K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 9 2018

- Hình ảnh:

+ Quan sứ: Viên quan người Pháp đứng đầu bộ máy cái trị của tỉnh Nam Định được tiếp đón trọng thể.

+ Mụ đầm: vợ quan sứ, ăn mặc diêm dúa, điệu đà.

⇒ Sự phô trương, hình thức, không đúng nghi lễ của một kì thi.

- Nghệ thuật đối: Lọng >< váy, trời >< đất, quan sứ >< mụ đầm → Thái độ mỉa mai, châm biếm hạ nhục bọn quan lại, thực dân.

⇒ Tất cả báo hiệu về một sự sa sút về chất lượng thi cử, bản chất của xã hội thực dân phong kiến.

15 tháng 12 2017

Gia- ve và Giăng Van – giăng có sự đối lập về tính cách, tác giả sử dụng nhiều so sánh, ẩn dụ

* Nhân vật Gia- ve

- Nói những lời cộc lốc, thô bỉ

- Lời nói chưa sự man rợ, điên cuồng như “thú gầm”

- Cặp mắt nhìn như cái móc sắt

- Cái cười ghê tởm, phô ra cả hai hàm răng

→ Phóng đại giúp ta nhìn thấu tỏ nét điển hình của tên ác thú

* Nhân vật Giăng Van- giăng: đẹp đẽ, lí tưởng

- Nhẹ nhàng điềm tĩnh, khi thì thậm hạ giọng

- Như một anh hùng, vị cứu tinh trong mắt Phăng-tin

→ Nhân vật được lãng mạn hóa, trở nên phi thường, hội tụ tình yêu thương

3 tháng 7 2018

- Đối: lọng cắm rợp trời >< váy lê quét đất; quan sứ đến >< mụ đầm ra.

- Tác dụng: tác giả châm biếm mạnh mẽ hình ảnh quan sứ được đón tiếp trọng thể, mụ đầm ăn mặc diêm dúa, điệu đáng. Tất cả đều phô trương hình, hình thức.

Đọc bài thơ và tìm hình ảnh dòng sông gắn hình ảnh người mẹ và phân tích nghệ thuật theo các ý sau: - sử dụng từ ngữ ntn? - Có những hình ảnh nào - Biện pháp tu từ nào - Giọng thơ ntn ? = Nội dung Ngày gió giật từng cơn như muốn thổi sông đi Như muốn dìm mẹ trong nước mắt Tôi sinh ra Sau cái lần mẹ vấp vào mỏm đất Bế tôi quay lưng phía gió mùa Tóc bết bùn ròng ròng ngấn nước...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ và tìm hình ảnh dòng sông gắn hình ảnh người mẹ và phân tích nghệ thuật theo các ý sau: - sử dụng từ ngữ ntn? - Có những hình ảnh nào - Biện pháp tu từ nào - Giọng thơ ntn ? => Nội dung Ngày gió giật từng cơn như muốn thổi sông đi Như muốn dìm mẹ trong nước mắt Tôi sinh ra Sau cái lần mẹ vấp vào mỏm đất Bế tôi quay lưng phía gió mùa Tóc bết bùn ròng ròng ngấn nước Mẹ bước về cánh đồng sau vụ gặt Và đêm ấy rơm thơm hơn mọi giấc mơ... Sông đáy ơi Trở về nơi tôi sinh ra Mỏm đất ấy không còn Nhưng cái đấy cái lần mẹ vấp... Sông Đáy ơi Máu của tổ tiên nằm kết ngọc đáy sông Đêm đêm mẹ ra sông nhặt về những gì không thể mất Sông Đáy ơi Hoa gạo tháng ba thường nhắc chuyện mùa màng Rưng rưng đỏ xuống chiều không khói bếp Sông Đáy hằn lên bao nhiêu nếp nhăn Khi cái rét tràn về thổi rách tuổi thơ tôi Rơm rớm máu từng đêm trong mắt mẹ Sông Đáy ơi Cái mỏm đất đã tan duỗi dài theo sông chảy Rồi đùn lên thành đất của làng quê Sông Đáy ơi Cứ chảy lặng đến hao gầy Rồi êm đềm Qua từng vết tím bầm qua từng khúc sông đau.

1
24 tháng 3 2023

Đoạn thơ trên gắn liền hình ảnh của dòng sông Đáy với hình ảnh người mẹ, những vết thương lòng đau đớn trong quá khứ và tình cảm gia đình. Các ý nghĩa phân tích thuật thuật của bài thơ:

Từ ngữ: Bài thơ sử dụng một ngôn ngữ khá tế nhị, đơn giản, lấy cảm hứng từ đời sống bình dân để miêu tả hình ảnh của dòng sông và người mẹ.

Hình ảnh: Các hình ảnh được sử dụng trong bài thơ bao gồm: gió giật, sông chảy, mẹ trong nước mắt, mỏm đất, khói bụi, cánh đồng, khói thơm, máu tổ tiên, hoa gạo, chiều không khói bếp, vết đắm, sông đau. Trong đó, hình ảnh của sông Đáy được nhắc đến nhiều lần và đóng vai trò chính trong bài thơ, tạo nên một bối cảnh quen thuộc cho con người.

Biện pháp tu từ: Bài thơ sử dụng nhiều biện pháp tu từ như lặp, điệp ngữ, ẩn dụ...Ví dụ như "Sông Đáy râm lên bao nhăn nheo/Khi cái rét tràn về tuổi thơ tôi", "Máu của tổ tiên là kết ngọc đáy sông"...

Giọng thơ: Bài thơ mang nhiều xúc cảm đau thương, chân thành, như đa phần tác phẩm của những nhà thơ miền Trung. Có những chi tiết chân thật về cuộc đời sống vùng quê và con người, tạo nên một bức tranh sinh động, tràn đầy sức sống.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

*Biện pháp đối lập được sử dụng trong truyện:

- Đối lập giữa hai nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục:

+ Viên quản ngục, người đang giữ “phép nước”, lại có tấm lòng say mê và quý trọng người tài, quý trọng cái đẹp. Cai ngục nhưng lại không làm phận sự cai ngục, làm trái mọi quy định, biệt đãi người tử tù.

+ Huấn Cao, người tử tù nhưng lại là một nghệ sĩ tài hoa, một nhân cách cao thượng, vốn căm ghét cường quyền nhưng lại sẵn sàng mềm lòng quý trọng sở thích tao nhã của viên quản ngục.

- Đối lập trong cảnh cho chữ:

+ Cho chữ là một việc làm thanh cao, một sáng tạo nghệ thuật lại được diễn ra nơi ngục tù tối tăm và hôi hám.

+ Người tù đeo gông thì biến thành người nghệ sĩ tự do, sáng tạo phóng bút viết những chữ tài hoa.

+ Thơ lại thì run run bưng chậu mực, viên quản ngục thì khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ.

+ Người tù thì khuyên quản ngục như là cho một lời dạy, còn quản ngục thì vái lạy tù nhân, cung kính nghe lời.

*Tác dụng: làm nổi bật sự đối lập gay gắt giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác lí tưởng và hiện thực, tính cách và hoàn cảnh. Ngoài ra, việc sử dụng biện pháp đối lập còn làm tỏa sáng vẻ đẹp của người nghệ sĩ tài hoa Huấn Cao và sự trong sáng của một tâm hồn nghệ sĩ yêu cái đẹp, thờ phụng cái đẹp và sẵn sàng hi sinh cho cái đẹp của viên quản ngục.

19 tháng 7 2023

THAM KHẢO!

* Biện pháp đối lập được sử dụng trong truyện:

- Đối lập giữa hai nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục:

+ Viên quản ngục, người đang giữ “phép nước”, lại có tấm lòng say mê và quý trọng người tài, quý trọng cái đẹp. Cai ngục nhưng lại không làm phận sự cai ngục, làm trái mọi quy định, biệt đãi người tử tù.

+ Huấn Cao, người tử tù nhưng lại là một nghệ sĩ tài hoa, một nhân cách cao thượng, vốn căm ghét cường quyền nhưng lại sẵn sàng mềm lòng quý trọng sở thích tao nhã của viên quản ngục.

- Đối lập trong cảnh cho chữ:

+ Cho chữ là một việc làm thanh cao, một sáng tạo nghệ thuật lại được diễn ra nơi ngục tù tối tăm và hôi hám.

+ Người tù đeo gông thì biến thành người nghệ sĩ tự do, sáng tạo phóng bút viết những chữ tài hoa.

+ Thơ lại thì run run bưng chậu mực, viên quản ngục thì khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ.

+ Người tù thì khuyên quản ngục như là cho một lời dạy, còn quản ngục thì vái lạy tù nhân, cung kính nghe lời.

* Tác dụng: làm nổi bật sự đối lập gay gắt giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác lí tưởng và hiện thực, tính cách và hoàn cảnh. Ngoài ra, việc sự dụng biện pháp đối lập còn làm tỏa sáng vẻ đẹp của người nghệ sĩ tài hoa Huấn Cao và sự trong sáng của một tâm hồn nghệ sĩ yêu cái đẹp, thờ phụng cái đẹp và sẵn sàng hi sinh cho cái đẹp của viên quản ngục.

Những câu thơ sử dụng điệp từ: 

"Chết ba năm hình còn treo đó

Chết thành sông, vục nước uống mát lòng…

Chết thành hồn, chung một mái, song song."

 

"Yêu nhau, yêu trọn đời gỗ cứng

Yêu nhau, yêu trọn kiếp đến già"

 

"Vừa đi vừa ngoảnh lại

Vừa đi vừa ngoái trông"

Tác dụng: 

- Cho thấy tình cảm sâu đậm giữa chàng trai và cô gái. Trong giờ phút chia ly cả hai đều mang sự quyến luyến không rời. 

- Phần điệp khúc cũng là lời hứa hẹn chàng trai cô gái sẽ giữ chọn tình yêu của mình cho đối phương không bao giờ thay đổi.

- Gây ấn tượng mạnh với người đọc

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Biện pháp nghệ thuật nổi bật trong đoạn trích: điệp cấu trúc “Có khi…”.

- Việc sử dụng liên tiếp cấu trúc đó giúp đoạn trích bộc lộ rõ nét được tâm trạng tương tư, thầm thương, trộm nhớ của Tú Uyên.