K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 4 2021

- Theo Hoài Thanh: “ Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương muốn vật, muôn loài”.

- Tuy nhiên, vẫn có quan niệm khác: “văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người”

→ Các quan niệm này không trái ngược mà tương hỗ lẫn nhau.

3 tháng 4 2021

A. bạn nhé

3 tháng 4 2021

Dòng nào không phải là nội dung được Hoài Thanh đề cập đến trong bài văn “Ý nghĩa văn chương”?

 

 

A. Quan niệm của Hoài Thanh về nhiệm vụ của văn chương.

 

B. Quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc của văn chương.

 

C. Quan niệm của Hoài Thanh về công dụng của văn chương trong lịch sử loài người.

 

D. Quan niệm của Hoài Thanh về các thể loại của văn chương.

 
26 tháng 11 2019

Đáp án: A

26 tháng 2 2017

Đáp án: A

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
22 tháng 2 2018

- Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là "lòng thương người, rộng ra là lòng thương muôn vật muôn loài."

=> Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình thương.

- Nhiệm vụ của văn chương: "văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng", chẳng những thế, văn chương còn "sáng tạo ra sự sống".

=> Nhiệm vụ của văn chương: phản ánh chân thực và sáng tạo cuộc sống.

- Công dụng của văn chương: "giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha", "văn chương khơi cho ta những tình cảm ta chưa có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có".

=> Giá trị của văn chương: nhận thức - giáo dục, thẩm mĩ. Văn chương giúp bồi đắp, nuôi dưỡng tâm hồn và tình cảm của mỗi người.

13 tháng 4 2017

mn giúp mk vs

13 tháng 4 2017

Câu 1:

Hoài Thanh khẳng định: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là tấm gương phản ánh cuộc sống muôn hình vạn trạng. Hơn thế, văn chương còn góp phần sáng tạo ra sự sống, gây dựng cho con người những tình cảm không có và luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn, tẻ nhạt.

==> Quan niệm đúng đắn đó thể hiện trình độ hiểu biết sâu sắc cùng thái độ yêu quý, trân trọng của tác giả dành cho văn chương.

* dẫn chứng: Cổng trường mở ra , Tinh thần yêu nước của nhân dân ta,.....

Câu 2:

Gợi ý:

ngữ văn là một môn học tuy không nhìu bạn thích ,vì nó dễ gây buồn ngủ ? chắc hỏi bạn học sinh nào cũng thế,đúng ko?
nhưng đây là một môn học khá hay nếu nếu các bạn biết khám phá ra cái thú vị của nó,người ta nói văn học là nhân học ,đúng văn học giúp chúng ta biết yêu thương,biết thông cảm .
các bạn trẻ thời nay rất đam mê âm nhạc ,âm nhạc cũng là 1 phần văn học
trong ngôn ngữ thường ngày ,đó cũng là 1 dạng văn học nhưng thuộc ngôn ngữ nói ,nó được tăng cấp lên thành văn học viết ,rồi đến âm nhạc ,rồi đến hội họa ,đến điêu khắc ,nó đều là các hình thức văn học nhưng lại thể hiện ở các mặc khác nhau. thiếu nó thì cuộc sống con người rất khô khan ..

19 tháng 5 2017

Quan niệm của Hoài Thanh về :

* Nguồn gốc

Lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật muôn loài * Nhiệm vụ

Văn chương phản ánh cuộc sống \(\rightarrow\) Cuộc sống muôn hình vạn trạng (rất phong phú)

Văn chương dựng lên những hình ảnh, những ý tưởng mà hiện tại chưa có \(\rightarrow\) Con người phấn đấu biến thành hiện thực tốt đẹp trong tương lai

* Công dụng

Giúp người đọc có tình cảm, lòng vị tha.

Gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.

Biết cái hay, cái đẹp của cảnh vật, thiên nhiên

17 tháng 3 2017

- Quan niệm về nguồn gốc văn chương trong "Ý nghĩa văn chương" của Hoài Thanh rất đúng đắn. Tuy vậy, bên cạnh nó còn có những quan niệm khác như văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người hoặc văn chương là nghệ thuật của ngôn từ… Các quan niệm này tuy khác nhau nhưng không loại trừ nhau. Ngược lại, chúng bổ sung cho nhau về mặt ý nghĩa.

- Có thể dẫn chứng những bài ca dao than thân, ca dao về tình nghĩa, truyện cổ tích về người mồ côi (truyện Tấm Cám), nhân vật xấu xí (truyện Sọ Dừa) để minh chứng cho ý kiến của Hoài Thanh về nguồn gốc văn chương là lòng thương người. Một mặt khác của lòng thương người chính là sự căm ghét những thế lực tàn bạo, áp bức con người, chà đạp lên quyền sống con người. Biểu hiện trong văn học là sự phê phán, lên án những thế lực tàn bạo ấy. Qua các nhân vật đại diện cho cái ác cho thế lực phi nghĩa (mẹ con Cám, trong truyện Tấm Cám; Lý Thông, chằn tinh, đại bàng trong truyện Thạch Sanh).