K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 3 2019

Bài văn số 53

      Có lẽ, đối với mỗi con người, để rèn luyện nhân cách hoàn thiện thì rất khó khăn, nhưng bước đầu để vào đời chính là phải biết bao dung, sẵn sàng tha lỗi cho người khác. Chỉ có thế, con người ta mới trở nên thoải mái, tinh thần mới vui vẻ, phấn chấn hơn, giống như câu nói của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: "Mỗi đêm tôi nhìn trời đất để học về lòng bao dung. Nhìn đường đi của kiến để biết về sự nhẫn nhục. Sông vẫn chảy đời sông. Suối vẫn trôi đời suối. Đời người cũng để sống và hãy thả trôi đi những tị hiềm".

      Khoan dung là gì? Đối với những người đã trải qua lớp 7, được học GDCD thì ít nhiều vẫn hiểu được. Khoan dung là biết rộng lòng tha thứ. Người có lòng khoan dung là người biết chia sẻ và cảm thông với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm. Trong đời, không phải ai cũng được sống yên ổn, đôi khi người ta có lỗi với mình, mình cũng nên nhẫn nhịn một chút thì cả hai bên sẽ mau giảng hoà hơn, rốt cuộc thì biết khoan dung và nhẫn nhịn cũng sẽ tạo ra sự hoà bình thế giới. Phải không nhỉ?

       Có những trường hợp nên khoan dung và nhẫn nhịn đúng lúc đúng chỗ. Nếu họ thật sự thành tâm nhận lỗi, lấy hành động thực tế để sửa lỗi thì chúng ta nên vui vẻ tha lỗi cho họ. Sau lần ấy, có thể họ sẽ không bao giờ tái phạm nữa, như vậy, bản thân ta cũng cảm thấy nhẹ nhõm. Ngược lại, nếu lần sau vẫn tiếp tục thì việc này không thể tha thứ được, những chuyện vụn vặt thì có thể bỏ qua nhưng những việc có tầm ảnh hưởng lớn, nếu sai sót một chút thôi cũng đủ khiến chúng ta phải thất vọng cực độ, chịu vô sô mất mát. Học trên lớp, thỉnh thoảng, cô có chuyện bực mình, cô hay tức giận, mắng mỏ học sinh một chút cũng chẳng sao, chúng ta có thể thông cảm cho cô, nhưng nếu dùng vũ lực thì chuyện này không còn nhỏ nữa, phụ huynh học sinh sẽ nghĩ sao, nhà trường sẽ nghĩ sao. Dù biết đó chỉ là hành động nhất thời trong lúc bực bội thì chúng ta cũng không có quyền thay đổi nữa rồi. 

       Nhận nhịn, khoan dung thì dễ nhưng vứt bỏ "tị hiềm" thì rất khó. Có những vấn đề nảy sinh từ lúc còn nhỏ, đối với những đứa trẻ, dù chỉ là sự hiểu lầm cũng rất dễ kéo dài tới tận sau này. Thiết lại cho cùng, quá khứ có những chuyện chúng ta cũng nên vứt bỏ đi thôi, giữ lại cũng chẳng được ích gì. Có một câu chuyện cũng nhắc nhở chúng ta thế này: "Có một lớp học, để chuẩn bị cho tiết tiếp theo, thầy giáo đã dặn dò học sinh viết tất cả những người mình ghét lên một của khoai tây, rồi đựng vào một cái túi, đeo bên người. Sáng hôm sau, ai nấy đều rất vui vẻ, có người mang đầy khoai tây trong túi, cũng có người chỉ có một vài củ. Thầy giáo nhắc học sinh hãy mang số khoai tây này bên người đến hết buổi sáng hôm đó. Mới chỉ qua một tiết, nhiều người đã than mệt, rồi nặng quá. Đến đây, thầy mới cho họ thả ra, ai cũng thấy thoải mái, nhẹ nhõm. Thầy bảo rằng những người mang quá nhiều hiềm khích sẽ chỉ thêm nặng nhọc, bỏ nó xuống mới thấy lòng thật nhẹ." Thế đấy, hãy hướng tới tương lai, hãy tạo cho bản thân lòng khoan dung và tin tưởng, biết vứt bỏ quá khứ và hướng tới hiện tại và tương lai.

     Cuộc sống đầy chông gai và thử thách, cũng sẽ đầy yêu thương và giận hờn, chỉ có một cách biến giận hờn thành yêu thương, đó chính là cảm thông và chia sẻ, khoan dung và nhẫn nhịn.

5 tháng 3 2019

Mỗi đêm tôi nhìn trời đất để học về lòng bao dung. Nhìn đường đi của kiến để biết về sự nhẫn nhục. Sông vẫn chảy đời sông. Suối vẫn trôi đời suối. Đời người cũng để sống và hãy thả trôi đi những tị hiềm".Người ta thường có thể tha thứ mà không thể quên. Tha thứ biểu hiện bên ngoài. Quên là thầm lặng bên trong. Điều thầm lặng bên trong mới làm người ta ray rứt.Trịnh Công Sơn là một người nổi tiếng. Nổi tiếng quá sớm và đương nhiên phải có những người ganh ghét, mặc dù ông là một người rất khiêm tốn.Sống giữa những ganh ghét tục lụy, chưa bao giờ nghe một người bạn nào nói Trịnh công Sơn có lòng tỵ hiềm với bất cứ ai. Trái lại, ông đã từng gặp những người ganh tỵ, đối xử không công bằng với anh. Có những người thể hiện một cách trắng trợn vì đố kỵ, cũng có những người nói xấu anh với mục đích đẩy anh ra khỏi lòng yêu thương của quần chúng. Chưa bao giờ thấy ông có phản ứng. Nhiều lắm thì cũng là những lời than phiền nhẹ nhàng. Lòng bao dung và tha thứ của ông đã thể hiện rất nhiều ngay cả với những kẻ không xứng đáng với tình yêu của anh đối với họ. Quên hay không chỉ trong lòng ông biết, nhưng mãi đến khi nhắm mắt, không bao giờ nhắc đến điều mình đã tha thứ thì có lẽ anh đã quên hẳn trong lòng.

Thông thường người đi xa trở lại quê nhà hay kể với bà con láng giềng chuyện lạ phương xa. Riêng tôi về làng, về xứ, lúc nào cũng thích nói cái đẹp, cái lớn quê mình. Tuổi thơ tôi đã hằn sâu trong ký ức những ngọn núi trong xa lấp lánh như kim cương, lúc xa mờ, khi xanh thẫm, lúc tím lơ, khi rực rỡ như núi ngọc màu xanh. Những năm tháng xa quê, giông tố cuộc đời tưởng chừng cuốn bay...
Đọc tiếp

Thông thường người đi xa trở lại quê nhà hay kể với bà con láng giềng chuyện lạ phương xa. Riêng tôi về làng, về xứ, lúc nào cũng thích nói cái đẹp, cái lớn quê mình. 

Tuổi thơ tôi đã hằn sâu trong ký ức những ngọn núi trong xa lấp lánh như kim cương, lúc xa mờ, khi xanh thẫm, lúc tím lơ, khi rực rỡ như núi ngọc màu xanh. Những năm tháng xa quê, giông tố cuộc đời tưởng chừng cuốn bay đi tất cả, nhưng trong tâm tư tôi những dòng sông mênh mông vẫn cuồn cuộn chảy, những dòng sông biêng biếc vẫn lặng lờ trôi. Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa, mù mù khói rạ thơm vị mía lùi và trắng xóa sương mù sau tết. Yêu cả tiếng chuông chùa thăm thẳm canh khuya. Tôi yêu ánh nắng chiều tà trải màu vàng tái trên rẫy khoai mì, nghiêng nghiêng bên triền núi. Biết bao đêm trăn trở tôi viết bao trang về co gạch nhỏ cạn lờ chảy qua bến Miễu, cát vàng xâm xấp nước. Tôi yêu màu đá xám đen, tấm phên xát xơ che nắng cho người đập đá. Tôi nhớ ngọn cỏ phất phơ giữa đồng nước lớn, cây cà na trái nặng chùm chùm, cây gáo mồ côi, cây gáo đôi im lìm xa xa ngoài đồng bãi. Như con chiên ngoan mơ về “Đất Hứa”, tôi da diết mong gặp lại cây đa bến Miễu, cây me già đá chẹt, con đường quanh co lồi lõm lên pháo đài. Tôi nhớ những triền đá cao ào ào đổ xuống, róc rách len vào khe đá rồi thông thả bò qua con đường trải đá, chảy xuống xóm làng.

An Giang từ bao giờ đến bây giờ, cuối thế kỷ 20, là đất nóng, là bãi chiến trường. Bờ cõi An Giang đời nay sang đời khác luôn bị xâm lăng và đẫm máu.Lịch sử An Giang đã viết bằng những cuộc đời lận đận, những số phận bi thương, những tâm hồn vĩ đại, bằng máu và nước mắt, bằng những lưỡi gươm và cây tầm vong vạt nhọn, bằng những mũi tên phi tiêu và cây súng thô sơ.Tôi thèm được leo lên Pháo Đài tìm lại phiến đá nào đã in dấu chân Hoàng Đạo Cật, cùng đồng đội của anh đánh tung trận địa pháo tầm xa của giặc. Tôi tha thiết muốn biết triền đá nào chí sĩ can trường Trương Gia Mô đã từ ngọn tháp rơi xuống, nhất định không thể sa vào tay giặc pháp. Tôi muốn tìm lại vang bóng con người đến phút cuối đời còn làm cho giặc kiếp sợ, nhà cách mạng lỗi lạc Phan Bội Châu nghe tin đã khóc với những lời thơ thống thiết...

Ôi quê mẹ nơi nào cũng đẹp, nơi nào cũng rực rỡ chiến tích, kỳ công. Từ mảnh đất quê nghèo tôi chập chững ra đi khắp nẻo đường đời. Khi về đôi chân rắn chắc vì được luyện qua nhiều miền xa đất nước. Khi đi, từ khung cửa hẹp của ngôi nhà lá nhỏ tôi ngơ ngác nhìn ra vùng đất rộng bên ngoài với đôi mắt khù khờ. Khi về, ánh sáng mặt trời những miền đất lạ bao la soi sáng mỗi bước tôi đi. Tôi nhìn rõ quê hương hơn, thấy được xứ sở mình đẹp hơn ngày khởi cuộc hành trình. 

Nhận xét cách biểu đạt tình cảm của nhà văn.

Nhắc lại các bước làm bài văn nói chung,bài văn biểu cảm nói riêng.

 

1
6 tháng 10 2016

Nhận xét:Biểu đạt trực tiếp về tình yêu quê hươnh

Nhắc lại các bước:

+ B1:Tìm hiểu đề,tìm ý

+ B2: Lập dàn ý

+ B3: Viết bài hoàn chỉnh

+ B4: Sửa bài

Đọc và trả lời câu hỏi sau: Chỉ ra phương thúc biểu cảm của bài văn ?Thông thường người đi xa trở lại quê nhà hay kể với bà con láng giềng chuyện lạ phương xa. Riêng tôi về làng, về xứ, lúc nào cũng thích nói cái đẹp, cái lớn quê mình. Tuổi thơ tôi đã hằn sâu trong ký ức những ngọn núi trong xa lấp lánh như kim cương, lúc xa mờ, khi xanh thẫm, lúc tím lơ, khi rực rỡ như núi ngọc...
Đọc tiếp

Đọc và trả lời câu hỏi sau: Chỉ ra phương thúc biểu cảm của bài văn ?

Thông thường người đi xa trở lại quê nhà hay kể với bà con láng giềng chuyện lạ phương xa. Riêng tôi về làng, về xứ, lúc nào cũng thích nói cái đẹp, cái lớn quê mình. 

Tuổi thơ tôi đã hằn sâu trong ký ức những ngọn núi trong xa lấp lánh như kim cương, lúc xa mờ, khi xanh thẫm, lúc tím lơ, khi rực rỡ như núi ngọc màu xanh. Những năm tháng xa quê, giông tố cuộc đời tưởng chừng cuốn bay đi tất cả, nhưng trong tâm tư tôi những dòng sông mênh mông vẫn cuồn cuộn chảy, những dòng sông biêng biếc vẫn lặng lờ trôi. Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa, mù mù khói rạ thơm vị mía lùi và trắng xóa sương mù sau tết. Yêu cả tiếng chuông chùa thăm thẳm canh khuya. Tôi yêu ánh nắng chiều tà trải màu vàng tái trên rẫy khoai mì, nghiêng nghiêng bên triền núi. Biết bao đêm trăn trở tôi viết bao trang về co gạch nhỏ cạn lờ chảy qua bến Miễu, cát vàng xâm xấp nước. Tôi yêu màu đá xám đen, tấm phên xát xơ che nắng cho người đập đá. Tôi nhớ ngọn cỏ phất phơ giữa đồng nước lớn, cây cà na trái nặng chùm chùm, cây gáo mồ côi, cây gáo đôi im lìm xa xa ngoài đồng bãi. Như con chiên ngoan mơ về “Đất Hứa”, tôi da diết mong gặp lại cây đa bến Miễu, cây me già đá chẹt, con đường quanh co lồi lõm lên pháo đài. Tôi nhớ những triền đá cao ào ào đổ xuống, róc rách len vào khe đá rồi thông thả bò qua con đường trải đá, chảy xuống xóm làng.

An Giang từ bao giờ đến bây giờ,  là đất nóng, là bãi chiến trường. Bờ cõi An Giang đời nay sang đời khác luôn bị xâm lăng và đẫm máu. Lịch sử An Giang đã viết bằng những cuộc đời lận đận, những số phận bi thương, những tâm hồn vĩ đại, bằng máu và nước mắt, bằng những lưỡi gươm và cây tầm vong vạt nhọn, bằng những mũi tên phi tiêu và cây súng thô sơ. Tôi thèm được leo lên Pháo Đài tìm lại phiến đá nào đã in dấu chân Hoàng Đạo Cật, cùng đồng đội của anh đánh tung trận địa pháo tầm xa của giặc. Tôi tha thiết muốn biết triền đá nào chí sĩ can trường Trương Gia Mô đã từ ngọn tháp rơi xuống, nhất định không thể sa vào tay giặc pháp. Tôi muốn tìm lại vang bóng con người đến phút cuối đời còn làm cho giặc kiếp sợ, nhà cách mạng lỗi lạc Phan Bội Châu nghe tin đã khóc với những lời thơ thống thiết...

Ôi quê mẹ An Giang nơi nào cũng đẹp, nơi nào cũng rực rỡ chiến tích, kỳ công. Từ mảnh đất quê nghèo tôi chập chững ra đi, khi về  đôi chân rắn chắc vì được luyện qua nhiều miền xa đất nước. Khi đi, từ khung cửa hẹp của ngôi nhà lá nhỏ tôi ngơ ngác nhìn ra vùng đất rộng bên ngoài với đôi mắt khù khờ. Khi về, ánh sáng mặt trời những miền đất lạ bảo là sáng soi mỗi bước tôi đi. Tôi nhìn rõ quê hương, hơn thấy được xứ sở mình đẹp hơn ngày khởi cuộc hành trình.

 

 

1
3 tháng 10 2016

Phương thức : biểu cảm = cách gián tiếp.Đặc điểm : tập trung biểu cảm,cảm xúc để bộc lộ tình cảm chứ ko chú ý vào miêu tả và tự sự.

CÂU 1:Nơi tôi sống và làm việc chỉ thấy nhà máy và bến cảng. Nhiều đêm nhìn qua cửa sổ phòng làm việc ngắm biển mênh mông tôi bỗng nhớ dòng sông mềm mại như một dải lụa đào. Sông e ấp với dòng chảy uốn lượn quanh những cánh đồng, làng mạc.Không bát ngát bao la nhưng cũng đủ rộng ôm ấp những phận người lam lũ bám lấy sông để mưu sinh. Sông cho tôm, cá để ấm lòng những bữa...
Đọc tiếp

CÂU 1:
Nơi tôi sống và làm việc chỉ thấy nhà máy và bến cảng. Nhiều đêm nhìn qua cửa sổ phòng làm việc ngắm biển mênh mông tôi bỗng nhớ dòng sông mềm mại như một dải lụa đào. Sông e ấp với dòng chảy uốn lượn quanh những cánh đồng, làng mạc.
Không bát ngát bao la nhưng cũng đủ rộng ôm ấp những phận người lam lũ bám lấy sông để mưu sinh. Sông cho tôm, cá để ấm lòng những bữa cơm đạm bạc. Sông thêm thắt để tạo nên bát gạo trắng ngần được cấy từ ruộng đất phù sa. Sông thắt vào lòng những đứa con xa quê sợi nhớ, sợi thương không dễ gì phai nhạt.
     ( Báo Nghệ An )
1/ Chỉ ra PTBĐ chính của đoạn văn.
2/ Nếu khái quát nội dung của đoạn văn
3/ Xác định các từ láy có trong đoạ và nêu tác dụng.
CÂU 2: Cảm nghĩ về một loài cây gắn bó và yêu thích nhất của em!

0
ĐỀ BÀI : Biểu cảm về một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường Luật Bài làm :Hồ Xuân Hương nổi tiếng là một nữ thi sĩ tài hoa với nhiều tác phẩm thơ văn viết bằng chữ Nôm cùng phong cách tuyệt diệu hiếm thấy nên bà được mệnh danh là "Bà Chúa Thơ Nôm" . Sống trong xã hội phong kiến mục ruỗng bấy giờ , bà đã sáng tác nên bài thơ Bánh Trôi Nước như là tiếng nói chung của mọi người...
Đọc tiếp

ĐỀ BÀI : Biểu cảm về một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường Luật

Bài làm :

Hồ Xuân Hương nổi tiếng là một nữ thi sĩ tài hoa với nhiều tác phẩm thơ văn viết bằng chữ Nôm cùng phong cách tuyệt diệu hiếm thấy nên bà được mệnh danh là "Bà Chúa Thơ Nôm" . Sống trong xã hội phong kiến mục ruỗng bấy giờ , bà đã sáng tác nên bài thơ Bánh Trôi Nước như là tiếng nói chung của mọi người phụ nữ . Dưới ngòi bút tinh tế và điêu luyện , nàng Xuân Hương đã mượn một chất liệu dân gian quen thuộc - chiếc bánh trôi nước để khắc họa lên vẻ đẹp về hình thể lẫn phẩm chất son sắt , cũng như niềm phẫn uất số phận lênh đênh , phụ thuộc của "phận đàn bà" trong xã hội xưa.
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Mở đầu bài thơ , Xuân Hương có viết :
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Mở đầu bài bằng cụm từ "thân em" quen thuộc nhưng nhà thơ lại đùng để nói đến chiếc bánh trôi , một thứ bánh dân gian quen thuộc mà từ người nông thôn đến thành thị ai cũng biết . Một cách khởi đầu bài thật độc đáo ! Chiếc bánh trôi ấy hiện lên với một vẻ đẹp xinh xắn và tinh khiết làm sao . Câu thơ vang lên như chan chứa bao niềm tự hào của người phụ nữ về nhan sắc trời cho “vừa trắng lại vừa tròn” . Không những ca ngợi nhan sắc mỹ miều , hình thể hấp dẫn mà lời thơ còn khẳng định tâm hồn đức hạnh bên trong , cái khiêm nhường duyên dáng của người phụ nữ . Thật là thú vị là hình ảnh chiếc bánh trôi đã được tác giả nhân hóa tài tình , mượn vật để bày tỏ tiếng lòng của mình . Thơ của Xuân Hương thât tự nhiên và đa nghĩa
Bảy nổi ba chìm với nước non
Nhưng ngẫm nghĩ mà xem , những chiếc bánh trôi nước ấy thật là đáng thương làm sao ! Trong suốt cuộc đời , chiếc bánh trôi ấy phải bao lần "phiêu dạt" trong nồi nước sôi lênh đênh , lúc chìm , lúc nổi cũng chỉ để dâng cho đời một món bánh vừa ngon vừa đẹp mắt . Nhà thơ thật tài tình khi mượn thành ngữ "Bảy nôi ba chìm" để nói lên cuộc đời lênh đênh , lắm gian truân đối với người phụ nữ . Cũng phải thôi , vì trong xã hội phong kiến "Trọng nam khinh nữ" ấy , người phụ nữ luôn bị coi thường , hành hạ , bóc lột thê thảm và vô tình vùi dập biết bao người con gái tài hoa mà bạc phận . Đọc câu thơ , em lại tự hỏi : "Một người phụ nữ xinh đẹp , phúc hậu như thế tại sao phải chịu kiếp sống đọa đày ? Tại sao lại để bao gian lao , cực khổ , bắt người phụ nữ nhỏ bé ấy gánh lấy ?" Câu thơ trùng xuống như tiếng than thở , tiếng ức ức của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đương thời thật buồn biết bao !
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Xã hội phong kiến đương thời thật bất công khi chà đạp , cướp đoạt quyền sống hạnh phúc của người phụ nữ . Họ luôn phải chịu sự trói buộc và mất tự do trong việc định đoạt cuộc sống cũng như mưu cầu hạnh phúc . Vây chẳng khác gì chiếc bánh trôi nước kia , đẹp hay xấu , rắn hay nát đều phụ thuộc vào tay thợ làm bánh . Người xưa cũng có câu : "Tại gia tòng phụ, xuất giá tỏng phu, phu tử tòng tử” . Lúc kẻ nhà thì phải lệ thuộc vào cha , cha có sai bảo gì chẳng dám làm trái . Khi lập gia thất , phải phụng dưỡng chồng , cũng chẳng dám trái lời . Mai đây chồng chết , thân gái yếu ớt phải sống nương tựa vào con trai . Trên đời này làm gì có quan niệm vô lý đến thế ! Thật đau xót biết chừng nào , ngẫm nghĩ mà thấy thương cho thân phận bèo bọt của người phụ nữ xưa . Vậy chế độ phong kiến thối nát ấy chẳng khác gì là chiếc gông cùm đang trói buộc bao "kiếp hồng nhan" . Với giọng thơ chua xót pha lẫn uất ức , bà Hồ Xuân Hương đã phê phán xã hội phong kiến mục ruỗng bấy giờ
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Mặc dù phải sống trong sự lệ thuộc nhưng họ vẫn luôn kiên trinh, khẳng định được vẻ đẹp thanh tao , phẩm chất cao quý của người phụ nữ . Cũng giống như chiếc bánh trôi nước vậy đấy , tuy lắm lần "chìm nổi" với nước non và rắn hay nát , khô hay nhão thì chiếc bánh ấy vẫn luôn giữ được nhân hồng son , ngọt lim . Thật là một hình ảnh ẩn dụ tiêu biểu ! Người phụ nữ đã ý thức rất rõ về cuộc sống và phẩm giá của mình . Dẫu ở trong hoàn cảnh cực khổ , bị nhào nặn , xô đẩy thì người phụ nữ ấy vẫn luôn giữ vẹn tấm lòng son sắt , thủy chung . Một hình ảnh đẹp đến nhường thế làm sao mà quên được ! Hình ảnh ấy làm cho tâm hồn em xao xuyến , rung động trước vẻ đẹp tâm hồn , sự duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam qua bao thế hê . Câu thơ cuối như thổi phồng niềm kiêu hãnh , khăng khái tự hào về phẩm chất cũng như lời thách đố đầy bản lĩnh của Bà Chúa Thơ Nôm đối với xã hội phong kiến đương thời .
Bài thơ "Bánh trôi nước" là một tác phẩm tuyệt vời của bà Hồ Xuân Hương . Bài thơ như ẩn chứa biết bao ngậm ngùi về thân phận nhưng vượt lên trên tất cả lời khẳng định phẩm giá đầy kiêu hãnh : dù chịu bao dèm pha , bao nỗi khó nhọc nhưng tấm lòng son sắt , thủy chung của người phụ nữ vẫn không bao giờ thay đổi . Qua bài thơ này , em càng yêu mến , cảm phục bà Hồ Xuân Hương về sự cá tính , quyết không khiêm nhường để đòi lại giá trị của người phụ nữ . Bài thơ đã để lại một dấu ấn sâu nặng trong tâm hồn em

[Mọi người nhận xét giúp mình về bài làm nhé ! Các bạn có thể cho điểm luôn được không (để mình tham khảo ấy mà !) Mong các bạn hãy giúp đỡ mình ]

2
25 tháng 11 2016

Tạm ổn bạn ạ. phần kết bạn có thể lấy ở ý nghĩa trong SGK.Nếu được thì mk cho bạn 8,5 bài này

25 tháng 11 2016

Cám ơn bạn rất nhiều ^^

bài này đc ko góp ý vs Đề 2: Kể lại nội dung câu chuyện được ghi trong bài thơ có tính chất tự sự ( như Lượm hoặc Đêm nay Bác không ngủ ) theo những ngôi kể khác nhau ( ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất )BÀI LÀM Khoảng thời gian quý giá và ấm áp nhất trong cuộc đời của tôi là được ở bên Bác Hồ. Đến giờ những tháng ngày, kỉ niệm ở bên Bác vẫn không phai mờ trong tâm trí của tôi....
Đọc tiếp

bài này đc ko góp ý vs 

Đề 2: Kể lại nội dung câu chuyện được ghi trong bài thơ có tính chất tự sự ( như Lượm hoặc Đêm nay Bác không ngủ ) theo những ngôi kể khác nhau ( ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất )
BÀI LÀM 
Khoảng thời gian quý giá và ấm áp nhất trong cuộc đời của tôi là được ở bên Bác Hồ. Đến giờ những tháng ngày, kỉ niệm ở bên Bác vẫn không phai mờ trong tâm trí của tôi. Ngày mà tôi cảm nhận được tình thương to lớn của Bác dành cho bộ đội chúng tôi và nhân dân cả nước là cuối năm 1950.
Ngày ấy tôi là một chiến sĩ quân đội, được cử ra chiến trường, cũng lúc ấy Bác Hồ ra chiến trường để chỉ đạo tiến quân. Vào một đêm khuya, trời mưa lâm râm vẫn không dứt, kéo theo những cơn gió lạnh buốt thổi vào mái lầu tranh xơ xác. Tôi chợt tỉnh dậy thì thấy Bác Hồ vẫn còn thức. Bác ngồi lặng yên bên bếp lửa với vẻ mặt trầm ngâm có vẻ Bác đang suy nghĩ về việc dân, việc nước. Tôi nhìn Bác thì cảm thấy thương Bác vì chỉ lo cho dân cho nước giờ trông Bác đã già nhiều hơn. Bác nhón chân đi thật nhẹ nhàng, lặng lẽ đốt lửa sưởi ấm cho chúng tôi. Giống như ngừơi mẹ, ngừơi cha chăm sóc cho con cái Bác đã khiến cho tôi hiểu được tình thương bao la rộng lớn ấy. 
Không chỉ đốt lửa là hành động khiến tôi không quên được mà Bác còn đi dém chăn cho chúng tôi. Hành động dém chăn cho chúng tôi mà quên cả giấc ngủ của Bác khiến tôi không khỏi xúc động. Nhìn những gì Bác làm cho chúng tôi cứ tưởng như là mơ, bóng Bác thì cao như vô cùng vô tận. Tình cảm của Bác dành cho chúng tôi lúc đó còn ấm áp hơn cả ngọn lửa hồng. Tôi xúc động xao xuyến, không nén được tình cảm dâng trào ấy, thì thầm tôi hỏi nhỏ Bác:
_ Bác ơi! Bác chưa ngủ? Bác có lạnh lắm không?
Bác quay qua nhìn tôi với giọng ấm áp, triều mến vô cùng:
_ Chú cứ việc ngủ ngon, để mai còn lấy sức đi đánh giặc. 
Vâng lời Bác tôi liền nhắm mắt, nhưng chẳng hiểu sao bụng tôi vẫn còn bồn chồn,nôn nao thấp thỏm vì nghĩ rằng Bác đã cao tuổi rồi, thức khuya như vậy sớm muộn gì thì cũng ốm mất. Chiến dịch thì còn dài, Bác thức khuya cả đêm như thế, thì hôm sau lấy sức đâu mà đi.
Trong đêm khuya vắng lặng ấy, tôi đã ngủ từ khi nào không hay biết. Thời gian trôi nhanh thật, trời thì sắp sáng mất rồi. Tôi liền giật mình thức dậy và ngồi đếm thầm rằng đây là là lần thứ ba mình thức dậy thế mà Bác vẫn còn thức thế kia. Bác ngồi im như pho tượng, đôi mắt trĩu nặng suy tư đăm đăm nhìn ngọn lửa hồng. Không thể đành lòng, tôi bèn lên tiếng: 
_Bác ơi! Trời sắp sáng mất rồi! Bác ơi mời bác ngủ. 
Bác vẫn nói nhẹ nhàng như lần trước:
– Chú cứ việc ngủ ngon. Ngày mai đi đánh giặc.Bác ngủ không được ngon vì cảm thấy không an lòng. Trời thì mưa, đã thế đoàn công dân đêm nay còn phải ngủ ngoài rừng, chỉ có mỗi cái manh áo mỏng để phủ làm chăn thì sẽ ướt và lạnh lắm. Bác càng nghĩ thì càng nóng ruột. Chỉ mong trời sáng mau mau. 
Nghe Bác nói, tôi càng hiểu tình thương của Người sâu nặng, bao la biết chừng nào! Bác lo cho chiến sĩ, dân công, cũng là lo cho chiến dịch, cho cuộc kháng chiến gian khổ mà anh dũng của toàn dân. Lòng vui sướng mênh mông vì được ở bên Người, đêm hôm ấy tôi đã thức cùng Bác. 
Sung sướng và tự hào biết bao, tôi được làm người chiến sĩ chiên đấu dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng, của Bác! Bác đã khơi dậy trong tôi tình đồng đội, tình giai cấp đẹp đẽ và cao quý. Dường như hiểu được lòng tôi, những ngọn lửa hồng cũng nhảy múa reo vui và càng thêm rực sáng. Bác thật xứng đáng là tấm gương của mỗi chúng ta noi theo. Bác là vị cha già vĩ đại, vị cha già kính yêu của dân tộc. Bác đã quên đi giấc ngủ đáng quý của mình để hi sinh lo lắng cho tổ quốc. Ngọn lửa hồng năm xưa Bác đã đốt lên cũng như đang thắp sáng tương lai hoà bình cho đất nước ta. 

 

5
20 tháng 7 2016

hayleuleu

20 tháng 7 2016

verry goodleuleu

9 tháng 12 2021

Tham khảo

-cụm từ "tấm lòng son" : nói lên sự trong trắng, chung thủy của người phụ nữ trong xã hội phong kiến

9 tháng 12 2021

cảm ơn bạn nha! ^-^

12 tháng 11 2021

câu 1

từ láy: tâm tư, mênh mông, cuồn cuộn ,lặng lờ.