K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:Người lính dũng cảm1. Bắn thêm một loạt đạn mà vẫn không diệt được máy bay địch. Viên tướng hạ lệnh : - Vượt rào, bắt sống nó !     Hàng rào là những cây nứa tép dựng xiên ô quả trám. Cậu lính bé nhất nhìn thủ lĩnh, ngập ngừng : - Chui vào à ?     Nghe tiếng "chui", viên tướng thấy chối tai :  - Chỉ những thằng hèn mới chui. 2. Cả tốp leo...
Đọc tiếp

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:

Người lính dũng cảm

1. Bắn thêm một loạt đạn mà vẫn không diệt được máy bay địch. Viên tướng hạ lệnh :

 - Vượt rào, bắt sống nó !

     Hàng rào là những cây nứa tép dựng xiên ô quả trám. Cậu lính bé nhất nhìn thủ lĩnh, ngập ngừng :

 - Chui vào à ?

     Nghe tiếng "chui", viên tướng thấy chối tai :

  - Chỉ những thằng hèn mới chui. 

2. Cả tốp leo lên hàng rào, trừ chú lính nhỏ. Chú nhìn cái lỗ hổng dưới chân hàng rào rồi quyết định chui qua đó. Nhưng chú mới chui được nửa người thì hàng rào đổ.Tướng sĩ ngã đè lên luống hoa mười giờ. Hàng rào thì đè lên chú lính.

  Chiếc máy bay (là một chú chuồn chuồn ngô) giật mình cất cánh. Quân tướng hoảng sợ lao ra khỏi vườn.

 3. Giờ học hôm sau, thầy giáo nghiêm giọng hỏi :

 - Hôm qua em nào phá đổ hàng rào, làm giập hoa trong vườn trường ? Thầy nhìn một lượt những gương mặt học trò, chờ đợi sự can đảm nhận lỗi. Chú lính nhỏ run lên. Chú sắp phun ra bí mật thì một cú véo nhắc chú ngồi yên. Thầy giáo lắc đầu buồn bã :

 - Thầy mong em nào phạm lỗi sẽ sửa lại hàng rào và luống hoa.

 4. Khi tất cả túa ra khỏi lớp, chú lính nhỏ đợi viên tướng ở cửa, nói khẽ :”Ra vườn đi!” Viên tướng khoát tay :

 - Về thôi !

 - Nhưng như vậy là hèn. Nói rồi, chú lính quả quyết bước về phía vườn trường. Những người lính và viên tướng đứng sững lại nhìn chú lính nhỏ. Rồi, cả đội bước nhanh theo chú, như là bước theo một người chỉ huy dũng cảm.

 - Nứa tép : nứa nhỏ

 - Ô quả trám : ô có hình thoi, giống hình quả trám.

 - Thủ lĩnh : người đứng đầu.

 - Hoa mười giờ : loài hoa nhỏ, thường nở vào khoảng mười giờ trưa.

 - Nghiêm giọng : nói bằng giọng nghiêm khắc.

 - Quả quyết : dứt khoát, không chút do dự.

Chiếc máy bay (là một chú chuồn chuồn ngô) giật mình cất cánh.

Máy bay địch trong câu chuyện là con vật gì ?

A. Là chú ong thợ

B. Là chú chuồn chuồn ngô

C. Là chú bướm vàng

1
17 tháng 3 2018

Chiếc máy bay (là một chú chuồn chuồn ngô) giật mình cất cánh.

20 tháng 5 2018

Lời giải:

Chú bé quyết định không trèo lên hàng rào vì chú sợ hàng rào sẽ đổ.

20 tháng 12 2018

Lời giải:

Chú bé quyết định không trèo lên hàng rào vì chú sợ hàng rào sẽ đổ.

3 tháng 12 2018

Chọn A

11 tháng 11 2019

Chú lính nhỏ quyết định chui qua lỗ hổng dưới chân rào vì chú sợ làm đổ hàng rào của vườn trường.

1 tháng 10 2018

Chọn C

Các bạn giúp mình bài này với Nhím con kết bạn Trong một khu rừng nọ có một chú Nhím chỉ sống một mình, rất nhút nhát nên chú không quen biết bất kì một con vật nào khác sống trong rừng. Vào một buổi sáng đẹp trời, nhím con đi kiếm quả để ăn. Bỗng một chú Sóc nhảy tới và nói: - Chào bạn! Tôi rất vui sướng được gặp bạn. Nhím con bối rối nhìn Sóc, rồi quay đầu chạy trốn vào...
Đọc tiếp
Các bạn giúp mình bài này với Nhím con kết bạn Trong một khu rừng nọ có một chú Nhím chỉ sống một mình, rất nhút nhát nên chú không quen biết bất kì một con vật nào khác sống trong rừng. Vào một buổi sáng đẹp trời, nhím con đi kiếm quả để ăn. Bỗng một chú Sóc nhảy tới và nói: - Chào bạn! Tôi rất vui sướng được gặp bạn. Nhím con bối rối nhìn Sóc, rồi quay đầu chạy trốn vào một bụi cây. Nó cuộn tròn người lại mà vẫn run vì sợ. Ngày tháng trôi qua, những chiếc lá trên cây bắt đầu chuyển màu và rụng xuống. Nhím con quyết định phải mau chóng tìm một nơi an toàn và ấm áp để trú đông. Trời ngày càng lạnh hơn. Một hôm nhím con đang đi tìm nơi trú đông thì trời đổ mưa. Nhím sợ hãi cắm đầu chạy. Bỗng nó lao vào một đống lá. Nó chợt nhận ra sau đống lá là một cái hang “Chào bạn!”. Một giọng ngái ngủ của một chú nhím khác cất lên. Nhím con vô cùng ngạc nhiên. Sau khi trấn tĩnh lại. Nhím con bẽn lẽn hỏi: - Tên bạn là gì? - Tôi là Nhím Nhí. Nhím con run run nói: “Tôi xin lỗi bạn, tôi không biết đây là nhà của bạn”. Nhím Nhí nói: “Không có hề gì. Thế bạn đã có nhà trú đông chưa? Tôi muốn mời bạn ở lại với tôi qua mùa đông. Tôi ở đây một mình buồn lắm. Nhím con rụt rè nhận lời và cảm ơn lòng tốt của bạn. Cả hai thu dọn và trang trí chỗ ở gọn đẹp. Chúng rất vui vì không phải sống một mình trong mùa đông gió lạnh. (Trần Thị Ngọc Trâm) Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau: - Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời mà em chọn. - Viết ý kiến của em vào chỗ trống. Câu 1: Vì sao Nhím con lại không quen biết bất kì loài vật nào trong rừng? (0,5 điểm) A. Vì Nhím xấu xí nên không ai chơi cùng. B. Vì Nhím chỉ ở trong nhà, không ra ngoài bao giờ. C. Vì Nhím sống một mình, không có ai thân thiết. D. Vì Nhím nhút nhát, luôn rụt rè, sợ sệt. Câu 2: Ba chi tiết nào dưới đây cho thấy Nhím con rất nhút nhát? (0,5 điểm) A. Khi được Sóc chào, Nhím chạy trốn vào bụi cây, cuộn tròn người lo sợ. B. Mùa đông đến, Nhím mau chóng tìm một nơi an toàn và ấm áp để trú rét. C. Thấy trời bỗng đổ mưa, Nhím sợ hãi cắm đầu chạy. D. Nhím con đồng ý ở lại trú đông cùng với Nhím Nhí. Câu 3: Vì sao Nhím Nhí mời Nhím con ở lại với mình qua mùa Đông? (0,5 điểm) A. Vì Nhím Nhí ở một mình rất buồn. B. Vì Nhím Nhí biết Nhím con chưa có nhà trú đông. C. Vì Nhím Nhí và Nhím con là bạn thân. D. Vì Nhím Nhí biết Nhím con ở một mình rất buồn. Câu 4: Nhím con cảm thấy như thế nào khi ở cùng Nhím Nhí? (0,5điểm) A. Nhím con cảm thấy rất vui khi có bạn. B. Nhím con cảm thấy yên tâm khi được bảo vệ. C. Nhím con vẫn cảm thấy lo sợ. D. Nhím con vẫn cảm thấy buồn lắm. Câu 5: Câu chuyện cho em bài học gì? (1,0 điểm) Câu 6: Lớp học của em có một bạn mới từ trường khác chuyển đến. Để giúp bạn hoà nhập với các bạn trong lớp, em sẽ làm gì? (1,0 điểm) Câu 7: Dấu hai chấm trong đoạn văn sau dùng để làm gì? (0,5 điểm) Nhím con bẽn lẽn hỏi: - Tên bạn là gì? - Tôi là Nhím Nhí. A. Báo hiệu lời giải thích cho một sự việc. B. Báo hiệu lời nói của nhân vật. C. Báo hiệu phần chú thích. D. Báo hiệu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt. Câu 8: Gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi “Vì sao” trong câu dưới đây. (0,5 điểm) “Nhím Con và Nhím Nhí rất vui vì chúng không phải sống một mình suốt mùa đông giá lạnh.” Câu 9: Viết 1 câu sử dụng biện pháp nhân hoá để nói về: (1,0 điểm) a) Chiếc lá: b) Bầu trời:
2
10 tháng 9 2021

1.d              2.a          3.a              4.c

5.Câu chuyện cho em bài học là không được nhút nhát.

Đọc tiếp...`

12 tháng 4 2022

đánh gì kinh giữ

TẬP 5Mọi người sẽ không đánh giá con người bạn qua số tiền mà bạn có trong ngân hàng, chiếc xe bạn đang đi, căn nhà nơi bạn đang sống hoặc loại công việc bạn đang làm. Mà bạn, cũng như bao người khác, là một sự pha trộn phức tạp đến mức gần như không thể đong đếm được giữa những khả năng và các giới hạn. Chính bạn là một sự độc đáo không hề giống ai với tất cả những...
Đọc tiếp

TẬP 5

Mọi người sẽ không đánh giá con người bạn qua số tiền mà bạn có trong ngân hàng, chiếc xe bạn đang đi, căn nhà nơi bạn đang sống hoặc loại công việc bạn đang làm. Mà bạn, cũng như bao người khác, là một sự pha trộn phức tạp đến mức gần như không thể đong đếm được giữa những khả năng và các giới hạn. 

Chính bạn là một sự độc đáo không hề giống ai với tất cả những ưu, khuyết, tính cách, khả năng, niềm tin và mơ ước. Và bạn hoàn toàn có thể phát triển, hoàn thiện và trưởng thành với chính những gì bạn vốn có. 

Có một khuynh hướng ngày càng phổ biến trong xã hội hiện nay, đó là thay vì nhận ra những khuyết điểm của bản thân rồi kiên quyết sửa đổi, cải thiện, nhiều người lại dễ dàng chấp nhận chính mình. Họ thỏa hiệp cả với những lỗi lầm hay thiếu sót của bản thân, vẫn cho rằng mình là toàn vẹn, là hoàn hảo mà không cần cố gắng gì thêm. 

Trong một nghiên cứu về lòng tự trọng, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng: Những người cảm thấy hạnh phúc với chính mình biết chấp nhận thất bại và thanh minh nó, xem đó như là một sự cố rủi ro và không phản ánh điều gì về khả năng của họ cả. Còn những người không hạnh phúc đón nhận thất bại một cách bực bội và “xé to” nó ra, biến nó thành “đại diện” cho con người của họ, hơn nữa còn dùng nó để dự đoán những sự kiện tương lai của họ nữa - và rút cục là họ không dám làm gì cho dù cơ hội có đến hay không. 

0
TẬP 5Nếu xem cuộc sống là một chiếc bánh ngọt thì truyền hình được ví như lớp kem béo ngậy quét bên ngoài. Nó tiếp thêm hương vị cho cuộc sống, cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết, nhưng nếu quá lạm dụng, nó có thể khiến bạn chẳng còn quan tâm gì đến những điều khác thật sự quan trọng đang diễn ra xung quanh. Xem ti vi quá nhiều có thể làm tăng sự khao khát hiểu biết của...
Đọc tiếp

TẬP 5

Nếu xem cuộc sống là một chiếc bánh ngọt thì truyền hình được ví như lớp kem béo ngậy quét bên ngoài. Nó tiếp thêm hương vị cho cuộc sống, cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết, nhưng nếu quá lạm dụng, nó có thể khiến bạn chẳng còn quan tâm gì đến những điều khác thật sự quan trọng đang diễn ra xung quanh. Xem ti vi quá nhiều có thể làm tăng sự khao khát hiểu biết của chúng ta lên gấp ba lần, nhưng đôi khi lại làm cho bạn nhìn thế giới thực tế khác đi, và điều tệ hại nhất là khiến cho chúng ta mắc phải thói quen hưởng thụ bị động đồng thời nó cũng lấy đi những khoảng thời gian mà lẽ ra nên dành cho những việc khác có ý nghĩa hơn. 

Khi vào siêu thị, bạn có ghé qua tất cả các gian hàng và chọn mua một món gì đó tại mỗi kệ hàng ấy không? Dĩ nhiên là không. Bạn sẽ chỉ ghé lại những chỗ có món hàng mà bạn cần và bỏ qua những gian khác. Nhưng khi xem ti vi, có vẻ như nhiều người lại theo quy trình “mỗi gian hàng mua một thứ”. Bạn thử nghĩ xem - hôm nay là thứ Hai, chúng ta xem ti vi, rồi đến thứ Ba, thứ Tư, chúng ta cũng xem ti vi. Đôi khi, việc xem ti vi đã trở thành một thói quen. Bạn hãy tự hỏi xem, “Thực ra, mình có muốn xem chương trình này hay không? Nếu nó không được trình chiếu thì mình có yêu cầu Đài truyền hình làm việc đó hay không?”. Mọi người không biết là một số chương trình truyền hình đã được dàn dựng, chọn lọc, biên tập một cách kỹ lưỡng và hoàn hảo đến mức đôi lúc nó khác xa đời thường. 

Các nhà tâm lý học nhận định rằng - một số người xem ti vi nhiều đến nỗi họ chẳng còn nhiều thời gian để chuyện trò với người thân, hay để ý đến những điều thú vị khác đang diễn ra xung quanh họ. Theo lời một nhà tâm lý học thì, “Ti vi đã cướp đi quá nhiều thời gian của chúng ta và không bao giờ trả lại”. 

Đừng bật ti vi chỉ vì nó ở đó, ngay trước mắt bạn hoặc chỉ vì bạn đã quen làm như thế. Hãy chỉ mở ti vi khi nào có chương trình mà bạn muốn xem. Từ việc hạn chế xem ti vi trong những giờ phút rỗi rãi, bạn có thể dành thời gian để làm nhiều việc có ích cho gia đình, cho bạn bè, để đọc sách hay tìm những giây phút yên tĩnh hiếm hoi cho chính mình. Những lúc ấy, bạn có thể chủ động làm một điều gì đó thật sự thú vị thay vì lãng phí thời gian một cách thụ động. 

0