K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 10 2016

vì :

các nước này sớm tiến hành công nghiệp hóa nên có tiềm năng lớn về kinh tế và nghiên cứu kỹ thuật .

có khả năng đầu tư những nguồn kinh phí cho việc nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất , nâng cao năng suất lao động .

10 tháng 10 2016

bn tham khảo Tác động của toàn cầu hoá, khu vực hoá đối với các nước đang phát triển

1. Tự do hoá thương mại - Cơ hội : hàng hóa tự do lưu thông - thúc đẩy sản xuất phát triển. - Thách thức: + Các nước đang phát triển trở thành thị trường tiêu thụ cho các cường quốc kinh tế. + Nạn buôn lậu. 2. Cách mạng khoa học công nghệ - Cơ hội: + Tiếp cận nền khoa học công nghệ của thế giới. + Chuyển dịch cơ...
Đọc tiếp
1. Tự do hoá thương mại - Cơ hội : hàng hóa tự do lưu thông -> thúc đẩy sản xuất phát triển. - Thách thức: + Các nước đang phát triển trở thành thị trường tiêu thụ cho các cường quốc kinh tế. + Nạn buôn lậu. 2. Cách mạng khoa học công nghệ - Cơ hội: + Tiếp cận nền khoa học công nghệ của thế giới. + Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức. - Thách thức: Nguy cơ tụt hậu về trình độ phát triển kinh tế 3. Sự áp đặt lối sống văn hoá của các siêu cường - Cơ hội: Tiếp thu các văn hoá tinh hoa của nhân loại. - Thách thức: Giá trị đạo đức bị biến đổi theo chiều hướng xấu, đánh mất bản sắc dân tộc. 4. Chuyển giao công nghệ vì lợi nhuận - Cơ hội: Tiếp nhận đầu tư công nghệ hiện đại hoá cơ sở vật chất kĩ thuật. - Thách thức: Trở thành bãi rác thải công nghệ lạc hậu cho các nước phát triển 5. Toàn cầu hoá trong công nghệ - Cơ hội: tạo điều kiện đi tắt đón đầu thành tựu KHCN để phát triển. - Thách thức: Gia tăng nhanh chóng nợ nước ngoài và nguy cơ tụt hậu. 6. Chuyển giao mọi thành tựu của nhân loại - Cơ hội: Thúc đẩy nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh. Hoà nhập nhanh chóng vào nền kinh tế thế giới - Thách thức: Sự cạnh tranh trở nên quyết liệt 7. Sự đa phương hoá và đa dạng hoá quan hệ quốc tế - Cơ hội: Tận dụng tiềm năng thế mạnh của toàn cầu để phát triển kinh tế đất nước. - Thách thức: Chảy máu chất xám, nguy cơ cạn kiệt tài nguyên
0
28 tháng 1 2018

Nhà nước rất chú ý đến sự phát triển KTXH ở vùng đồng bào dân tộc vì:

- Phần lớn các dân tộc ít người đều sống ở các vùng trung du và miền núi. Đó là những nơi có nguồn tài nguyên giàu có, nhưng cơ sở hạ tầng lại chưa phát triển, kinh tế còn lạc hậu lại thiếu nguồn lao động, đặc biệt là lao động có trình độ kĩ thuật. Vì thế đời sống của nhân dân các dân tộc đặc biệt là các dân tộc vùng cao còn gặp nhiều khó khăn.

- Góp phần giảm thiểu sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa vùng đồng bằng với trung du và miền núi. Đây được coi là một chủ trương lớn nhằm xóa đói giảm nghèo, đồng thời cũng là cơ sở để củng cố khối đoàn kết giữa các dân tộc anh em, giữ vững an ninh quốc phòng vùng biên giới.

Nhà nước rất chú ý đến sự phát triển KTXH ở vùng đồng bào dân tộc vì:

- Phần lớn các dân tộc ít người đều sống ở trung du và miền núi. Đó là những nơi có nguồn tài nguyên giàu có, nhưng cơ sở hạ tầng lại chưa phát triển, kinh tế còn lạc hậu, lại thiếu nguồn lao động, đặc biệt là lao động có trình độ kĩ thuật. Vì thế đời sống của nhân dân các dân tộc đặc biệt là các dân tộc vùng cao còn gặp nhiều khó khăn.

- Góp phần giảm thiểu sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa vùng đồng bằng với vùng trung du và miền núi. Đây được coi là một chủ trương lớn nhằm xoá đói giảm nghèo, đồng thời cũng là cơ sở để củng cố khối đoàn kết giữa các dân tộc anh em, giữ vững an ninh quốc phòng vùng biên giới.

18 tháng 11 2019

Phần lãnh thổ trung tâm Bắc Mĩ

*Miền tây

Là vùng núi trẻ Coocdie,xen giữa là các bồn địa,cao nguyên,ven biển là các đồng bằng nhỏ.

Khí hậu ôn đới,cận nhiệt hải dương và cận nhiệt,ôn đới lục địa

Tài nguyên năng lượng phong phú,đất đồng bằng phì nhiêu

*Miền Đông

Dãy núi già Apalat và đồng bằng ven Đại Tây Dương

Khí hậu ôn đới hải dương và cận nhiệt đới

Tài nguyên khoáng sản,nguồn nguồn thủy năng phong phú

Đất phì nhiêu

*Đồng bằng trung tâm

Phía bắc và tây là địa hình gò đồi thấp,phía nam là đồng bằng phù sa

Khí hậu ôn đới (phía bắc),cận nhiệt đới (ven vịnh Mehicô

Tài nguyên cũng phong phú

Đất phù sa màu mỡ,rộng

Đồng cỏ rộng

18 tháng 11 2019

Phần lãnh thổ Hoa Kì nằm ở trung tâm Bắc Mĩ phân hóa thành 3 vùng tự nhiên:

a) Miền Tây

- Địa hình: là vùng núi trẻ Coóc-đi-e, xen giữa là các bồn địa và cao nguyên, ven biển là những đồng bằng nhỏ.

- Khí hậu: ôn đới, cận nhiệt hải dương và cận nhiệt, ôn đới lục địa.

- Tài nguyên: nhiều kim loại màu, tài nguyên năng lượng phong phú, diện tích rừng tương đối lớn, đất đồng bằng phì nhiêu.

b) Miền Đông

- Địa hình: gồm dãy núi già A-pa-lat và các đồng bằng ven Đại Tây Dương.

- Khí hậu mang tính chất ôn đới hải dương và cận nhiệt đới.

- Tài nguyên: khoáng sản than đá, quặng sắt; nguồn thủy năng phong phú; đất phì nhiêu.

c) Vùng đồng bằng trung tâm

- Địa hình: Phía Bắc và phía Tây là địa hình gò đồi thấp, nhiều đồng cỏ rộng. Phía Nam là đồng bằng phù sa.

- Khí hậu: ôn đới (phía Bắc), cận nhiệt đới (ven vịnh Mê-hi-cô).

- Tài nguyên: khoáng sản than đá, quặng sắt, dầu mỏ, khí tự nhiên; đất phù sa màu mỡ, rộng lớn.

1 tháng 9 2019

- Thuận lợi:

+ Vị trí địa lí: dễ giao lưu với bên ngoài trong việc xuất - nhập khẩu.
+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi: địa hình thấp, nhiều đồng bằng có đất phù sa màu mỡ, nhiều khoáng sản, nguồn nước dồi dào, khí hậu ôn đới gió mùa và cạn nhiệt đới gió mùa, có nhiều tài nguyên khoáng sản: khí đốt, dầu mỏ, than, sắt,… thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp khai khoáng.

+ Dân cư đông đúc, nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, thu hút nguồn đầu tư nước ngoài.

+ Nguyên liệu từ nông nghiệp, thủy sản phong phú.

+ Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật mạnh.

+ Là nơi tập trung các trung tâm công nghiệp lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Hồng Kông...

- Khó khăn: nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, kĩ thuật,...

16 tháng 4 2018

Đáp án D