K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 2 2017

Đáp án D

1. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự phân hóa trong đường lối đối ngoại của các nước Đông Nam Á từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX làA.Quan hệ căng thẳng, đối đầu giữa các nước ASEAN và các nước Đông Dương.B.Trung Quốc đẩy mạnh thực hiện các chính sách bành trướng trên biển Đông.C.Tác động từ “Chiến tranh lạnh” và sự can thiệp của Mĩ vào khu vực.D.Liên Xô, Trung Quốc tăng cường ảnh hưởng...
Đọc tiếp

1. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự phân hóa trong đường lối đối ngoại của các nước Đông Nam Á từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX là

A.

Quan hệ căng thẳng, đối đầu giữa các nước ASEAN và các nước Đông Dương.

B.

Trung Quốc đẩy mạnh thực hiện các chính sách bành trướng trên biển Đông.

C.

Tác động từ “Chiến tranh lạnh” và sự can thiệp của Mĩ vào khu vực.

D.

Liên Xô, Trung Quốc tăng cường ảnh hưởng tại khu vực Đông Nam Á.

2. 

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) hiện nay gồm bao nhiêu quốc gia?

A.

13

B.

12

C.

11

D.

10

3. 

Nội dung nào phản ánh KHÔNG đúng nguyên tắc hoạt động của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?

A.

Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

B.

Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

C.

Chung sống hòa bình với sự nhất trí của 5 nước sáng lập.

D.

Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

4. 

Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) thành lập với sự tham gia của các quốc gia

A.

Singapore, Thái Lan, Indonesia, Philippin, Brunei.

B.

Việt Nam, Lào, Campuchia, Indonesia, Malaysia.

C.

Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippin.

D.

Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Việt Nam.

 

 

0
17 tháng 10 2016

thành tựu :_ Kinh tế phát triển đời sống nhân dân dc cải thiện

_ Mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới và khu vực

_ Tốc độ phát triển kinh tế của TQ nhanh nhất thế giới hiện nay

đối diện vs các vấn đề: ô nhiễm môi trường, dân số gia tăng, kinh tế phải cạnh tranh vs nhiều nc

15 tháng 12 2023

Giống nhau

Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 80 :  Trong bối cảnh chiến tranh lạnh, đối đầu  giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa…
+ Từ sau những năm 80 đến năm 1991 : tạo điều kiện cho xu thế đối thoại, hòa hoãn dẫn tới chấm dứt chiến tranh lạnh…
+ Chính sách đối ngoại của  đều có sự điều chỉnh qua các thời kì cho phù hợp với tình hình trong nước và thế giới. Tây Âu và Nhật Bản liên minh chặt chẽ với Mĩ.

Khác nhau

Đối ngoại  và đối nội của Mĩ:

Chính sách đối nội:

- Sau chiến tranh, Nhà nước Mĩ ban hành một loạt đạo luật phản động nhằm chống lại Đảng Cộng Sản Mĩ, phong trào công nhân và phong trào dân chủ

- Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhiều phong trào đấu tranh của nhân dân lên mạnh đặc biệt là phong trào chống phân biệt chủng tộc và phản đối chiến tranh Việt Nam trong thập kỷ 60 và 70

Chính sách đối ngoại

- Sau chiến tranh TGT2, giới cầm quyền Mĩ đề ra " chiến lược toàn cầu" nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đây lùi phong trào dân tộc thiết lập thống trị trên toàn thế giới

- Tiến hành "viện trợ" để lôi kéo,khống chế các nước nhận viện trợ, lập khối quân sự gây nhiều chiến tranh xâm lược

Đối nội  và đối ngoại của Nhật Bản

 Chính sách đối nội

+ Sau chiến tranh, nhờ những cải cách dân chủ, Nhật Bản đã chuyển từ xã hội chuyên chế sang xã hội dân chủ. Hiện nay, chỉnh phủ Nhật Bản là liên minh cầm quyền nhiều chính đảng

Chính sách đội ngoại

+Sau chiến tranh, Nhật bản thi hành 1 chính sách lệ thuộc vào Mĩ, tiêu biểu là kí hiệp ước an ninh MĨ - Nhật Bản. Từ nhiều thập kỷ quả, Nhật Bản thi hành chính sách đối ngoại mềm mỏng về chính trị và phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại

+ Nay đang nỗ lực vươn lên trở thành cường quốc chính trị tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế.

Chúc bạn học tốt

22 tháng 10 2019

1,

* Đối với Trung Quốc:

- Kết thúc ách nô dịch hơn 100 năm của đế quốc và hàng nghìn năm của chế độ phong kiến.

- Đưa đất nước Trung Hoa bước vào kỷ nguyên độc lập, tự do.

* Đối với thế giới:

- Hệ thống xã hội chủ nghĩa được nối liền từ châu Âu sang châu Á.

- Cỗ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, đặc biệt là Đông Nam Á.

2,

Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại:

+ Trong bối cảnh "Chiến tranh lạnh”, tình hình Đông Nam Á ngày càng trở nên căng thẳng do chính sách can thiệp của Mĩ vào khu vực.

+ Tháng 9/1954, Mĩ cùng Anh, Pháp thành lập khối quân sự Đông Nam Á (SEATO), nhằm ngăn chặn sự ảnh hưởng của CNXH và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc.

+ Thái Lan và Philipin tham gia vào khối quân sự SEATO.

+ Việt Nam, Lào, Campuchia tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

+ Inđônêxia và Myanma thực hiện đường lối hòa bình trung lập.

3,

a,

Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “Một chương mới mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á” do:

- Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc và vấn đề Campuchia được giải quyết bằng việc kí hiệp định Pari về Campuchia (10/1991). Tình hình chính trị khu vực được cải thiện rõ rệt.

- Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN: 01/1984 Brunây, 7/1995 Việt Nam, 9/1997 Lào và Myanma, 4/1999 Campuchia.

+ ASEAN từ 6 nước đã phát triển thành 10 nước thành viên.

+ Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất.

+ ASEAN chuyển trọng tâm họat động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh.

- Năm 1992, Đông Nam Á trở thành khu vực mậu dịch tự do (AFTA).

- Năm 1994, lập diễn đàn khu vực (ARF) gồm 23 quốc gia.

b, Câu này không rõ câu hỏi bạn ạ.

18 tháng 8 2018

Đáp án B

Từ những năm 50 của thế kỷ XX, Mỹ can thiệp mạnh vào Đông Nam Á, năm 1954, thành lập khối SEATO, để ngăn chặn sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản, tiếp đó các nước trong khu vực có sự phân hóa mạnh trong đối ngoại, Thái Lan, Phi-lip-pin tham gia vào SEATO, Việt Nam, Lào, Campuchia đấu tranh chống Mỹ, In-đô-nê-xi-a và Myanma trung lập.