K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 12 2021

Tham khảo!

Cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 bắt nguồn từ các nước tư bản với sự chạy đua sản xuất hàng loạt hàng hóa số lượng lớn, mong đạt lợi luận khổng lồ. Từ đó, người dân không tiêu thụ hết dẫn tới thừa ế hàng hóa tràn lan. Tạo nên sự mất cân bằng về cung cầu, tiền mất giá, kinh tế đi xuống trầm trọng. Đồng thời làm các mối quan hệ giữa các nước xấu đi, nhiều mâu thuẫn và tranh chấp quyền lợi.

Về bản chất, cuộc khủng hoảng này xảy ra bởi các nước tư bản chạy theo lợi nhuận, vì thế sản xuất hàng hóa một cách ồ ạt. Tuy nhiên, sức mua của người dân lại giảm sút vì quần chúng quá nghèo khổ. Đây được xem là cuộc khủng hoảng sản xuất thừa. Trái ngược với cuộc khủng hoảng 1919 – 1924 được xem là cuộc khủng hoảng thiếu.

Cuộc khủng hoảng này đã phản ánh chính xác những mâu thuẫn sâu sắc trong nội bộ phe đế quốc cũng như những căn bệnh của chủ nghĩa tư bản. Đây cũng là những điều mà hệ thống Véc-xai Oa-sinh-tơn không thể giải quyết nổi.

18 tháng 11 2019

Cuộc khủng hoảng 1929 – 1933 là “khủng hoảng thừa”. Nguyên nhân chủ yếu là do các nước tư bản chạy theo lợi nhuận, sản xuất hàng hóa ồ ạt, không gắn với cải thiện đời sống người lao động khiến cho hàng hóa ế thừa, cung vượt quá xa cầu.

Đáp án cần chọn là: C

9 tháng 10 2018

Đáp án C

Cuộc khủng hoảng 1929 – 1933 là “khủng hoảng thừa”. Nguyên nhân chủ yếu là do các nước tư bản chạy theo lợi nhuận, sản xuất hàng hóa ồ ạt, không gắn với cải thiện đời sống người lao động khiến cho hàng hóa ế thừa, cung vượt quá xa cầu.

16 tháng 11 2017

2)

GIAI ĐOẠN NỘI DUNG CHỦ YẾU
1918-1923 Các nước châu Âu,kể cả các nước thắng trận và bại trân đều bị suy sụp về kinh tế
1924-1929 Sản xuất công nghiệp phát triển nhanh chóng
1929-1939 Cuộc khủng hoảng kinh tế

3)trả lời:Do nước Đức là nước thua trận trong cuộc đại chiến tranh lần thứ nhất bị mất hết thuộc địa và suy sụp về kinh tế. Sau đó lại gặp cuộc khủng hoảng nên làm cho tình hình kinh tế Đức tồi tệ hơn so với các nước châu Âu

19 tháng 12 2021

Tham khảo!

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933

- Nền kinh tế Nhật bản bị thiệt hại nặng nề do cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933.

+ Công nghiệp giảm 32%; ngoại thương giảm 80%, 3 triệu người thất nghiệp.

+ Cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân diễn ra quyết liệt.

* Biện pháp:

Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế và giải quyết khó khăn về nguyên liệu và thị trường, Chính phủ Nhật Bản cho tăng cường chính sách quân sự hóa và gây chiến tranh xâm lược:

- Khởi đầu chiếm Trung Quốc, sau đó là Châu Á và toàn thế giới.

- Hình thành lò lửa chiến tranh ở châu Á - Thái Bình Dương.

- Thập niên 1930, thiết lập chế độ phát xít, sử dụng bộ máy quân sự và cảnh sát của chế độ quân chủ.



 

25 tháng 12 2018

Ban đầu, các nhà hoạch định chính sách cố gắng khôi phục lòng tin cho thị trường bằng các bài phát biểu trấn an người dân, tổng thống Herbert Hoover liên tục phát biểu nhằm làm yên lòng người Mỹ rằng kinh tế nước này vẫn tiến triển tốt. Tuy nhiên, các bài phát biểu không có tác dụng, các ngành kinh tế vẫn liên tục sụt giảm.

Mọi thứ chỉ thay đổi sau khi tổng thống Franklin D Roosevelt lên làm tổng thống năm 1932, chính phủ can thiệp vào để khởi động lại chương trình trợ cấp thất nghiệp cho người dân, ổn định thị trường bằng cách hạn chế sản xuất, khuyến khích phát triển chương trình an sinh xã hội. Tuy nhiên, chính quyền của ông không có nhiều thành công trong hồi phục tăng trưởng kinh tế và lòng tin người tiêu dùng vẫn ở mức thấp. Cuộc Đại Khủng Hoảng kéo dài bất chấp một loạt các biện pháp mới nhằm giảm nhẹ thiệt hại cho người dân, cụ thể là cung cấp thêm việc làm mới, hỗ trợ hay bảo vệ các khoản thế chấp.

25 tháng 12 2018

Một số quốc gia như Đức, Ý và Nhật giải quyết cuộc khủng hoảng bằng việc đi theo con đường Phát xít và quân phiệt hóa, chủ trương xâm chiếm thuộc địa để giành thêm tài nguyên và lãnh thổ, nhằm giải quyết những khó khăn về kinh tế trong nước.

Các nước chiếm nhiều thuộc địa với lãnh thổ rộng lớn như Anh, Pháp, Mỹ đã tạo nên những khối kinh tế mà nước họ nắm vai trò chủ đạo nhằm bảo vệ quyền lợi kinh tế của riêng mình. Những nước chống lại khuynh hướng đó là các thế lực mới nổi và chậm chân trong cuộc chia chác thuộc địa thế giới, nghĩa là Đức, Ý và Nhật. Cuộc Đại khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã khoét sâu mâu thuẫn này.