K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1: Biểu hiện nào sau đây thể hiện nước ta đông dân?A. Nhiều dân tộc.             B. Cơ cấu trẻ.                   C. Quy mô lớn.                D. Tăng nhanh.Câu 2: Các đô thị lớn của nước ta tập trung chủ yếu ởA. đồng bằng.                   B. trung du.                      C. miền núi.                      D. cao nguyên.Câu 3: Phát biểu nào sau đây không phải là đặc điểm của đô thị hóa nước ta?A. Trình độ đô thị...
Đọc tiếp

Câu 1: Biểu hiện nào sau đây thể hiện nước ta đông dân?

A. Nhiều dân tộc.             

B. Cơ cấu trẻ.                   

C. Quy mô lớn.                

D. Tăng nhanh.

Câu 2: Các đô thị lớn của nước ta tập trung chủ yếu ở

A. đồng bằng.                   

B. trung du.                      

C. miền núi.                      

D. cao nguyên.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây không phải là đặc điểm của đô thị hóa nước ta?

A. Trình độ đô thị hóa còn thấp.                                 

B. Phân bố các đô thị rất đồng đều.

C. Tỉ lệ dân thành thị tăng lên.                                    

D. Quá trình đô thị hóa diễn ra sớm.

Câu 4: Dân số nước ta tăng nhanh, đặc biệt vào nửa cuối thế kỉ XX, đã dẫn đến hiện tượng

A. bùng nổ dân số.                                                      

B. ô nhiễm môi trường.

C. già hóa dân cư.                                                       

D. tăng trưởng kinh tế chậm.

Câu 5: Phát biểu không đúng với nguồn lao động nước ta hiện nay?

A. Nhiều kinh nghiệm trong nông nghiệp.                  

B. Phân bố chủ yếu ở thành thị.

C. Chất lượng lao động ngày càng tăng.       

D. Số lượng dồi dào, tăng nhanh

3
11 tháng 3 2022

Câu 1: Biểu hiện nào sau đây thể hiện nước ta đông dân?

A. Nhiều dân tộc.             

B. Cơ cấu trẻ.                   

C. Quy mô lớn.                

D. Tăng nhanh.

Câu 2: Các đô thị lớn của nước ta tập trung chủ yếu ở

A. đồng bằng.                   

B. trung du.                      

C. miền núi.                      

D. cao nguyên.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây không phải là đặc điểm của đô thị hóa nước ta?

A. Trình độ đô thị hóa còn thấp.                                 

B. Phân bố các đô thị rất đồng đều.

C. Tỉ lệ dân thành thị tăng lên.                                    

D. Quá trình đô thị hóa diễn ra sớm.

Câu 4: Dân số nước ta tăng nhanh, đặc biệt vào nửa cuối thế kỉ XX, đã dẫn đến hiện tượng

A. bùng nổ dân số.                                                      

B. ô nhiễm môi trường.

C. già hóa dân cư.                                                       

D. tăng trưởng kinh tế chậm.

Câu 5: Phát biểu không đúng với nguồn lao động nước ta hiện nay?

A. Nhiều kinh nghiệm trong nông nghiệp.                  

B. Phân bố chủ yếu ở thành thị.

C. Chất lượng lao động ngày càng tăng.       

D. Số lượng dồi dào, tăng nhanh

11 tháng 3 2022

C

A

B

A

B

27 tháng 1 2016

* Dân số nước ta đông:
- Theo số liệu thống kê 1/4/1989 cho biết dân số cả nước có 64,412 tr người đến 1/4/1999 có 76,3 tr người. Như vậy dân số
nước ta hiện nay đông thứ 2 trong ĐNá sau Indonexia, thứ 7 ở Châu á và ở thứ 13 trên thế giới.
- Trong khi dân số nước ta đông thứ 13 trên thế giới thì S tự nhiên của nước ta đứng hàng 58 trên thế giới ® nên ta khẳng
định dân số nước ta hiện nay rất đông.

* Nước ta có nhiều dân tộc:                                

- Theo số liệu thống kê 1989 biết nước ta có 54 dân tộc khác nhau trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số 86,2% tổng số dân.
Còn lại 13,8% là các dân tộc ít người.
- Các dân tộc Việt Nam đều có chung nguồn gốc, xuất phát từ 3 dòng ngôn ngữ khác nhau: dòng ngôn ngữ Nam á, Nam
Đảo, Hán Tạng. Vì vậy cơ cấu dân tộc nước ta thể hiện theo nguồn gốc từ 3 dòng ngôn ngữ theo số liệu:
+ Dòng ngôn ngữ Nam á: trong đó gồm nhiều nhóm dân tộc:
· Việt - Mường: chiếm 89%
· Tày - Thái: 4,3%
· Môn - Khơme: 1,4%
· Mông - Dao: 0,7%
+ Dòng ngôn ngữ Nam Đảo: chiếm 2% (Churu, Êđê, Chăm)
+ Dòng ngôn ngữ Hán Tạng: chiếm 2%
+ Các nhóm dân tộc khác: 0,6%
- Các dân tộc Việt Nam hiện nay phân bố rộng khắp trên địa bàn cả nước. Sự phân bố của các dân tộc đã khá phù hợp với
những đặc điểm sinh thái, với tập quán, sở trường và truyền thống canh tác của mỗi dân tộc trong đó:


+ Các dân tộc phân bố ở các vùng Đông Bắc điển hình là:
· Dân tộc Kinh: địa bàn cư trú của người Kinh trước đây chủ yếu là đồng bằng nhưng ngày nay địa bàn cư trú của họ đã
trải rộng ra khắp đất nước do nhu cầu khai hoang phát triển kinh tế mới ở miền núi, trung du. Nghề chính của người Kinh là làm lúa
nước ở các đồng bằng, nghề phụ rất đa dạng và trình độ sản xuất của họ hiện nay đạt được trình độ cao nhất cả nước so với các dân
tộc khác. Nền văn minh của người Kinh hiện nay là đặc trưng cho nền văn minh của dân tộc Việt Nam ở thế kỷ 20 này. Nền văn
minh của người Kinh nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung được thể hiện tập trung rõ nhất ở Chủ tịch Hồ Chí Minh.
· Dân tộc Chăm: địa bàn cư trú của họ hiện nay chủ yếu ở NThuận và BThuận. Nghề chính của họ là làm lúa nước ở các
vùng đồng bằng như người Kinh. Họ có ngôn ngữ, chữ viết riêng và có nền văn hoá rất độc đáo nổi tiếng bởi múa Katê, đặc biệt là
kiến trúc tháp Chàm.
· Dân tộc Khơme: địa bàn cư trú của họ hiện nay chủ yếu ở ĐBSCL với nghề chính là làm lúa nước như người Kinh và
họ cũng có ngôn ngữ, chữ viết riêng với nền văn hóa dân tộc độc đáo.
 

+ Các dân tộc cư trú ở miền núi, trung du nước ta hiện nay đã cư trú thành những địa bàn khá riêng biệt và rất phù hợp với
tập quán, truyền thống canh tác của họ điển hình là:


· ở vùng Đông Bắc là địa bàn cư trú của các dân tộc Tày, Nùng, H’mông, Dao. Trong đó Tày, Nùng cư trú ở vùng thấp
với nghề trồng lúa nước trong các thung lũng là chính. Nhưng người H’mông và người Dao thì cư trú ở vùng cao với nghề làm
nương rẫy là chính. Các dân tộc này với trình độ sản xuất, văn hoá, dân trí còn rất lạc hậu nhưng họ có truyền thống văn hoá độc
đáo nổi tiếng như:điệu hát lượn của người Tày - Nùng, thổi khèn của người H’mông…
· ở vùng Tây Bắc là vùng cư trú của các dân tộc: Thái, Mường, Khơmú với nghề trồng lúa, trồng cây CN, chăn nuôi gia
súc trong các thung lũng và bồn địa lớn như thung lũng Mường Thanh, bồn địa Yên Châu…các dân tộc này cũng có những nền văn
hoá độc đáo nổi tiếng: ném còn, uống rượu cần và đặc biệt người Thái có nghề trồng bông, dệt thổ cẩm nổi tiếng cả nước.
· Các dân tộc ở vùng Trường Sơn Bắc (miền Tây các tỉnh từ THoá ® QNam - ĐNẵng) là địa bàn cư trú của các dân tộc
như: Bru, Vân Kiều, Tà Ôi, Càtu, Dakô...các dân tộc này với nghề nương rẫy, du canh du cư là chính và còn rất lạc hậu.
· ở Tây Nguyên là địa bàn cư trú của các dân tộc: Bana, Êđê, Giara, Kho. Các dân tộc này trước đây chủ yếu là du canh
du cư nhưng ngày nay họ đã rất tiến bộ: định canh định cư và đặc biệt họ có nền văn hoá độc đáo nổi tiếng như lễ bỏ mả, lễ đâm
trâu, kiến trúc kiểu nhà Rông.
Qua chứng minh trên ta thấy các dân tộc Việt Nam rất phong phú, đa dạng bởi phong tục tập quán và nền văn hoá khác.
Trong đó các dân tộc ít người nhìn chung vẫn lạc hậu nhưng họ sống bình đẳng trong đại cộng đồng các dân tộc Việt Nam và họ
luôn được Đ và N2 hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội nhằm giúp họ tiến kịp các dân tộc miền xuôi.
 

* Ảnh hưởng của dân số đông, nhiều dân tộc với phát triển kinh tế, xã hội.
- ảnh hưởng tích cực:
+ Dân số đông trước hết được coi như là thị trường tiêu thụ lớn những sản phẩm do họ làm ra sẽ kích thích sản xuất phải
phát triển mạnh để thoả mãn nhu cầu ngày cảng tăng.
+ Dân đông cũng là thị trường rất hấp dẫn với mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về thương mại, xuất khẩu lao động.
+ Dân đông sẽ tạo ra nguồn lao động dỗi dào đủ khả năng phát triển sản xuất và bảo vệ an ninh quốc phòng.
+ Dân đông nhưng nhiều dân tộc nên có nền văn hoá rất đa dạng, giàu bản sắc dân tộc chính đó là kho tài nguyên về văn
hoá, xã hội nhân văn kích thích phát triển du lịch nhân văn và là những đề tài hấp dẫn với nghiên cứu dân tộc học ở trong nước và
quốc tế.
- Tiêu cực:
+ Dân số đông thì yêu cầu phải có nền kinh tế mạnh, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động dư thừa thì mới kích thích xã
hội phát triển. Nếu như nền kinh tế kém phát triển như nước ta ngày nay thì dân số đông lại là gánh nặng và tạo ra sức ép lớn của
dân số với phát triển kinh tế, xã hội.
+ Nhiều dân tộc mà trình độ các dân tộc chênh lệch nhau, ngôn ngữ khác cho nên rất khó khăn trong việc tổ chức, quản lý,
điều hành nhân sự. Trong 54 dân tộc thì có khoảng 53 dân tộc là ít người với trình độ còn rất lạc hậu mà các dân tộc ít người chủ
yếu cư trú ở miền núi trung du gần biên giới nên dễ bị kẻ xấu tuyên truyền lợi dụng dẫn đến mất an ninh trật tự biên giới nước ta.

 

29 tháng 1 2019

Dân tộc Kinh có số người đông nhất ở nước ta

=> Chọn đáp án D

20 tháng 10 2019

Nhận xét không đúng về sự gia tăng dân số thành thị ở nước ta là Phản ánh quá trình di dân tự do từ nông thôn ra thành thị vì quá trình đô thị hóa ở nước ta chủ yếu do công nghiệp hóa, do mở rộng địa giới đô thị là chính

=> Chọn đáp án D

24 tháng 12 2017

Đáp án: C

Giải thích: SGK/67, địa lí 12 cơ bản.

21 tháng 9 2017

Đáp án cần chọn là: C

Đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu ở vùng núi, vùng sâu vùng xa nên cuộc sống vô cùng khó khăn. Mặc dù cuộc sống ngày càng được nâng cao, cải thiện nhưng mức sống vẫn rất thấp.