K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 11 2017

Đặt bài thơ vào bối cảnh những năm đầu sau Cách mạng Tháng Tám chúng ta sẽ nhận ra ý nghĩa hết sức to lớn của nó.

Nền độc lập dân tộc mà đồng bào ta vừa giành được đang ngàn cân treo sợi tóc. Hai mươi vạn quân Tưởng đã tràn vào miền Bắc. Ở miền Nam, với âm mưu tách Nam Kỳ khỏi Việt Nam, thực dân Pháp đã thành lập nhà nước Nam Kỳ tự trị do địa chủ Nguyễn Văn Thinh đứng đầu.

Để chống lại âm mưu của kẻ thù, ngày 6-3-1946, Hồ Chủ tịch đã ký Hiệp định sơ bộ, đồng ý cho Pháp đưa quân viễn chinh ra miền Bắc. Với quyết định táo bạo này, chúng ta đã đuổi được quân Tưởng ra khỏi bờ cõi.

Cùng thời gian ấy, với tư cách làm thượng khách, Bác cũng chuẩn bị sang Pháp để đấu tranh ngoại giao bảo vệ nước Việt Nam mới khai sinh. Trước lúc lên đường, Người đã họp báo và khẳng định: "Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi". Khi đến Pháp, Bác lại đanh thép tuyên bố: "Nam Bộ là miếng đất của Việt Nam. Đó là thịt của thịt chúng tôi, máu của máu chúng tôi. Sự đòi hỏi đó dựa trên những nguyên nhân về chủng tộc, lịch sử và văn hóa. Trước khi Corse trở nên đất Pháp thì Nam Bộ đã là đất Việt Nam rồi".

Những lời tuyên bố cháy bỏng của Hồ Chủ tịch đã thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước trong trái tim mỗi người dân đất Việt.

Từ chiến khu Đ (Tây Ninh), Huỳnh Văn Nghệ đã sáng tác bài thơ bất hủ này. Mở đầu bài thơ là câu lục ngôn:

"Ai về Bắc ta đi với"

Câu thơ ngắt nhịp 3/3, có giọng điệu rắn rỏi, thể hiện sự lựa chọn dứt khoát của đồng bào Nam Bộ là hướng về Bắc. Hướng về cội nguồn dân tộc chứ nhất định không theo Pháp, dù chúng có giở thủ đoạn nào đi chăng nữa. Bởi với người Việt Nam, dù sống ở đâu cũng đều là con cháu Lạc Hồng.

Phát tích từ vùng đất tổ Hùng Vương, người Việt từ đời này qua đời khác đã bền bỉ Nam tiến để mở cõi biên thùy. Trong sâu thẳm tâm hồn những người tiên phong ấy, hình ảnh "đế đô muôn đời" (Lý Công Uẩn) luôn là khoảng trời chứa chan niềm nhung nhớ:

"Từ độ mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long"

Trong suốt bài thơ, từ "nhớ" được lặp lại năm lần. Và nó đặc biệt xúc động khi kết hợp với từ "thương" để thành: "nhớ thương", "thương nhớ". Thủ pháp nghệ thuật này đã tạo nên những đợt sóng tình cảm càng lúc càng dâng lên mãnh liệt trong tâm hồn bạn đọc.

Ở khổ thơ thứ ba có một kết cấu khá đặc biệt. Câu thứ nhất nhớ về Bắc: "Vẫn nghe tiếng hát thời quan họ", câu thứ hai hướng về Nam: "Xen nhịp từng câu vọng cổ buồn", câu thứ ba lại nhớ về Bắc: "Vẫn nhớ, vẫn thương mùa vải đỏ", câu cuối cùng lại hướng về Nam: "Mỗi lần phảng phất hương sầu riêng".

Lối kết cấu xen kẽ hai hình như vậy tạo nên sự gắn bó keo sơn, không thể chia lìa giữa hai miền Nam - Bắc. Ba từ "vẫn nghe", "vẫn nhớ", "vẫn thương" là lời khẳng định tấm lòng thủy chung son sắt của đồng bào Nam Bộ với "non nước rồng tiên" của mình.

Ở phần kết tác phẩm, Huỳnh Văn Nghệ thể hiện đầy cảm động niềm tự hào của người dân Nam Bộ về "sứ mạng ngàn thu" gìn giữ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc, trong khi luôn canh cánh bên lòng niềm hoài hương khắc khoải:

"Kinh đô nhớ lại xa muôn dặm
Muốn trở về quê mơ cảnh tiên"

"Kinh đô" đó là Thăng Long ngàn năm yêu dấu, là nơi hội tụ của hồn thiêng dân tộc, là niềm tự hào của mọi người dân trên đất nước Việt Nam này. Nhớ kinh đô là nhớ quê hương, là sự thể hiện sâu sắc nỗi lòng với Tổ quốc của người dân Nam Bộ.

Dòng cuối, tác giả ghi "Chiến khu Đ, 1946". Không gian và thời gian ấy thật có ý nghĩa. Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác: "Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ", nhân dân Nam Bộ đã lập chiến khu, anh dũng đứng lên chiến đấu chống lại âm mưu xâm lược của kẻ thù để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc.

Có thể nói, đây là bài thơ mở đầu cho dòng thơ viết về khát vọng thống nhất non sông từ những ngày đầu chống Pháp năm 1946 đến ngày thắng Mỹ xâm lược năm 1975 của lịch sử văn học nước nhà.

15 tháng 11 2017

thank you bạn nhìu nha

Câu 1: trong bài thơ "nhớ rừng" xuất hiện bức tranh trữ tình thật đẹp. Hãy chỉ ra và nêu cảm nhận.Câu 2: Chỉ ra và phân tích cái hay của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:".Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,Thủa tung hoành, hống hách những ngày xưa.Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,Với khi thét khúc trường ca dữ dộiTa bước chân...
Đọc tiếp

Câu 1: trong bài thơ "nhớ rừng" xuất hiện bức tranh trữ tình thật đẹp. Hãy chỉ ra và nêu cảm nhận.

Câu 2: Chỉ ra và phân tích cái hay của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:

".Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,
Thủa tung hoành, hống hách những ngày xưa.
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
Với khi thét khúc trường ca dữ dội
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm-thầm, lá gai, cỏ sắc.
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc
Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
Ta biết ta chúa tể muôn của loài
Giữa chốn thảo hoa, không tên không tuổi. "

Câu 3: cảm nhận về đoạn thơ sau (Quê hương-Tế Hanh):

"Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Mảnh thuyền to như mảnh hồn làng
Rướn thân trằng bao la thâu góp gió. "

Câu 4: Chỉ ra nét đặc sắc và nghệ thuật trong đoạn thơ (Quê hương-Tế Hanh):

Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
Nhờ ơn trời , biển lặng cá đầy ghe
Những con cá tươi non thân bạc trắng
Dân chài lưới làng da ngăm rám nắng
Khắp thân người nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mõi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

0
Đọc đoạn văn sau và nhận xét về bố cục của đoạn văn? Dòng sông ấy thực sự là chiếc nôi ấm, mềm sản sinh những câu hò, điệu lý vang vọng trong không gian và thời gian, để nuôi dưỡng một tình yêu lịch sử và thiên nhiên sâu thẳm, ru vỗ, an ủi con người.Tưởng nhớ nàng công chúa nhà Trần đã vì nghĩa lớn dấn thân, câu hò trên dòng sông vút cao, lan xa, truyền đi trên sóng nước:...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và nhận xét về bố cục của đoạn văn?

Dòng sông ấy thực sự là chiếc nôi ấm, mềm sản sinh những câu hò, điệu lý vang vọng trong không gian và thời gian, để nuôi dưỡng một tình yêu lịch sử và thiên nhiên sâu thẳm, ru vỗ, an ủi con người.Tưởng nhớ nàng công chúa nhà Trần đã vì nghĩa lớn dấn thân, câu hò trên dòng sông vút cao, lan xa, truyền đi trên sóng nước: “Nước non ngàn dặm ra đi… Mượn màu son phấn, đền nợ Ô - Ly…”. Ngậm ngùi trước thất bại của vị vua yêu nước và các nghĩa sĩ, giọng mái nhì trên dòng sông ai oán: “Chiều chiều… trước bến Văn Lâu/Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm, ai thương, ai cảm, ai đợi, ai trông, thuyền ai thấp thoáng bên sông...?”. Tất cả, tất cả thường hằng, rì rào như tiếng sóng nhẹ vỗ về bờ cỏ, như tiếng chuông chiều man mác, ngân nga truyền lan trên mặt sông, như tiếng gió reo trong ngàn thông đôi bờ, trải thời gian, đã kết tụ, thăng hoa thành Nhã nhạc cung đình, trở thành giá trị văn hóa phi vật thể, đóng góp vào đời sống nhân loại.

A. Bố cục rõ ràng, mạch lạc

B. Không phân định được được mở, thân , kết của đoạn văn

C. Chưa có bố cục rõ ràng

D. Các ý lộn xộn

1
11 tháng 4 2019

Chọn đáp án: A

19 tháng 3 2022

đấy là một tình yêu , một niềm tự hào, lòng thủy chung , sự gắn bó sâu sắc của tác giả đối với quê hương không gì sánh nổi.

27 tháng 9 2017

Đáp án

Mở bài

Giới thiệu về nỗi nhớ, tình yêu quê hương tha thiết của tác giả Tế Hanh. Từ đó nêu lên tình yêu quê hương của bản thân em. (1 điểm)

Dẫn dắt được vấn đề nghị luận: Tình yêu quê hương đất nước của thế hệ trẻ

Thân bài

Giải thích khái niệm tình yêu quê hương đất nước (0,5 điểm)

- Là tình yêu của chúng ta với quê hương, không ngừng nỗ lực để xây dựng và phát triển đất nước. Đó là tình cảm gần gũi nhưng cũng là tình cảm thiêng liêng, cao đẹp của người

- Tình cảm thương nhớ quê hương của tác giả Tế Hanh (0,5 điểm)

    + Nỗi nhớ quê hương luôn thường trực trong lòng tác giả

    + Nhà thơ tái hiện lại bức tranh quê hương tươi đẹp, sống động về vùng quê ven biển miền Trung

- Tình yêu quê hương của mình gắn liền với tình yêu gia đình, tình yêu bạn bè, người thân… những điều bình dị gắn với cuộc sống thường nhật (1 điểm)

- Nêu biểu hiện cụ thể của tình yêu quê hương

- Nêu trách nhiệm bản thân

Tình yêu của thế hệ trẻ ngày nay được thể hiện:

- Không ngừng học tập, trau dồi kiến thức, kĩ năng trở thành người làm chủ đất nước, tương lai

- Xây dựng ý thức về độc lập dân tộc

KB: Khẳng định tình yêu quê hương đất nước là tình cảm đẹp, nâng đỡ con người (1 điểm)

Trình bày rõ ràng, khoa học, bố cục mạch lạc, biết cách vận dụng thao tác lập luận (0,5 điểm)

31 tháng 3 2021

Viết bài giúp mình được không ạ??

AI HỈU KO,RIÊNG MIK THÌ KO HỈU AI YÊU THÌ GỬI CHO NY NHA TUI BÀY R ĐÓ  Anh gặp em cảm ứng một tình yêu.Hai ánh mắt giao thoa và nhiễm xạ.Anh bối rối lao vào trường điện lực.Tìm quang hình chinh phục trái tim em.Khi đêm về cường độ nhớ thâu đêm.Trong giấc mơ hình em là ảo ảnh.Anh vẫn bước đi trên con đường quỹ đạo.Hai cuộc đời giao điểm ở nơi đâu.Giữa dòng đời ta mãi lệch pha nhau.Âm...
Đọc tiếp

AI HỈU KO,RIÊNG MIK THÌ KO HỈU AI YÊU THÌ GỬI CHO NY NHA TUI BÀY R ĐÓ  

Anh gặp em cảm ứng một tình yêu.
Hai ánh mắt giao thoa và nhiễm xạ.
Anh bối rối lao vào trường điện lực.
Tìm quang hình chinh phục trái tim em.
Khi đêm về cường độ nhớ thâu đêm.
Trong giấc mơ hình em là ảo ảnh.
Anh vẫn bước đi trên con đường quỹ đạo.
Hai cuộc đời giao điểm ở nơi đâu.
Giữa dòng đời ta mãi lệch pha nhau.
Âm sắc nhớ sóng là trong yên tĩnh.
Anh thoảng thốt bồi hồi theo quán tính.
Ngưỡng âm tình dội lại những yêu thương.
Giải phương trình mà nhưng mãi đơn phương.
Miền nỗi nhớ dạt dào vân sáng tối.
Điểm tựa bên em biết bao giờ có nổi.
Dang dở hoài một định luật tình yêu.
Lực cản môi trường vô dạt tiêu điều.
Anh trôi nổi giữa dòng đời bão tố.
Vẽ hình em với muôn màu quanh phố.
Hạnh phúc xa vời hội tụ ở hư vô.
Đợi chờ em tự cảm thấy vui mừng.
Để hai nhịp trái tim cùng cộng hưởng.
Điện trở lớn thì phương trình không dao động.
Em mãi là nguồn sáng của đời anh.

6
21 tháng 11 2018

đùa tui FA

21 tháng 11 2018

mấy bà FA đừng đọc

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:Tôi hôm nay sống trong lòng miền Bắc Sờ lên ngực nghe trái tim thầm nhắcHai tiếng thiêng liêng, hai tiếng “miền Nam”Tôi nhớ không nguôi ánh nắng màu vàngTôi quên sao được sắc trời xanh biếcTôi nhớ cả những người không quen biếtCó những trưa tôi đứng dưới hàng câyBỗng nghe dâng cả một nỗi tràn đầy Hình ảnh con sông quê mát rượiLai láng chảy, lòng tôi như suối tưới.Quê...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Tôi hôm nay sống trong lòng miền Bắc

 

Sờ lên ngực nghe trái tim thầm nhắc

Hai tiếng thiêng liêng, hai tiếng “miền Nam”

Tôi nhớ không nguôi ánh nắng màu vàng

Tôi quên sao được sắc trời xanh biếc

Tôi nhớ cả những người không quen biết

Có những trưa tôi đứng dưới hàng cây

Bỗng nghe dâng cả một nỗi tràn đầy

 

Hình ảnh con sông quê mát rượi

Lai láng chảy, lòng tôi như suối tưới.

Quê hương ơi! Lòng tôi cũng như sông

Tình Bắc Nam chung chảy một dòng

Không ghềnh thác nào ngăn cản được

Tôi sẽ lại nơi tôi hằng mơ ước

 

Tôi sẽ về sông nước của quê hương

Tôi sẽ về sông nước của tình thương

( Trích bài thơ Nhớ con sông quê hương của Tế Hanh

Tư liệu Ngữ văn NXB GDVN ).

 

 

 

Câu 1: ( 0,5 điểm) Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.

 

Câu 2 : ( 1 điểm) Nêu nội dung của đoạn thơ.

 

Câu 3 : ( 0,5 điểm) Xác định thán từ trong câu thơ “ Quê hương ơi! Lòng tôi cũng như sông” .

 

Câu 4: ( 1 đ) Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ.

0
Thời gian một đi không trở lại. Những ngày vô tư những suy nghĩ thơ dại đã chìm đắm trong quá khứ. Dĩ vãng hiển nhiên mang tên một thời con trẻ đã đi xa mãi mãi. Còn lại đây , cái tôi trong cuộc sống dần dà là những bon chen, ích kỉ .Tôi lại ngồi đây- giữa phố phường nhộn nhịp cùng cái gió lạnh giá khi trời Đông. Thực là đã quá Đông , cơ hồ như cảm giá tê buốt ấy bây giờ vẫn...
Đọc tiếp

Thời gian một đi không trở lại. Những ngày vô tư những suy nghĩ thơ dại đã chìm đắm trong quá khứ. Dĩ vãng hiển nhiên mang tên một thời con trẻ đã đi xa mãi mãi. Còn lại đây , cái tôi trong cuộc sống dần dà là những bon chen, ích kỉ .Tôi lại ngồi đây- giữa phố phường nhộn nhịp cùng cái gió lạnh giá khi trời Đông. Thực là đã quá Đông , cơ hồ như cảm giá tê buốt ấy bây giờ vẫn còn vẩn hiện. Lắng nghe những dòng âm thanh huyên náo của đường phố, lắng nghe nhịp thở từng tiếng chim, tiếng lá sào sạc xô bồ bên hè phố muộn. Cạnh bên tôi là đầy dẫy những âu lo, suy nghĩ về cuộc sống. Vật lộn với quãng đời đầy dẫy nhữn gian nan, thử thách. Tôi đứng giữa thành phố của tôi, đừng giữa đất trời linh thiêng mà tôi từng có. Từ sân thượng hướng ra, cảnh phố phường nhộn nhịp làm sao. Tôi thấy xa xa kia những ánh đèn mờ ảo muôn sắc màu, thấy những cột điện cao và dòng xe lạ mắt. Quê hương đã thay đổi. Thời gian đã quá nhanh mà tôi không hề hay biết. Những cảnh nhà cao ốc vượt lên hàng dàn, cảnh những kiến trúc cổ đại , những nhà máy , công ty vượt lên đến cả chục tầng. Bắc Giang quê tôi- đnag đổi mới . Một chút cafe với sữa đặc nóng hổi trên tay, tôi lạng lẽ nhấm ngụm. Cafe đậm đà nhưng tình yêu quê hương, mịn trong dòng máu nóng. Tôi thấy có gì đó bỗng khiến trái tim loạn nhịp, hơi thở lồng ngực vội gấp gáp. Có điều gì đó lạ lẫm mà thân quen.Quê tôi đã đi lên và phát triển, tự hào truyền thống hiếu học Bắc Giang. Quê hương tôi đích thực những nhân tài. Vẻ vang và hào hùng lịch sử.Ngửa mặt lên bầu trời đen kìn kịt kia, những ngôi sao xa đnag lấp lánh, sáng lung linh . Ngôi sao xanh- những trái tim đồng mình với cuộc sống.Trăng khuya trăng đã tòn vành vạch. Tôi lặng lẽ mỉm cười trong sự mãn nguyện và nhanh tay gõ gấp gáp những dòng chứ khô khộc trên chiếc lat top. Tạm biệt nhé! Bắc Giang của tôi!!!

 

2
22 tháng 12 2016

bn viết hay quá nhưng tớ chẳng hỉu bn viết j

22 tháng 12 2016

ừm. tâm sự thôi bạn

 

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
3 tháng 4 2019

a. PTBĐ chính: So sánh. (qua từ "là"). Tác giả thông qua phép so sánh này đã đưa ra hàng loạt định nghĩa về quê hương.

b.Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu (5), (6) là:

- Phép so sánh: Quê hương là dáng mẹ. => Qua đó ta thấy được sự gần gũi, ấm áp, thân thuộc của quê hương.

- Phép ẩn dụ: Áo nâu nón lá liêu xiêu đi về (Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật). Dáng mẹ liêu xiêu cho thấy bóng hình quê hương còn nhiều khó khăn nhưng tần tảo và nghị lực. Chỉ qua một hình ảnh này thôi đã khái quát, xây dựng được hình tượng quê hương lớn lao mà gần gũi.

c. Hai câu thơ cuối không chỉ khẳng định lại một lần nữa sự thân thuộc của quê hương, quê hương là nguồn cội. Mà qua đó tác giả còn nhằm gửi gắm thông điệp "nhớ về" -> phải luôn biết ơn và gắn bó với quê hương.