K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 6 2023

Một số ý:

- Sự ra đời kỳ lạ, khác thường của Thánh Gióng:

+ Bà lão ao ước có đứa con, một hôm ra đồng trông thấy một vết chân to quá, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Về nhà bà thụ thai Thánh Gióng

- Vẻ ngoài của Thánh Gióng: mặt mũi khôi ngô tuấn tú.

- Sự lớn lên khác thường của Thánh Gióng:

+ lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy.

- Lòng yêu nước được đánh thức từ trong tim khi nghe sứ giả loan tin cần tìm người tài giỏi đánh giặc:

+ Thánh Gióng bỗng dưng biết nói kêu mẹ mời sứ giả vào và bảo với sứ rằng: "Ông về tâu vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này".

=> Cách xưng "ta" thể hiện ý chí sắt đá, tính cách kiên cường anh dũng của Thánh Gióng từ khi còn nhỏ. Lời nói ngắn gọn nhưng đanh thép mạnh mẽ.

- Sự kỳ lạ sau khi Thánh Gióng biết nói:

+ Chàng lớn nhanh như thổi.

+ Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ.

+ Dân làng thấy thế vui vẻ chung gạo nuôi cậu bé.

=> Yếu tố kì ảo được gây dựng từ việc Thánh Gióng lớn nhanh thể hiện nên tình yêu nước của chàng xen lẫn yếu tố thực từ việc mọi người cùng chung sức nuôi cậu (ai cũng mong chóng cậu giết giặc, cứu nước).

=> Người Việt luôn giữ trong mình một truyền thống yêu nước không bao giờ mai mòn.

- Sự dũng mãnh từ sức mạnh của Thánh Gióng khi lâm trận giết giặc:

+ Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. 

=> Sức mạnh của lòng yêu nước trỗi dậy mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

- Sự mưu trí, bình tĩnh không hoảng loạn trước khó khăn của Thánh Gióng:

+ Khi roi sắt gãy, chàng nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc.

- Sự cương quyết trong ý chí của Thánh Gióng

+ Khi giặc chạy trốn, chàng quyết đuổi cùng tận đến núi Sóc Sơn.

=> Không để cho kẻ xâm lược nước Việt được sống.

- Không ham công vinh, vật chất, danh lợi tiền tài:

+ Khi đánh giặc xong, Thánh Gióng lên đỉnh núi cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.

16 tháng 11 2023

nhân vật người bố trong câu truyện này là 1 người biết lắng nghe con cái luôn yêu thương qua tâm con cái và kiên nhẫn dạy con từng chút 1 người bố là 1 người rất kiên nhẫn tâm hồn phong phú và có trái tim nhân hậu

22 tháng 11 2023

thanks vì đã like

16 tháng 11 2023

8099÷23=

Thánh Gióng là một trong bốn tứ bất tử theo quan niệm dân gian gắn với sự ra đời kì lạ trong thời vua hùng thứ Sáu. Thánh Gióng sinh ra trong gia đình nông dân nghèo và hiếm muộn. Ấy vậy mà sau một lần người vợ ra đồng thấy dấu chân to ướm thử đã thụ thai nhưng mười hai tháng sau mới sinh ra cậu bé. Cậu bé sinh ra ba tuổi không biết nói, chỉ khi sứ giả đến tìm người đánh giặc cậu bé mới cất tiếng nói đầu tiên.

23 tháng 9 2021

giúp cho mình nhanh với ạ

23 tháng 9 2021

Trong cuộc chia tay của những con búp bê,nhân vật tôi thương nhất chính là Thủy. Thủy là một cô bé thương anh. Không những thế,thủy còn hi sinh món đồ chơi búp bê yêu thích của mình để lại cho anh. Khi để lại búp bê để 2 con búp bê ở cạnh nhau,điều đó thể hiện thủy liôn muốn 1 mái ấm gia đình hạnh phúc,luôn sum vầy. Nhưng thủy không được may mắn như thế. Đối với tôi,thủy thật đáng thương. Khi chia tay lớp,thủy đã nói rằng mình không được đi học nữa,phải đi bán hoa quả. Đối với một đứa trẻ chỉ mới học lớp 4,chưa hết cấp 1 mà đã phải nghỉ học,phải đi bán quả,điều đó thật đáng buồn. Thủy đã mất đi gia đình,đó là mất đi quyền sống còn,và bây giờ,Thủy còn mất đi quyền phát triển,đó là quyền học tập. Chỉ vì sự vô tâm,vô trách nhiệm của những người lớn đã khiến những đứa trẻ phải chịu nhiều gánh nặng,những sự thiệt thòi không đáng có. Những đứa trẻ ấy,chúng ta cần phải biết cảm thông, thương cho mảnh đời bất hạnh ấy. Qua bài văn này, tôi nghĩ rằng gia đình là thứ quý giá nhất,chúng ta cần phải biết vun vén từng ngày để gia đình luôn hạnh phúc 

4 tháng 12 2023

“Người đàn ông cô độc giữa rừng” được trích trong tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi. Trong đoạn trích, em cảm thấy ấn tượng nhất với nhân vật Võ Tòng.

Qua lời kể của nhân vật “tôi” - cậu bé An, nhân vật Võ Tòng hiện lên với đầy đủ nét ngoại hình, tính cách. Không ai biết tên tuổi, quê quán của chú là gì. Mười mấy năm về trước, chú đã một mình bơi xuồng đến dựng lều giữa khu rừng đầy thú dữ. Mọi người vẫn truyền nhau kể lại cái sự tích một mình chú đã giết chết con hổ dữ. Cái tên Võ Tòng có lẽ cũng có nguồn gốc từ đó.

Ngoại hình của Võ Tòng hiện lên với nét kì hình dị tướng. Chú thường cởi trần, mặc chiếc quần kaki còn mới nhưng coi bộ đã lâu không giặt chiếc quần lính Pháp có những sáu túi. Bên hông chú đeo lủng lẳng một lưỡi lê, nằm gọn trong vỏ sắt.

Cuộc đời của Võ Tòng đã phải trải qua nhiều bất hạnh. Chú cũng từng có một gia đình hạnh phúc. Vợ của chú là một người đàn bà xinh xắn. Chú hết mực yêu thương vợ của mình. Lúc mang thai đứa con đầu lòng cứ kêu thèm ăn măng. Chú liều xách dao đến bụi tre đình làng xắn một mụt măng. Về ngang qua bờ tre nhà địa chủ liền bị hắn vu cho tội ăn trộm. Chú một mực minh oan, nhưng tên địa chủ quyền thế lại ra sức đánh mắng chú. Võ Tòng đã khiến hắn bị thương. Nhưng chú không chạy trốn mà đường hoàng chịu tội, đó là sự dũng cảm, dám làm dám chịu của một đáng nam nhi.

Ở tù về, chú nghe tin vợ đã lấy tên địa chủ, còn đứa con trai đã mất. Võ Tòng liền bỏ làng đi, vào trong rừng sống. Dù vẻ ngoài khác người, nhưng chú lại có tính tình chất phác, thật thà và luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người xung quanh. Ai cũng đều yêu mến và trân trọng chú.

Trong đoạn trích, nhân vật này còn hiện lên với tính cách gan dạ, giàu lòng yêu nước. Điều đó được thể hiện qua cuộc trò chuyện của An về chuyện đánh giặc Pháp. Từ việc chú chuẩn bị những mũi tên tẩm thuốc độc, rồi chia cho tía nuôi của An, cũng như việc kể lại chiến công giết chết tên giặc Pháp với vẻ hào hứng, sung sướng.

Nhân vật Võ Tòng trong tác phẩm Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi được xây dựng với vẻ ngoài hung dữ, nhưng ẩn chứa bên trong lại là những vẻ đẹp của người dân Nam Bộ.

30 tháng 9 2019

Tham khảo:

Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bàng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hung trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lứa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.

30 tháng 9 2019

Qua câu chuyện Thánh Gióng, hình tượng Thánh Gióng hiện ra thật oai hùng. Thánh Gióng là một người dũng cảm , cường tráng và yêu nước .Với sức mạnh của mình, ông đã đánh bại kẻ thù, mang lại hòa bình cho dân tộc. Chi tiết ..... làm em cảm thấy ấn tượng. Vì .....( chọn chi tiết mà cô giáo bạn cho ghi chứ không mk ghi là cô trừ điểm).( ghi nội dung câu chuyện).Em hứa....