIM HỌA MI HÓT

Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.

Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây.

Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày.

Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyền từ bụi nọ sang bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút đi.

 Nội dung chính của bài văn trên là gì?

4
21 tháng 5 2018

Nội dung của bài văn trên là : Miêu tả giọng hót tuyệt vời của chim họa mi .

21 tháng 5 2018

Nói về con chim họa mi 

28 tháng 6 2018

HAI EM CHỒNG 10 GHÉ LẠI VÀ LEO RA CỬA SỔ 

28 tháng 6 2018

TRA LOI:

HAI EM HOẢNG SỢ KHÔNG PÍT CHUYỆN GÌ

Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Chừng ấy người chen chúc trong một khỏang rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát. Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với những người nghèo như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm...
Đọc tiếp

Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Chừng ấy người chen chúc trong một khỏang rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát. Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với những người nghèo như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi chừng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói. Mấy đứa nhỏ nhất, con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm ấp lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó.

Nếu gặp bác Lê, em sẽ nói gì với bác?

1
2 tháng 1

hbhbhbhghghfjhfjhvbnvnbvnmφyuy7767yukkknnnmmmmmmmmmmnnhhhhbgvfgcfxdfz           mbngcnc vc v

 

Trong đoạn văn sau, người viết đã dùng những từ ngữ nào để chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên Vương (Thánh Gióng)? Việc dùng nhiều từ ngữ thay thế cho nhau như vậy có tác dụng gì?Nghe chuyện Phù Đổng Thiên Vương, tôi thường tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô sơ và giản dị như tâm hồn tất cả mọi người thời xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia...
Đọc tiếp

Trong đoạn văn sau, người viết đã dùng những từ ngữ nào để chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên Vương (Thánh Gióng)? Việc dùng nhiều từ ngữ thay thế cho nhau như vậy có tác dụng gì?

Nghe chuyện Phù Đổng Thiên Vương, tôi thường tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô sơ và giản dị như tâm hồn tất cả mọi người thời xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận, đem sức khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế người trai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bữa cơm (chỗ ấy nay lập đền thờ ở làng Xuân Tảo) rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm, xong mới ôm vết thương lên ngựa đi tìm một rừng cây âm u nào, giấu kín nỗi đau đớn của mình mà chết.

NGUYỄN ĐÌNH THI

1
28 tháng 6 2018

Những từ ngữ để chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên Vương (Thánh Gióng): Tráng sĩ ấy, người trai làng Phù Đổng.

* Việc dùng nhiều từ ngữ thay thế cho nhau như vậy có tác dụng tránh lặp từ, giúp cho diễn đạt sinh động hơn, diễn đạt ý rõ hơn để đảm bảo sự liên kết nhưng tránh được sự nhàm chán.

BIỂN NHỚ   Tôi vẫn nhớ, nhớ Đà Nẵng, nhớ con người nơi đây và nhớ nhất là biển Tân Mỹ An tuyệt đẹp.Đêm, ánh trăng hắt xuống như dát vàng, dát bạc trên biển. Tiếng sóng ào ạt. Phải chăng biển đang hát lên bài ca tha thiết mặn mòi với rất nhiều cung bậc thăng trầm muôn thuở của nó? Phải chăng biển đang thì thầm những lời tâm sự của mình với con người ? Chẳng ai có thể hiểu...
Đọc tiếp

BIỂN NHỚ
   Tôi vẫn nhớ, nhớ Đà Nẵng, nhớ con người nơi đây và nhớ nhất là biển Tân Mỹ An tuyệt đẹp.
Đêm, ánh trăng hắt xuống như dát vàng, dát bạc trên biển. Tiếng sóng ào ạt. Phải chăng biển đang hát lên bài ca tha thiết mặn mòi với rất nhiều cung bậc thăng trầm muôn thuở của nó? Phải chăng biển đang thì thầm những lời tâm sự của mình với con người ? Chẳng ai có thể hiểu được nỗi lòng sâu thẳm của biển.
Gió đêm dịu dàng mơn man những rặng cây, mơn man mặt biển. Bạn có nghe tiếng gì không ? Đó là tiếng hàng phi lao vi vu dạo nhạc nền cho vở kịch “Biển và ánh trăng”. Đó là tiếng những chú dã tràng khẽ khàng xe cát. Trăng đã lên cao, chắc khuya lắm rồi. Nhìn ra xa, biển thăm thẳm và màn đêm như hòa vào làm một. Ánh trăng sóng sánh trong phập phồng ngực biển tạo nên một luồng không khí óng ánh, huyền ảo. Đây là thực hay mơ ?
Đứng trước biển, tôi có thể tưởng tượng ra đủ điều: biển là tấm gương để chị Hằng đánh phấn, biển là một nhạc công nước tuyệt vời, biển là một người hào phóng vô biên và cũng là một kẻ cuồng điên dữ dội. Biển làm người ta biết say mê, biết thức tỉnh, biết tìm về những kỉ niệm đã chìm sâu vào kí ức… Nhiều ! Nhiều lắm ! …
Tôi đã phác họa nên rất nhiều bức tranh về biển trong đáy thẳm lòng mình. Và tôi nhận ra rằng cũng nhờ biển mà mình lại có những suy nghĩ “hay ho” đến thế. “Cảm ơn bạn nhiều, biển thân yêu ạ !” – Tôi đã thốt lên như vậy khi tạm biệt biển Tân Mỹ An để trở về Hà Nội.
( Theo Nam Phương)

 

Câu 9: Ghi tên các sự vật trên biển và những từ ngữ miêu tả các sự vật đó.

 

 

 

 

 

0