K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 8 2019

Đề 1. Cảm nghĩ về ngày đầu tiên bước vào trường trung học phổ thông (THPT).

Với đề bài này, học sinh cần nêu được các ý sau:

-Mở bài : Giới thiệu và nêu cảm nghĩ chung về niềm vui, niềm hạnh phúc khi được trờ thành một học sinh THPT.

-Thân bài:

+ Cảm nghĩ khi mới đặt chân đến trường.

*Khung cảnh trường (rộng rãi, khang trang, sạch sẽ, có nhiều bồn hoa, cây cố thụ,…)

*Những khuôn mặt mới (thầy cô, bạn bè, cảm giác xa lạ nhưng lại có một sợi dây gắn bó gần gũi, vô hình….)

+ Cảm nghĩ về buổi chào cờ đầu tiên.

*Lời thầy (cô) hiệu trưởng (dõng dạc, nghiêm trang, đầy giục giã,…)

*Lời phát biểu cảm nghĩ của một học sinh mới (gây ra niềm xúc động chung ra sao?)

+ Cảm nghĩ về buổi học đầu tiên: Mới đầu còn đôi chút lạ lẫm, ngượng ngùng nhưng cả lớp hoà nhập nhanh và hào hứng như lúc còn là học sinh lóp 9, buổi học qua nhanh nhưng có nhiều ấn tượng.

-Kết bài:

+ Cảm giác vui vẻ, bâng khuâng.

+ Trong lòng có nhiều cảm xúc lạ.

Bài viết tham khảo:

Với tuổi học trò, ai cũng có cái nao nao của buổi tựu trường. Nhưng lần này, tôi tự nhiên thấy lạ: lần đầu tiên tôi đến với mái trường THPT. Bao niềm vui, sự hãnh diện và cả sự rụt rè bỡ ngỡ cứ xen lẫn trong tôi vợi những ấn tượng sẽ đọng lại mãi trong lòng.

Ngày đầu tiên đến trường – đó là một ngày nắng ấm, khí trời dìu dịu êm ái, theo sự thông báo của nhà trường. Tôi đã chuẩn bị đủ tất cả mọi thứ nào là quần áo, giày dép, tập sách,… Nhưng lòng tôi vẫn cứ xôn xao khó tả. Bởi trước mắt tôi lúc này là một khung trời mới: bạn bè, thầy cô, trường lớp,… đều mới tinh. Trong những năm trước, sau ba tháng hè nghỉ học, chúng tôi lại trở về mái trường thân quen với những hàng cây, ghế đá,., in đậm bao kỉ niệm của những lần nô đùa cùng bè bạn. Còn năm nay, tôi đã bước chân vào ngưỡng cửa cấp ba – một chân trời hoàn toàn mới lạ. Ngôi trường tôi học năm nay rất khang trang và không gian thoáng đãng… Từ cổng trường là một hàng cây me già rợp bóng mát dẫn lôi vào các dãy phòng học ba tầng uy nghi, đẹp đẽ. Nào là hàng cây. phòng học, cột cờ tất cả đều hiện hữu trước mắt tôi, khiến lòng không thể nén lại được cảm xúc ngỡ ngàng, bao niềm vui sựớng và tôi đã thốt lèn: “Ôi! Ngôi trường đẹp quá!”

Chúng tôi,học sinh lớp 10 cũng như các anh chị lớp 11 được phân công về các lớp. Tôi thầm ước mình có thể học chung với một số người bạn cũ. Tiếc thay, lớp tôi học hoàn toàn là bạn mới. “Nhưng dần rồi mình cũng sẽ quen với những bạn ấy thôi” – Tôi tự an ủi mình như thế. Sau mấy phút bỡ ngỡ ban đầu, tôi thấy cô giáo chủ nhiệm bước vào. Dáng đi. hình ảnh của cô làm cho tôi gợi nhớ về cô giáo chủ nhiệm năm lớp 9. Vẫn một dáng người thon thả, đôi mắt hiền lành, mái tóc đen dài… Chính hình ảnh đó của cô đã làm cho tôi phần nào bớt đi sự lo lắng vì xung quanh tôi toàn là bạn lạ. Bởi đầu tiên cô nói với chúng tôi là những lời dạy bảo ân cần về ý thức và trách nhiệm đối với bản thân, trường, lớp, trong học tập và rèn luyện trong năm học đầu tiên của cấp ba. Tôi nghĩ đó là bài học đầu tiên mà tôi có thể có được ở ngôi trường mới này. Ấn tượng nhất trong tôi là ngày khai giảng. Trong trang phục áo dài trắng tinh, tôi ra dáng là một nữ sinh thực sự. Tôi vừa thèn thẹn vừa cảm thấy mình như trưởng thành hơn. Tiếng trống khai trường do thầy hiệu trường gióng lên vang xa và âm thanh đó như lưu vào trong tôi một cảm xúc xao xuyến, lạ lùng. Tôi biết là từ hôm nay tôi hòa nhập vào một môi trường mới. Tôi được học trong một ngôi trường có bề dày thành tích và truyền thông dạy học – Trường THPT Chu Văn An. bản thân tôi có biết bao nhiêu niềm vui và lòng tự hào và có xen lẫn một vài nỗi lo sợ. Nhưng điều quan trọng trong tôi lúc này, tôi hứa sẽ quyết tâm học tập và rèn luyện sao cho xứng đáng với truyền thống của nhà trường.

Với bao nhiêu điều suv nghĩ trong tôi. Có cả niềm vui xen lẫn niềm kiêu hãnh và cả sự thẹn thùng bỡ ngỡ và một chút lo lắng… Bấy nhiêu cảm xúc của những ngày đầu tiên đó dưới mái trường THPT chắc chắn sẽ đọng lại mãi trong lòng tôi như một dấu ấn không thể phai mờ.

28 tháng 8 2019

Cảm nghĩ về thiên nhiên và đời sống của con người trong thời khắc chuyển mùa (sang thu.,sang đông, sang xuân hoặc sang hè).

Nội dung bài làm văn này phụ thuộc vào việc người viết chọn thời khắc chuyển mùa là lúc nào. Mỗi khoảnh khắc giao mùa lại có những dấu hiệu riêng rất đặc trưng. Theo đó, nó cũng mang một eiá trị thẩm mĩ riêng. Điều quan trọng là làm bài cần nêu được những nét tinh tế ấy.

Có thể tham khảo một dàn ý khái quát chung cho loại đề này.

-Mở bài:

+ Mỗi mùa có một nét đẹp riêng và người ta thường hay xao xuyến nhất ấy là lúc giao mùa.

+ Thời khắc ấy thường diễn ra những biến đổi tinh tế không chỉ ở thế gới của thiên nhiên mà còn ở cả thế giới của con người.

+ Với tôi khoảnh khắc giao mùa từ mùa hè sang mùa thu (từ đông sang xuân, xuân sang hè,…) để lại nhiều ấn tượng và niềm say mê hơn cả.

-Thân bài:

+ Cảm nghĩ về thiên nhiên:

*Nêu các dấu hiệu giao mùa (ví dụ mùa hè sang mùa thu: khí trời mát mẻ, ban đêm trời se lạnh không đủ rét để mặc một chiếc áo mùa đông nhưng lạnh đủ để người ta cảm thấy rùng mình, hoa cúc trong các vườn đua nhau nở, sen trong các ao úa tàn,…)

*Cảm giác của bản thân trước các dấu hiệu chuyển mùa của thiên nhiên (vui, buồn, nhớ nhung về một kỉ niệm tuổi thơ nào đó,…)

+ Cảm nghĩ về đời sống con người:

*Nhịp điệu cuộc sống thay đổi ra sao? (ồn ã, sôi động hay tẻ nhạt)

*Con người: vui tươi, phấn khởi, hào hứng đợi chờ (sang xuân) hay thu minh lại, buồn hơn, suy tư hơn (thu sang đông),…

-Kết bài:

Tóm lại, khoảnh khắc giao mùa là nhũng đợt “trở mình” rất duyên của trời đất.

Cảm nhận nhũng biến chuyển lúc giao mùa ấy giúp ta mài sắc những giác quan, giúp tâm hồn ta sinh động và tinh tế hơn.

Bài viết tham khảo:

“Hạ tạ từ khi tháng chín vừa sang

Thu bẽn lẽn như một nàng thiếu nữ

Mùa lại hẹn trở về trên lối cũ…”

Một khúc giao mùa ngân vang, một chút xôn xao kỉ niệm, một khung trời mơ ước tuổi học trò. Thu sang với bao điều thú vị, thu đọng trong mắt ai là niềm vui, niềm háo hức, thu đọng trong mắt ai là nỗi muộn phiền, lo toan, trăn trở, thu đọng trong mắt ai là chút vấn vương kí ức, là nỗi nhớ một khoảnh khắc giao mùa…

Một sớm mai thức dậy, không còn thấy nắng tinh nghịch lọt qua khe cửa. trốn tìm trong những “hòn bi ve trong veo” đọng trên cành lá, không còn thấy bầu trời xanh biếc gọn mây. Khung trời của một ngày mới trắng xoá một màu của sương. Sương làm cho những ngôi nhà, những khóm tre xào xạc lá tựa như nơi nghỉ ngơi của ông tiên, ông bụt trong các câu chuyện cổ êm ái, mềm mại trong mắt. Sương làm cơ thể run lên vì lạnh. Cơn gió đầu mùa khẽ mơn man nhẹ qua làn da ấm áp, một cảm giác se lạnh thật khó tả. Hình như thu đang lướt qua, rất gần… Phải rồi, hạ đang mang đi nhũng chùm ổi trĩu quả thơm lừng, những chùm hoa phượng vĩ đỏ rực rộn rã tiếng ve… báo thức trái ngon hạ mang cất như để dành mùa sau. Gió lạnh đầu mùa chỉ hơi khiến lòng tôi se lại. Những nỗi nhớ từ trong tiềm thức ào ạt ùa về. Nhớ mùa hè với những chuyến đi đầy bổ ích. Nhớ những con đường Hà Nội thơm mùi cốm làng Vòng – cái thức quà riêng biệt của đất nước, mang trong nó hương vị mộc mạc, giản dị, thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Nhớ con đường từ Tiên Yên đến thị xã Móng Cái mà hướng dẫn viên du lịch gọi là “đặc sản” bởi cái ngoằn nghoèo, quanh co của đường một bên là núi. một bên là vực. Và nhớ rất nhiều kỉ niệm đẹp của tuổi học trò. Nhớ ngày tựu trường năm ngoái còn vui bạn vui bè, vô tư hồn nhiên thì giờ bạn mới thầy mới với bao bỡ ngỡ, vừa lạ vừa quen. Thời khắc chuyển mùa dường như đang đến, cái thay đổi thất thường của thời tiết giống như tính khí của mấy cô cậu học trò.

Hạ chưa hẳn đã qua, thu chưa hẳn đã sang, cải chùng chình nửa ở nửa đi ấy lại chính là cơ hội cho những cơn mưa ngâu. Mẹ tôi kế ngày xưa Ông Ngâu, Bà Ngâu là hai vợ chồng nhưng ông trời không cho họ ở với nhau mà phải cách xa hai phương trời. Hằng năm, chỉ có dịp này hai ông bà mới được gặp nhau. Ông trời bắc cầu vồng để họ được thấy nhau. Tình vợ chồng khiến Ông Ngâu, Bà Ngâu vừa mừng vừa tủi mà khóc. Vì thế mà tiết trời đang nắng lại đổ mưa, sau cơn mưa, cầu vồng lại hiện lên bừng sáng như nói lên niềm vui hân hoan của hai vợ chồng Ngâu. Tên mưa ngâu có từ đó. Đối với tôi, mưa ngâu rât đặc biệt, bởi câu chuyện kê về nó giống như một thần thoại, giống như một biểu tượng của những giọt nước mắt hạnh phúc, của khát vọng tình yêu đôi lứa.

Thu đến mà không ồn ào, náo nhiệt như hạ, không trần trề sức sống như xuân, không lạnh lùng, khắc nghiệt như đông. Thu dịu dàng và hiền hoà như một cô gái đang bước vào tuổi trưởng thành không còn quá nhiều ngây thơ, dại dột. Thời khắc giao mùa để lại trong con mắt trẻ thơ là niềm háo hức tới trườnng, được học tập vui chơi, để lại trong mắt tôi và bạn là niềm vui được gặp lại nhau sau một mùa hè nghỉ ngơi đầy thú vị, để lại trong mắt mỗi chúng ta những xúc cảm diệu kì và tinh tế về thiên nhiên. Nhưng thời khắc giao mùa lại để lại cho những người cha, người mẹ nỗi lo toan, trăn trở về ngày tựu trường của con trẻ. Đó là vết chân chim nơi khoé mắt cha nhọc nhằn từng ngày nuôi con ăn học, là mái tóc bạc trên đầu mẹ lo nghĩ từng ngày để con khôn lớn thành người, Đừng bao giờ nghĩ rằng, cha mẹ chỉ lao động vì cuộc sống mưu sinh, vì địa vị hay danh lợi, tiền bạc. Cha mẹ vẫn ngày đêm lo lắng cho con. Dù cha bạn là một nguời phụ hồ hay mẹ bạn là một người bán hàng rong, dù họ có là gì thì họ vẫn luôn là người che chở, nuôi nấng bạn, cho bạn một cuộc sống, cho bạn một năm học mới với đầy đủ sách bút. Vì thế, đừng bao giờ để cha mẹ buồn nhé bạn?…

Trong cái se lạnh ngoài trời, mặc cái áo mẹ mua tôi thấy tiết trời thu thật ấm áp, nhưng bạn có biết còn bao sinh linh nhỏ bé đang không có áo mặc, đôi vai đang run lên vì lạnh – chúng là những đứa trẻ mồ côi, bị bỏ rơi ngoài lề xã hội. Tôi phải cảm thấy hạnh phúc vì mình được đến trường, vì có biết bao đứa trẻ mơ ước điều đó mà không được. Giá như trong khoảnh khắc giao mùa, tôi có một điều ước thì tôi ước sao đứa-trẻ nào cũng được đi học để cảm nhận niềm vui tới trường, để tình bạn sẽ sưởi ấm cho những tâm hồn giá lạnh và non nớt ấy.

Thời khắc giao mùa thật đẹp, trong những giây phút tuyệt vời này, tôi thấy , mình dường như đang lớn lên. Tôi thấy thương cha những ngày phải làm ca đêm, cái se lạnh của gió ban ngày thì đêm về lạnh gấp bội, thời tiết giao mùa khiến sức khoẻ cha tôi giảm sút nhiều. Tôi thấy thương mẹ phải làm việc suốt ngày, mẹ hay mệt mỏi mà nhiều khi vô tâm tôi chẳng hỏi han lấy một lời. Tôi thương nhiều lắm sự vất vả của cha mẹ vì tôi. Tôi thấy mình cần phải cố gắng học tập để không phụ công cha mẹ. Hãy cùng nói: Xin cha mẹ hãy tin tưởng vào con!

Thiên nhiên và đời sống con người trong thời khắc chuyển mùa sang thu thật nhẹ nhàng, nó giống như một con gió lưót qua tâm hồn mang theo lá vàng rơi đầy hiên và rơi đầy trên những con đường tới lớp. Mang theo bầu trời thu trong veo như cao hơn, nước thu trong vắt như sâu hơn, mang theo ngày khai trường lấp lánh niềm vui. Trong cuộc sống hối hả từng ngày, một chút cảm nhận về khoảnh khắc giao mùa cũng khiến tôi và bạn thấy cuộc sống thật tuyệt vời.

“Cuối con đường ta gõ cửa mùa thu

Xin mượn khúc dịu dàng ru kí ức

Để ngày mai sống với gì là thực

Để thấy yêu hơn mỗi khúc giao mùa… “

22 tháng 10 2019

a. Mở bài:

- Lí do của chuyến đi chơi xa và nơi sẽ đến.

- Chuẩn bị cho chuyến đi và lên đường.

b. Thân bài

1. Cảnh dọc đường đi.

– Phong cảnh, những nét đặc biệt.

– Tâm trạng của em và thái độ mọi người trên xe.

2. Đến nơi.

– Hoạt động thứ nhất.

– Kể những hoạt động nổi bật, thú vị tiếp theo (chú ý: chọn kể nhiều dạng hoạt động khác nhau cho phong phú; nên sắp xếp thứ tự kể theo thời gian. Mỗi hoạt động kể trong một đoạn văn có kết hợp kể với miêu tả cảnh vật, hoạt động,…).

3. Kết thúc chuyến đi

– Chuẩn bị trở về.

– Cảnh vật, tâm trạng, hoạt động trên đường về.

Kết bài:

- Suy nghĩ về chuyến đi.

- Mong ước.

CC
Cô Châu Hạnh
Giáo viên VIP
27 tháng 12 2022

1. Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm (giới thiệu sơ lược vì câu nói được rút ra từ văn bản ấy).

- Giới thiệu vấn đề nghị luận, trích dẫn nguyên văn ý kiến.

2. Thân bài:

- Giải thích câu nói "Quen rồi" theo ngữ cảnh của câu văn, trong văn bản.

- Chứng minh, bình luận:

+ Câu nói ấy là cách diễn đạt khác về sự chịu đựng.

+ Câu nói đó có phải là cách nói thỏa hiệp, buông xuôi.

- Dẫn chứng: từ văn bản và hiện thực đời sống.

3. Kết bài

Nêu ý nghĩa, các nghĩ của em về ý nghĩa của câu nói, sức chịu đựng của con người.

28 tháng 12 2022

Mình lấy những dẫn chứng nào thì ổn và tiêu biểu ạ ?

28 tháng 10 2018

MB: Mỗi chúng ta khi được sinh ra trong thế giới này đã là một niềm hạnh phúc. Tuy nhiên chúng ta không tồn tại như những cá thể độc lập mà hạnh phúc đích thực chỉ nảy sinh khi chúng ta được tắm trong suối nguồn của tình yêu thương.Vì vậy lòng yêu thương con người là một trong những tố chất làm nên ý nghĩa cuộc sống cuả mỗi chúng ta.
TB: giải thích yêu thương là gì? nêu ra các luận điểm, luận cứ để chứng minh cho luận điểm, so sánh người có lòng yêu thương và người ko có lòng yêu thương,.....(triển khai ý ra)

KB: Với những ý nghĩa trên, lòng yêu thương cần phải được nhân rộng và trân quý, ca ngợi trong cuộc sống hôm nay. Mỗi chúng ta cần phải sống có lòng yêu thương với tất cả mọi người, sẵn sàng chia sẻ, cảm thông, giúp đỡ người khác. Song song đó, chúng ta cũng cần phải lên án lối sống thiếu tình yêu thương, ích kỉ, vô cảm trước nỗi đau của đồng loại, và thẳng thắn phê phán những kẻ lợi dụng tình thương để thể hiện những ý đồ đen tối, để tự đánh bóng tên tuổi mình

3 tháng 2 2019

A. Mở bài:

  • Nói qua về tình thương có tầm quan trọng như thế nào trong cuộc sống của chúng ta
  • Tình thương là một tình cảm cần có trong mỗi chúng ta

B. Thân bài

  1. Giải thích:

– Tình thương: là tình cảm nồng nhiệt làm cho gắn bó mật thiết và có trách nhiệm với người, với vật – Hạnh phúc: là trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện.

– Tình thương là hạnh phúc của con người: Tình thương khiến cho người ta luôn hướng về nhau để chia sẻ, thông cảm, đùm bọc lẫn nhau. Và như vậy con người có thể thỏa mãn ý nguyện, được hưởng niềm vui sướng, hạnh phúc mà tình thương mang lại.

  1. Phân tích – chứng minh:

* Các biểu hiện, ý nghĩa của tình thương:

Ý 1: Trong phạm vi gia đình:

– Cha mẹ yêu thương con cái, chấp nhận bao vất vả, cực nhọc, hi sinh bản thân để nuôi dạy con cái nên người. Con cái ngoan ngoãn, trưởng thành, cha mẹ coi đó là hạnh phúc nhất của đời mình.

– Trong cuộc đời có nhiều nỗi khổ, nhưng con cái không nên danh nên phận hoặc hư hỏng là nỗi đau lớn nhất của cha mẹ.

– Con cái biết nghe lời dạy bảo của cha mẹ, biết đem lại niềm vui cho cha mẹ, đó là hiếu thảo, là tình thương và hạnh phúc.

– Tình thương yêu, sự hòa thuận giữa anh em, giữa cha mẹ và con cái tạo nên sự bền vững của hạnh phúc gia đình.

* Dẫn chứng

Ý 2: Trong phạm vi xã hội:

– Tình thương chân thành là cơ sở của tình yêu đôi lứa.

“Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo/Ngũ lục sông cũng lội, thất bát cửu thập đèo cũng qua”.

– Tình thương là truyền thống đạo lí: Thương người như thể thương thân; tạo nên sự gắn bó chặt chẽ trong quan hệ cộng đồng giai cấp, dân tộc.

* Dẫn chứng: Chương trình Vòng tay nhân ái, Trái tim cho em,…

– Tình thương mở rộng, nâng cao thành tình yêu nhân loại.

* Dẫn chứng: Thế giới và Việt Nam hướng về những nạn nhân của sóng thần và động đất ở Nhật Bản…

– Những tấm gương sáng trong lịch sử coi Tình thương là hạnh phúc của con người:

+ Vua Trần Nhân Tông trong một chuyến đi thăm quân sĩ đã cởi áo bào khoác cho một người lính giữa đêm đông lạnh giá.

+ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cùng chia sẻ ngọt bùi, cùng vào sinh ra tử với tướng sĩ dưới quyền trong ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông, giành thắng lợi vẻ vang cho dân tộc.

+ Người thanh niên Nguyễn Tất Thành xuất phát từ lòng yêu nước thương dân trong tình cảnh nô lệ nên đã rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Bác luôn lấy tình yêu thương con người làm mục đích và hạnh phúc cao nhất của cuộc đời mình: “ Tôi có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta tự do, độc lập, dân ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.

  1. Đánh giá – mở rộng

– Khẳng định: Đó là một quan niệm nhân sinh cao quí

– Phê phán lối sống thờ ơ, vô cảm, thiếu tình thương, không biết quan tâm, chia sẻ, đồng cảm và giúp đỡ người khác…

  1. Bài học:

*Nhận thức:

– Tình thương là lẽ sống cao cả của con người. Tình thương vượt lên trên mọi sự khác biệt giữa các dân tộc trên thế giới.

* Hành động: – Để tình thương thực sự trở thành hạnh phúc của con người, mỗi chúng ta phải vươn lên chống đói nghèo, áp bức bất công, chiến tranh phi nghĩa… để góp phần xây dựng một thế giới hòa bình thịnh vượng…

C. Kết bài

-Tình thương là một tính cảm thiêng liên mà bất cứ ai cũng cần có

-Mỗi chúng ta cần phải học hỏi cũng như có những hành động giúp đỡ những người xung quanh có hoàn cảnh khó khăn để cuộc sống trở lên tốt đẹp hơn.

9 tháng 8 2020

Đại dịch COVID-19 nổ ra đã làm đảo lộn mọi mặt trong cuộc sống của toàn nhân loại. Hiếm khi trong đời người chúng ta được chứng kiến vấn đề sức khỏe của người dân từ mọi quốc gia trên thế giới lại được quan tâm cùng thời điểm như vậy. Và không chỉ dừng lại ở mối quan tâm, nó còn là sự lo lắng thậm chí hoảng sợ đến tuyệt vọng ở nhiều nơi khi bệnh dịch đã tấn công. Ngoài Vũ Hán – Trung Quốc là nơi bắt đầu nguồn dịch, các nước phát triển ở châu Âu và Mỹ lại là những nơi mà đại dịch lây lan và có hậu quả nghiêm trọng cho dù họ có hệ thống y tế được xem là hiện đại của thế giới.

Trong bối cảnh đó, người dân Việt Nam và cả quốc tế đã và đang ngạc nhiên về tình hình dịch bệnh tại Việt Nam do những nhận định, và quyết sách phù hợp. Việt Nam đã đạt được những thành quả rất đáng ghi nhận để giúp người dân vẫn giữ được cuộc sống ít đảo lộn nhất có thể dù rằng như nhiều người ví von có lẽ trong cuộc đời đây là một cái Tết dài nhất mà họ có.

Chúng ta vẫn phải duy trì một cuộc sống ổn định cả về thể chất lẫn tinh thần, đặc biệt những người lớn tuổi và/hoặc có các bệnh lý nền mạn tính như tim mạch tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, … vì những đối tượng này có kết cục xấu hơn khi mắc COVID-19.

Thật ra, trước khi có đại dịch COVID-19, bệnh tim vẫn là nguyên nhân gây tử vong cao nhất, chiếm hơn 40% số ca tử vong. Và những người ở các nước nghèo có tỉ lệ chết vì bệnh tim cao hơn 2,5 lần so với những người ở các nước giàu hơn trong một nghiên cứu trên 21 quốc gia. Chỉ tính riêng năm 2017, bệnh tim là nguyên nhân tử vong của khoảng 17,7 triệu người. Và Việt Nam chúng ta không là ngoại lệ, cứ 10 người tử vong ở nước ta thì có đến 7 người mắc bệnh thuộc nhóm này. Như vậy, nếu như trước đây những bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường chỉ cần tuân thủ chế độ theo dõi điều trị để ngăn ngừa các biến chứng của bệnh thì bây giờ càng phải tuân thủ chặt chẽ hơn nữa nhằm có được sức khỏe tốt nhất để có thể đương đầu với dịch bệnh một cách an toàn nhất, ít rủi ro nhất.

Tại các nước phương Tây phát triển, rất nhiều ca nhiễm và tử vong là những người lớn tuổi, những người sống một mình hay trong các viện dưỡng lão, nhìn lại Việt Nam chúng ta có thể thấy rõ nét văn hóa truyền thống của Việt Nam trong hoàn cảnh này lại rất có ích khi những thế hệ con cháu thường sống cùng hoặc rất gần gũi để có thể chăm sóc cha mẹ ông bà mình được tốt hơn.

Mặc dù có những điều kiện thuận lợi kể trên, chắc chắn một vấn đề rất quan trọng không thể phủ nhận là người bệnh và/hoặc người thân dù muốn được bác sĩ theo dõi bệnh định kỳ và thường xuyên nhưng cảm thấy lo lắng không an tâm khi đến các cơ sở y tế để khám chữa bệnh với suy nghĩ về nguy cơ bị lây nhiễm virus corona.

Thực tế hơn 2 tháng vừa qua kể từ sau Tết, bản thân tôi cũng đã được nhận rất nhiều những thắc mắc cũng như chia sẻ của bệnh nhân và thân nhân, trực tiếp cũng như qua điện thoại, về những lo ngại rất thực tế này.

  • Nếu tôi lên Sài Gòn khám bệnh có yên tâm không bác sĩ?
  • Đến bệnh viện/phòng khám lúc này có thể bị nhiễm virus corona không bác sĩ?
  • Tôi sợ nhiễm con virus nên tôi không lên khám được, tôi mua thuốc tạm ở quê uống được không bác sĩ?
  • Nhiều người cản nói tôi đừng lên thành phố khám mà tôi nhất định phải lên gặp bác sĩ để lấy thuốc về uống, chứ bệnh tim huyết áp và tiểu đường mà không theo dõi uống thuốc đều đặn còn mau chết hơn nhiễm con virus kia.
  • Có bác thì ở quê xa và không đi xe khách lên Sài Gòn khám được vì quy định của thành phố, lại không có tiền thuê xe riêng đi như một số bệnh nhân khác nên con bác phải chở xe máy lên, mà bác lại ngồi xe lăn chứ không đi lại tốt như người khác, bác bảo phải ráng lên khám để lấy thuốc uống bác sĩ ạ, nhà tôi ở quê xa xôi đâu có mua được thuốc uống …
  • Từ nhà đến bệnh viện khám tôi luôn mang khẩu trang và cái mũ che mặt này, con tôi mua cho mẹ để đi khám cho yên tâm.
  • Tôi theo dõi tin tức thường xuyên nên ngoài đeo khẩu trang tôi còn đeo găng tay cho yên tâm …

Rất nhiều chia sẻ cùng những khó khăn như vậy của bệnh nhân gặp phải trong hoàn cảnh thực tế hiện nay, thậm chí nhiều bệnh nhân không đi khám vì sợ và cũng không mua được thuốc nên ngưng điều trị …

Chưa bao giờ điện thoại tôi rung lên nhiều như vậy, các cuộc tư vấn dài như vậy… Vui là các cuộc tư vấn đó giúp được cho người bệnh. Qua tư vấn tôi còn cảm nhận bệnh nhân chưa có biết hết các chính sách nhà nước hỗ trợ và chăm sóc cho người bệnh nhân mạn tính.

Chẳng hạn những bệnh nhân có Bảo hiểm y tế sẽ được nhận 2 tháng thuốc thay vì 1 tháng như khi chưa có dịch bệnh, người già trên 80 tuổi thì con cháu có thể đến nhận thuốc thay, … Và nhiều bệnh viên, cơ sở y tế công lập và tư nhân, ngoài việc tổ chức công tác sàng lọc bệnh nhân rất kỹ lưỡng đề phòng chống lây nhiễm bệnh, còn đưa ra nhiều phương thức hỗ trợ như người nhà đến khai bệnh cho bác sĩ thay bệnh nhân lớn tuổi đi lại khó khăn, hay bác sĩ sẽ nói chuyện trực tiếp với bệnh nhân qua điện thoại hoặc các cuộc gọi video nhờ các ứng dụng trực tuyến phổ biến qua đó sẽ tư vấn và điều chỉnh thuốc cho bệnh nhân.

Chúng ta đang phải trải qua một giai đoạn khó khăn và thử thách rất lớn, thế nên để những bệnh nhân bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, … có thể tuân thủ điều trị và kiểm soát tốt bệnh của mình trong mùa dịch không dễ dàng gì, nhưng nếu bệnh nhân/thân nhân nhận thức được tầm quan trọng của việc theo dõi và tuân thủ điều trị cùng với sự hỗ trợ tốt nhất phù hợp nhất từ các cơ sở y tế và các bác sĩ, chúng ta sẽ cùng nhau sống vui, sống khỏe để vượt qua đại dịch này an toàn nhất có thể.

7 tháng 8 2020
*Nghị luận về thực trạng tin giả trong thời điểm dịch Covid-19

Trong bối cảnh dịch bệnh Corona vẫn tiếp tục lan rộng, các tin giả mọc lên như nấm gây nhiều hoang mang trên các mạng xã hội. Liên tiếp nhiều ngày qua, lực lượng công an các tỉnh, thành như Hà Nội, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Đắk Nông, Bà Rịa Vũng Tàu... đã xử phạt nhiều trường hợp tung tin thất thiệt về virus Corona. Cùng với đó rất nhiều thông tin về số người nhiễm, số người chết vì dịch virus Corona tạo nên luồng thông tin hỗn loạn trên mạng xã hội và tác động ngược tới đời sống thật. Thực tế cho thấy, mục đích của những người tung tin thất thiệt thường là để thỏa mãn tính háo danh. Những thông tin giả mạo được đăng tải khiến người đọc hoang mang nguy cơ gây bất ổn xã hội. Rõ ràng, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng để bảo vệ sức khỏe người dân, rất cần có sự chung sức, đồng lòng của toàn xã hội, thực hiện tốt các chỉ đạo, khuyến cáo trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Dịch bệnh sẽ không đáng lo ngại quá mức nếu cộng đồng thật sự hiểu và chủ động biết cách phòng, chống không hoang mang, lo lắng thái quá. Ngoài ra, bản thân mỗi người cần hết sức bình tĩnh, sáng suốt trong tiếp nhận và xử lý thông tin, theo dõi sát thông tin chính thống về tình hình dịch bệnh, không nghe theo, không lan truyền thông tin không xác thực, kịp thời thông báo đến cơ quan chức năng các trường hợp đăng thông tin bịa đặt, sai sự thật.

*Nghị luận về thực trạng kỳ thị người vùng dịch
Có những thứ giết chết con người nhanh hơn cả dịch bệnh đó là sự kỳ thị. Trong thời điểm dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp hiện nay, với sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, khuyến cáo từ Bộ Y Tế đã đưa ra các giải pháp nhằm làm giảm nguy cơ lây nhiễm Covid nhưng vẫn còn một bộ phận người dân có thái độ kỳ thị những người trở về từ vùng dịch hoặc người nhiễm bệnh. Tại sao có sự xa lánh, kỳ thị này? Bản chất của kỳ thị thường gắn liền với những căn bệnh nguy hiểm, khó chữa do vậy người sợ tránh xa, hoặc do sự thiếu hiểu biết hoặc không đầy đủ về Covid-19. Để rồi họ sẵn sàng buông những lời lẽ thô tục, những hành động thiếu đạo đức làm tổn hại đến những người vô tội. Và rồi, người chịu nhiều thiệt thòi nhất lại là những người cần tình yêu thương nhất. Thay vì kỳ thị chúng ta nên cần hiểu rõ vấn đề, luôn tin tưởng vào các cơ quan chức năng, đội ngũ bác sĩ của chúng ta. Đặc biệt, dành tình cảm, tình yêu thương và sự quan tâm đến những người nhiễm và tiếp xúc với người bệnh để họ có thể an tâm điều trị. Chỉ có vậy, nước ta mới có thể đẩy lùi và chữa trị dứt điểm những trường hợp còn lại. Là những người trẻ - chúng ta cần nhận thức đúng đắn về vấn đề đồng thời tuyên truyền cho mọi người biết và hiểu về nó, đẩy lùi những hành động xấu, dịch bệnh xấu khỏi Việt Nam và Thế giới.

14 tháng 9 2017

I. Mở bài:

- Thấy các em nhỏ chuẩn bị sách vở, quần áo đón năm học mới, tôi lại nôn nao nhớ đến ngày đầu tiên đi học của mình.

(Hoặc:

- Tình cờ trông thấy bức ảnh trong ngày đầu mình đi học.

- Một món quà lưu niệm gợi nhớ ngày đầu tiên đi học,…)

- Nhớ nhất là những cảm giác bỡ ngỡ, hồi hộp, sợ sệt của mình.

II. Thân bài:

1/ Trước ngày khai giảng:

- Trước ngày đi học, tôi được mẹ mua quần áo mới, tập sách mới. Lòng nôn nao không ngủ được.

- Trằn trọc, rồi lại ngồi dậy mân mê chiếc cặp mới và những quyển tập còn thơm mùi giấy.

Sáng, tôi dậy thật sớm, thay bộ đồng phục mới tinh mẹ mua từ mấy hôm trước. Trong lòng bồi hồi khó tả.

2/ Trên đường đến trường:

- Chỉnh tề trong bộ đồng phục áo trắng quần xanh, đội nón lúp xúp đi bên cạnh mẹ.

- Bầu trời buổi sớm mai trong xanh, cao vòi vọi, vài tia nắng xuyên qua cành cây, tán lá. Vài chú chim chuyền cành hót líu lo.

- Xe cộ đông đúc, bóp còi inh ỏi.

- Hàng quán hai bên đường đã dọn ra, buôn bán nhộn nhịp.

- Có nhiều anh chị học sinh với khăn quàng đỏ trên vai, tươi cười đi đến trường.

- Hôm ấy là ngày tổng khai giảng năm học mới nên phụ huynh đưa con đến trường thật đông.

- Tôi trông thấy vài anh chị trong xóm, các bạn học mẫu giáo chung cũng được ba mẹ đưa đến trường.

- Cảnh vật quen thuộc mọi ngày sao hôm nay thấy khác lạ.

- Lòng tôi hồi hộp pha lẫn cảm giác e ngại rụt rè khi gần đến cổng trường tiểu học.

3/ Vào sân trường:

- Ngôi trường bề thế, khang trang hơn trường mẫu giáo nhiều.

- Trước cổng trường được treo một tấm băng rôn màu đỏ có dòng chữ mà tôi lẩm nhẩm đánh vần được: “Chào mừng năm học mới”.

- Sân trường thật nhộn nhịp với cờ hoa, học sinh, phụ huynh, giáo viên,…trông ai cũng tươi vui rạng rỡ, áo quần tươm tất.

- Các anh chị lớp lớn vui mừng tíu tít trò chuyện với nhau sau ba tháng hè mới gặp lại.

- Tôi quan sát thấy nhiều bạn có lẽ cũng là học sinh mới vào lớp một như tôi bởi cái vẻ rụt rè, nhiều bạn còn bíu chặt lấy tay mẹ và khóc nức nở làm mắt tôi cũng rơm rớm theo.

- Một hồi trống vang lên, theo hướng dẫn của một thầy giáo các anh chị nhanh chóng xếp hàng vào lớp. Chỉ có lũ học trò lớp một bọn tôi là bối rối không biết phải làm gì.

- Chúng tôi được các cô giáo chủ nhiệm đọc tên điểm danh, có nhiều bạn được gọi tên nhưng lại sợ sệt im lặng không đáp lời cô đến nỗi phụ huynh phải lên tiếng đáp thay. Khi nghe gọi đến tên tôi, tôi giật mình. Tim đập nhanh. Trán rịn mồ hôi. Dù đã đi học mẫu giáo rồi nhưng trong lòng tôi vẫn cảm thấy hồi hộp, lo sợ thế nào ấy. Khi buông tay mẹ để bước vào hàng tôi có cảm giác bơ vơ lạc lõng. Vậy là tôi đã bước vào một thế giới khác: rộng lớn và đầy màu sắc hơn. Nhiều bạn òa lên khóc nức nở bám lấy mẹ không chịu xếp hàng, cô giáo phải dỗ dành. Các bạn khác cũng khóc theo.

- Thầy hiệu trưởng bước lên bục đọc lời khai giảng năm học mới.

- Sau đó giáo viên chủ nhiệm dẫn chúng tôi vào lớp. Tôi ngoái lại tìm mẹ, chân ngập ngừng không muốn bước. Mẹ phải dỗ dành an ủi.

4/ Vào lớp học:

- Ngồi vào chỗ, đón nhận giờ học đầu tiên. (Ấn tượng sâu đậm về tâm trạng vừa bỡ ngỡ vừa sợ sệt, hồi hộp, gần gũi và tự tin,..).

- Mùi vôi mới, bàn ghế sạch sẽ …

- Quan sát khung cảnh lớp học: các bạn ai cũng ngồi ngay ngắn, háo hức đón giờ học đầu tiên.

III. Kết bài:

Nhớ mãi kỉ niệm trong sáng êm đềm của tuổi thơ.

14 tháng 9 2017

giúp em với các bác 🙇

22 tháng 3 2023

Xử lí chất thải là một vấn đề rất quan trọng và cần thiết cho sự phát triển bền vững của một đất nước. Trên thế giới hiện nay, nhiều nước đã phát triển các hệ thống xử lí chất thải hiệu quả, giúp giảm thiểu tác động đến môi trường và sức khỏe con người.

Một số nước tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và Châu Âu đã có nhiều tiến bộ trong quá trình xử lí chất thải. Chính phủ của Nhật Bản đã đầu tư vào các công nghệ thân thiện với môi trường, bao gồm cả phương pháp xử lí bằng nhiệt độ cao và xử lí khí thải. Hàn Quốc cũng có kế hoạch đẩy mạnh phương pháp xử lí chất thải bằng cách tái chế, phân loại và xử lí bằng phương pháp nhiệt độ cao. Mỹ và Châu Âu cũng có các hệ thống xử lí chất thải hiện đại và có nhiều tiếp cận với thủy tinh, nhôm, sắt và nhựa để tái chế.

Ở Việt Nam, quản lý và xử lí chất thải vẫn đang là một vấn đề còn khá mới mẻ. Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam đã đưa ra các chính sách và quy định về quản lý chất thải, trong đó bao gồm việc khuyến khích tái chế và phát triển các hệ thống xử lí chất thải. Hiện nay, các trung tâm xử lí rác không đủ số lượng, chưa đảm bảo được việc xử lí chất thải tại nhiều địa phương, đặc biệt ở các đô thị lớn nơi số lượng rác thải tăng cao.

Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học công nghệ, các công nghệ xử lí chất thải hiện đại như phương pháp xử lí bằng khí thải và xử lí bằng nhiệt độ cao đã được áp dụng tại nhiều thành phố lớn ở Việt Nam. Ngoài ra, các hoạt động như tái chế và phân loại rác thải cũng đang dần trở nên phổ biến.

Trong tương lai, chúng ta hy vọng rằng các hệ thống xử lí chất thải của Việt Nam sẽ được nâng cao và hiệu quả hơn, giúp đảm bảo sự phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

 

6 tháng 12 2019

lo mà làm đi mai nộp rồi ở đấy mà xin xỏ :v #quyendeptrai

7 tháng 12 2019

– Khi mất mát, thất bại, khổ đau cùng cực mà không có phương hướng, lối thoát, con người thường rơi vào trạng thái tuyệt vọng. Người ta đau đớn, tự hành hạ mình, thậm chí tự kết thúc cuộc đời mình để trốn chạy hoàn cảnh. Trong khi đó, cuộc sống vẫn diễn ra. Chim vẫn hót, sông vẫn chảy, những vì sao vẫn lấp lánh trên bầu trời. Vậy tại sao ta phải tuyệt vọng, tự huỷ hoại bản thân mình trong khi cuộc sống vẫn tiếp diễn? Ai làm ta tuyệt vọng? Hoàn cảnh ư? Nhung hoàn cảnh là do con người tạo ra, con người có thể làm chủ được hoàn cảnh. Câu nói: “Không có hoàn cảnh nào tuyệt vọng, chỉ có con người tuyệt vọng vĩ hoàn cảnh”, vì vậy, là một triết lí đúng đắn.

– Hoàn cảnh tuyệt vọng (hay nghịch cảnh) là những tình huống thách thức phức tạp, nghịch lí, éo le trong cuộc đời, xô đẩy con người đến bước đường cùng. Hoàn cảnh đó khiến con người buộc phải đưa ra những lựa chọn hết sức khó khăn. Đã có những người chiến thắng, nhưng cũng đã có những người đầu hàng hoàn cảnh.

– Người tuyệt vọng thường là những người từng trải qua những mất mát, thất bại, đổ vỡ, hụt hẫng dẫn đến những cơn khủng hoảng tinh thần trầm trọng. Họ không còn tin tưởng, hi vọng vào bất cứ điều gì trong cuộc đời. Họ không có đủ,can đảm và nghị lực để đứng cao hơn hoàn cảnh. Họ cảm thấy chán chường, bi quan, chới với, lạc lõng giữa dòng đời vô tận. Cuộc sống trước mắt họ không còn giá trị, ý nghĩa gì nữa. Họ muốn nhắm mắt, buông xuôi, mặc cho số phận đưa đẩy. Họ có thể bị trầm cảm, bị suy sụp tinh thần ghê gớm, thậm chí tự kết liễu đời mình một cách oan uổng. Sự tuyệt vọng của họ không chỉ làm hại chính họ mà còn gây đau khổ, phiền muộn cho những người thân.

– Hoàn cảnh, suy đến cùng, là do con người tạo ra, vậy thì không có lí do gì khiến con người chịu thua hoàn cảnh. Con người có tư duy và trí tuệ, những công cụ vạn năng giúp chúng ta có thể vượt qua mọi thách thức, chông gai trong cuộc sống. Hơn nữa, con người không đơn độc, con người là tổng hoà của các mối quan hệ xã hội. Ở đâu đó vẫn có những người thân, những người tốt, những người quan tâm đến mình, vấn đề quan trọng là, con người có dám chấp nhận nghịch cảnh, đương đầu với nó và đấu tranh để vượt qua nó hay không.

– Cuộc đời không hẳn chỉ có những điều tốt, cơ hội tốt nhưng cũng không hẳn chỉ có điều xấu, tình huống xấu. Và nói như Bill Gates, “Thế giới vốn không công bằng”, “việc cần làm là hãy thích nghi với nó”. Tuỳ theo quan niệm và nhận thức của mỗi người mà cuộc đời trong mắt họ là thiên đường hay địa ngục. Đấu tranh với nghịch cảnh và chiến thắng chúng là một trong những niềm hạnh phúc lớn nhất của con người.

– Để thoát khỏi cảm giác tuyệt vọng, đừng nên chịu đựng một mình. Hãy chia sẻ với những người thân thiết, hãy chơi thể thao, đi dạo phố, ngắm cảnh đẹp… để lắng nghe hơi thở của cuộc sống. Hãy làm những điều bạn yêu thích mà trước đây mình chưa thể theo đuổi hoặc hãy hoàn thành nốt công việc mà trước đây bạn đã từng dành nhiềụ tâm huyết.

– Con người luôn phải đứng cao hơn hoàn cảnh. Bởi dù hoàn cảnh có trớ trêu đến đâu nhưng cuộc sống luôn tiếp diễn và ở đâu đó vẫn có những người tốt sân sàng giúp đỡ ta, Còn sự sống là còn hi vọng. Đã làm người và sống trên cuộc đời này, bạn chắc chắn ít nhiều sẽ phải nếm trải đau khổ, đắng cay. Nhưng, nói như Platon, chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất. Thay vì bi quan, chán nản, tuyệt vọng, chúng ta hãy dũng cảm chấp nhận hoàn cảnh, đấu tranh khắc phục nó. Đó là lựa chọn của những con người có nghị lực và ý chí.