K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 12 2019

Bài nớ là bài 19 nhé

6 tháng 12 2019

- Về pháp luật: Quá trình thiết lập chế độ phát xít ở Nhật Bản đã diễn ra trong suốt thập niên 30 của thế kỉ XX. Quá trình này có những nét khác so với Đức, đó là ở Nhật Bản vẫn còn tồn tại chế độ quân chủ Thiên hoàng. Quá trình phát xít hóa kéo dài suốt thập niên 30 của thế kỉ XX do sự bất đồng về biện pháp tiến hành giữa hai phái sĩ quan “già” và sĩ quan “trẻ”. Quá trình phát xít hóa ở Nhật cũng gắn liền với việc xâm lược, bành trướng thế lực ra bên ngoài.

- Về kinh tế Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Nhật Bản là nước thứ hai (sau Mĩ) thu được nhiêu lợi nhuận và không thiệt hại gì nhiều. Nhật Bản trở thành một cường quốc duy nhất ở châu Á được các nước lớn, trong đó có Mĩ thừa nhận. Tuy vậy, nền kinh tế của Nhật Bản tăng trưởng không đều, không ổn định, mất cân đối giữa nông nghiệp và công nghiệp, lại chịu tác động của trận động đất (tháng 9-1923) làm cho thủ đô Tô-ki-ô gần như sụp đổ hoàn toàn.

* Biện pháp:

Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế và giải quyết khó khăn về nguyên liệu và thị trường, Chính phủ Nhật Bản cho tăng cường chính sách quân sự hóa và gây chiến tranh xâm lược:

- Khởi đầu chiếm Trung Quốc, sau đó là Châu Á và toàn thế giới.

- Hình thành lò lửa chiến tranh ở châu Á - Thái Bình Dương.

- Thập niên 1930, thiết lập chế độ phát xít, sử dụng bộ máy quân sự và cảnh sát của chế độ quân chủ.

*Nhận xét: 

- Bị phản đối dữ dội

- Các phong trào diễn ra sôi nổi.

- Hạt nhân là Đảng Cộng sản, diễn ra nhiều hình thức chống lại phát xít hóa, lôi cuốn nhân dân, binh lính, sĩ quan.

- Năm 1939 có tới 40 cuộc đấu tranh phản chiến.

- Kết quả: cuộc đấu tranh thất bại, góp phần làm chậm lại quá trình phát xít ở Nhật.

 

25 tháng 12 2022

Tham khảo:

* Biện pháp:

Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế và giải quyết khó khăn về nguyên liệu và thị trường, Chính phủ Nhật Bản cho tăng cường chính sách quân sự hóa và gây chiến tranh xâm lược:

- Khởi đầu chiếm Trung Quốc, sau đó là Châu Á và toàn thế giới.

- Hình thành lò lửa chiến tranh ở châu Á - Thái Bình Dương.

- Thập niên 1930, thiết lập chế độ phát xít, sử dụng bộ máy quân sự và cảnh sát của chế độ quân chủ.

*Nhận xét: 

- Bị phản đối dữ dội

- Các phong trào diễn ra sôi nổi.

- Hạt nhân là Đảng Cộng sản, diễn ra nhiều hình thức chống lại phát xít hóa, lôi cuốn nhân dân, binh lính, sĩ quan.

- Năm 1939 có tới 40 cuộc đấu tranh phản chiến.

- Kết quả: cuộc đấu tranh thất bại, góp phần làm chậm lại quá trình phát xít ở Nhật.

25 tháng 12 2022

 cảm ơn bạn nhe 

 

8 tháng 1 2021

NhậtTình hình kinh tế:- Điều kiện:+ Không bị chiến tranh tàn phá.+ Thu lợi nhuận sản xuất vũ khí.+ Lợi dụng châu Âu có chiến tranh để sản xuất hàng hóa, xuất khẩu.- Biểu hiện: Năm 1914 - 1919+ Sản lượng CN tăng 5 lần.+ Tổng giá trị XNK tăng 4 lần.+ Dự trữ vàng và ngoại tệ tăng 6 lần.

MĩTình hình kinh tế- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Mĩ có nhiều lợi thế:+ Mĩ trở thành chủ nợ của Châu Âu (Anh, Pháp nợ 10 tỉ USD).+ Thu lợi nhuận lớn nhờ buôn bán vũ khí và hàng hoá+ Mĩ chú trọng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.=> Những cơ hội vàng đó đã đưa Mĩ vào thời kỳ phồn vinh trong suốt thập niên 20 của thế kỷ XXNăm 1923-1929, sản lượng công nghiệp tăng 69%, năm 1929 chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới.Đứng đầu thế giới về sản xuất ôtô thép, dầu hoả -> Ông vua ôtô của thế giới.Năm 1929, nắm trong tay 60% dự trữ vàng của thế giới -> Chủ nợ của thế giới

19 tháng 12 2021

Tham khảo!

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933

- Nền kinh tế Nhật bản bị thiệt hại nặng nề do cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933.

+ Công nghiệp giảm 32%; ngoại thương giảm 80%, 3 triệu người thất nghiệp.

+ Cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân diễn ra quyết liệt.

* Biện pháp:

Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế và giải quyết khó khăn về nguyên liệu và thị trường, Chính phủ Nhật Bản cho tăng cường chính sách quân sự hóa và gây chiến tranh xâm lược:

- Khởi đầu chiếm Trung Quốc, sau đó là Châu Á và toàn thế giới.

- Hình thành lò lửa chiến tranh ở châu Á - Thái Bình Dương.

- Thập niên 1930, thiết lập chế độ phát xít, sử dụng bộ máy quân sự và cảnh sát của chế độ quân chủ.



 

30 tháng 12 2020

1.

Nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, trong những năm 20, nước Mĩ bước vào thời kì phồn vinh, trở thành trung tâm kinh tế và tài chính số một của thế giới.

- Năm 1928, Mĩ chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp thế giới, đứng đầu thế giới về nhiều ngành công nghiệp như xe hơi, dầu mỏ, thép... và nắm 60% dự trữ vàng của thế giới.

- Nước Mĩ chú trọng cải tiến kĩ thuật, thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền nhằm nâng cao năng suất và tăng cường độ lao động của công nhân.

- Do bị áp bức bóc lột và nạn phân biệt chủng tộc, phong trào công nhân phát triển ở nhiều bang trong nước. Tháng 5 - 1921, Đảng Cộng sản Mĩ thành lập, đánh dấu sự phát triển của phong trào công nhân Mĩ.

Nước Mĩ trong những năm 1929 - 1939

- Cuối tháng 10 - 1929, nước Mĩ lâm vào khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy. Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ lĩnh vực tài chính, rồi nhanh chóng lan rộng ra các lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp. Nền kinh tế - tài chính Mĩ bị chấn động dữ dội.

+ Hàng nghìn ngân hàng, công ti công nghiệp và thương mại bị phá sản.

+ Giữa năm 1932, sản xuất công nghiệp ở Mĩ giảm hai lần so với năm 1929.

+ Khoảng 75% dân trại (nông dân Mĩ) bị phá sản.

+ Nạn thất nghiệp, nghèo đói lan tràn khắp các bang của nước Mĩ.

=> Các cuộc biểu tình, tuần hành, "đi bộ vì đói" lôi cuốn hàng triệu người tham gia.

b) Chính sách mới:

- Để đưa nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng, Ph.Ru-dơ-ven - Tổng thống mới đắc cử cuối năm 1932, đã thực hiện Chính sách mới.

- Mục đích: nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế - tài chính.

- Nội dung:

+ Ban hành các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng.

+ Tăng cường vai trò kiểm soát, điều tiết của Nhà nước.

+ Cải tổ hệ thống ngân hàng, tổ chức lại sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới và ổn định tình hình xã hội.

=> Kết quả: Chính sách mới đã cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản Mĩ, giải quyết phần nào những khó khăn của người lao động trong thời điểm đó và góp phần làm cho nước Mĩ duy trì được chế độ dân chủ tư sản.

30 tháng 12 2020

*Giống: Cùng là nước thắng trận, thu được nhiều lợi và không mất mát gì trong Chiến tranh thế giới thứ nhất nên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nền kinh tế.

 

*Khác:

 

Nhật Bản

- Áp dụng nhiều biện pháp tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển mạnh mẽ và phồn vinh.

- Phát triển cực kì nhanh chóng do cải tiến kĩ thuật.

- Thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền, tăng cường tốc độ bóc lột công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động trong nước.

- Phát triển không cân đối, không ổn định về mặt công nghiệp và nông nghiệp.

- Chỉ phát triển trong một vài năm đầu rồi lại lâm vào khủng hoảng.

- Công nghiệp chưa có sự cải thiện đáng kể, nông nghiệp trì trệ lạc hậu ⇒ Kinh tế phát triển chậm chạp, bấp bênh.

16 tháng 11 2017

2)

GIAI ĐOẠN NỘI DUNG CHỦ YẾU
1918-1923 Các nước châu Âu,kể cả các nước thắng trận và bại trân đều bị suy sụp về kinh tế
1924-1929 Sản xuất công nghiệp phát triển nhanh chóng
1929-1939 Cuộc khủng hoảng kinh tế

3)trả lời:Do nước Đức là nước thua trận trong cuộc đại chiến tranh lần thứ nhất bị mất hết thuộc địa và suy sụp về kinh tế. Sau đó lại gặp cuộc khủng hoảng nên làm cho tình hình kinh tế Đức tồi tệ hơn so với các nước châu Âu