K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 6 2018

em chỉ biết phân tích theo ý hiểu thôi nhé ! Là :

Có một cò đang bay trên trời , Ở  dưới đất có một thằng siêu nhân đỏ thấy con cò tiện tay lấy đá ném gãy cánh con cò ( con cò lao xuống sông , chết ) , Rồi gần đó lại có một con bò , thấy siêu nhân đỏ liền chạy ra húc vào chân siêu nhân làm siêu nhân bị gãy  , Bác nông dân thấy vậy tức quá bèn lấy con dao trên tay mình liền phi thẳng một phát là đứt gân con bò .( Câu chuyện đến đây là hết )

Đây chỉ là ý kiến riêng của em .

hok tốt !

14 tháng 6 2018

cá lớn đớp cá bé , cá lớn hơn lại đớp cá lớn . Nội dung đoạn thơ trên gần giống như vậy . Đó là quy luật sinh tồn.Ngoài ra đoạn thơ còn mang tính hài hước , mua vui nhưng hơi phi thực tế

5 tháng 3 2019

Trong các con vật, mỗi con lại có một ưu điểm riêng. Mèo thì bắt chuột, chó để trông nhà, gà trống đánh thức mọi người mỗi sáng, còn trâu lại giúp bác nông dân cày ruộng. Nhà bà em cũng nuôi một chú trâu. Trâu là loài vật em thích nhất.

Chú trâu nhà bè trông thật lực lưỡng, khỏe mạnh. Thân chú mập mạp với làn da đen. Cái đầu to luôn chúi về phía trước của chú có cái mũi đen xỏ một sợi dây thừng. Hai tai trâu như hai cái lá đa cứ phe phẩy, phe phẩy. Nổi bật trên cái đầu ấy là cặp sừng cong và nhọn hoắt. Đây là vũ khí lợi hại nhất của chú. Bình thường hiền lành là thế nhưng khi có điều gì tức giận chú lại giương cặp sừng nhọn hoắt ra khiến đối thủ khiếp sợ. Bốn cái chân rắn chắc đỡ lấy thân hình nặng nề rất có ích mỗi khi cày ruộng. Cái đuôi dài suốt ngày ngoe nguẩy rất đáng yêu. Trông chú như một lực sĩ vậy.

Chú trâu nhà bà cày ruộng rất khỏe. Từ tờ mờ sáng, bác em đã dắt trâu ra đồng. Sau khi mắc cày vào cổ trâu, bác quất một roi vào thân trâu, dục “Đi”. Chú trâu hiểu ý chậm rãi đi đều đều trên mảnh ruộng. Cái cày cũng ngoan ngoãn đi theo trâu. Trâu đi qua chỗ nào đất cũng tơi xốp hơn giúp bác em gieo mạ dễ dàng. Trâu cày rất chăm chỉ, hăng say. Mặt trời đã lên cao mà trâu và bác em vẫn hì hục làm việc. Đến xế chiều, mảnh ruộng rộng đã được cày xong xuôi. Bác em lấy tay lau mồ hôi trên trán, vuốt ve chú trâu trìu mến. Trâu nghiêng nghiêng đầu nhìn mảnh ruộng như hạnh phúc với thành quả lao động của mình. Bác dắt trâu về nhà, buộc vào chuồng. Em đi theo bà ra cho trâu ăn. Bà cho đầy rơm vào chuồng cho nó ăn suốt đêm. Sau một ngày làm việc mệt mỏi, trâu ăn no nê rồi lại lim dim mắt ngủ. Cứ chợp mắt một chút, chú lại tỉnh, he hé mắt nhìn rồi lại ngủ tiếp trông rất ngộ.

Có lần, cu Đức – con của cậu em ru em đi chăn trâu ngoài bờ đê. Ngồi trên lưng trâu ngắm nhìn bờ đê thật tuyệt. Đức chọn một chỗ nhiều cỏ tươi nhất cho trâu ăn. Khi thấy trâu ăn no nê, chúng em dắt trâu xuống đê tắm rửa, uống nước. Lúc người làm đồng về nhà, chúng em cũng dắt trâu về. Nó được ăn no căng bụng, uống nước hả hê. Trông nó lúc này béo múp béo míp trông thật thích mắt.

Em rất yêu quý chú trâu nhà ngoại. Nhờ có chú nên những người nông dân như bà nội em được mùa bội thu. Chú là người bạn thân thiết của nông dân Việt Nam. Tôi càng thấm thía câu nói “Con trâu là đầu cơ nghiệp”.

20 tháng 9 2023

a. 

Chủ ngữ: con cò

Vị ngữ: cất cánh bay nhẹ như chẳng ngờ ko gây một tiếng động trong không khí.

Kiểu câu: trần thuật.

b.

Trạng ngữ: đâu đó, từ sau khúc quanh vắng lặng của dòng sông

Chủ ngữ: tiếng lanh canh của thuyền chài gỗ mỏ cá cuối cùng

Vị ngữ: truyền đi trên mặt nước, khiến mặt sông nghe như rộng hơn.

Kiểu câu: trần thuật.

c.

Trạng ngữ: vì vắng tiếng cười

Chủ ngữ: vương quốc nọ

Vị ngữ: thật buồn chán

Kiểu câu: trần thuật.

d.

Chủ ngữ: từ trong biển lá xanh rờn

Vị ngữ: đã bắt đầu sang màu vàng úa, ngát dây mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời.

Kiểu câu: trần thuật.

22 tháng 9 2023

mà sao chỉ toàn câu trần thuật thôi vậy bạn lolang

28 tháng 11 2023

a. Nội dung của đoạn thơ trên: thể hiện sự trân trọng và ca ngợi công ơn dưỡng dục của người cha. Qua đó người con thể hiện sự xót thương đối với những vất vả của người cha trong suốt thời gian qua. 

b. Biện pháp tu từ nhân hóa: cánh cò "chở" nắng qua sông và nước mắt cay nồng của cha. Tác dụng:

- Tăng tính biểu hình, biểu cảm gây ấn tượng sâu sắc với người đọc.

- Cho thấy sự vật vả của cha trong suốt bao năm nuôi nấng đứa con nên người. 

- Cảm nhận được sự xót thương và thấu hiểu cho những điều người cha đã trải qua của đứa con. 

c. Biện pháp tu từ so sánh: "cha"- dải ngân hà, "con" - giọt nước sinh ra từ nguồn. 

Tác dụng: 

- Tăng tính biểu hình, biểu cảm gây ấn tượng sâu sắc với người đọc.

- Cho thấy tình cảm yêu thương và sự biết ơn trân trọng của người con dành cho cha của mình.

a) Nội dung chính của đoạn thơ là:

- Hình ảnh người cha hiện lên vất vả, nhọc nhằn, lo toan và sẵn sàng hi sinh cho con. Đó là 1 người cha giàu tình yêu thương, dành hết sự yêu thương cho con. Qua đó, người con thể hiện lòng kính trọng và biết ơn cha.

b) 

Nhân hóa: Con cò "cõng nắng qua sông", "chở luôn nước mắt cay nồng của cha" 

=> Tác dụng: Giúp hình ảnh nhân hóa thêm sinh động, cụ thể, có những hành động như con người. Đồng thời thể hiện những lo toan, vất vả, nặng nhọc. 

c) 

- Biện pháp tu từ trong bốn câu thơ đầu: So sánh (Cha là một dải ngân hà /Con là giọt nước sinh ra từ nguồn)

=> Tác dụng: Dải ngân hà là hình ảnh tượng trưng cho sự bao la, rộng lớn, mang tầm vũ trụ. Giọt nước là hình ảnh thể hiện cho thứ nhỏ bé. So sánh như vậy, tác giả muốn khẳng định công ơn sinh thành, chăm lo, sự bao bọc cho con của người cha

Chàng ngốc mất bòAnh ngốc ra chợ mua được một đàn bò sáu con, ngồi lên lưng con đầu đàn rồi dắt cả đàn về. Giữa đường, Ngốc ta nhìn đàn bò đằng sau, đếm: Một, hai, ba; Một, hai, ba, bốn... năm. Ðếm đi đếm lại năm, bảy lượt, Ngốc vẫn thấy có năm con. Cuống lên Ngốc ta vật đầu vật tai nhưng không biết làm thế nào cả. Về đến nhà, thấy vợ đứng chờ ở cổng, Ngốc ngồi trên lưng bò mếu máo...
Đọc tiếp

Chàng ngốc mất bò

Anh ngốc ra chợ mua được một đàn bò sáu con, ngồi lên lưng con đầu đàn rồi dắt cả đàn về.

 

Giữa đường, Ngốc ta nhìn đàn bò đằng sau, đếm: Một, hai, ba; Một, hai, ba, bốn... năm. Ðếm đi đếm lại năm, bảy lượt, Ngốc vẫn thấy có năm con. Cuống lên Ngốc ta vật đầu vật tai nhưng không biết làm thế nào cả.

 

Về đến nhà, thấy vợ đứng chờ ở cổng, Ngốc ngồi trên lưng bò mếu máo nói:

 

- Chết mất thôi. Tôi đánh mất một con bò rồi.

 

Vợ hỏi:

 

- Mua mấy con để mất một con?

 

Ngốc ta chỉ đàn bò năm con theo sau:

 

- Sáu con, bây giờ chỉ còn năm.

 

Chị vợ vừa cười, vừa nói:

 

- Thừa một con thì có.

- câu hoir

- ¹ thành ngữ Hán Việt

- 2 từ tượng trình

- 3 nghĩa của từ vợ

- 4 tại sao chàng ngốc lại méo máo khi thấy vợ

- 5 chàng ngốc trong câu chuyện trên thuộc kiểu nhân vật nào

6 chi tiết gây cười trong truyện

7 phương thức biểu đạt

8 tìm câu có hàm ý câu chuyện trên cho biết tác dụng của hàm ý đó

9 em rút ra được bài học gì cho bản thân

0
27 tháng 10 2023

b. Biện pháp tu từ nhân hóa: "Thời gian" - chạy

Tác dụng:

- Tăng tính biểu hình biểu đạt gây ấn tượng với người đọc.

- Cho thấy sự tàn nhẫn của thời gian đã lấy đi thanh xuân của mẹ chỉ để lại dấu ấn của tuổi tác trên mái tóc đã bạc.

- Thể hiện sự xót xa và tình yêu thương của tác giả dành cho mẹ của mình.

c.Từ bài thơ trên, em cảm nhận được mẹ của tác giả là một người giàu tình yêu thương và đức hi sinh dành cho đứa con của mình. 

Cáo là một con vật hung ác. Nó hay rình bắt gà, bắt chim bồ câu ăn thịt. Không những thế, Cáo lại rất láu lỉnh, bày hết trò này đến trò mưu nọ để lừa bị, làm hại những con vật khác.Một hôm, nó sang nhà Cò, vồn vã mời Cò:– Bác Cò ơi, hôm nay nhà tôi có sửa một bữa tiệc, mời bác sang chơi dự tiệc với tôi.Cò vốn ngay thẳng, tưởng chỗ hàng xóm, Cáo đã sang mời, không lẽ chối từ. Sang đến nơi, Cò chỉ thấy...
Đọc tiếp

Cáo là một con vật hung ác. Nó hay rình bắt gà, bắt chim bồ câu ăn thịt. Không những thế, Cáo lại rất láu lỉnh, bày hết trò này đến trò mưu nọ để lừa bị, làm hại những con vật khác.

Một hôm, nó sang nhà Cò, vồn vã mời Cò:

– Bác Cò ơi, hôm nay nhà tôi có sửa một bữa tiệc, mời bác sang chơi dự tiệc với tôi.

Cò vốn ngay thẳng, tưởng chỗ hàng xóm, Cáo đã sang mời, không lẽ chối từ. Sang đến nơi, Cò chỉ thấy một đĩa cháo loãng. Cáo vừa ăn vừa mời Cò:

– Kìa bác Cò, mời bác xơi đi chứ!

Cò biết Cáo xỏ mình: biết mình mỏ dài, Cáo đựng cháo trong một cái đĩa nông lòng để mình không ăn được. Cò tức giận bỏ về, nghĩ bụng: “Được, mày sẽ biết tay tao!”

Mấy hôm sau, Cò sang mời Cáo:

– Bác Cáo này, hôm nay tôi có sửa được một bữa cơm ngon, mời bác sang chơi ăn cơm với tôi.

Cáo vốn háu ăn, mò sang ngay. Mùi cháo thịt thơm phả vào mũi Cáo. Cáo nhìn quanh chỉ thấy một cái bình cao cổ, khói thơm nghi ngút bốc ra. Cò điềm nhiên mổ ăn, bảo Cáo:

– Kìa, mời bác xơi đi chứ!

Cáo biết là Cò đã xỏ lại mình. Nó bẽn lẽn ôm bụng đói lủi về.

 

a) Nội dung chính của văn bản

b) Phương thức biểu đạt chính

c) Viết đoạn văn 5-10 dòng nêu bài học em rút ra được từ câu chuyện

1
20 tháng 3 2022

a, nội dung chính : kể lại câu chuyện giữa cáo và cò.

b. tự sự

c. bài học : trong cuộc sống , chúng ta phải biết yêu thương lẫn nhau chớ chơi xấu với ai vì người ta cũng sẽ như thế với mình

+ phải biết đối xử tốt đẹp với người khác , với bạn bè , mọi người xung quanh.... có như thế thì quan hệ giữa mọi người mới tốt đẹp được.