K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 3 2023

– Trí tưởng tượng phong phú của nhân dân thể hiện qua một số chi tiết hoang đường, kì ảo trong văn bản:

+ Một vị thần khổng lồ xuất hiện, thần cao không thể tả xiết.

+ Thần bước một bước là có thể qua từ vùng này hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác.

+ Thần tự mình đào đất, đập đá, đắp thành một cái cột vừa to vừa cao để chống trời.

+ Hễ cột được thần đắp cao lên chừng nào, thì trời dường như một tấm màn rộng mênh mông được nâng dần lên chừng ấy.

+ Mọi chi tiết kể và tả Thần Trụ Trời đều gợi những vòng hào quang, điểm tô tính chất kỳ là, phi thường của nhân vật, thần thoại. Truyện đã nhân cách hoá vũ trụ thành một vị thần.

+ Công việc, Thần làm rất lạ lùng: đội trời lên, đưa cột cao to chống trời, phá cột chống trời, tạo ra núi sông biển cả. Đấy là những công việc quy mô vĩ đại, tạo thiên lập địa, xây dựng cỏi thế gian đúng theo quan niệm về vũ trụ (Trời tròn, đất vuông) của người xưa.

 → Thần Trụ Trời là câu chuyện hoang đường. Hình tượng thần và việc làm của Thần, từ việc xây cột khổng lồ chống trời lên cao tít tới việc phá cột, ném tung đất đá thành núi đồi, đào đất thành sông biển… theo quan niệm của người nhân dân ta trước đây.
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
6 tháng 12 2023

Chi tiết hoang đường, kì ảo trong văn bản: 

- Dùng đầu đội trời lên, tay đào đất, đá; đắp thành một cái cột cao, to để trống trời.

- Mỗi hòn đá vung ra tạo thành một hòn núi hay đảo.

- Đất tung tóe ra tạo thành cồn đồi, cao nguyên.

- Chỗ được đào lên lấy đất đá đắp cột thì thành biển cả.

- Có một vị thần có tên là Ngọc Hoàng hay ông Trời quản lãnh tất cả mọi việc trên trời dưới đất.

- Thần làm sao, thần đào sông, thần tát biển, thần nghiền cát, nghiền sỏi, thần trồng cây,..

28 tháng 8 2023

– Những nhân vật hoang đường:

+ Thần đất

+ Rồng trăm đầu

+Thần chiến tranh

+ Thần biển

+ Gã khổng lồ Ăng-tê

+ Thần Prô-mê-tê

+ Thần Át-lát

– Những chi tiết hoang đường:

+ Gã khống lõ Ăng-tê mỗi lần ngã xuống đất được thần đất tiếp thêm cho sức mạnh

+ Lá gan của thần Prô-mê-tê bị chim moi lại mọc lại được

+ Thần Át-lát có thế đỡ cả bầu trời

+ Hê-ra-clét cũng có thể đỡ được bầu trời như thân Át-lát

– Ý nghĩa của các chi tiết hoang đưng, tưởng tượng:

Làm cho câu chuyện thêm li kì, hấp dẫn; tăng thêm sức mạnh của nhân vật đồng thời tăng tính thử thách cho người anh hùng, từ đó góp phần tô đậm thêm chiến công vẻ vang của người anh hùng Hê-ra-clét.

22 tháng 6 2019

Chọn đáp án: B

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
6 tháng 12 2023

- Những chi tiết hoang đường:

+ Ăng-tê mỗi lần ngã xuống đất không chết mà được thần đất tiếp thêm cho sức mạnh.

+ Lá gan của thần Prô-mê-tê bị chim moi lại mọc lại được.

+ Thần Át-lát, Hê-ra-clét đỡ được cả bầu trời.

- Tác dụng

+ Làm tăng tính chất của truyện thần thoại

+ Câu chuyện thêm li kì, hấp dẫn

+ Làm nổi bật sức mạnh siêu nhiên của các vị thần

5 tháng 3 2023

- Nhân vật chính trong văn bản là: Xúy Vân

- Được thể hiện qua các chi tiết ngôn ngữ, hành động, tâm trạng:

  + Con gái của huyện Tề, đảm đang, khéo léo, được gả cho Kim Nham - một học trò nghèo

  + Nghe lời xui giả điên để giải thoát khỏi Kim Nham của Trần Phương - một gã nhà giàu nổi tiếng phong tình -> bị Trần Phương bội hứa, Xúy Vân đau khổ, từ chỗ giả điên thành điên thật

  + Xúy Vân đi ăn xin, Kim Nham bắt gặp bèn sai người đem nén bạc và nắm cơm cho nàng, biết được Xúy Vân xấu hổ, đau đớn, nhảy xuống sông tự vẫn.

28 tháng 8 2023

- Nhân vật chính trong văn bản là: Xúy Vân

- Được thể hiện qua các chi tiết ngôn ngữ, hành động, tâm trạng:

+ Con gái của viên huyện Tề.

+ Đảm đang, khéo léo, được gả cho Kim Nham, một học trò nghèo tỉnh Nam Định.

+ Buồn vã chờ đợi chồng dùi mài kinh sử.

+ Bị Trần Phương xui giả điên để thoát khỏi Kim Nham, Xúy Vân nghe theo.

+ Đau khổ khi biết mình bị lừa, từ chỗ giả điên, nàng trở nên điên thật.

+ Xấu hổ, đau đớn, nhảy xuống sông tự vẫn.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
7 tháng 12 2023

- Nhân vật chính trong văn bản là: Xúy Vân

- Được thể hiện qua các chi tiết ngôn ngữ, hành động, tâm trạng:

+ Con gái của huyện Tề, đảm đang, khéo léo, được gả cho Kim Nham - một học trò nghèo

+ Nghe lời xui giả điên để giải thoát khỏi Kim Nham của Trần Phương - một gã nhà giàu nổi tiếng phong tình → bị Trần Phương bội hứa nên từ chỗ giả điên thành điên thật

+ Xúy Vân đi ăn xin, Kim Nham bắt gặp bèn sai người đem nén bạc và nắm cơm cho nàng, biết được Xúy Vân xấu hổ, đau đớn, nhảy xuống sông tự vẫn.

6 tháng 3 2023

Nhân vật Hê-ra-clét là người anh hùng có trí tuệ thông minh, năng lực phi thường, người có ý chí, nghị lực và có trái tim nhân hậu.

- Năng lực phi thường thế hiện qua hành trình chàng đi tìm táo vàng phải đối mặt với rất nhiều thử thách và cuộc chiến nhưng chàng đều giành chiến thắng.

- Trí tuệ của Hê-ra-clét thế hiện lần thứ nhất là khi giao đấu với thần Ăng-tê. Lần thứ hai là đối phó với âm mưu của thần Át-lát khi vị thần này định trao luôn sứ mệnh đỡ bầu trời cho chàng, chàng đã nhanh trí đã nhận ra âm mưu ấy và tương kế tựu kế để có thể trở về.

- Ý chí nghị lực của Hê-ra-clét được thể hiện roc nét qua hành trình đằng đẵng mà chàng đã trải qua (lên cực Bắc, qua sa mạc), mù mịt (không biết cây táo vàng ở đâu), đầy thử thách và nguy hiểm rình rập nhưng chàng không hề chùn bước, quyết tâm thực hiện nhiệm vụ đến cùng.

- Hê-ra-clét còn là người anh hùng có trái tim nhân hậu, chàng đã chiển đấu với con đại bàng to lớn để cứu thần Prô-mê-tê.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

Đoạn văn tham khảo:

Trong phần mở đâu bài cáo, Nguyễn Trãi đã đưa ra một tiền đề có tính chất tiên nghiệm: nguyên lí nhân nghĩa. Đó là một tiền đề có nguồn gốc từ phạm trù nhân nghĩa của Nho giáo, mang tính chất phổ biến và được mặc nhiên thừa nhận thời bấy giờ. 

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.

Nguyễn Trãi đã khẳng định cốt lõi của nhân nghĩa là yên dân, làm cho dân được sống yên ổn, hạnh phúc. Trừ bạo để yên dân là diệt trừ bọn cướp nước và lũ bán nước vì đó là những kẻ thù hại dân. Khi có quân xâm lược thì nhân nghĩa lớn nhất chính là chống ngoại xâm, diệt bạo tàn, vì độc lập của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân. Nguyễn Trãi đã biết chắt lọc lấy cái hạt nhân cơ bản, tích cực: “cốt ở yên dân”, “trước lo trừ bạo”. Dân tộc ta chiến đấu chống xâm lược là nhân nghĩa, là phù hợp với nguyên lí chính nghĩa thì sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của dân tộc là một chân lí khách quan phù hợp với nguyên lí đó. Nhân nghĩa không còn là một đạo đức hạn hẹp mà là một lí tưởng lớn lao của thời đại. 

Đề bài: Tinh thần độc lập, ý thức về chủ quyền dân tộc được thể hiện trong Bình Ngô đại cáo.

Ý thức về độc lập, chủ quyền dân tộc được Nguyễn Trãi thể hiện rất rõ trong văn bản “Bình Ngô đại cáo”. Trước hết, Nguyễn Trãi xác định tư cách độc lập của dân tộc bằng một loạt những dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục: nước ta có nền văn hiến lâu đời, có cương vực lãnh thổ riêng, có phong tục tập quán đậm đà bản sắc dân tộc, có chiều dài lịch sử với các triều đại sánh ngang với các triều đại của phương Bắc, có anh hùng hào kiệt ở khắp nơi trên đất nước. Đồng thời, Nguyễn Trãi còn phân định rất rõ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là một cuộc khởi nghĩa chính nghĩa, tất sẽ thắng lợi, vì đã đứng lên để giành lại chủ quyền của dân tộc, còn kẻ thù chắc chắn sẽ thất bại vì đã xâm phạm lên chủ quyền của đất nước khác.

16 tháng 10 2019

Các chi tiết liên quan đến nhân vật An Dương Vương:

    + An Dương Vương xây thành nhiều lần nhưng đều bị lở.

    + Vua được thần Kim Quy giúp xây thành và cho vuốt để làm lẫy chế nỏ thần.

    + Nhờ nỏ thần, vua đánh thắng Triệu Đà lần thứ nhất.

    + Vua chủ quan khi Triệu Đà đem quân đánh lần thứ hai

    + Vua mang con bỏ chạy, nhờ thần Kim Quy cứu và chém chết Mị Châu.

a) -Do sớm có ý thức giữ gìn đất nước, lo xây thành để chống giặc ngoại xâm mà An Dương Vương được thần linh giúp đỡ.

- Kể về sự giúp đỡ thần kì đó, dân gian muốn thể hiện cách đánh giá về nhà vua: biết ơn, ca ngợi công lao xây thành, chế nỏ để chống giặc giữ nước.

b) Sự mất cảnh giác của nhà vua được biểu hiện qua các chi tiết:

- Vua đồng ý lời cầu hôn, gả con gái Mị Châu cho con trai Đà là Trọng Thủy, lại cho Thủy ở rể. ⇒ Vua mơ hồ trước âm mưu muốn xâm chiếm Âu Lạc một lần nữa của kẻ thù.

- Khi Triệu Đà đem quân đánh lần thứ hai, vua không kiểm tra lại vũ khí để đến khi quân giặc kéo sát thành, phải mang Mị Châu bỏ chạy. ⇒ Vua chủ quan khinh địch, không có cái nhìn sáng suốt với tình thế.

c) Qua các chi tiết sáng tạo, nhân dân muốn biểu lộ thái độ, tình cảm:

    + Chi tiết vua nghe theo lời kết án của thần Kim Quy, rút gươm chém Mị Châu: gửi gắm lòng kính trọng đối với vị vua anh hùng, dám hy sinh tình cảm cha con thiêng liêng để giữ tròn bổn phận với đất nước.

    + Các chi tiết liên quan đến Mị Châu:

Phê phán thái độ mất cảnh giác, quá xem trọng tình cảm cá nhân của Mị Châu.

Giải thích nguyên nhân, xoa dịu nỗi đau mất nước một cách nhẹ nhàng.