K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 1 2018

Nhà nước rất chú ý đến sự phát triển KTXH ở vùng đồng bào dân tộc vì:

- Phần lớn các dân tộc ít người đều sống ở các vùng trung du và miền núi. Đó là những nơi có nguồn tài nguyên giàu có, nhưng cơ sở hạ tầng lại chưa phát triển, kinh tế còn lạc hậu lại thiếu nguồn lao động, đặc biệt là lao động có trình độ kĩ thuật. Vì thế đời sống của nhân dân các dân tộc đặc biệt là các dân tộc vùng cao còn gặp nhiều khó khăn.

- Góp phần giảm thiểu sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa vùng đồng bằng với trung du và miền núi. Đây được coi là một chủ trương lớn nhằm xóa đói giảm nghèo, đồng thời cũng là cơ sở để củng cố khối đoàn kết giữa các dân tộc anh em, giữ vững an ninh quốc phòng vùng biên giới.

Nhà nước rất chú ý đến sự phát triển KTXH ở vùng đồng bào dân tộc vì:

- Phần lớn các dân tộc ít người đều sống ở trung du và miền núi. Đó là những nơi có nguồn tài nguyên giàu có, nhưng cơ sở hạ tầng lại chưa phát triển, kinh tế còn lạc hậu, lại thiếu nguồn lao động, đặc biệt là lao động có trình độ kĩ thuật. Vì thế đời sống của nhân dân các dân tộc đặc biệt là các dân tộc vùng cao còn gặp nhiều khó khăn.

- Góp phần giảm thiểu sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa vùng đồng bằng với vùng trung du và miền núi. Đây được coi là một chủ trương lớn nhằm xoá đói giảm nghèo, đồng thời cũng là cơ sở để củng cố khối đoàn kết giữa các dân tộc anh em, giữ vững an ninh quốc phòng vùng biên giới.

1 tháng 9 2019

- Thuận lợi:

+ Vị trí địa lí: dễ giao lưu với bên ngoài trong việc xuất - nhập khẩu.
+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi: địa hình thấp, nhiều đồng bằng có đất phù sa màu mỡ, nhiều khoáng sản, nguồn nước dồi dào, khí hậu ôn đới gió mùa và cạn nhiệt đới gió mùa, có nhiều tài nguyên khoáng sản: khí đốt, dầu mỏ, than, sắt,… thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp khai khoáng.

+ Dân cư đông đúc, nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, thu hút nguồn đầu tư nước ngoài.

+ Nguyên liệu từ nông nghiệp, thủy sản phong phú.

+ Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật mạnh.

+ Là nơi tập trung các trung tâm công nghiệp lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Hồng Kông...

- Khó khăn: nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, kĩ thuật,...

27 tháng 10 2016

vì :

các nước này sớm tiến hành công nghiệp hóa nên có tiềm năng lớn về kinh tế và nghiên cứu kỹ thuật .

có khả năng đầu tư những nguồn kinh phí cho việc nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất , nâng cao năng suất lao động .

27 tháng 2 2017

Đáp án C

Hiện nay, dân số nước ta đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á, đứng thứ 7 khu vực châu Á và đứng thứ 13 trên thế giới.

10 tháng 10 2016

bn tham khảo Tác động của toàn cầu hoá, khu vực hoá đối với các nước đang phát triển

17 tháng 2 2016

a) VN hiện nay đang có cơ cấu dân số vàng vì có tỉ lệ người trong độ tuổi lao động cao hơn tỉ lệ người phụ thuộc.

Năm 2009, dân số nước ta là 85,78 triệu người, trong đó có 55 triệu người trong độ tuổi lao động (chiếm 64,11% dân số), còn dân số phụ thuộc chỉ chiếm 35,89%

b) Ảnh hưởng của cơ cấu dân số vàng:

- Cơ hội:

+ Có nguồn lao động dồi dào

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn

- Thách thức:

+ Giải quyết việc làm

+ Sức ép về y tế, giáo dục, tài nguyên và môi trường

+ Trình độ lao động chưa cao

+ Giải quyết vấn đề phúc lợi xã hội sau khi bước qua thời kỳ dân số vàng.

 

17 tháng 2 2016

a) Sự bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu ở các nước đang phát triển vì:

- Các nước này chiếm tới 80% dân số và 95% số dân gia tăng hàng năm của thế giới

- Giai đoạn 2001 – 2005, tỉ suất gia tăng tự nhiên trung bình của thế giới là 1,2%, của nhóm nước phát triển là 0,1%, còn ở các nước đang phát triển là 1,5%.

b) Sự già hóa dân số diễn ra chủ yếu ở các nước phát triển vì:

- Giai đoạn 2000 – 2005, dân số trong độ tuổi từ 0 đến 14 của nhóm nước phát triển là 17%, ít hơn 15% so với nhóm nước đang phát triển.

- Nhưng dân số trong độ tuổi 65 trở lên là 15%, lớn hơn 10% so với nhóm nước đang phát triển.

- Số người cao tuổi tập trung nhiều nhất ở Tây Âu, chủ yếu là các nước phát triển.