K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 10 2017

Gợi ý:

- Nguyễn Du đã rất tài tình khi tách hai từ Lễ hội ra làm đôi để gợi tả hai hoạt động diễn ra cùng một lúc: Lễ tảo mộ, Hội đạp thanh.
- Không khí lễ hội được gợi tả từ một hệ thống từ ngữ giàu sắc thái biểu cảm:
+ Đoạn thơ sử dụng nhiều tính từ (nô nức, gần xa, ngổn ngang) làm rõ hơn tâm trạng người đi hội.
+ Nhiều danh từ ghép (yến anh, tài tử, giai nhân, chị em, ngựa xe, áo quần) gợi tả sự đông vui tấp nập.
+ Và nhiều động từ (sắm sửa, dập dìu) gợi được sự rộn ràng của ngày hội.
- Thông qua buổi du xuân của chị em Thuý Kiều, tác giả khắc học hình ảnh một truyền thống văn hoá lễ hội xa xưa. Cụm từ “nô nức yến anh” là một ẩn dụ gợi lên hình ảnh từng đoàn nam thanh, nữ tú nô nức đi chơi xuân như những đàn chim én, chim oanh bay ríu rít. Trong lễ hội mùa xuân náo nhiệt nổi bật nghững nam thanh nữ tú, những “tài tử giai nhân” tay trong tay dạo chơi, niềm vui lễ hội như bao trùm cả nhân gian. Những so sánh rất giản dị “ngựa xe như nước, áo quần như nêm” gợi tả sự đông vui.
- “Lễ là tảo mộ” - lễ thăm viếng, sửa sang, quét tước phần mộ người thân; đốt vàng vó, sắc tiền giá để tưởng nhớ những người đã khuất. “Hội là đạp thanh” – vui chơi chốn đồng quê, đạp lên những thảm cỏ xanh, là một cuộc sống hiện tại và có thể tìm đến những sợi ta hồng của mai sau. “Lễ” là hồi ức và tưởng niệm quá khứ theo truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “hội” là khát khao và hoài vọng nhìn về phía trước của cuộc đời. Lễ và hội trong tiết Thanh minh là một sự giao hoà độc đáo. Chứng tỏ nhà thơ rất yêu quý, trân trọng vẻ đẹp và giá trị truyền thống văn hoá dân tộc.

22 tháng 12 2019

Gợi ý

Cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh

- Lễ tảo mộ: ngày tựu trung đến viếng, dọn dẹp, sửa sang và thắp hương phần mộ của người thân.

- Hội đạp thanh.

- Sử dụng những từ ngữ gợi tả:

+ Gần xa, nô nức (tính từ): tâm trạng náo nức.

+ Yến anh, tài từ, giai nhân, chị em (danh từ): gợi sự đông vui náo nhiệt.

+ Sắm sửa, dập dìu (động từ): không khí rộn ràng, nhộn nhịp.

⇒ Không khí cảnh lễ hội rộn ràng, náo nức, cùng những nghi thức trang nghiêm khi viếng mộ.



Từ mượn tiếng Hán: Thanh minh, tiết, lễ, tảo mộ, đạp thanh

29 tháng 10 2023

tự đi mà làm

29 tháng 10 2023

Ai bắt em giải

27 tháng 1 2021

Bai 1 

“Giấy đỏ” là giấy dùng để viết chữ của ông đồ. Thứ giấy ấy rất mỏng manh, chỉ một chút ẩm ướt giấy cũng có thể phai màu. "Giấy đỏ buồn không thắm”, “không thắm” bởi đã lâu ngày không được dùng đến nên phôi pha, úa tàn theo năm tháng. Mực cũng vậy: "mực đọng trong nghiên sầu”. Đó là thứ mực tàu đen thẫm, dùng để viết chữ lên “giấy đỏ”. Khi viết, phải mài mực rồi dùng bút lông họa lên những nét chữ “Như phượng múa rồng bay”. Nhưng nay “Mực đọng trong nghiên” có nghĩa là mực đã mài từ lâu, đã sẵn sàng cho bàn tay tài hoa của ông đồ thực hiện phép màu nhưng đành đợi chờ trong vô vọng. Các từ “buồn”, “sầu” như thổi hồn vào sự vật. Nhờ phép nhân hóa này, nỗi sầu tủi về thân phận của ông đồ như đã thâm sâu vào từng sự vật, nó bao trùm không gian và đè nặng mỗi tấm lòng. 

Bai 2

Hình ảnh “lá vàng” gợi đến sự tàn phai, rơi rụng. Nhưng đầu xuân sao lại có “lá vàng”? "Lá vàng rơi trên giấy”, giấy ấy chính là “Giấy đỏ buồn không thắm”. Hình ảnh “lá vàng” gợi đến thân phận ông đồ trong bài thơ. Ông đã bị xã hội bỏ rơi, ông đã gắng níu kéo cuộc đời thầm lặng bẽ bàng ngồi bên lề phố “đông người qua” nhưng so với thời đại mới đang sục sôi, bon chen thì ông chỉ là chiếc lá úa tàn đang rụng rơi cay đắng. Nỗi buồn ấy âm thầm và tê tái, nó khiến cơn mưa xuân vốn chứa đựng sức sống bền bỉ, dai dẳng cũng trở thành đìu hiu, xót xa:

“Ngoài giời mưa bụi bay”. “Giời” chứ không phải là “trời”. Đó là cách gọi của dân gian, của những “người muôn năm cũ", trong đó có ông đồ. Câu thơ gợi cái ngước nhìn buồn thẳm của ông trước làn mưa bụi nhạt nhòa. Dẫu chỉ là mưa bụi, mưa bay nhưng nó cũng đủ sức xóa mờ đi dấu vết của cả một lớp người. Âu cũng bởi lớp người ấy quá mong manh, bé nhỏ!

Đọc đoạn văn, trả lời câu hỏi:Và gần đây nhất, ví dụ như tấm gương lái xe Nguyễn Ngọc Mạnh đã mưu trí, dũng cảm cứu cháu bé 3 tuổi rơi từ tầng 12 tại chung cư 60B Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội trong ngày 28 tháng 2 năm 2021. Trước sự nguy hiểm sắp xảy ra với cháu bé, Mạnh không nghĩ đến sự an toàn cho bản thân, mà đã chọn cách hành động cứu bằng được...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn, trả lời câu hỏi:

Và gần đây nhất, ví dụ như tấm gương lái xe Nguyễn Ngọc Mạnh đã mưu trí, dũng cảm cứu cháu bé 3 tuổi rơi từ tầng 12 tại chung cư 60B Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội trong ngày 28 tháng 2 năm 2021. Trước sự nguy hiểm sắp xảy ra với cháu bé, Mạnh không nghĩ đến sự an toàn cho bản thân, mà đã chọn cách hành động cứu bằng được cháu bé, dù mình có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng. Sự việc đã cho chúng ta cảm nhận rất rõ: Dù chỉ là một người lao động bình thường, nhưng Nguyễn Ngọc Mạnh có một cách sống đầy nhân văn, một trái tim nhân hậu, một tâm hồn và một nhân cách thật cao đẹp.

Câu 1: Qua đoạn trích, theo em, tác giả muốn nhắn nhủ điều gì?

Câu 2: Qua câu chuyện về "người hùng" Nguyễn Ngọc Mạnh, hãy viết đoạn văn nghị luận ( khoảng 2/3 trang giấy thi ) trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng người tốt, việc tốt trong cuộc sống hiện nay.

1
18 tháng 5 2023

Câu 1: Tác giả muốn nhắn nhủ rằng hành động dũng cảm và nhân văn của Nguyễn Ngọc Mạnh là một ví dụ điển hình cho tấm gương của người tốt trong xã hội. 

 

 

Câu 2: Trong cuộc sống hiện nay, chúng ta thường nghe nói đến những hành động tốt, những người tốt, nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng có cơ hội được chứng kiến hoặc trở thành một người tốt. Tuy nhiên, câu chuyện về Nguyễn Ngọc Mạnh đã cho thấy rằng người tốt vẫn tồn tại và luôn có những hành động tốt để làm. Điều quan trọng là chúng ta cần nhận ra giá trị của những hành động đó và cố gắng học tập, lan tỏa những giá trị đó cho xã hội.

Người tốt không phải là những người hoàn hảo, nhưng họ luôn cố gắng làm điều tốt và đem lại lợi ích cho cộng đồng. Họ không chỉ nghĩ đến bản thân mình mà còn đặt lợi ích của người khác lên hàng đầu. Họ có trái tim nhân hậu, tâm hồn cao đẹp và luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác trong hoàn cảnh khó khăn.

Vì vậy, chúng ta cần học tập và lan tỏa những giá trị của người tốt, đồng thời cũng cần trân trọng và động viên những người đã làm điều tốt để họ tiếp tục lan tỏa giá trị đó cho xã hội. Chỉ khi mỗi người trong xã hội đều có ý thức và trách nhiệm của mình, thì xã hội mới phát triển và tiến bộ được

7 tháng 10 2021

Tham khảo:

Từ tình cảm cụ thể là tình bà cháu đến tình cảm to lớn như lòng yêu xóm làng, yêu Tổ quốc đều được thể hiện bằng ngôn ngữ giản dị, mộc mạc như lời ăn, tiếng nói hàng ngày. Điệp từ “vì” lặp lại bốn lần nhằm nhấn mạnh mục đích chiến đấu của người chiến sĩ. Những lí do anh đưa ra rất giản dị, tự nhiên: vì tiếng gà, vì bà, vì xóm làng, vì Tổ quốc. Tình cảm ấy bắt nguồn từ tình cảm chân thực, giản dị, tình cảm gia đình với những kỉ niệm mộc mạc, đáng yêu. Điều đó giúp vun đắp và là động lực giúp anh thêm sức mạnh vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù. Tình yêu quê hương, Tổ quốc khiến người chiến sĩ trẻ thổn thức tấm lòng, rời bỏ quê nhà ra chiến đấu ở chiến trường gian nan, khốc liệt. Sau đó, tác giả nêu lên hai lí đó nữa làvì bà và vì tiếng gà cục tác. Ở dòng thứ tư, tác giả viết: “bà ơi!”. Cụm từ vang lên đầu câu thơ như một tiếng nấc nghẹn ngào, ngân dài trong nỗi nhớ bà, nhớ quênhà. Điều đó cho thấy người cháu rất yêu thương và kính trọng bà, chấp nhận hi sinh, gian khổ để bảo vệ bình yên cho bà và cũng để giữ mãi những kỉ niệm tuổi thơ về tiếng gà cục tác. Bình thường, khi nhắc về tiếng gà, không ai nhắc đến từ“cục tác”. Nhưng trong đoạn trích này lại có điều khác biệt. Có lẽ tác giả muốn nhấn mạnh rằng chính tiếng gà mới là lời nhắc nhở, gợi nhớ kí ức, thôi thúc người chiến sĩ bảo vệ đất nước, quê hương thanh bình. Khổ cuối là lời tâm sự chân thành của người chiến sĩ trẻ trên đường ra tiền tuyến gửi về người bà kính yêu nơi hậu phương. Qua đó ta cũng có thể lí giải tại sao tác giả lại đặt tên nhan đề của tác phẩm là “tiếng gà trưa”

Câu 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:“Khi con tu hú gọi bầyLúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dầnVườn râm dậy tiếng ve ngânBắp rây vàng hạt đầy sân nắng đàoTrời xanh càng rộng càng caoĐôi con diều sáo lộn nhào từng không...”(Khi con tu hú – Tố Hữu)a. Cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ. Hoàn cảnh ấy có tác động như thế nào đến cảm xúc của nhà thơ?b. Ở câu thơ thứ...
Đọc tiếp

Câu 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

“Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...”

(Khi con tu hú – Tố Hữu)

a. Cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ. Hoàn cảnh ấy có tác động như thế nào đến cảm xúc của nhà thơ?

b. Ở câu thơ thứ hai, nếu viết là “Lúa chiêm đã chín, trái cây ngọt rồi” thì giá trị biểu cảm của câu thơ có bị ảnh hưởng không? Vì sao?

c. Chỉ ra âm thanh mở đầu và kết thúc bài thơ. Âm thanh ấy đã khơi gợi trong lòng nhân vật trữ tình những cảm xúc gì?

d. Viết đoạn văn quy nạp (khoảng 12 câu) trình bày cảm nhận của em về bức tranh ngày hè trong tâm tưởng nhà thơ được gợi ra trong đoạn thơ trên. Đoạn văn có sử dụng một câu hỏi tu từ (gạch chân, chú thích rõ).

0
Câu 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:“Khi con tu hú gọi bầyLúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dầnVườn râm dậy tiếng ve ngânBắp rây vàng hạt đầy sân nắng đàoTrời xanh càng rộng càng caoĐôi con diều sáo lộn nhào từng không...”(Khi con tu hú – Tố Hữu)a. Cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ. Hoàn cảnh ấy có tác động như thế nào đến cảm xúc của nhà thơ?b. Ở câu thơ thứ...
Đọc tiếp

Câu 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

“Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...”

(Khi con tu hú – Tố Hữu)

a. Cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ. Hoàn cảnh ấy có tác động như thế nào đến cảm xúc của nhà thơ?

b. Ở câu thơ thứ hai, nếu viết là “Lúa chiêm đã chín, trái cây ngọt rồi” thì giá trị biểu cảm của câu thơ có bị ảnh hưởng không? Vì sao?

c. Chỉ ra âm thanh mở đầu và kết thúc bài thơ. Âm thanh ấy đã khơi gợi trong lòng nhân vật trữ tình những cảm xúc gì?

d. Viết đoạn văn quy nạp (khoảng 12 câu) trình bày cảm nhận của em về bức tranh ngày hè trong tâm tưởng nhà thơ được gợi ra trong đoạn thơ trên. Đoạn văn có sử dụng một câu hỏi tu từ (gạch chân, chú thích rõ).

0
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
28 tháng 2 2018

1. Bài thơ thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Bài thơ có 4 câu, mỗi câu 7 chữ.

2. Nội dung bài thơ: Bác thông báo về chiến thắng Xuân Mậu thân năm 1986 và cổ vũ tinh thần nhân dân cả nước cùng cố gắng hơn nữa để đánh đuổi ngoại xâm.

3. Câu cầu khiến: Tiến lên!

Câu khiến nhằm khích lệ tinh thần, như một lời hô vang kêu gọi nhân dân cả nước cùng góp sức chống giặc ngoại xâm.

4. Em tự viết nha.