K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 3 2016

I. TÌNH HÌNH ĐÔNG NAM Á TRƯỚC VÀ SAU NĂM 1945.

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai hầu hết các nước Đông Nam Á đã giành độc lập .

- Trong thời kỳ chiến tranh lạnh: Mỹ can thiệp vào  Đông Nam Á;lập khối quân sự SEATO; xâm lược Việt Nam, mở rộng chiến tranh sang Lào, Cam pu Chia .

* Khối quân sự SEATO; khối phòng thủ Đông Nam Á:

-Thành lập ngày 8-9-1954 tại Manila gồm Mỹ, Anh, Pháp, Úc, Niu Di lân, Phi líp pin, Thái Lan và Pa kix tan.

-Là liên minh chính trị quân sự do Mỹ cầm đầu chống lại phong trào giải phóng dân tộc và ảnh hưởng của CNXH ở Đông Nam Á.

-1954-1975 là chỗ dựa của Mỹ trong chiến tranh xâm lược Đông Dương .

- 9-1975 Mỹ thất bại ở Đông Dương nên giải thể .

* Chính sách đối ngoại có sự phân hóa :

+ Thái Lan và Phi líp pin tham gia SEATO.

+ In đô nê xia, Miến Điện : hòa bình, trung lập.

+ Việt Nam, Lào, Cam pu chia bị Mỹ xâm lược .

I. Sự ra đời của tổ chức ASEAN.

*Hoàn cảnh ra đời:

-Sự liên kết giữa các nước trong khu vực đang được hình thành ở nhiều nơi.Thí dụ NATO, AU (tổ chức thống nhất Châu Phi)

-Do yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, các nước cần hợp tác liên minh để phát triển.

-Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài.

-Đối phó với chiến tranh Đông Dương.

-Ngày 8-8-1967 Hiệp Hội các nước Đông Nam Á ra đời- ASEAN - tại Băng Cốc ( Thái Lan ) gồm 5 nước là In đô nê xi a, Ma lai xia, Phi líp pin, Xingapo, Thái Lan .

Mục tiêu là: 2-1976 hội nghị Ba li đề ra mục tiêu là xây dựng mối quan hệ hòa bình hữu nghị và hợp tác giữa các nước trong khu vực, tạo nên 1 cộng đồng Đông Nam Á hùng mạnh . Như thế ASEAN là 1 tổ chức liên minh chính trị – kinh tế của khu vực .

* Hoạt động :

+ 2-1976 ký Hiệp ước thân thiện và hợp tác tại Bali (In đô nê xia )

+ Ký Hiệp ước Pari về Cam pu chia –10-1991.

+ Cuối những năm 1970 chuyển sang chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu , kinh tế phát triển như Xingapo (NIC- Con Rồng Châu Á), Thái Lan, Malaixia.

III. TỪ “ASEAN 6” PHÁT TRIỂN THÀNH “ASEAN 10”.

Mở rộng :

-Thành viên thứ 6 là Bru nây – 1984.

-Thành viên thứ bảy là Việt Nam :7 - 1995 .

-Thành viên thứ 8 và 9 là Lào, Mianma : 9 - 1997.

-Thành viên thứ 10 là Cam pu chia : 4 - 1999 .

* Từ ASEAN 6 phát triển thành ASEAN 10 chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, xây dựng 1 khu vực ĐNA hòa bình , ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh.

* 1992 : Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - AFTA trong vòng 10-15 năm.

* 1994 : lập diễn đàn khu vực ARF với sự tham gia của 23 quốc gian nhằm tạo nên một cuộc hợp tác phát triển của Đông Nam Á. Một chương mới đã mở ra ở Đông Nam Á.


vui

16 tháng 3 2016

I . TÌNH HÌNH CHUNG :

+ Sau chiến tranh thế giới thứ hai hầu hết các nước Châu Á đã giành độc lập .

+ Nửa sau thế kỷ XX: không ổn định do chiến tranh xâm lược của đế quốc (Đông Nam Á và Tây Á ).

+ Sau chiến tranh lạnh (1989) xảy ra xung đột biên giới , phong trào ky khai , khủng bố .

Thành tựu :tăng trưởng nhanh về kinh tế như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Xingapo, An Độ. Nên thế kỷ XXI là thế kỷ của Châu Á.

* Ấn Độ : để phát triển kinh tế xã hội Ấn Độ thực hiện kế hoạch dài hạn, đạt nhiều thành tựu :

+Cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp đã tự túc được lương thực .

+Các sản phẩm công nghiệp là dệt, thép, máy móc, thiết bị giao thông

+Công nghệ thông tin, viễn thông phát triển mạnh .

+Ấn độ đang cố gắng vươn lên thành cường quốc công nghệ phần mềm và vũ trụ

 

II.TRUNG QUỐC :

 1. Sự ra đời của CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA .

Cuộc nội chiến từ 1946-1949 giữa Quốc Dân Đảng và Đảng Cộng Sản Trung Quốc, kết quả : 1-10-1949 Cộng Hòa Nhân DânTrung Hoa ra đời

Ý nghĩa :

+ Kết thúc sự nô dịch của đế quốc và phong kiến .

+ Đưa Trung Quốc bước vào kỷ nguyên độc lập tự do và tiến lên CNXH.

+ Chủ nghĩa xã hội được nối liền từ Au sang Á.

+ Ành hưởng đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc thế giới .

Chủ tịch Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước Công Hòa nhân dân Trung Hoa ngày 1-10-1949 tại Quảng Trường Thiên An Môn

 

2. Mười năm đầu xây dựng chế độ mới 1949-1959 :

*Nhiệm vụ: đưa đất nước thoát nghèo, công nghiệp hóa và phát triển đất nước .

Năm 1950, Trung Quốc khôi phục kinh tế, cải cách ruộng đất và hợp tác hóa nông nghiệp; cải taọ công thương ghiệp tư bản tư doanh và tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ; tiến hành cách mạng văn hóa tư tưởng 

+1949-1952 hoàn thành khôi phục kinh tế.

+1953-1957 thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm lần thứ nhất với những thành tựu đáng kể .

+Chính sách đối ngoại tích cực .Địa vị quốc tế của Trung Quốc được nâng lên một bước

* Đối ngoại :1949-1950:

+ Ký Hiệp ước hữu nghị Liên minh và tương trợ Xô -Trung 1950.

+ Giúp nhân dân Triều Tiên chống Mỹ .

+ Ủng hộ Việt Nam, các nước Á, Phi, Mỹ La Tinh trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

3.Đất nước trong thời kỳ biến động –1959-1978-

+ Kinh tế :1958 “Ba ngọn cờ hồng”, phong trào “Đại nhảy vọt”phát động toàn dân làm gang thép để đưa sản lượng gang thép lên cao .

-Đường lối Ba ngọn cờ hồng : nhiều, nhanh,tốt, rẻ .

-Đại nhảy vọt.

-Thành lập công xã nhân dân

26 tháng 1 2016

- Trên bản đồ thế giới, nước Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

                        + Bắc giáp Trung Quốc, Tây giáp Lào và Campuchia trên đất liền.

                        + Đông và Nam giáp Biển Đông, có biên giới biển với các nước Trung Quốc, Philippin, Malaysia. Đông Nam. Giáp vịnh Thái Lan có biên giới biển với Campuchia, Thái Lan

            - Phần trên đất liền nằm trong khung của hệ tọa độ địa lý sau : điểm cực Bắc ở vĩ độ 23o23’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang; điểm cực Nam ở vĩ độ 8o37’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau; điểm cực Tây ở kinh độ 102o10’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên và điểm cực Đông nằm ở kinh độ 109o24’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

            - Trên vùng biển, hệ tọa độ địa lý của nước ta còn kéo dài tới tận khoảng vĩ độ 6o50’B và từ khoảng kinh độ 101oĐ đến trên 117o20’Đ tại Biển Đông.

Như vậy, Việt Nam vừa gắn liền với lục địa Á – Âu, vừa tiếp giáp với Thái Bình Dương rộng lớn. Kinh tuyến 105oĐ chạy qua đất nước khiến đại bộ phận nước ta nằm trọn trong khu vực giờ (múi giờ) thứ 7 tính từ giờ gốc (còn gọi là giờ quốc tế - GMT).

- Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.

+ Vùng đất là toàn bộ phần đất liền và các hải đảo ở nước ta với tổng diện tích là 331.212 Km2 (Niên giám thống kê 2006).

+ Việt Nam có chủ quyền trên một vùng biển khá rộng, khoảng trên một triệu Km2 tại Biển Đông.

+ Vùng trời Việt Nam là khoảng không gian không giới hạn độ cao, bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta; trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo.

1 tháng 6 2018

a) Vị trí địa lí

- Nước Việt Nam nằm ở phía rìa đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á.

-Trên đất liền, nước ta giáp với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia. Vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển các nước Trung Quốc, Camphuchia, Philippin, Malaixia, Brunây, Inđônêxia, Thái Lan.

- Hệ tọa độ địa lí:

+ Phần đất liền:

● Điểm cực Bắc ở vĩ độ 23o23’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

● Điểm cực Nam ở vĩ độ 8o34’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

● Điểm cực Tây ở kinh độ 102o09’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

● Điểm cực Đông nằm ở kinh độ 109o24’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

Trên vùng biển, hệ tọa độ địa lí của nước ta còn kéo dài với khoảng vĩ độ 6o50’B và từ khoảng kinh độ 101o Đ đến 117o20’Đ tại Biển Đông.

- Kinh tuyến 105o Đ chạy qua lãnh thổ nước ta nên đại bộ phận lãnh thổ nằm trong khu vực múi giờ thứ 7.

b)Phạm vi lãnh thổ

-Bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.

- Vùng đất : gồm toàn bộ phần đất liền và các hải đảo, có tổng diện tích là 331 212 km2.

- Vùng biển của nước ta bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế có diện tích khoảng 1 triêu km2 và thềm lục địa.

- Vùng trời Việt Nam là không gian bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta; trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo.

- Chúc bạn học tốt !

6 tháng 4 2016

2

6 tháng 4 2016

Khu vực Đông Nam Á gồm 2 nước không có biển nhé!

Chúc bạn học tốt!

6 tháng 4 2016

1. Những chi tiết nào trong bài cho thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái ?

- Trả lời: Những chi tiết trong bài cho thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái là câu nói cùa dì Hạnh khi mẹ sinh con gái: Lại một vịt trời nữa - thể hiện ý thất vọng, cả bố và mẹ Mơ đều có vẻ buồn buồn - vì bố mẹ Mơ cũng thích con trai, xem nhẹ con gái.

2. Những chi tiết nào chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai ?

- Trả lời: Những chi tiết chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai ở lớp, Mơ luôn là học sinh giỏi. Đi học về Mơ giúp mẹ tưới rau, chẻ cùi, nấu cơm trong khi các bạn trai còn mải đi đá bóng. Bố đi công tác, mẹ lại mới sinh em bé, Mơ làm hết mọi việc trong nhà giúp mẹ đặc biệt là Mơ đã dũng cảm lao xuống ngòi nước để cứu Hoan

3. Sau chuyện Mơ cứu em Hoan, những người thân của Mơ có thay đổi quan niệm về "con gái" không ? Những chi tiết nào cho thấy điều đó ?

- Trả lời: Sau chuyện Mơ cứu em Hoan, những người thân cùa Mơ đã thay đổi quan niệm về “con gái”. Các chi tiết thể hiện điều này là bố ôm Mơ chặt đến ngợp thở, cả bố và mẹ đều xúc động rơm rớm nước mắt vì thương Mơ. Cả dì Hạnh cũng nói: “Con gái như nó thì một trăm đứa con trai cũng không bằng”. Nghĩa là dì rất tự hào về Mơ.

4. Đọc câu chuyện này, em có suy nghĩ gì ?

- Trả lời: Đọc câu chuyện này, em suy nghĩ sinh con là trai hay gái không quan trọng. Điều quan trọng là người con đó phải ngoan ngoãn, hiếu thảo làm vui lòng cha mẹ. Đúng như câu ca dao: Trai mà chi, gái mà chi. Sinh con có nghĩa có nghì là hơn.

Nội dung: Phê phán quan niệm lạc hậu “Trọng nam khinh nữ”. Khen ngợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn, làm thay đổi cách hiểu chưa đúng của cha mẹ em về việc sinh con gái.

nếu đúng thì tick cho nha

 

Bạn có thể vào thư viện giáo án điện tử để tham khảo

Hoặc:

Các thao tác soạn một giáo án điện tử

 

I. Làm việc với giao diện Microsoft Powerpoint

1. Mở Microsoft Powerpoint:

- Cách 1: Vào start  =>  program  =>    Microsoft Office    =>      Microsoft Powerpoint.        

 

- Cách 2: Nháy chuột phải vào Desktop (màn hình) xuất hiện một menu. Ở Menu này chúng ta vào mục New  =>     Microsoft Powerpoint

      

2. Làm việc với Microsoft Powerpoint

Bước 1: Chọn một slide mới  

- Vào menu Insert   =>     New Slide

- Nhấn Ctrl + M

Bước 2: Chọn hình nền cho giao diện Powerpoint

 - Nháy chuột vào menu Slide Show       Animation Schemes.

-Bên trái giao diện phải xuất hiện mục Slide Design. Nháy chuột phải vào Design Templates

- Lúc đó xuất hiện các kiểu hình nền cho Power Point, nháy chuột vào kiểu hình nền mà bạn muốn chọn

*Lưu ý:  Nếu không muốn chọn hình nền như trong Design Templates chúng ta có có thể chọn màu nền tùy theo ý muốn như sau:

Trên thanh công cụ vào Format     =>   Background

 Hộp thoại Background hiện ra: Nhấp chuột đánh dấu vào Omit background graphics from master trên Background

-Nếu muốn chọn màu nền chúng ta vào hộp màu trong Background

-Trong hộp màu đó đã định sẵn các màu cơ bản nếu không muốn chọn các màu đó chúng ta vào More Colors , hộp thoại Colors hiện ra

-Trong hộp thoại này, muốn chọn màu nào chúng ta chỉ việc kích chuột vào màu đó rồi nhấp OK. Sau khi nhấp OK, quay trở lại hộp thoại Background nhấp Apply (nếu muốn chọn màu nền cho 1 slide) hoặc Apply to all (nếu muốn chọn màu nền cho tất cả các Slide)  màn hình PowerPoint sẽ hiện ra màu nền chúng ta đã chọn

-Nếu muốn pha trộn 2 màu để cho hình nền của PowerPoint thêm sinh động, làm như sau:

  +)  Vào Fill Effects

+) Hộp thoại Fill Effects hiện ra, nháy chuột vào Gradient, sau đó vào Two Color,

+) Ở đó sẽ hiện ra 2 hộp màu là Color 1Color 2, vào 2 hộp màu đó chọn 2 màu cần pha trộn.

+) Để chọn các kiểu pha trộn chúng ta vào Shading Styles

+) Sau khi xong tất cả các thao tác chúng ta nhấp chuột vào OK , sau đó là Apply

 Bước 3: Soạn giáo án điện tử

Nguyên tắc: Mỗi slide trình bày một vấn đề. Số lượng thông tin trên một slide dài hay ngắn tùy theo vấn đề được trình bày và tùy theo đặc thù của môn học

- Slide 1: Tên bài giảng. (chữ to)

Slide 2: Nội dung bài dạy

-Các slide tiếp theo là trình bày các vấn đề

-Trong một slide có 2 Text box cho việc trình bày các thông tin:

Text box 1: Cỡ chữ lớn hơn dùng cho việc trình bày các tiêu đề như: I, II, III, A, B, C....

Text box 2: Cỡ chữ nhỏ hơn dùng cho việc trình bày các vấn đề ( các gạch đầu dòng)

 Lưu ý:

 A - Cách chọn kiểu chữ, chữ to, nhỏ.

     Cách 1: -  Nháy chuột phải để bôi đen vào chữ cần bôi đen   

                  -  Chọn cỡ chữ, kiểu chữ

     Cách 2:  - Nháy chuột trái vào menu “File”. Sau đó đánh dấu vào menu “Drawing” 

    -Sau đó một menu hiện ra, nháy chuột trái vào biểu tượng có hình chữ A màu xanh dương                                    

-Xuất hiện một hộp thoại:

- Trong hộp thoại này muốn chọn kiểu chữ nào chỉ cần nhấp chuột trái vào kiểu chữ đó.            

 -   Một hộp thoại khác hiện ra. trong hộp thoại này gõ chữ mình cần vào, chọn kiểu chữ và cở chữ.

Sau đó nhấp OK

- Nháy chuột vào Text box cần chọn hiệu ứng

- Nháy chuột vào menu “Slide Show” => “Custom Animation”

- Hộp thoại “Custom Animation” hiện ra.

-Nháy chuột vào “Add Effect”

- Khi đó sẽ hiện các hiệu ứng của Power point

+) Entrace: Hiệu ứng xuất hiện.

+) Exit: Hiệu ứng kết thúc.

+) Emphasis:

+) Motion Paths:

-Nếu bạn không thích các hiệu ứng này có thể kích chuột vào “More Effect” để chọn các hiệu ứng khác:

Sau khi đã chọn xong hiệu ứng là đến bước trình diễn   

- Ấn F5 hoặc nháy chuột vào Slide Show   =>  View Show.

-Sau khi trình diễn xong, nhấp Esc để thoát hoặc nháy chuột phải, chọn End show.

 

Mình rất xin lỗi vì bài này còn rất nhiều nhưng không kể hết và mình cũng ko thể cung cấp ảnh cho bạn. Trình độ lớp 4 mới tới đó thôi, xin lỗi và chúc học giỏi

27 tháng 4 2016

vì có khí hậu nhiệt đới gió mùa, thuận lợi cho việc tròng cây lương thực thực phẩm nhất là cây lúa, gạo

27 tháng 4 2016

Vì có khí hậu nhiệt đới gió mùa, thuận lợi cho việc trồng cây lương thực , thực phẩm nhất là cây lúa , gạo , lúa mì ,.....

17 tháng 3 2016

I.  TÁC GIẢ - TÁC PHẨM

1. Tác giả :

Thép Mới tên khai sinh là Hà Văn Lộc, quê Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội; hoạt động trong phong trào Thanh niên Dân chủ, Sinh viên Cứu quốc, Văn hoá Cứu quốc trước Cách mạng tháng Tám. Nguyên Phó Tổng biên tập, Người Bình luận cấp cao báo Nhân Dân, Tổng biên tập báo Giải phóng, Uỷ viên Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam, Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam, Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, Huân chương Độc lập hạng nhì, Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng, Huy chương G. Phu-xích của Hội Nhà báo quốc tế.

Tác phẩm đã xuất bản: Tuyên ngôn Đảng Cộng sản (của C.Mác và Ph.Ăng-ghen, Thép Mới và Sơn Tùng dịch, Lê Văn Lương hiệu đính, 1946); Trách nhiệm (1951); Thời gian ủng hộ chúng ta (của I.Ê-ren-bua, Thép Mới dịch, 1954); Thép đã tôi thế đấy (của Ô-xtrốp-xki, Thép Mới dịch, 1955); Hữu nghị (1955); Hiên ngang Cuba (1963); Điện Biên Phủ, một danh từ Việt Nam (1964); Trường Sơn hùng tráng (1969); Thời dựng Đảng (1984); Từ Điện Biên Phủ đến 30-4 (1985); Năng động Thành phố Hồ Chí Minh (1990); Cây tre Việt Nam (2001).

2. Tóm tắt

Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam. Tre (và những cây cùng họ) là thứ cây có mặt ở khắp mọi nơi trên đất nước ta. Tre có một vẻ đẹp giản dị và nhiều phẩm chất đáng quý. Tre gắn bó lâu đời với con người (đặc biệt là người nông dân) trong cuộc sống hàng ngày, trong lao động sản xuất và trong chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước. Tre là bạn đồng hành của dân tộc ta trên con đường đi tới ngày mai.

II. TRẢ LỜI CÂU HỎI            

1. a) Đại ý của bài văn:  Cây tre Việt Nam nói lên sự gắn bó thân thiết và lâu đời của cây tre và con người Việt Nam trong đời sống, sản xuất, chiến đấu. Cây tre có những đức tính quý báu như con người Việt Nam nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm. Cây tre sẽ đồng hành với người Việt Nam đi tới tương lai.

b) Bố cục

Theo bố cục của một văn bản tự sự, bài văn chia làm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.

Mở bài: Từ đầu đến "chí khí như người" - Giới thiệu chung về cây tre.

Thân bài: Tiếp theo đến "Tiếng sáo diều tre cao vút mãi": Sự gắn bó của cây tre trong sản xuất, chiến đấu và đời sống của con người Việt Nam.

Kết bài: Phần còn lại: Cây tre là tượng trưng con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.

Phần thân bài có thể chia thành các đoạn nhỏ:

Đoạn 1: Từ "nhà thơ đã có lần ca ngợi" đến "có nhau, chung thủy": Sự gắn bó của tre với sản xuất và đời sống của người Việt Nam.

Đoạn 2: Tiếp theo đến "tre, anh hùng chiến đấu": Tre cùng người đánh giặc.

Đoạn 3: Tiếp theo đến "tre cao vút mãi": Tre đồng hành với người tới tương lai.

2. Để làm rõ ý "Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân ViệtNam", bài văn đã đưa ra hàng loạt những biểu hiện cụ thể.

+ Những chi tiết, hình ảnh thể hiện, sự gắn bó của tre với con người trong lao động và cuộc sống hàng ngày

- Bóng tre trùm lên làng bản, xóm thôn.

- Tre là cánh tay của người nông dân.

- Tre là người nhà.

- Tre gắn bó tình cảm gái trai, là đồ chơi trẻ con, nguồn vui tuổi già.

- Tre với người sống có nhau, chết có nhau, chung thủy.

+ Tre là đồng chí chiến đấu

- Tre là vũ khí: gậy tầm vông, chông tre.

- Tre xung phong vào xe tăng, đại bác.

Hình ảnh tre được nhân hóa: Tre như có tình cảm - âu yếm làng bản, xóm thôn, tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp; tre với mình sống có nhau, chết có nhau, chung thủy; tre xung phong và xe tăng đại bác; tre hy sinh để bảo vệ con người...

Cây tre là một người bạn, với tất cả những đặc tính người. Nhờ nhân hóa mà cây tre hiện ra thật sống động trong đời sống, trong sản xuất và chiến đấu. Cây tre trở thành anh hùng lao động và anh hùng chiến đấu. Tre cũng như con người Việt Nam, là biểu tượng của người Việt Nam.

3. Ở đoạn cuối, tác giả hình dung vị trí của cây tre khi đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hóa. Khi đó, sắt, thép và xi măng cốt sắt sẽ dần dần trở nên quen thuộc, sẽ thay thế một phần cho tre mía. Tuy vậy, mía tre cũng vẫn còn mãi. Nứa tre vẫn làm bóng mát, làm cổng chào, và hóa tân vào âm nhạc, vào nét văn hóa trong chiếc đu ngày xuân dướn lên bay bổng.

Mãi mãi tre vẫn đồng hành với con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.

4. Bài văn đã miêu tả cây tre đẹp, giàu sức sống, thanh cao, giản dị. Cây tre gắn bó giúp đỡ con người trong lao động, trong chiến đấu và trong đời sống. Cây tre cũng như người nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm. Cây tre mang phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam, vì thế có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.

 

12 tháng 2 2017

oạn bài cây tre Việt Nam của Thép Mới I. Đọc – hiểu văn bản Câu 1. - Đại ý của bài văn: Xem Ghi nhớ trang 99. - Bố cục có 2 đoạn. (1) Từ đầu đến “Tiếng háy giữa trời cao của trúc, của tre”. Cây tre là bạn thân của người nông dân và nhân dân Việt Nam. (2) Đoạn cuối: Vị trí của cây tre trong tương lai khi đất nước ta đi vào công nghiệp hóa. Tre là biểu tượng cho dân tộc Việt Nam. Câu 2. Để làm rõ phần đầu tác giả đưa ra hàng loạt những biểu hiện cụ thể: a. Sự gắn bó của tre và người: + Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. + Cánh đồng ta năm đôi ba vụ. Tre với người vất vả quanh năm. + Tre là người nhà, tre khăng khít với đời sống hằng ngày. ++ Giang chẻ lạt mềm… ++ Tre là que chuyền đánh chắt đem tới niềm vui cho trẻ thơ. ++ Chiếc điếu cày cho tuổi già khoan khoái. Tre chung thủy từ khi lọt lòng trong nôi tre đến lúc mất trên giường tre. + Tre kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta. ++ Gậy tầm vông. ++ Chông tre. ++ Tre chống sắt thép (xe tăng, đại bác). - Cây tre ở đây được nhân hóa, khiến cho tre gần gũi và gắn bó với mọi sinh hoạt của người lao động, người dân Việt Nam trong cuộc sống lao động và chiến đấu. + Một số hình tượng nhân hóa. ++ Tre với mình, sống có nhau, chết có nhau, chung thủy. ++ Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. ++ Tre, anh hùng lao động! ++ Tre, anh hùng chiến đấu! Tất cả những phẩm chất của người Việt Nam đều được tác giả gắn cho phẩm chất của tre. Vì thế, tre là biểu tượng cho nhân dân, dân tộc Việt Nam. Câu 3. Tre với tương lai dân tộc. - Trên đường trường ta dấn bước, tre xanh vẫn là bóng mát. - Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình, vẫn tạo nên cổng chào thắng lợi, vẫn tạo nên những chiếc đu tre ngày hội xuân. - > Tre gắn bó với đời sống nghĩa tình và cho người Việt Nam thời hiện đại những giá trị tinh thần truyền thống. Tre là biểu tượng của dân tộc Việt Nam Câu 4. Đọc đoạn văn cuối cùng. Đọc ghi nhớ trang 100.

10 tháng 4 2016

chị vào trang soanbai.com xem là có.vui

10 tháng 4 2016

Mik đã vào rồi nhưng ko có 

9 tháng 4 2016

Lý thuyết Hướng dẫn soạn bài Bức thư của thủ lĩnh da đỏ

BỨC THƯ CỦA THỦ LĨNH DA ĐỎ

(Xi-át-tơn)

I. TÁC GIẢ - TÁC PHẨM

1. Tác giả :

Năm 1854, Tổng thống thứ 14 của nước Mĩ là Phreng-klin Pi-ơ-xơ muốn người da đỏ nhượng bớt đất cho người da trắng. Tù trưởng Xi-át-tơn (Seattle) của bộ lạc da đỏ Đu-oa-mix (Duwamish) và Su-qua-mix (Supuamish) đã trả lời với người đại diện của Tổng thống Hoa Kì - bài trả lời được Tiến sĩ Hen-ri A. Xmít (Henry A.Smith) ghi và dịch ra tiếng Anh. Bức thư được coi là văn kiện hay nhất xưa nay nói về mối quan hệ thiêng liêng của các tộc người thiểu số đối với đất đai quê hương ngàn đời của họ và quan niệm thâm thúy của họ về môi trường sống của con người cũng như tham vọng thôn tính của một đế quốc.

2. Tóm tắt

Đất đai, cùng với mọi vật liên quan với nó - bầu trời, không khí, dòng nước, động vật, thực vật - là thiêng liêng đối với người da đỏ, là bà mẹ của người da đỏ nên không dễ gì đem bán. Cách đối xử của người da trắng mới nhập cư đối với đất là hoàn toàn đối lập với người da đỏ, nếu người da đỏ buộc phải bán đất thì người da trắng cũng phải đối xử với đất như người da đỏ. "Đất là mẹ" của loài người, điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra với những đứa con của đất, vì vậy cần phải biết kính trọng đất đai.

 II. TRẢ LỜI CÂU HỎI      

 1. a) Đoạn đầu của bức thư, thủ lĩnh da đỏ đã sử dụng những hình ảnh nhân hóa:

- Mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ.

- Bông hoa ngát hương là người chị, người em.

- Người da đỏ, mỏm đá, vũng nước, chú ngựa đều "cùng chung một gia đình".

Các phép so sánh được sử dụng:

- Nước óng ánh, êm ả trôi dưới những dòng sông, con suối là máu của tổ tiên.

- Tiếng thì thầm của dòng nước chính là tiếng nói của cha ông.

b) Nhờ có sự so sánh và nhân hóa, mối quan hệ của đất với con người được thể hiện gắn bó hết sức thân thiết, như là anh chị em, như là những người con trong một gia đình, như là con cái với người mẹ. Cha ông, tổ tiên của người da đỏ tồn tại trong thiên nhiên, trong những dòng nước, trong âm thanh của côn trùng và nước chảy.

2. a) Sự khác biệt của người da đỏ và người da trắng thể hiện ở thai độ đối với đất đai. Người da trắng xa lạ với đất, coi đất là kẻ thù. Họ cư xử với đâtư như vật mua được, tước đoạt được, bán đi như mọi thứ hàng hóa. Người da trắng chỉ biết khai thác, lấy đi những thứ cần, ngấu nghiến đất đai, rồi để lại đằng sau những bãi hoang mạc. Trở lại, người da đỏ gắn bó, thân thiết, coi đất như mẹ, như một phần của mình.

Sự khác biệt đó còn thể hiện ở lối sống. Người da trắng sống ồn ào trong nhịp sống công nghiệp căng thẳng, họ không quan tâm đến không khí, không biết thưởng thức "những làn gió thấm đượm hương hoa đồng cỏ", không quý trọng muôn thú. Trong khi đó, người da đỏ sống trái lại.

b) Tác giả đã dùng nhiều biện pháp nghệ thuật phối hợp để nêu bật sự khác biệt và thể hiện thái độ, tình cảm của mình. Cụ thể là đã sử dụng.

- Phép đối lập                   anh em >< kẻ thù

                                         Yên tĩnh >< ồn ào

                                         Xa lạ >< thân thiết

- Điệp ngữ: Tôi biết... Tôi biết... Tôi thật không hiểu... Tôi đã chứng kiến... ngài phải phải nhớ... Ngài phải gìn giữ... ngài phải dạy... ngài phải bảo...

- Sự so sánh tương phản, giữa người da trắng và người da đỏ về thái độ với thiên nhiên, về cách sống.

3. a) Các ý chính trong đoạn còn lại của bức thư là:

- Yêu cầu tổng thống mĩ dạy những người da trắng kính trọng đất đai.

- Yêu cầu tổng thống mĩ dạy những người da trắng coi đất mẹ là mẹ.

- Yêu cầu tổng thống mĩ khuyên bảo người da trắng bảo vệ đất đai là bảo vệ chính mình.

b) Cách hành văn và giọng điệu của đoạn này cũng giống như các đoạn trước là sử dụng điệp ngữ, nhưng dứt khoát và mạnh mẽ hơn. ở đây không đặt vấn đề "nếu... thì" như ở đoạn trên. Cũng không nêu sự khác biệt giữa người da trắng và da đỏ. Tác giả khẳng định Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra với những đứa con của đất. Con người bảo vệ đất đai là bảo vệ chính mình.

c) Đất là Mẹ nhấn mạnh quan hệ mật thiết gắn bó của người với đất. Đất là mẹ nên những người con phải có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, bảo vệ. Đất là Mẹ còn có ý nghĩa đất là nguồn sống, là sự chở che, bảo vệ con người. Sự gắn bó này giúp cho con người có thái độ cư xử đúng đắn với đấtđai.

4. Bức thư sử dụng nhiều yếu tố của phép lặp

- Lặp từ ngữ (điệp ngữ): mảnh đất, tôi biết, dòng nước, người da đỏ, người da trắng...

- Lặp kiểu câu:

Nếu chúng tôi bán... ngài phải...

Ngài phải dạy...

Ngài phải bảo...

Ngài phải biết...

Ngài phải giữ gìn...

- Lặp lại sự đối lập giữa người da đỏ và người da trắng. Sự lặp lại tăng hiệu quả nhấn mạnh, làm nổi bật sự khác biệt trong cách sống và trong thái độ với thiên nhiên.

5*. Một bức thư nói về chuyện mua bán đất đai cách đây hơn một thế kỷ được coi là văn bản hay nhất (trong số những văn bản khác) nói về thiên nhiên và môi trường vì lẽ:

- Tác giả đã viết với tất cả tình yêu mến, kính trọng đất đai của người da đỏ.

- Tác giả bằng kinh nghiệm sống gần gũi với thiên nhiên, đã chỉ ra tầm quan trọng của đất, nước, không khí, và muôn thú đối với con người.

- Đặc biệt là thủ lĩnh da đỏ đã nêu lên trách nhiệm của con người phải bảo vệ, giữ gìn môi trường sống, bảo vệ thiên nhiên.

 Luyện trắc nghiệmTrao đổi bài 
9 tháng 4 2016

http://www.soanbai.com/2014/12/muc-luc-soan-van-hoc-tot-ngu-van-lop-6.html