K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 6 2020

- Thế kỉ XVII đất nước mất ổn định, rối ren, chính quyền phong kiến trung ương suy yếu, mâu thuẫn xã hội phát triển sâu sắc

- Chiến tranh liên miên, tàn khốc giữa các phe phái, các tập đoàn phong kiến đã để lại những hậu quả nghiêm trọng: nhân dân đói khổ, đất nước bị chia cắt. Kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII, gây ra bao đau thương cho dân tộc và tổn hại cho sự phát triển của đất nước.

20 tháng 6 2020

Thanks nhìu nha !

29 tháng 10 2018

B. Thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX

29 tháng 10 2018

Sự khủng hoảng và suy vong của chế độ phong kiến phương Đông được kéo dài :

A. Thế kỉ VII đến thế kỉ VIII

B. Thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX

C. Thế kỉ XI đến thế kỉ XV

D. Thế kỉ XV đến thế kỉ XVI

a) Từ cuối thế kỷ XV đến nửa đầu thế kỷ XVII, nông nghiệp sa sút:

+ Ruộng đất tập trung trong tay tầng lớp địa chủ, quan lại.

+ Nhà nước không quan tâm đến sản xuất như trước.

+ Mất mùa đói kém liên miên, bị chiến tranh tàn phá.

=> Cuộc sống nông dân khổ cực => Nổi lên đấu tranh.

Mục b

b) Từ nửa sau thế kỷ XVII, tình hình chính trị ổn định, nông nghiệp ở Đàng Trong và Đàng Ngoài dần ổn định trở lại và phát triển:

+ Ruộng đất ở cả 2 đàng mở rộng, nhất là ở Đàng Trong do quá trình khai hoang.

+ Thủy lợi được củng cố: bồi đắp đê đập, nạo vét mương máng.

+ Giống cây trồng ngày càng phong phú: nhân ra hàng chục giống lúa tẻ, lúa nếp và khoai, sắn, ngô, đậu, dâu, bông, mía, đay,... Nhân dân sản xuất được nhiều thóc gạo phục vụ cho thị trường, nâng cao đời sống, đặc biệt ở Nam Bộ.

+ Kinh nghiệm sản xuất được đúc kết qua thực tế.

- Ở Đàng Trong: ruộng đất nhanh chóng mở rộng, đất đai phì nhiêu, thời tiết thuận lợi, trồng lúa, hoa màu, cây ăn trái.

- Ở cả 2 Đàng chế độ tư hữu ruộng đất phát triển. Ruộng đất ngày càng tập trung trong tay địa chủ.

11 tháng 5 2016

Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền, đã dẫn tới tình trạng các tập đoàn phong kiến nổi dậy đấu tranh, tranh giành quyền lực, chiến tranh liên miên tới các tập đoàn phong kiến kéo dài 2 thế kỉ  đã gây ra biết bao nhiêu đau thương  cho nhân dân cả nước, phá hoại khối thống nhất lãnh thổ, cản trở sự phát triển về mọi mặt của đất nước

2 tháng 3 2019

- Tổ chức bộ máy nhà nước thời lê sơ có gì khác so với nhà trần ? tại sao nói chế độ phong kiến thời lê sơ đạt đến đỉnh cao?

- Triều đình:

+ Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành và điều hành công việc.

+ Để tập trung quyền lực vào vua, vua Lê Thánh Tông bãi bỏ các chức vụ cao cấp nhất như: tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức Tổng chỉ huy quân đội.

+ Giúp việc cho vua có các quan đại thần.

+ Ở triều đình có 6 bộ và các cơ quan chuyên môn. 6 bộ là: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công, đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư; các cơ quan chuyên môn gồm Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài.

- Các đơn vị hành chính: Thời vua Lê Thánh Tông, chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên, đứng đầu mỗi đạo là 3 ti phụ trách 3 mặt khác nhau (đô ti, thừa ti và hiến ti). Dưới đạo thừa tuyên là phủ, châu, huyện, xã.

- Cách đào tạo, tuyển chọn bổ dụng quan lại:

+ Đẩy mạnh và mở rộng giáo dục: mở thêm các trường học, nới rộng các đối tượng được đi học,…

+ Đưa chế độ thi cử vào nề nếp, có hệ thống để đào tạo và tuyển chọn quan lại: thi Hương ở các đạo, thi Hội, thi Đình ở kinh đô. Tổ chức nhiều kì thi hơn thì số lượng các trí thức cử nhân, tiến sĩ, trạng nguyên cũng nhiều hơn.

+ Đối tượng chủ yếu để được tuyển chọn làm quan là những người có học văn, được đào tạo trong nhà trường, đỗ đạt, có học vị.


2 tháng 3 2019

-Sự thay đổi của nền kinh tế nước ta trong các thế kỉ XVI-thế kỉ XVIII được thể hiện như thế nào ?

Phân hóa thành 2 nơi : Đàng trong và Đàng Ngoài Kinh tế 2 vùng có phần chênh lệch ( Đàng trong phát triển hơn)

+ Ở Đàng Ngoài, chiến tranh liên miên, nhà nước Lê - Trịnh ít quan tâm đến nông nghiệp, ruộng đất. Kết quả là thiên tai, mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra, ruộng đất bị bỏ hoang hoặc bị bọn cường hào chấp chiếm. Chế độ tô thuế binh dịch nặng nệ. Quan lại tham ô hoành hành.

+ Ở Đàng Trong, cư dân thưa thớt, chính quyền một mặt lo chiến tranh, một mặt khuyến khích dân khai hoang mở ruộng, phát triển sản xuất, điều kiện đất đai thuận lời, tạo điều kiện cho năng xuất lúa cao.
28 tháng 3 2020

- Thế kỉ XVII đất nước mất ổn định, rối ren, chính quyền phong kiến trung ương suy yếu, mâu thuẫn xã hội phát triển sâu sắc ⇒ nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra.

- Chiến tranh liên miên, tàn khốc giữa các phe phái, các tập đoàn phong kiến đã để lại những hậu quả nghiêm trọng: nhân dân đói khổ, đất nước bị chia cắt. Kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII, gây ra bao đau thương cho dân tộc và tổn hại cho sự phát triển của đất nước.

28 tháng 3 2020

- Vua quan ăn chơi sa đọa, nội bộ lục đục, chia bè kết cánh, tranh giành quyền lực, đâm giết lẫn nhau.

- Xuất hiện các vua quan vô dụng (kém nhân cách và năng lực, lo ăn chơi, ko lo việc chính sự, ko quan tâm đến đời sống nhân dân)

- Lợi dụng triều đình nổi loạn, quan lại, binh lính ra sức đục khoét, chiếm đoạt ruộng đất của nhân dân.

--> Kinh tế sa sút, đời sống nhân dân đói khổ --> Mâu thuẫn giữa nhân dân với địa chủ ngày càng trở nên gay gắt.

Chúc bạn học tốt!

23 tháng 2 2018

vì chính quyền phong kiến :

+ mục nát đến cực độ

+ vua Lê chỉ còn là cái bóng mờ trong cung cấm

+ chúa Trịnh quanh năm hội hè , yến tiệc

+ quan lại hoành hành, đục khoét nhân dân

cho nên gây ra những hậu quả nặng nề :

- sx sa sút trầm trọng

- đời sống nhân dân cực khổ,đói kém liên tiếp xảy ra, người dân bỏ nghề đi phiêu bạt khắp nơi

23 tháng 2 2018

Nói chế độ phong kiến Việt Nam suy yếu từ thế kỉ XVI - XVIII vì

* Chính quyền pk đã:

- Mục nát đến cực độ

- Chúa Trịnh quanh năm tổ chức hội hè, yến tiệc

- Vua Lê chỉ còn là bù nhìn trong cung cấm

- Quan lại hoành hành mà đục khoét nhân dân

* Hậu quả để lại:

- Sản xuất, ktế sa sút trầm trọng

- Đời sống nhân dân cực khổ tột cùng, đói kém liên tiếp xảy ra, người dân trong vùng phải bỏ đi phiêu bạt khắp nơi

3 tháng 5 2021

nếu xét về thái độ ta có thể thấy thái độ của nhà nguyễn là không coi trọng lắm về những phát minh. Những thành tựu như vạy chưa được nhà nước khuyến khích và đưa vào ứng dụng hiệu quả.