K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 9 2023

a. 

Chủ ngữ: con cò

Vị ngữ: cất cánh bay nhẹ như chẳng ngờ ko gây một tiếng động trong không khí.

Kiểu câu: trần thuật.

b.

Trạng ngữ: đâu đó, từ sau khúc quanh vắng lặng của dòng sông

Chủ ngữ: tiếng lanh canh của thuyền chài gỗ mỏ cá cuối cùng

Vị ngữ: truyền đi trên mặt nước, khiến mặt sông nghe như rộng hơn.

Kiểu câu: trần thuật.

c.

Trạng ngữ: vì vắng tiếng cười

Chủ ngữ: vương quốc nọ

Vị ngữ: thật buồn chán

Kiểu câu: trần thuật.

d.

Chủ ngữ: từ trong biển lá xanh rờn

Vị ngữ: đã bắt đầu sang màu vàng úa, ngát dây mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời.

Kiểu câu: trần thuật.

22 tháng 9 2023

mà sao chỉ toàn câu trần thuật thôi vậy bạn lolang

a. Cả 2 câu đều là đặc biệt 

b. Câu đơn đặc biệt "một đêm mùa xuân..."

c. Câu đặc biệt "Lá ơi" 

Câu cầu khiến "hãy kể chuyện... tôi nghe đi"

Câu trần thuật "Bình thường lắm..." 

Đọc đoạn văn sau và nhận xét về bố cục của đoạn văn? Dòng sông ấy thực sự là chiếc nôi ấm, mềm sản sinh những câu hò, điệu lý vang vọng trong không gian và thời gian, để nuôi dưỡng một tình yêu lịch sử và thiên nhiên sâu thẳm, ru vỗ, an ủi con người.Tưởng nhớ nàng công chúa nhà Trần đã vì nghĩa lớn dấn thân, câu hò trên dòng sông vút cao, lan xa, truyền đi trên sóng nước:...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và nhận xét về bố cục của đoạn văn?

Dòng sông ấy thực sự là chiếc nôi ấm, mềm sản sinh những câu hò, điệu lý vang vọng trong không gian và thời gian, để nuôi dưỡng một tình yêu lịch sử và thiên nhiên sâu thẳm, ru vỗ, an ủi con người.Tưởng nhớ nàng công chúa nhà Trần đã vì nghĩa lớn dấn thân, câu hò trên dòng sông vút cao, lan xa, truyền đi trên sóng nước: “Nước non ngàn dặm ra đi… Mượn màu son phấn, đền nợ Ô - Ly…”. Ngậm ngùi trước thất bại của vị vua yêu nước và các nghĩa sĩ, giọng mái nhì trên dòng sông ai oán: “Chiều chiều… trước bến Văn Lâu/Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm, ai thương, ai cảm, ai đợi, ai trông, thuyền ai thấp thoáng bên sông...?”. Tất cả, tất cả thường hằng, rì rào như tiếng sóng nhẹ vỗ về bờ cỏ, như tiếng chuông chiều man mác, ngân nga truyền lan trên mặt sông, như tiếng gió reo trong ngàn thông đôi bờ, trải thời gian, đã kết tụ, thăng hoa thành Nhã nhạc cung đình, trở thành giá trị văn hóa phi vật thể, đóng góp vào đời sống nhân loại.

A. Bố cục rõ ràng, mạch lạc

B. Không phân định được được mở, thân , kết của đoạn văn

C. Chưa có bố cục rõ ràng

D. Các ý lộn xộn

1
11 tháng 4 2019

Chọn đáp án: A

Câu 3. Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu: Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất. Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cau thơm lạ...
Đọc tiếp

Câu 3. Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu: Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất. Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cau thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp. Tưởng như có thể sờ được những làn hương ấy. Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân hợp tác, thơm trên các ngõ, đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ, cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi vào quanh mâm. Mùa xuân, ngắt một cái lá chanh, lá bưởi, một lá xương sông, một chiếc lá lốt, một nhánh hương nhu, nhánh bạc hà… hai tay mình như cũng biến thành lá, đượm mùi thơm mãi không thôi. Nước hoa ư? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió… Hương làng ơi cứ thơm mãi nhé! (Theo Băng Sơn)

a. Xác định phương thức biểu đạt chính và nêu ý nghĩa của văn bản trên.

b. Đặt nhan đề cho văn bản trên.

c. Kể tên một văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn 8, tập 2 (kèm tên tác giả) có liên quan đến chủ đề của văn bản trên.

d. Xác định kiểu câu chia theo mục đích nói của các câu in đậm trong văn bản.

0
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:“Nhưng, ô kìa! Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài suốt cả một đêm, tưởng chừng như không bao giờ dứt, vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên tường gạch. Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Nhưng, ô kìa! Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài suốt cả một đêm, tưởng chừng như không bao giờ dứt, vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên tường gạch. Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ.

“Đó là chiếc lá cuối cùng”, Giôn - xi nói, “ Em tưởng là nhất định trong đêm vừa qua nó đã rụng. Em nghe thấy gió thổi. Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết”. (SGK Ngữ văn 8 - tập 1, NXB Giáo dục)

a. Tìm câu ghép trong đoạn văn trên và cho biết các vế của câu ghép có mối quan hệ gì?

b. Tìm hai trường từ vựng có trong đoạn văn trên.

c. Tìm và nêu tác dụng của trợ từ, thán từ trong đoạn văn trên. 

Các bạn chỉ cần giúp mình tìm trợ từ và nêu tác dụng nha

Bạn nào nhanh và đúng mình sẽ cho 1 tick nha

 

2
7 tháng 12 2020

a) Câu ghép :Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết

Hôm nay : TN1

Nó : CN1

 sẽ rụng : VN1

Cùng lúc đó : TN2

Em : CN2

Sẽ chết : VN2

b) Trường từ vựng chỉ màu sắc : vàng úa , xanh sẫm.

TD : Khắc họa rõ nét và chân thật hình ảnh của chiếc lá cuối cùng .Đó là một chiếc lá vô cùng sinh động , giống thật.

c) Thán từ : Ô

=> Bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên, ngỡ ngàng của Xiu .

7 tháng 12 2020

trợ từ : nhất định 

TD : biểu thị thái độ chắc chắn , khẳng định rằng chiếc lá sẽ sớm rụng.

8 tháng 8 2018

kể , tả , bộc lộ cảm xúc . chủ đề của đoạn văn là miêu tả những cảnh đẹp thiên nhiên của huế 

17 tháng 4 2020

Cái này ngữ văn  lớp 6 mà bn ^_^

20 tháng 4 2020

trông thế nhưng văn 8 đấy bn !

Câu 1: trong bài thơ "nhớ rừng" xuất hiện bức tranh trữ tình thật đẹp. Hãy chỉ ra và nêu cảm nhận.Câu 2: Chỉ ra và phân tích cái hay của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:".Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,Thủa tung hoành, hống hách những ngày xưa.Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,Với khi thét khúc trường ca dữ dộiTa bước chân...
Đọc tiếp

Câu 1: trong bài thơ "nhớ rừng" xuất hiện bức tranh trữ tình thật đẹp. Hãy chỉ ra và nêu cảm nhận.

Câu 2: Chỉ ra và phân tích cái hay của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:

".Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,
Thủa tung hoành, hống hách những ngày xưa.
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
Với khi thét khúc trường ca dữ dội
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm-thầm, lá gai, cỏ sắc.
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc
Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
Ta biết ta chúa tể muôn của loài
Giữa chốn thảo hoa, không tên không tuổi. "

Câu 3: cảm nhận về đoạn thơ sau (Quê hương-Tế Hanh):

"Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Mảnh thuyền to như mảnh hồn làng
Rướn thân trằng bao la thâu góp gió. "

Câu 4: Chỉ ra nét đặc sắc và nghệ thuật trong đoạn thơ (Quê hương-Tế Hanh):

Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
Nhờ ơn trời , biển lặng cá đầy ghe
Những con cá tươi non thân bạc trắng
Dân chài lưới làng da ngăm rám nắng
Khắp thân người nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mõi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

0