K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 3 2023

* Nghệ thuật lập luận được Nguyễn Trãi thể hiện trong bức thư:

- Quan niệm thời thế:

+ Nguyên tắc của người dùng binh là phải hiểu biết về thời và thế: Thế nào là thời và thế? Thời là khoảng thời gian nhất định. Thế là tổng thể các mối quan hệ tạo thành điều kiện chung có lợi hoặc không có lợi cho một hoạt động nào đó của con người. Người lãnh đạo trong bất kì một lĩnh vực nào đó muốn thành công thì phải hiểu rõ thời và thế.

 

- Sáu cớ bại vong tất yếu, không thể bác bỏ:

 1) Nước lũ mùa hạ chảy tràn, cầu sàn, rào lũy sụp lở, củi cỏ thiếu thốn, ngựa chết

2) Nay các con đường, cửa ải xa xôi hiểm trở đều bị binh lính và voi chiến của ta dồn giữ, nếu có viện binh đến, thì cũng muôn phần tất phải thua; viện binh đã thua, bọn các ông tất bị bắt.

3) Nước ông quân mạnh, ngựa khỏe, nay đều đóng cả ở biên giới phía bắc để phòng bị quân Nguyên, không rỗi mà nhìn đến phương nam được

4) Luôn luôn động binh đao, liên tiếp bày đánh dẹp, dân sống không yên, nhao nhao thất vọng

5) Gian thần chuyên chính, bạo chúa giữ ngôi người cốt nhục hại nhau, chốn cung đình sinh biến.

6) Nay ta dấy nghĩa binh, trên dưới đồng lòng, anh hùng hết sức, quân lính càng luyện, khí giới càng tinh, vừa cày ruộng lại vừa đánh giặc. Còn quân sĩ trong thành thì đều mỏi mệt tự chuốc bại vong.

- Âm mưu và tình thế của đối phương:

+ Âm mưu của giặc: chiếm đánh nước ta

+ Thế của quân Minh ở Trung Quốc: Ngô mạnh không bằng Tần, mà hà khắc lại quá, không đầy một năm tất sẽ theo nhau mà chết, ấy là mệnh trời...; Phía Bắc có giặc Nguyên, trong nước có nội loạn ở Tầm Châu.

+ Thế của quân Minh ở Đông Quan: kế cùng lực kiệt, lính tráng mỏi mệt, trong không lương thảo, ngoài không viện binh,...

- Các nguyên nhân dẫn đến thất bại của chúng: (6 nguyên nhân đã nêu trên)

- Đưa ra giải pháp kết thúc chiến tranh:

+ Một là đầu hàng, hai là mở cửa thành đem quân ra giao chiến với nghĩa quân Lam Sơn. Tuy nhiên, ông vẫn chỉ ra cho chúng thấy rằng đầu hàng là kế sách tốt nhất để đỡ hao binh tổn tướng.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

* Nghệ thuật lập luận được Nguyễn Trãi thể hiện trong bức thư:

- Quan niệm thời thế:

+ Nguyên tắc của người dùng binh là phải hiểu biết về thời và thế: Thế nào là thời và thế? Thời là khoảng thời gian nhất định. Thế là tổng thể các mối quan hệ tạo thành điều kiện chung có lợi hoặc không có lợi cho một hoạt động nào đó của con người. Người lãnh đạo trong bất kì một lĩnh vực nào đó muốn thành công thì phải hiểu rõ thời và thế.

- Sáu cớ bại vong tất yếu, không thể bác bỏ:

1) Nước lũ mùa hạ chảy tràn, cầu sàn, rào lũy sụp lở, củi cỏ thiếu thốn, ngựa chết

2) Nay các con đường, cửa ải xa xôi hiểm trở đều bị binh lính và voi chiến của ta dồn giữ, nếu có viện binh đến, thì cũng muôn phần tất phải thua; viện binh đã thua, bọn các ông tất bị bắt.

3) Nước ông quân mạnh, ngựa khỏe, nay đều đóng cả ở biên giới phía bắc để phòng bị quân Nguyên, không rỗi mà nhìn đến phương nam được

4) Luôn luôn động binh đao, liên tiếp bày đánh dẹp, dân sống không yên, nhao nhao thất vọng

5) Gian thần chuyên chính, bạo chúa giữ ngôi người cốt nhục hại nhau, chốn cung đình sinh biến.

6) Nay ta dấy nghĩa binh, trên dưới đồng lòng, anh hùng hết sức, quân lính càng luyện, khí giới càng tinh, vừa cày ruộng lại vừa đánh giặc. Còn quân sĩ trong thành thì đều mỏi mệt tự chuốc bại vong.

- Âm mưu và tình thế của đối phương:

+ Âm mưu của giặc: chiếm đánh nước ta

+ Thế của quân Minh ở Trung Quốc: Ngô mạnh không bằng Tần, mà hà khắc lại quá, không đầy một năm tất sẽ theo nhau mà chết, ấy là mệnh trời...; Phía Bắc có giặc Nguyên, trong nước có nội loạn ở Tầm Châu.

+ Thế của quân Minh ở Đông Quan: kế cùng lực kiệt, lính tráng mỏi mệt, trong không lương thảo, ngoài không viện binh,...

- Các nguyên nhân dẫn đến thất bại của chúng: (6 nguyên nhân đã nêu trên)

- Đưa ra giải pháp kết thúc chiến tranh: 

+ Một là đầu hàng, hai là mở cửa thành đem quân ra giao chiến với nghĩa quân Lam Sơn. Tuy nhiên, ông vẫn chỉ ra cho chúng thấy rằng đầu hàng là kế sách tốt nhất để đỡ hao binh tổn tướng.

19 tháng 6 2017

a, Giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa

- Tác giả tập trung khắc họa hình tượng nhân vật Lê Lợi- lãnh tụ nghĩa quân: căm giặc nước, đau lòng, quên ăn, suy xét, đắn đo, trằn trọc, đăm đăm, dốc lòng, gắng chí

- Một loại những từ ngữ khắc họa phẩm chất, ý chí của lãnh tụ: căm thù giặc, có hoài bão, có ý chí tiêu diệt kẻ thù cứu nước

- Khó khăn buổi đầu:

    + Thiếu quân, thiếu lương thực, thiếu nhân tài

    + Kẻ thù có lực lượng lớn mạnh, hung bạo, được trang bị đầy đủ

- Sử dụng chiến thuật quân sự:

    + Nhân dân bốn cõi một nhà

    + Tướng và quân sĩ đồng lòng

    + Đồng lòng, đoàn kết, vận dụng mưu kế quân sự tài giỏi, dùng lối đánh bất ngờ, nhanh gọn

→ Hình tượng Lê Lợi, tác giả Nguyễn Trãi khắc họa được ý chí quyết tâm chống ngoại xâm, tinh thần đoàn kết đồng lòng vượt khó của dân tộc

b, Giai đoạn phản công- Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa

- Những trận tiến quân ra Bắc: Trận Tây Kinh, Đông Đô, Ninh Kiều, Tốt Động

- Chiến dịch diệt chi viện: Trận Chi Lăng, Mã Yên, Xương Giang

* Nghệ thuật:

- Sử dụng nhiều động từ mạnh, nhiều hình ảnh phóng đại, lối so sánh với hình tượng thiên nhiên lớn lao

- Hình ảnh quân thù:

- Kết cục bi thảm của những tướng giặc ham sống, sợ chết, hèn nhát: nghe hơi mà mất vía, nín thở cầu thoát thân, tim đập chân run...

→ Hình ảnh quân thù được miêu tả bằng chi tiết cụ thể, kết hợp những ảnh mang tính tượng trưng, phép đối lập

Qua đó nêu bật khí thế hào hùng, thắng lợi vẻ vang, bản chất nhân đạo của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

3 tháng 6 2017
a) Giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn được tác giả tái hiện như thế nào? (Có những khó khăn gian khổ gì? Người anh hùng Lê Lợi tiêu biểu cho cuộc khởi nghĩa có ý chí, quyết tâm như thế nào? Sức mạnh nào giúp quân ta chiến thắng?)
b) Khi tái hiện giai đoạn phản công thắng lợi, bài cáo miêu tả bức tranh toàn cảnh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
- Cho biết những trận đánh nào, mỗi trận có đặc điểm gì nổi bật?
- Phân tích những biện pháp nghệ thuật miêu tả thế chiến thắng của ta và sự thất bại của giặc.
- Phân tích tính chất hùng tráng của đoạn văn được gợi lên từ ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu câu văn.
Phân tích quan điểm của Nguyễn Trãi trong đoạn trích LẠI THƯ TRẢ LỜI PHƯƠNG CHÍNH (Phương Chính gửi thư cho ta, cho nên có thư đáp lại) Phàm mưu việc lớn phải lấy nhân nghĩa làm gốc, nên công to phải dấy nhân nghĩa làm đầu. Chỉ nhân nghĩa có gồm đủ thì công việc mới xong xuôi. Nước mày nhân dịp họ Hồ lỗi đạo, mượn tiếng điếu dân phạt tội, kỳ thực làm việc bạo tàn, lấn...
Đọc tiếp

Phân tích quan điểm của Nguyễn Trãi trong đoạn trích LẠI THƯ TRẢ LỜI PHƯƠNG CHÍNH (Phương Chính gửi thư cho ta, cho nên có thư đáp lại) Phàm mưu việc lớn phải lấy nhân nghĩa làm gốc, nên công to phải dấy nhân nghĩa làm đầu. Chỉ nhân nghĩa có gồm đủ thì công việc mới xong xuôi. Nước mày nhân dịp họ Hồ lỗi đạo, mượn tiếng điếu dân phạt tội, kỳ thực làm việc bạo tàn, lấn cướp đất nước ta, bóc lột nhân dân ta, thuế nặng hình phiền, vơ vét của quý, dân mọn xóm làng không được sống yên. Ngân nghĩa mà lại thế ư? Nay ở nước mày, dân oán thần giận, kế tiếp đại tang, thế mà đã không biết tự xét lỗi mình, lại còn cùng binh độc vũ, cam lòng xâm lược phương xa, khiến cho sĩ tốt phơi thây, nhân dân lầm bụi. Ta e mối lo của họ Quý không phải ở nước Chuyên-du, mà ở trong tiêu tường vậy.

0
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

Hào khí Đông A của quân dân nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.

- Hào khí Đông A (chữ A và chữ Đông trong chữ Hán ghép lại thành chữ Trần) là hào khí của nhà Trần, thể hiện khí thế oai hùng, hào sảng, nhiệt huyết của nhà Trần. Hào khí Đông A là kết tinh lòng yêu nước sâu sắc của những người con thời Trần.

- Ba lần chiến thắng Mông - Nguyên đã thể hiện tinh thần yêu nước tha thiết, lòng căm thù giặc sâu sắc và ý chí chiến đấu mạnh mẽ của quân dân nhà Trần. Sự đoàn kết của quân, dân, cả nước ấy chính là biểu hiện của hào khí Đông A trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

- Nguyễn Trãi đã dâng Bình Ngô sách, cùng Lê Lợi và các tướng lĩnh bàn bạc việc quân, vạch ta đường lối chiến lược của cuộc khởi nghĩa. 

- Giúp Lê Lợi soạn thảo chiếu lệnh, văn thư, đấu tranh ngoại giao với quân Minh

- Viết “Bình Ngô đại cáo”

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
18 tháng 12 2023

- Giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa: những câu văn ngắn, làm nổi bật tình cảnh và số phận đất nước, con người, giọng điệu căm thù giặc, thiết tha tinh thần chiến đấu

- Khi miêu tả chiến thắng của ta và thất bại của giặc: dùng những câu văn dài, diễn tả niềm vui sướng trào dâng, sự hả hê khi đánh bại kẻ thù

7 tháng 5 2023

- Ở phần 2, tác giả nhiều lần vạch rõ sự giả trá, gian dối của quân Minh và cho rằng như thế là trái với "mệnh trời". Một số từ ngữ, câu văn cho thấy điều đó: Trước đây bề ngoài thì giả cách giảng hòa, bên trong ngầm mưu gian trá, cứ đào hào đắp lũy, ngồi đợi viện binh, tâm tích không minh bạch, trong ngoài lại khác nhau, sao có thể khiến tôi tin tưởng mà không nghi ngờ cho được

- Việc nói đến "mệnh trời" lại cần thiết trong bức thư này vì:

+ Thể hiện tư tưởng thiên mệnh của Nho giáo.

+ Nhắc đến “mệnh trời” cho thấy sự tất yếu, thuận tự nhiên của việc quân Minh phải thua trận, đồng thời thuyết phục được Vương Thông ra hàng.

31 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần 2.

- Chú ý đoạn văn tác giả vạch rõ sự giả trá, gian dối của quân Minh và cho rằng như thế là trái với “mệnh trời”.

Lời giải chi tiết:

- Từ ngữ, câu văn cho thấy sự giả trá, gian dối của quân Minh và cho rằng như thế là trái với “mệnh trời”:

     Trước đây bề ngoài thì giả cách giảng hòa, bên trong ngầm mưu gian trá, cứ đào hào đắp lũy, ngồi đợi viện binh, tâm tích không minh bạch, trong ngoài lại khác nhau, sao có thể khiến tôi tin tưởng mà không nghi ngờ cho được. Cổ nhân nói: "Bụng dạ người khác ta lường đoán biết", nghĩa là thế đó. Xưa kia, Tần thôn tính sáu nước, chế ngự bốn phương, mà đức chính không sửa, nên thân mất nước tan. Nay Ngô mạnh không bằng Tần, mà hà khắc lại quá, không đầy mấy năm nối nhau mà chết, ấy là mệnh trời, không phải sức người vậy.

- Việc nói đến “mệnh trời” lại cần thiết trong bức thư này vì:

+ “mệnh trời” là điều không ai được đi ngược.

+ Vương Thông là người có thể thuyết phục, chắc chắn sẽ hiểu rõ tư tưởng thiên mệnh của Nho giáo.

+ Nhắc đến “mệnh trời” cho thấy sự tất yếu, thuận tự nhiên của việc quân Minh phải thua trận, đồng thời thuyết phục được Vương Thông ra hàng.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 11 2023

- Dẫn ra một số từ ngữ, câu văn cho thấy sự trả giá của quân Minh là trái với “mệnh trời”

+ “Xưa kia Tần thôn tính sáu nước, chế ngự bốn phương, mà đức chính không sửa, nên thân mất nước tan. Nay Ngô mạnh không bằng Tần, mà hà khắc lại quá, không đầy mấy năm nối nhau mà chết, ấy là mệnh trời, không phải sức người vậy”, “huống hồ con cháu vua Trần, mệnh trời đã cho, lòng người đã theo, thì Ngô làm sao có thể cướp được!”

- Vì sao nói đến “mệnh trời” lại cần thiết trong bức thư này?

+ Vì triều đình phường Bắc luôn cho mình là “thiên triều”, tướng giặc Minh theo lệnh “thiên tử" thi hành “thiên mệnh” đem quân sang nước ta để giúp “phù Trần diệt Hồ”. Bọn giặc làm gì cũng nhận danh mệnh trời” nhưng thực ra đó là ngôn ngữ xảo trá, lừa bịp để cướp nước ta. Do đó, tác giả đã dùng cách "gây ông đập lưng ông”, vạch rõ sự chính danh và giả danh kèm theo chúng có thực tế khiến đối phương không thể biện bạch được.