K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 11 2017

   - Cư dân Hòa Bình sống định cư lâu dài trong các hang động, mái đá gần nguồn nước thành các thị tộc, lấy săn bắn, hái lượm làm nguồn sống chính. Ngoài ra, họ còn biết trồng các loại rau, củ , cây ăn quả.

   - Cư dân Bắc Sơn sống định cư trong các hang động đá vôi và dùng đá cuội để chế tạo công cụ. công cụ phổ biến của cư dân Bắc Sơn là rìu mài ở lưỡi. Hoạt động kinh tế của họ là săn bắn, hái lượm, ngoài ra còn đánh cá, chăn nuôi.

   - Cách ngày nay khóảng 5000-6000 năm, trên đất nước Việt Nam, con người đã biết phát triển kỹthuật mài, cưa, khoan đá, làm gốm. CÔng cụ lao động thích hợp hơn. Nhờ đó, năng suất lao động tăng lên rõ rệt. Phần lớn cư dân bước vào giai đoạn nông nghiệp trồng lúa. Đời sống vật chất của cư dân ổn định hơn, đời sống tinh thần được nâng cao. Địa bàn cư trú của thị tộc, bộ lạc bấy giờ đã mở rộng nhiều đến địa phương trong cả nước. Các nhà khảo cổ học coi đó là “Cuộc cách mạng đá mới”.

6 tháng 11 2017

Đáp án B

5 tháng 8 2018

Chọn B

NG
12 tháng 10 2023

 Hoạt động kinh tế

- Nông nghiệp:

+ Hoạt động sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi, nhưng có sự khác nhau về hình thức giữa đồng bằng và miền núi.

+ Người Kinh tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, trung du và duyên hải, kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã được hình thành và phát triển từ rất sớm. Bên cạnh đó, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản,... cũng là những hoạt động kinh tế phổ biến

+ Các dân tộc thiểu số phần lớn phân bổ ở miền núi, trung du, cao nguyên. Trước đây các dân tộc thiểu số chủ yếu làm nương rẫy theo hình thức du canh, hiện nay, họ đã chuyển sang hình thức canh tác định canh, trong nhiều loại cây, như lúa, ngô, khoai xen canh với rau, lạc, vừng, đậu,... và các loại cây ăn quả.

- Thủ công nghiệp:

+ Người Kinh phát triển các nghề thủ công như nghề gốm, dệt, đúc đồng, rèn sắt, làm giấy,... từ sớm. Một số nghề đã đạt đến trình độ cao, nhiều làng nghề thủ công có truyền thống lâu đời và nổi tiếng trong cả nước.

+ Các dân tộc thiểu số cũng có truyền thống làm các nghề thủ công từ sớm, với các nghề như: dệt thổ cẩm, dệt lanh, chế tác đồ trang sức, làm mộc, nhuộm, đan lát,...

- Thương nghiệp

+ Trong đời sống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, chợ vừa là nơi trao đổi, buôn bán các mặt hàng, vừa là nơi giao lưu văn hoá và thể hiện tinh cộng đồng.

+ Người Kinh thường tổ chức các hình thức chợ làng, chợ huyện và cả chợ trong các khu phố, chợ đầu mối,…

+ Cư dân các dân tộc ở khu vực Nam Bộ còn có hình thức họp chợ trên sông, hình thành các khu chợ nổi.

+ Các dân tộc vùng cao thường họp chợ phiên.

20 tháng 12 2019

- Sự hưng khởi của các đô thị:

     + Thế kỉ XVI – XVIII nhiều đô thị mới hình thành và phát triển hưng thịnh.

     + Thăng Long – Kẻ Chợ với 36 phố phường trở thành đô thị lớn của cả nước.

     + Những đô thị mới như : Phố Hiến, Hội An, .. trở thành những nơi buôn bán sầm uất.

- Sự phát triển của các đô thị có ý nghĩa rất lớn:

     + Tạo điều kiện hàng hóa lưu thông, thúc đẩy sản xuất thủ công nghiệp và thương nghiệp.

     + Hình thành các trung tâm buôn bán lớn và phồn thịnh.

12 tháng 4 2017

- Biểu hiện sự hưng khởi của của các đô thị:

+ Vào các thế kỉ XVI - XVIII, nhiều đô thị mới hình thành ở cả hai miền ở Đàng Ngoài, Thăng Long trở thành nơi buôn bán lớn nhất với 36 phố phường và 8 chợ, Phố Hiến (Hưng Yên) ra đời và phát triển phồn thịnh chỉ sau Thăng Long.

+ Ở Đàng Trong, Hội An (Quảng Nam) trở thành thương cảng sầm uất nhất, đã hình thành các khu phố buôn bán của người Việt, người Hoa, người Nhật. Các thương nhân người Hoa đã thành lập đô thị mới ở Thanh Hà (Phú Xuân - Huế), việc trao đổi buôn bán khá sầm uất, được người đương thời gọi là "Đại Minh khách phố".

- Ý nghĩa :

+ Tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp.

+ Tạo điều kiện để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế hàng hoá.


13 tháng 12 2017

Biểu hiện sự hưng khởi của của các đô thị:

+ Vào các thế kỉ XVI - XVIII, nhiều đô thị mới hình thành ở cả hai miền ở Đàng Ngoài, Thăng Long trở thành nơi buôn bán lớn nhất với 36 phố phường và 8 chợ, Phố Hiến (Hưng Yên) ra đời và phát triển phồn thịnh chỉ sau Thăng Long.

+ Ở Đàng Trong, Hội An (Quảng Nam) trở thành thương cảng sầm uất nhất, đã hình thành các khu phố buôn bán của người Việt, người Hoa, người Nhật. Các thương nhân người Hoa đã thành lập đô thị mới ở Thanh Hà 0, việc trao đổi buôn bán khá sầm uất, được người đương thời gọi là "Đại Minh khách phố".

- Ý nghĩa :

+ Tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp.

+ Tạo điều kiện để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế hàng hoá.

6 tháng 5 2018

Chọn A

25 tháng 3 2016

I. CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG

1. Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê

-       Năm 980 nhân lúc triều đình nhà Đinh gặp khó khăn, vua Tống cử quân sang xâm lược nước ta.

-       Trước tình hình đó Thái hậu họ Dương và triều đình nhà Đinh đã tôn Lê Hoàn làm vua để lãnh đạo kháng chiến.

-       Năm 981 quân dân Đại Cồ Việt  chiến  đấu anh dũng,thắng lớn nhanh chóng ở vùng Đông Bắc khiến vua Tống không dám nghĩ đến việc xâm lược Đại Việt, củng cố vững chắc nền độc lập.

2. Kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 - 1077)

-       Thập kỷ 70 của thế kỷ XI nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Việt, đồng thời tích cực chuẩn bị cho cuộc xâm lược.

-       Trước âm mưu xâm lược của quân Tống, nhà Lý đã tổ chức kháng chiến.

+ Giai đoạn 1: Lý Thường Kiệt tổ chức thực hiện chiến lược "tiên phát chế nhân" đem quân đánh trước chặn thế mạnh của giặc.

-       Năm 1075 Thái Uý Lý Thường Kiệt đã kết hợp quân triều đình cùng các dân tộc miền núi đánh sang đất Tống, Châu Khâm, Châu Liêm, Ung Châu, sau đó rút về phòng thủ.

+ Giai đoạn 2: Chủ động lui về phòng thủ đợi giặc.

-       Năm 1077 ba mươi vạn quân Tống kéo sang bờ bắc của sông Như Nguyệt , cuộc kháng chiến hoàn toàn thắng lợi , ta chủ động giảng hòa và kết thúc chiến tranh.

Lược đồ đường tiến công thành Ung Châu  của Lý Thường Kiệt  1075 ( mũi tên mầu đỏ ),quân Tống 1077 (Mũi tên màu xanh )

Lược đồ trận  chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt

 II. KHÁNG CHIẾN CHỐNG XÂM LƯỢC MÔNG - NGUYÊN THỜI TRẦN (THẾ KỶ XIII)

-       Năm 1258 - 1288 quân Mông - Nguyên 3 lần xâm lược nước ta. Giặc rất mạnh và hung bạo.

-       Các vua Trần cùng nhà quân sự Trần Quốc Tuấn đã lãnh đạo nhân dân cả nước quyết tâm đánh giặc giữ nước.

-       Những thắng lợi tiêu biểu: Đông Bộ Đầu, Hàm Tử, Chương Dương, Vạn Kiếp, Bạch Đằng.

+ Lần 1: Đông Bộ Đầu (bên sông Hồng từ dốc Hàng Than đến dốc Hóc Mai Ba Đình - Hà Nội).

+ Lần 2: Đẩy lùi quân xâm lược năm 1285.

Tiêu biểu nhất là trận Bạch Đằng năm 1288 đè bẹp ý chí xâm lược của quân Mông - Nguyên bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.

+         Nhà Trần có vua hiền, tướng tài, triều đình quyết tâm đoàn kết nội bộ và đoàn kết nhân dân chống xâm lược.

+        Nhà Trần vốn được lòng dân bởi những chính sách kinh tế của mình Þ nhân dân đoàn kết xung quanh triều đình vâng mệnh kháng chiến.



Bạch Đằng năm 1288

 Lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn

III. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MINH VÀ KHỞI NGHĨA LAM SƠN

-       Năm 1407 cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại, nước ta rơi vào ách thống trị của nhà Minh.

-       Năm 1418: Khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ do Lê Lợi - Nguyễn Trãi lãnh đạo.

-       Thắng lợi tiêu biểu:

+        Cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ Lam Sơn (Thanh Hóa) được sự hưởng ứng của nhân dân vùng giải phóng cánh mở rộng từ Thanh Hóa vào Nam.

+         Chiến thắng Tốt Động, đẩy quân Minh vào thế bị động.

+      Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang đập tan 10 vạn quân cứu viện khiến giặc cùng quẫn tháo chạy về nước.

-       Đặc điểm:

+         Từ một cuộc chiến tranh ở địa phương phát triển thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

+         Suốt từ đầu đến cuối cuộc khởi nghĩa tư tưởng nhân nghĩa được đề cao.

+         Có đại bản doanh, căn cứ địa.        

Diễn biến trận Tốt Động - Chúc Động

Chi Lăng - Xương Giang năm 1427

 
28 tháng 3 2016

* Nhân dân Đại Việt từ thế kỉ X-XV đã xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc:

Trong  các thế kỉ X-XV, dưới các triều đại phong kiến Lý, Trần, Hồ, Lê sơ nền văn hóa của dân tộc phát triển rực rỡ và đạt được nhiều thành tựu trên tất cả  các lĩnh vực: tôn giáo, tín ngưỡng, giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học - kĩ thuật.

- Nho giáo: được giai cấp thống trị tiếp nhận và từng bước nâng cao thành hệ tư tưởng chính của giai cấp thống trị.

- Phật giáo: ngày càng thấm sâu vào cuộc sống tinh thần của nhân dân, được giai cấp thống trị tôn sùng, nhiều chùa được xây dựng mới, nhiều sư sãi.

- Thời Lý, Trần, phật giáo trở thành quốc giáo, thời Lê sơ, nho giáo được nâng lên địa vị độc tôn.

- Các tín ngưỡng dân gian như thờ tổ tiên, thờ những người có công với làng với nước ngày càng phổ biến.

- Giáo dục: nhà nước rất quan tâm đến giáo dục như thời Lý cho lập Văn Miếu, tổ chức khoa thi đầu tiên. Thời Trần, tổ chức các khoa thi đều đặn, mở rộng Quốc tử giám cho con em quý tộc, quan lại đến học.

- Thời Lê sơ, giáo dục đi vào quy củ, nhà nước cho dựng bia ghi tên tiến sĩ, số người đi học, đi thi ngày càng đông, nâng cao dân trí.

- Các công trình kiến trúc độc đáo. Ngoài những cung điện, đền đài còn có những công trình nổi tiếng tiêu biểu như Chuông Quy điền, tháp Báo Thiên, tượng Phật chùa Quỳnh Lâm, Vạc Phổ Minh.

- Điêu khắc tinh tế, độc đáo với nhiều loại hình khác nhau như phù điêu khắc hình rồng nổi cuộn trong lá đề, chân bệ cột hình hoa sen nở, hình bông cúc nhiều cánh, tượng Phật ở các chùa.

- Nghệ thuật dân gian ra đời từ thời Lý và ngày càng phát triển như: tuồng, chèo, múa rối nước.

- Âm nhạc dân gian phát triển với nhiều nhạc cụ: tiêu, đàn tranh, cồng, chiêng.

- Văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển với nhiều tác phẩm nổi tiếng.

- Khoa học - kĩ thuật đạt nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực: sử, địa lí, khoa học quân sự, chính trị, y học, thiên văn.

* Đặc điểm văn hóa Đại Việt

- Thể hiện một nền văn hóa phát triển rực rỡ, phong phú, độc đáo.

- Gắn liều với cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ đất nước.

- Mang đậm tính dân tộc và dân gian.

Câu 1. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng chủ trương của Đảng và nhà nước Việt Nam trong chính sách dân tộc về kinh tế?A. Phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng dân tộc, vùng miền.B. Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. C. Phát triển nền kinh tế nhiều ngành, quy mô, trình độ công nghệ.D. Phát triển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp.Câu 2. Trên lĩnh vực...
Đọc tiếp

Câu 1. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng chủ trương của Đảng và nhà nước Việt Nam trong chính sách dân tộc về kinh tế?

A. Phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng dân tộc, vùng miền.

B. Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 

C. Phát triển nền kinh tế nhiều ngành, quy mô, trình độ công nghệ.

D. Phát triển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp.

Câu 2. Trên lĩnh vực văn hóa, nội dung bao trùm trong chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước Việt Nam là gì?

A. Tiếp thu mọi giá trị văn hóa du nhập từ bên ngoài vào.    

B. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc.

C. Chỉ tiếp thu văn hóa của các quốc gia đồng văn, đồng chủng.

D. Xây dựng văn hóa bản địa, không tiếp thu văn hóa bên ngoài.

Câu 3. Chủ trương của Đảng và nhà nước Việt Nam trong chính sách dân tộc trên lĩnh vực an ninh quốc phòng là gì?

A. Giải quyết tốt quan hệ dân tộc trong mối liên hệ tộc người.            

B. Củng cố và mở rộng lãnh thổ trên đất liền và trên biển.

C. Giữ gìn và củng cố mối quan hệ với các nước láng giềng.            

D. Tôn vinh những giá trị truyền thống của các dân tộc.

Câu 4. Một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm trong lịch sử dân tộc Việt Nam là

A. truyền thống đoàn kết     B. sự viện trợ của bên ngoài    

C. vũ khí chiến đấu hiện đại     D. thành lũy, công sự kiên cố.

Câu 5. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: đại đoàn kết dân tộc là

A. đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam.        

B. công việc cần phải được nhà nước quan tâm chú ý.

C. sách lược quan trọng cần được vận dụng linh hoạt.        

D. yếu tố góp phần vào sự thành công của cách mạng.

Câu 6. Khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam không được hình thành trên cơ sở nào sau đây?

A. Nhu cầu đoàn kết lực lượng để đấu tranh chống ngoại xâm.

B. Nhu cầu mở rộng giao lưu, buôn bán với các nước láng giềng.

C. Các chủ trương, chính sách, biện pháp cụ thể của nhà nước.

D. Yêu cầu liên kết để làm thủy lợi, phục vụ sản xuất nông nghiệp.

1
31 tháng 5 2023

Câu 1. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng chủ trương của Đảng và nhà nước Việt Nam trong chính sách dân tộc về kinh tế?

A. Phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng dân tộc, vùng miền.

B. Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 

C. Phát triển nền kinh tế nhiều ngành, quy mô, trình độ công nghệ.

D. Phát triển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp.

Câu 2. Trên lĩnh vực văn hóa, nội dung bao trùm trong chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước Việt Nam là gì?

A. Tiếp thu mọi giá trị văn hóa du nhập từ bên ngoài vào.    

B. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc.

C. Chỉ tiếp thu văn hóa của các quốc gia đồng văn, đồng chủng.

D. Xây dựng văn hóa bản địa, không tiếp thu văn hóa bên ngoài.

Câu 3. Chủ trương của Đảng và nhà nước Việt Nam trong chính sách dân tộc trên lĩnh vực an ninh quốc phòng là gì?

A. Giải quyết tốt quan hệ dân tộc trong mối liên hệ tộc người.

B. Củng cố và mở rộng lãnh thổ trên đất liền và trên biển.

C. Giữ gìn và củng cố mối quan hệ với các nước láng giềng.            

D. Tôn vinh những giá trị truyền thống của các dân tộc.

Câu 4. Một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm trong lịch sử dân tộc Việt Nam là?

A. Truyền thống đoàn kết.

B. Sự viện trợ của bên ngoài.

C. Vũ khí chiến đấu hiện đại.     

D. Thành lũy, công sự kiên cố.

Câu 5. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định đại đoàn kết dân tộc là?

A. Đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam.        

B. Công việc cần phải được nhà nước quan tâm chú ý.

C. Sách lược quan trọng cần được vận dụng linh hoạt.        

D. Yếu tố góp phần vào sự thành công của cách mạng.

Câu 6. Khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam không được hình thành trên cơ sở nào sau đây?

A. Nhu cầu đoàn kết lực lượng để đấu tranh chống ngoại xâm.

B. Nhu cầu mở rộng giao lưu, buôn bán với các nước láng giềng.

C. Các chủ trương, chính sách, biện pháp cụ thể của nhà nước.

D. Yêu cầu liên kết để làm thủy lợi, phục vụ sản xuất nông nghiệp.

13 tháng 6 2021

Tham Khảo

 

- Giáo dục:

+ Giáo dục theo lối Nho giáo.

+ Lập Văn Miếu, mở khoa thi. Dựng bia tiến sĩ.

- Văn học:

+ Gồm cả chữ Hán, Nôm.

+ Thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu nước.

+ Ca ngợi những chiến công, đất nước.

- Nghệ thuật:

+ Kiến trúc Phật giáo, Nho giáo.

+ Điêu khắc: Mang nét độc đáo riêng, bản sắc riêng.

+ Nghệ thuật đậm tính dân gian truyền thống.

- Khoa học - Xã hội:

+ Sử học: Đại Việt Sử kí, Lam Sơn thực lục...

+ Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ.

+ Bình thư yếu lực.

+ Đại thành toán pháp.

+ Súng thần cơ, thuyền chiến có lầu.

- Đạo giáo:

+ Thời Lý - Trần hòa lẫn với các tĩn ngưỡng dân gian.

+ Thế kỉ XIV: suy yếu dần.

- Phật giáo:

+ Thời Lý, Trần phổ biến rộng rãi.

+ Thời Lê sơ bị hạn chế, thu hẹp.

- Nho giáo:

+ Thời Lý, Trần: Tư tưởng chính thống.

+ Thời Lê sơ: Nâng lên địa vị độc tôn.

- Còn về mở rộng phát huy thành tựu nào thì các mặt như giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học... đều có thể phát huy được nhé. Tùy vào thành tựu mà em thích để phân tích nhé!

13 tháng 6 2021

Tham khảo 
 

- Giáo dục:

+ Giáo dục theo lối Nho giáo.

+ Lập Văn Miếu, mở khoa thi. Dựng bia tiến sĩ.

- Văn học:

+ Gồm cả chữ Hán, Nôm.

+ Thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu nước.

+ Ca ngợi những chiến công, đất nước.

- Nghệ thuật:

+ Kiến trúc Phật giáo, Nho giáo.

+ Điêu khắc: Mang nét độc đáo riêng, bản sắc riêng.

+ Nghệ thuật đậm tính dân gian truyền thống.

- Khoa học - Xã hội:

+ Sử học: Đại Việt Sử kí, Lam Sơn thực lục...

+ Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ.

+ Bình thư yếu lực.

+ Đại thành toán pháp.

+ Súng thần cơ, thuyền chiến có lầu.

- Đạo giáo:

+ Thời Lý - Trần hòa lẫn với các tĩn ngưỡng dân gian.

+ Thế kỉ XIV: suy yếu dần.

- Phật giáo:

+ Thời Lý, Trần phổ biến rộng rãi.

+ Thời Lê sơ bị hạn chế, thu hẹp.

- Nho giáo:

+ Thời Lý, Trần: Tư tưởng chính thống.

+ Thời Lê sơ: Nâng lên địa vị độc tôn.