K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 10 2017

Truyện Kiều là một kiệt tác văn  chương trong kho tàng văn  học dân tộc. Đọc Truyện Kiều, chúng ta không chỉ thấy được chủ nghĩa nhân đạo thắm thiết của Nguyễn Du qua những thân phận con người mà còn được chiêm ngưỡng những nét đẹp của con người, cuộc sống, thiên nhiên tạo vật. Và thiên nhiên trong Truyện Kiều vừa là đối tượng miêu tả vừa là phương tiện biểu hiện.Nguyễn Du rất tinh tế khi tả cảnh thiên nhiên. Cảnh và tình luôn gắn bó, hòa quyện. Nhà thơ luôn nhìn cảnh vật trong sự vận động theo thời gian và tâm trạng nhân vật. Đó có thể là cảnh ngày xuân tươi sáng, trong trẻo, tinh khôi, mới mẻ và tràn đầy sức sống như chính chị em Thúy Kiều thời ấm êm :
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
                                     (Cảnh ngày xuân - Truyện Kiều)
Đó có thể là cảnh hoang sơ, lạnh lẽo, vắng vẻ, mênh mông, rợn ngợp, đượm buồn trước lầu Ngưng Bích khi Thúy Kiều bước chân vào con dường lưu lạc :
Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung,
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia.
 (Kiều ở lầu Ngưng Bích - Truyện Kiều)
Thiên nhiên- một thế giới tuyệt đẹp hiện lên trong Truyện Kiều, được nhìn qua tâm hồn  nhạy cảm, tinh tế, thấm đượm yêu thương của Nguyễn Du.Nguyễn Du xây dựng thiên nhiên không chỉ là cái bình phong, là hình thức để ông ngụ tình. Thiên nhiên trong Truyện Kiều còn là đối tượng có vẻ đẹp tự thân, hiện lên chân thực, có hồn qua đó Nguyễn Du đã thể hiện tình yêu thắm thiết với thiên nhiên, tạo vật và qua thiên nhiên, thể hiện tình yêu thắm thiết với cuộc sống, con người.
Nguyễn Du đã hoạ được bằng thơ cái thần của thiên nhiên trong sáng tác của mình. Bức tranh mùa xuân là xúc cảm đẹp của nội tâm hai nàng Kiều và cũng là ước vọng của Nguyễn Du về tuổi trẻ, hạnh phúc, sự bằng an. Đó là cảnh sắc phới phới sức xuân trong “ Cảnh ngày xuân”:
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
                                     (Cảnh ngày xuân - Truyện Kiều)
 Đây là bức tranh đầy sức sống được thể hiện qua cái nhìn của nhân vật  trước ngưỡng cửa tình yêu.Bức tranh thiên nhiên ngày  xuân  tươi đẹp  và trong sáng  ,cảnh xuân  mang một vẻ đẹp mơi mẻ tinh khôi sinh động .có hồn ,đầy sức sống,khoáng đạt trong trẻo nhẹ nhàng thanh khiết. Cảnh chủ yếu được tả thực với nét chấm phá đầy sức gợi (từ điểm ) ,những từ ngữ giàu chất tạo hình. Bốn câu thơ mở ra một không gian nghệ thuật hữu sắc hữu hương hữu tình nên thơ được mở ra. Giữa bầu trời bao la mênh mông là những cánh én bay qua bay lại như đưa thoi. Cách nói dân gian “thời gian thấm thoắt thoi đưa” đã nhập hồn vào thơ ca Nguyễn Du để ông sáng tạo nên một câu thơ vừa miêu tả không gian, vừa gợi tả thời gian. Chim én được xem là loài chim biểu tượng của mùa xuân. Những cánh én chao liệng như “thoi đưa” ấy đã gợi lên một bầu trời bao la, thoáng đãng đầy sức xuân. Hai chữ đưa thoi rất gợi hình gợi cảm vút qua vút lai chao liệng để diễn tả thời gian trôi nhanh mùa xuân đang trôi nhanh. Sau cánh én đưa thoi là ánh xuân “Thiều Quang” của mùa xuân chín chục đã ngoài sáu mươi.“Thiều quang” nghĩa là ánh sáng đẹp, ánh sáng ấm áp của mùa xuân, cũng là ẩn dụ để chỉ ngày xuân. Cách tính thời gian như thế thật là ý vị và nên thơ : tiết trời trong sáng, đẹp đẽ của chín mươi ngày xuân nay “đã ngoài sáu mươi” rồi, tức là đã sang đầu tháng Ba rồi, mùa xuân đã bước sang tháng ba ánh sáng của mùa xuân hồng ấm áp. Từ “đã ngoài” ở đây kết hợp vời từ “đưa thoi” ở trên đã gợi lên trong lòng người đọc một sự tiếc nuối rằng mùa xuân sao đi qua nhanh thế. Nguyễn Du nhớ mùa xuân ngay trong mùa xuân, tưởng đó là một nghịch lí, nhưng nó lại có thật. Hơn hai trăm năm sau, Xuân Diệu lại một lần nữa cảm thấy như thế : “Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa / Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.” (Vội vàng). Làm sao không tiếc mùa xuân được cơ chứ khi vào lúc này, xuân đã hết dư vị của mùa đông nhưng vẫn chưa ngấp nghé vào hạ nên khung cảnh rất đẹp, rất xuân :
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân đã được vẽ nên bằng những nét phác họa, chấm phá tài tình của văn thơ cổ. Nguyễn Du đã sử dụng những từ ngữ gợi hình gợi cảm để vẽ nên bức tranh ấy : “non” (sự mới mẻ, đổi thay của đất trời), “xanh” (sự sống, đâm chồi nảy lộc), “trắng” (tinh khôi, trong sáng, dịu dàng),… Những từ ngữ ấy vừa đem khí xuân đến tràn đầy trong từng lời thơ, vừa giàu chất tạo hình tới nỗi ta có cảm tưởng như trong thơ có họa. Lấy cảm hứng từ hai câu thơ cổ của Trung Quốc : “Phương thảo liên thiên bích / Lê chi sổ điểm hoa”, tác giả chỉ thêm vào hai từ “xanh”, “trắng” mà đã khiến cho sắc trắng của hoa lê nổi bật lên trên cái nền “xanh tận chân trời”, gợi lên vẻ đẹp trong sáng, thanh khiết và khoáng đạt của mùa xuân. Lời thơ tưởng như chiếc cọ của người họa sĩ đang phối sắc cho từng đường nét của bức vẽ. Câu thơ tám chữ vốn có nhịp đôi, nhịp chẵn bỗng chuyển sang nhịp 3/5. Từ nhịp điệu bằng phẳng, quen thuộc, cách ngắt nhịp tài tình mang đầy dụng ý ấy của Nguyễn Du khiến câu thơ xôn xao với cái thần rất mới, rất lạ. Bức tranh ấy đã đẹp, nay lại được đại thi hào phả hồn vào đó bằng một chữ “điểm”. Có thể nói từ ấy chính là nhãn tự của cả đoạn trích, vừa làm câu thơ sống động hơn, vừa là nét vẽ hoàn chỉnh của bức tranh xuân. Chỉ cần một chút đảo ngữ ở “trắng điểm” và “điểm trắng” thôi đã đủ để nâng câu thơ lên một tầm cao mới. Tả mùa xuân đẹp và sống động như thế, thật không còn từ ngữ nào để nói lên sự tài tình trong bút pháp miêu tả gợi hình gợi cảm của Tố Như.
Thiên nhiên còn là một ẩn dụ để Nguyễn Du tả tình cảm của ông với con người, thế nên thiên nhiên ấy thắm đượm tình người. Tả cảnh ngụ tình là một trong những phương pháp quen thuộc và hiệu quả của các nhà văn, nhà thơ từ xưa tới nay. Những bức tranh thiên nhiên trong Truyện Kiều trở thành một thứ bút pháp để Nguyễn Du miêu tả và khắc hoạ số phận, tính cách và nhất là nội tâm nhân vật, khiến cho nhan vật của ông hiện lên thật sinh động, chân thực, đem đến sự đồng cảm sâu  sắc. Bức tranh trước lầu Ngưng Bích  là bức tranh nét nên thơ nhưng bao la buồn vắng cô đơn như cảnh ngộ nàng Kiều :
Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung,
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia.
 (Kiều ở lầu Ngưng Bích - Truyện Kiều)
Đây là bức tranh buồn bã lạnh lẽo được thể hiện qua cái nhìn của nhân vật  trước số phận phong ba. Ngoại cảnh phản chiếu tâm trạng suy nghĩ  của nàng Kiều khi bị Tú Bà giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. Cảnh vật và tâm tình tìm được tiếng nói chung, tiếng nói của một trái tim đơn côi, một tâm hồn lạnh lẽo Điều đó thể hiện qua cái rợn ngợp của không gian đa chiều ( rộng ,cao ,xa )các hình ảnh vừa thực vừa  vừa ước lệ  (non xa ,trăng gần ,cát vàng ,bụi hồng ).
Ở một mình chốn lầu Ngưng Bích bơ vơ trơ trọi, với lời dụ dỗ ngọt ngào của bọn buôn người bất nhân. Nàng bị Tú Bà giam ở lầu Ngưng Bích cách biệt hẳn với cuộc sống bên ngoài
Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung,
Hai từ “khóa xuân” mang đầy vẻ mỉa mai, trách móc. Kiều bị đem ra lầu Ngưng Bích giam lỏng. Trong cảnh ngộ cô đơn éo le ấy, nàng chỉ còn biết trải lòng mình lên cảnh vật, gửi gắm tâm hồn vào thiên nhiên, lắng nghe tiếng thổn thức phát ra từ tận đáy con tim. Cảnh tượng nơi lầu Ngưng Bích này thật đẹp: có núi non xa, vầng trăng gần đều hút chung vào tầm mắt. Hai từ ngữ đối lập “xa – gần” cùng từ “ở chung” như góp phần hoàn thiện thêm cái cạnh tượng thật nên thơ nhưng cũng thật quạnh quẽ phía trước lầu. Trông ra bốn bề, nàng thấy một không gian rộng lớn bát ngát hiện lên.
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.
Người đọc chỉ thấy cảch thiên nhiên trước mặt nàng , phía xa xa kia là núi .Trên đầu nàng là tấm trăng lạnh lẽo.Xung quanh nàng là bốn bề bát ngát .Từ láy “bát ngát ”gợi cho người đọc hình dung thấy , không gian nơi lầu Ngưng Bích mênh mông, rộng lớn, phẳng lặng không một bóng người. Phải chăng những cảnh vật tĩnh lặng này càng làm nổi bật lỗi cô đơn của Kiều.Nghệ thuật đảo ngữ ở đây làm ta cảm nhận rõ hơn cái rộng lớn của cảnh vật, cũng như cái trống trải của tâm hồn Thúy Kiều. Nhìn xa nhìn gần là ngổn ngang những cồn cát vàng trải dài vô tận, là những dặm bụi hồng xa xôi ngút ngàn. Phải chăng sự ngổn ngang của cảch vật cũng chính  là sự ngổn ngang của lòng  nàng Kiều. Các vế câu đối xứng nhau cùng những cặp từ “nọ - kia, xa – gần” như đợt sóng dồi tầng tầng lớp lớp trong tâm trí, xô đẩy thêm nữa cái tâm trạng lộn xộn của người con gái. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của tác giả thật vô cùng đặc sắc, diễn tả thật cảm động nỗi buồn và tình cảnh éo le của Kiều. Tình cảnh nàng Kiều lúc này thật chẳng khác gì sống trong địa ngục: thân xác bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, tâm hồn bị giam cầm trong vòng xoay khép kín của thời gian sớm - tối, và tình cảm thì bị giam hãm trong mớ tơ lòng rối bời. Phận nàng mới đáng thương làm sao! Bức tranh đầy ám ảnh, thấp thỏm, đầy sự vần vũ, thảng thốt, rợn ngợp để  Nguyễn Du đồng cảm cùng nàng Kiều bé nhỏ, trơ trọi, kinh hoàng, vô vọng trước biển
Ngòi bút Nguyễn Du đã trở thành đỉnh cao của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong nền thơ ca dân tộc. Thiên nhiên có mặt, trở thành bút pháp đã góp phần thể hiện sâu sắc âm vang những nghĩ suy của Nguyễn Du về con người.Qua cách miêu tả thiên nhiên, Nguyễn Du  cho thấy một tâm hồn thiết tha yêu sự sống, yêu tạo vật, một linh hồn “ mang mang thiên cổ”, một sự nhạy cảm, tinh tế, tài hoa khác thường. Sáng tác của Nguyễn Du đã dạy người đọc cách mở rộng lòng mình với tạo hoá, với cái đẹp, dạy chúng ta biết sống yêu đời.

31 tháng 10 2017

CTV mà ko làm được thì đừng làm CTV nữa

10 tháng 5 2021

Gợi lên sự rợp ngợp ,gợi sự hun hút mênh mông

17 tháng 5 2021

- Không gian quanh lầu Ngưng Bích mênh mông, hoang vắng: "non xa, trăng gần, cát vàng,bụi hồng". Từ lầu Ngưng Bích nhìn ra chỉ thấy những dãy núi mờ xa, những cồn cát bay mù mịt

- Thời gian "Mây sớm, đèn khuya" sớm làm bạn với mây, khuya làm bạn với đèn. Qua đó thấy được Kiều thui thủi quê người một thân

- Tâm trạng Kiều bẽ bàng, buồn tủi, ngổn ngang. Qua đó ta thấy Kiều rơi vào hoàn cảnh cô đơn, buồn tủi

9 tháng 12 2017

hôm nọ mình mới thi vào đề này xong nhưng kết quả không được cao

9 tháng 12 2017
vậy hả bạn?
23 tháng 10 2021

Ngay từ trong những câu thơ đầu tiên của tác giả Nguyễn Du, ta đã có thể tưởng tượng ra cả bức tranh tâm trạng của Thúy Kiều lúc này.Trong phong cảnh bao la bát ngát,giữa bầu trời rộng lớn, những đám mây xa xăm và cả một không gian tĩnh mịch buồn tẻ chỉ có nàng Kiều lặng lẽ ngắm ánh trăng tráng như lưỡi liềm kia nhưng ai mà thấu được sự cô đơn. Lẻ loi ,nhớ nhà ,nhớ người thương của nàng. Ai mà thấu được cái cảm giác tủi nhục ,đau đớn khi bị bán vào thanh lâu của một người con gái tài sắc vẹn toàn như nàng?

18 tháng 9 2017

Trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích:

+ Những câu thơ miêu tả cảnh: 6 câu đầu

+ Những câu thơ miêu tả cảnh và tâm trạng của Kiều: 8 câu thơ cuối

5 tháng 2 2017

- Trong sáu câu thơ đầu, khung cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích với không gian, thời gian được nhìn qua góc nhìn của Thúy Kiều

+ Hoàn cảnh: bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, cô đơn tội nghiệp

- Cảnh vật trước lầu Ngưng Bích mênh mông, rộng lớn, tô đậm tình cảnh cô đơn, trơ trọi của Kiều: non xa, trăng gần, bốn bề bát ngát xa trông, non xa, trăng gần…

- Bao quanh Kiều là không gian, thời gian tuần hoàn đến nhàm chán càng nhấn đậm tình cảnh cô đơn, buồn tủi của Kiều

- Hoàn cảnh, kết hợp với cảnh vật khiến tâm trạng của Kiều chứa đầy uất ức, hờn tủi trước sự bế tắc không cách nào thoát ra được.

6 tháng 10 2021

Tham khảo:

Khác với khung cảnh rạo rực, vui tươi vào buổi sớm của tiết thanh minh, buổi chiều Cảnh Ngày Xuân lại được Nguyễn Du khắc họa nhuốm một màu man mác, trầm lắng. Sáu câu thơ cuối trong bài Cảnh ngày xuân vẽ lên một nỗi niềm ưu tư, một nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đầy dụng ý bậc cao của tác giả:

“Tà tà bóng ngả về Tây
Chị em thở thẩn dang tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.”

Không còn những nô nức, hồ hởi như ở đoạn đầu, đến đây giọng thơ lắng xuống, chậm rãi từng khắc như kéo dài ra một nỗi buồn da diết mênh mang, lênh láng đến xót lòng. Trong cái bức tranh buổi chiều man mác ấy có sự đan xen hài hòa của 3 màu sắc hữu tình: đó là thời gian là cảnh vật và không thể thiếu đó là con người.

Nguyễn Du thật khéo léo, tài tình khi mở ra khung cảnh hoàng hôn trữ tình, xuyến xao thật nhẹ nhàng, thật tự nhiên:

“Tà tà bóng ngả về Tây”

“Tà tà” gợi ra những ánh nắng nhè nhẹ đang lả lướt buông về phía cuối phương trời xa. Một chút chậm rãi, một chút chùng chình như muốn níu lại những khoảnh khắc tươi đẹp cuối cùng còn sót lại của cảnh ngày xuân. Cái nhịp sống chậm rãi, vô tình ấy khiến cho buổi chiều hiện về không mang màu sắc thê lương, buồn tủi, đớn đau quen thuộc như trong văn học cổ.

Những ánh nắng xế chiều buông xuống, khoác lên cảnh vật chiếc áo bảng lảng nỗi buồn:

“Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.”

Tác giả đã vận dụng linh hoạt các cảnh vật: ngọn tiểu khê; dòng nước; dịp cầu, ghềnh nước để tô vẽ nên bức tranh cảnh trời chiều. Đây là những cảnh vật đặc sắc, có thể khắc họa được rõ nét nhất dòng chuyển dịch chậm rãi của thời gian. “Ngọn tiểu khê” đang in những bóng dài lên cung đường; dòng nước quẩn quanh uốn khúc, róc rách; dịp cầu cuối ghềnh bắc ngang,…tất cả như đang ánh lên một nỗi bâng khuâng, nuối tiếc, tiếng nấc rủ rỉ, trơ trọi, vướng mắc đến nao lòng.

Hàng loạt các từ láy được đặc tả như: “nao nao; thanh thanh; nho nhỏ” làm dịu lại khung cảnh chiều tà; không đìu hiu; héo hắt mà vẫn thanh tao, lãng mạn. Dù nhỏ bé, cô quạnh, lững lờ nhưng vẫn đẹp, vẫn dịu nhẹ đến nao lòng người. Một nét vẽ với gam màu ấm lững lờ làm nức lòng bao lữ khách thanh minh.

Các cảnh vật được soi chiếu dưới ống kính từ gần đến xa, từ nhỏ bé đến to lớn. Một vài nét khắc họa lại vẽ được trọn vẹn một bức tranh xế chiều tuyệt đẹp đến thế. Thật huyền diệu và uyên bác biết chừng nào.

Một bức tranh muốn đẹp, muốn có hồn, muốn đậm sâu trong lòng độc giả thi không thể không có nhưng dáng dấp nhỏ bé của con người. Nguyễn Du sâu sắc vô cùng khi vận dụng khéo léo quy luật tả cảnh ngụ tình trong thơ văn xưa cổ: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu / Người buồn người có vui đâu bao giờ.” Cảnh vật thời gian như nhuốm màu tâm trạng của lòng người tơ vương:

“Chị em thơ thẩn dang day ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
….
Nhìn xem phong cảnh có bề thanh thanh.”

Nếu như vào tiết trời sáng thanh minh tươi đẹp, dịu mát, căng tràn nhựa sống thì đến đây trời đã về cái cuối chiều, bữa tiệc vui nào cũng đến hồi kết. Con người trở về với cái chốn bình yên, với cái nhịp sống chậm rãi cuối ngày tàn. Những từ láy không chỉ miêu tả tâm trạng mà còn gợi nên lòng người. Hai chữ “thơ thẩn” bộc lộ trạng thái bần thần, nuối tiếc, lạc lõng, bơ vơ của chị em Kiều khi ra về. Hàng loạt các từ láy được đặt liên tiếp cuối mỗi câu thơ: “nao nao; thanh thanh; nho nhỏ” như một điệp khúc láy lại, xoáy sâu vào nỗi vô thức của dòng cảm xúc sâu lắng ấy. Một nỗi buồn da diết, miên man, kéo dài man mác.

Cảnh vật tĩnh lặng nhưng lòng người lại chẳng bình yên. Cụm từ “dang tay” được đặt chen ngang giữa dòng thơ như đang cố níu lại, cố tận hưởng nốt những dư vị ngọt ngào, đẹp đẽ cuối cùng còn sót lại của tiết Thanh minh tháng ba. Và phải chăng “dang tay” như cái ôm sẻ chia, cái ôm đồng cảm với nỗi niềm dạt dào của hai chị em Kiều.

Cảnh và người như giao hòa vào nhau, nâng đỡ nhau, tô điểm nhau làm nên một bức tranh cuối ngày thật đẹp, thật hòa quyện, khe khẽ sầu cay.

Đoạn thơ tuy ngắn nhưng lại được tác giả đầu tư công phu nhiều bút pháp nghệ thuật độc đáo, vừa cổ điển vừa hiện đại lại đậm chất thi vị. Nhịp thơ như dòng trôi nhẹ nhàng, lững lờ với các thanh trắc đan xen, nối nhau liên tiếp. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình cổ điển đặc sắc. Tất cả đã vẽ nên một bức tranh ánh chiều chan chứa màu sắc; âm thanh; và cả hồn người lay động. Một bức tranh chân thực nhưng lại ý nghĩa, tâm trạng vô ngần. Bức vẽ cũng như cánh cửa mở ra những dự cảm bất lành, chông chênh trong cuộc đời Kiều về sau này.

Hội xuân kết thúc cũng là lúc Kiều trở về với cuộc sống như ngày thường? Nhưng liệu rằng Kiều có còn được “bình yên sống trọn một kiếp người” trốn khuê các? Liệu rằng cuộc sống của Kiều có êm đềm, tươi đẹp như sắc tài của nàng. Bức tranh Cảnh ngày xuân đặc biệt là sáu câu thơ cuối đã hé lộ phần nào cuộc đời của người con gái sắc sảo ấy. Những câu thơ như làm dậy lại một nỗi niềm xưa cũ đầy bâng khuâng luyến lưu đầy dư vị.

27 tháng 4 2022

Trong sáu câu đầu đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” tác giả Nguyễn Du đã miêu tả một cách suất sắc khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. Mở đầu đoạn thơ, tác giả đã sử dụng nghệ thuật ẩn dụ ở cụm từ “khóa xuân”, “khóa xuân” ở đây có nghĩa là khóa kín tuổi xuân hay còn có thể hiểu là nàng đang bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. Nơi đang giam lỏng nàng là một nơi rất cao, trơ trọi và có thể quan sát hết mọi vật xung quanh. Tác giả Nguyễn Du đã sử dụng rất nhiều hình ảnh gợi cảm như “non xa”,”trăng gần”,”bát ngát”,”cát vàng”, “bụi hồng” để diễn tả khung cảnh thiên nhiên mênh mông, rộng lớn, hoang vu và rợn ngợp. Rất có thể đây là cảnh thật nhưng cũng có thể chỉ là những hình ảnh mang tính ước lệ tượng trưng để nói lên sự cô đơn của Thúy Kiều không chỉ ở không gian mà còn là thời gian. Thành ngữ “mây sớm đèn khuya” có nghĩa là sáng làm bạn với mây, tối làm bạn với đèn. Đây là một vòng tuần hoàn khép kín với ý cốt là nói lên sự cô đơn đến tuyệt đối của nàng. Ôi! nàng đã cô đơn ,tủi nhục đến nhường nào khi sớm tối chỉ làm bạn với vật vô tri vô giác như vậy . Và khi đối diện với chính bản thân mình nàng cảm thấy “bẽ bàng”. Nàng xấu hổ và tủi thẹn bởi nàng đã bị cướp cái đáng giá nghìn vàng của một người con gái trong nháy mắt vì bị Mã Giám Sinh lừa và sau đó hắn đã làm nhục nàng. Ở câu thơ cuối cùng của bài thơ cụm từ “nửa tình nửa cảnh” đã nói lên tâm trạng vô cùng rối bời khiến cho Kiều như bị chia tấm lòng.

Chú thích : câu cảm thán : Ôi! Nàng đã cô đơn tủi nhục đến nhường nào.....