K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 12 2021

Sau cuộc Cách mạng tháng 2, nước Nga có song song hai chính quyền tôn tại:

      + Chính phủ tư sản

      + Chính phủ Xô Viết

Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích đã xác định mục tiêu và đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa (lật đổ chính quyền tư sản lâm thời). Thiết lập chính quyền thống nhất trong toàn quốc của Xô Viết, đưa nước Nga bước vào thời kì cách mạng xã hội chủ nghĩa.

 

31 tháng 12 2021

Trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất nước Nga đã phải hứng chịu nạn đói và nền kinh tế suy sụp nghiêm trọng. Quân đội Nga mất tinh thần đã phải nhiều lần lui quân, nhiều binh sĩ đã rời chiến trường. Cùng với sự bất mãn với chế độ quân chủ chuyên chế thời bấy giờ và những chính sách của nó tiếp tục leo thang chiến tranh.

Đến tháng 2 năm 1917 Hoàng đế Nikolai II đã thoái vị, kết thúc đế chế nước Nga.

Cuộc cách mạng tháng Hai nổ ra đã lật đổ được chế độ phong kiến của Nga hoàng, đồng thời đem lại được quyền tự do, dân chủ cho toàn thể nhân dân. Tuy nhiên, sự thắng lợi của cách mạng Tháng Hai lại mở ra một cục diện mới đó chính là sự tồn tại song song của 2 chính quyền ở Nga, đó là:

– Chính quyền Xô Viết của giai cấp công nhân, nông dân và binh lính;

– Chính phủ lâm thời tư sản của giai cấp tư sản và đại địa chủ tư sản hóa.

Điều này đòi hỏi nước Nga phải tiếp tục tiến hành cuộc cách mạng lần thứ hai với mục đích chính là lật đổ chính phủ lâm thời tư sản, giành lại quyền làm chủ hoàn toàn vào chính quyền Xô Viết của tầng lớp nhân dân.

đây được xác định sẽ là một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, chính vì vậy mà Lênin và Đảng Bonsevich để đề ra nhiệm vụ tiếp theo của cách mạng nước Nga đó là tiếp tục lật đổ chính phủ tư sản lâm thời để giành lại toàn bộ quyền lực.

Vì lý do này mà trong cùng một năm 1917, nước Nga đã diễn ra hai cuộc cách mạng là cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 và cuộc cách mạng tháng Mười năm 1917.

31 tháng 12 2021

Cách mạng tháng 10 nga năm 1917 được đánh giá là 1 sự kiện lịch sử nhân loại ở thế kỉ XX, vì:

- Đối với nước Nga: làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh của đất nước và số phận của nhân dân Nga, lần đầu tiên đưa nhân dân lao động lên nắm chính quyền, thiết lập chế độ xã hội mới - chế độ XHCN trên một đất nước rộng lớn

- Đối với thế giới:

+) Là cuộc cách mạng đánh đổ chủ nghĩa tư bản ở khâu yếu nhất, làm cho nó không còn là hệ thống duy nhất nữa \(\rightarrow\) ảnh hưởng tác động tới sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và công nhân thế giới

+) Để lại những bài học kinh nhiệm quý báu

+) Mở ra giai đoạn cho lịch sử thế giới: lịch sử thế giới hiện đại

Công lao của Lê-nin đối với thắng lợi của cách mạng tháng 10 Nga năm 1917:

- Lê-nin đóng vai trò quan trọng, lãnh đạo trực tiếp, quyết định sự thắng lợi của Cách mạng tháng 10 Nga (vạch kế hoạch, trực tiếp chỉ huy cuộc khởi nghĩa vũ trang Pê-tơ-rơ-grát, tuyên bố thành lập Chính phủ Xô-viết)  

4 tháng 12 2016

1.Là vai trò vô cùng quan trọng của một vị lãnh tụ,nhà cách mạng kiệt xuất của giai cấp vô sản,người giơ cao ngọn cờ cách mạng tại nước Nga- Xô viết.

Lê-nin là người trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng tháng 10 đi đôi với trọng trách to lớn tại quốc tế cộng sản.

Lê-nin đã vạch ra đường lối rõ rệt cho cuộc cách mạng tháng mười Nga diễn ra sau cách mạng tháng 2 năm 1917.

Vận dụng và nắm bắt thời cơ chớp nhoáng tạo điều kiện để tổng khởi nghĩa thành công.

4 tháng 12 2016

1.

Cuộc Cách mạng tháng 2 - 1917 (theo lịch Nga) là của một cuộc cách mạng tư sản. Sau cuộc cách mạng này đã tồn tại song song hai chính quyền: Chính phủ tư sản lâm thời và Chính quyền Xô viết. Sự tồn tại song song này hoàn toàn không có lợi cho việc khôi phục những khủng hoảng và phát triển kinh tế nước Nga. Vì thế Lennin đã làm cuộc Cách mạng tháng Mười (tức là cuộc Cách mạng của chính quyền Xô viết lật nhằm lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời).


Quyết định này đã đem lại thắng lợi to lớn cho Chính quyền Xô viết, tạo tiền đề cho việc phát triển và bảo vệ nhà nước Nga còn non trẻ.



 

Tham khảo :

 

Vai trò của Lê-nin đối vs cách mạng tháng Mười Nga :

_Thực hiện nhiệm vụ lịch sử kết hợp vs chủ nghĩa Mác và phong trào công nhân Nga, thành lập đảng vô sản kiểu mới ở Nga

- Đề ra lý luận cách mạng

- Đề ra đường lối chiến lược, sáng lược đúng đắn và sáng tạo

-Chỉ đạo phong trào công nhân và cách mạng Nga kịp thời , sáng suốt

-Trực tiếp lãnh đạo khởi nghĩa Petorogat

17 tháng 12 2021

Nguồn : Báo trí của mấy năm trước

Cách mạng Tháng Mười Nga là cuộc cách mạng vĩ đại, sâu sắc nhất trong lịch sử. Bởi, đó là “Cuộc cách mạng biết tự bảo vệ”, là ngọn cờ giải phóng nhân loại khỏi áp bức bóc lột; “ngôi sao chỉ đường” để Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân ta làm nên thắng lợi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và trong đấu tranh bảo vệ thành quả cách mạng, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

17 tháng 12 2021

Sau ba năm theo đuổi chiến tranh, tới cuối năm 1916 và đầu năm 1917 nước Nga đã lâm vào một tình trạng khủng hoảng kinh tế và xã hội - chính trị trầm trọng. Chiến tranh càng kéo dài càng phơi bày rõ mọi sự lạc hậu về kinh tế và quân sự của đất nước, càng làm gay gắt mọi mâu thuẫn trong xã hội.

Nền công nghiệp của nước Nga đã không đảm bảo được những yêu cầu của cuộc chiến. Quân đội trang bị lạc hậu, thiếu thốn vũ khí và các phương tiện quân sự. Trong khi đó, những kẻ cầm đầu bộ máy chiến tranh lại hết sức thối nát và mang nặng tâm lí chiến bại. Nhiều bộ trưởng và tướng tá ăn tiền đút lót của Đức đã tiết lộ, cung cấp những bí mật quân sự cho chúng. Quân Nga thua trận liên tiếp và tổn thất nặng nề. Năm 1916, quân Đức đã chiếm được Ba Lan và nhiều vùng thuộc Ban Tích.

Chiến tranh đã tàn phá nặng nề và nhiều thảm họa đối với các tầng lớp nhân dân. Đã có tới 1,5 triệu người chết và 4 - 5 triệu người bị thương.

Nền kinh tế quốc dân kiệt quệ, sản xuất công nghiệp và nông nghiệp đình đốn. Vận tải đường sắt không còn đủ sức chuyên chở hành khách và hàng hóa. Nạn thất nghiệp tăng nhanh. Ở các thành phố lớn, việc cung cấp bánh mì, đường sữa ngày càng thất thường. Nạn đói đã xảy ra trầm trọng ở nhiều vùng nông thôn. Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân đã tăng lên mạnh mẽ.

Chế độ Nga hoàng khủng hoảng trầm trọng, nội bộ giai cấp thống trị ngày càng rạn nứt và mâu thuẫn sâu sắc với nhau. Chính phủ Nga hoàng quyết định giải tán viện Đuma quốc gia, chuyển chính quyền sang tay bọn độc tài quân sự. Chúng bắt đầu đàm phán bí mật và âm mưu kí hòa ước riêng rẽ với Đức để có thể rảnh tay đối phó với phong trào cách mạng, củng cố nền thống trị của chúng. Giai cấp tư sản Nga chống lại việc kí hòa ước đó, bởi nhờ chiến tranh mà họ đã phát tài lớn và thực hiện những tham vọng đế quốc chủ nghĩa. Họ chủ trương theo đuổi cuộc chiến đến cùng. Trước âm mưu của chính phủ Nga hoàng muốn kí hòa ước riêng rẽ với Đức, giai cấp tư sản dự định tiến hành ''một cuộc đảo chính cung đình'' lật đổ Nga hoàng Nicôlai II Rômanốp, bắt y trao ngai vàng cho đứa con trai còn nhỏ tuổi, và đưa quận công Mikhain Rômanốp - em trai Nga hoàng, một phần tử tư sản không thân Đức - lên làm phụ chính nắm chính quyền.

Các nước đế quốc Anh, Pháp…đã hoàn toàn ủng hộ giai cấp tư sản Nga. Chế độ Nga hoàng bị cô lập sâu sắc.

Những sự việc nêu trên chứng tỏ rằng một tình thế cách mạng đã hình thành ở trong nước, khi:

+ các giai cấp thống trị không thể tiếp tục thống trị với hình thức cũ;

+ nỗi cùng khổ và quẫn bách của các giai cấp bị áp bức trở nên nặng nề hơn mức bình thường;

+ do những nguyên nhân nói trên, tính tích cực của quần chúng được nâng cao rõ rệt.

Nước Nga đã tiến sát tới cuộc cách mạng, Lênin cho rằng: ''Nội dung xã hội của cuộc cách mạng sắp nổ ra ở nước Nga chỉ có thế là nền chuyên chính dân chủ cách mạng của giai cấp vô sản và nông dân. Cách mạng không thể thắng lợi ở nước Nga, nếu không lật đổ chế độ quân chủ và bọn địa chủ phong kiến. Song giai cấp vô sản không thể lật đổ chúng nếu không được nông dân giúp đỡ”. Trong điều kiện lịch sử mới, khác với cuộc Cách mạng 1905 - 1907, Lênin đã chỉ ra: cuộc cách mạng dân chủ tư sản sắp tới ở Nga có nhiều khả năng thuận lợi và ''hết sức gần'' để chuyển sang cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Tới đầu năm 1917, làn sóng đấu tranh chống chính quyền đã bao trùm thủ đô Pêtrôgrát. Trong tháng 1, có tới 250 nghìn công nhân tham gia bãi công, sang tháng 2, số công nhân bãi công lên tới hơn 400 nghìn người.

Tình hình ở thủ đô Pêtrôgrát trở nên đặc biệt căng thẳng.

Ngày 23-2 (tức 8-3 theo công lịch), hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng bộ

Bônsêvích Pêtrôgrát kỉ niệm Ngày Quốc tế phụ nữ, chị em công nhân các nhà máy đã xuống đường biểu tình tuần hành. Công nhân thuộc 50 nhà máy ở thủ đô bãi công hưởng ứng. Ngày hôm đó, có tới 128 nghìn người tham gia đấu tranh với khẩu hiệu đả đảo chiến tranh'', “Đả đảo chế độ chuyên chế”, ''Bánh mì''…Trong những ngày tiếp theo, làn sóng đấu tranh vẫn tiếp tục và ngày càng dâng cao.

Binh lính – chỗ dựa cuối cùng của chế độ ngày càng dao động và đã ngả về phía quần chúng nổi dậy.

Ngày 27-2, khởi nghĩa đã thực sự bao trùm khắp thủ đô. Công nhân chiếm các kho vũ khí và trang bị cho mình. Trong ngày hôm đó, binh lính ở thủ đô ngả hẳn sang phía nhân dân: buổi sáng mới có 10 nghìn người, buổi chiều lên tới 66 nghìn người. Với khí thế mạnh mẽ và lực lượng áp đảo, quần chúng khởi nghĩa đánh chiếm các công sở, nhà ga xe lửa, trung tâm bưu điện, các nhà giam và giải phóng tù chính trị. Các bộ trưởng và tướng tá bị bắt giam. Quần chúng khởi nghĩa đã làm chủ tình hình ở thủ đô.

Ngày 28-2, sau khi thấy bất lực và không còn kiểm soát được tình hình, tướng Khabalốp hạ lệnh cho các đơn vị quân đội ở thủ đô hạ vũ khí.

Ngay trong ngày đầu tiên của cách mạng, Trung ương Đảng Bônêvích đã ra bản Tuyên ngôn tuyên bố chế độ Nga hoàng đã bị sụp đổ, kêu gọi công nhân và binh lính hãy nhanh chóng thành lập Chính phủ cách mạng lâm thời bao gồm các đại biểu nhân dân, thiết lập nền cộng hòa dân chủ, thực hiện các quyền tự do dân chủ và ý chí của nhân dân.

Chiều ngày 27-2, tại cung điện Tavritrécxki ở thủ đô, các đại biểu đầu tiên (được bầu ở các nhà máy, xí nghiệp và các đơn vị quân đội) đã ra mắt và thành lập một tổ chức cách mạng thống nhất như một cơ quan chính quyền mới – Xô viết đại biểu công nhân và binh lính Pêtrôgrát.

Tin thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ở thủ đô đã bay nhanh tới các địa phương trong nước. Công nhân và nhân dân ở Mátxcơva, các thành phố và các địa phương đã nhanh chóng nổi dậy lật đổ chế độ cũ, thành lập các Xô viết đại biểu công nhân, binh lính và Xô viết đại biểu nông dân. Các Xô viết – cơ quan khối liên minh công nhân và nông dân - từ những cơ quan lãnh đạo khởi nghĩa trở thành những cơ quan chính quyền cách mạng.

Như thế, trên phạm vi cả nước, cuộc Cách mạng dân chủ tư sản tháng hai năm 1917 đã thắng lợi. Đó là một sự kiện có ý nghĩa lịch sử to lớn đối với nước Nga – chế độ Nga hoàng chuyên chế thống trị nhân dân từ bao đời nay đã bị sụp đổ chỉ trong vòng 8 ngày. Nước Nga đã trở thành nhà nước cộng hòa dân chủ. Nhưng sau Cách mạng tháng Hai, một tình hình chính trị phức tạp chưa từng có đã diễn ra ở nước Nga.

Lúc này, Xô viết Pêtrôgrát hoàn toàn có khả năng nắm chính quyền cũng như thực hiện chuyển toàn bộ chính quyền về tay các Xô viết ở các địa phương. Nhưng các thủ lĩnh mensêvích và Xã hội cách mạng – với quan điểm mà họ theo đuổi rằng, sau cách mạng tư sản, chính quyền là thuộc về giai cấp tư sản - đã bí mật tiến hành thương lượng và thỏa hiệp với các đảng tư sản. Các Xô viết đã không ủng hộ đề nghị của những người Bônsêvích về việc thành lập Chính phủ cách mạng lâm thời của chính các Xô viết. Trong phiên họp ngày 2-3, Ban chấp hành Xô viết Pêtrôgrát đã thông qua nghị quyết chuyển giao chính quyền cho giai cấp tư sản.

Cùng ngày 2-3, đươc sự ủng hộ của các thủ lĩnh mensêvích và Xã hội cách mạng, Ủy ban lâm thời của viện Đuma quốc gia đã thành lập Chính phủ lâm thời do huân tước Lơvốp làm thủ tướng. Tham gia Chính phủ lâm thời có các thủ lĩnh các đảng : đảng Cađê (Dân chủ lập hiến) của giai cấp tư sản, đảng Tháng Mười của địa chủ ''tư sản hóa'' và một đại biểu của Đảng Xã hội cách mạng là Kêrenxki.

Như thế, sau Cách mạng tháng Hai ở Nga đã hình thành một tình hình độc đáo là có hai chính quyền song song tồn tại. Chính phủ tư sản lâm thời và Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính. Hai chính quyền này đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau nên không thể cùng tồn tại trong một nước và sự xung đột giữa chúng là không thể tránh khỏi.