K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 3 2016

Xuân Diệu là nhà thơ lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam ; nhà thơ lớn của dân tộc. Thơ Xuân Diệu là khúc hát nồng nàn, tha thiết về tình đời, tình người được thể hiện qua những cách tân nghệ thuật nhiều mới lạ. Cuộc sống trong thơ Xuân Diệu thật phong phú tuyệt diệu, Đó không phải là một thiên đường trên mặt đất, một vũ trụ đầy sung sướng, rất đáng sống (hỡi xuân hồng …). Đúng như nhà nghiên cứu văn học Vũ Ngọc Phan viết: “Với nguồn cảm hứng mới: yêu đương và tuổi xuân, dù lúc vui hay lúc buồn, Xuân Diệu cũng ru thanh niên bằng giọng yêu đời thấm thía”. Và có lẽ bài “Vội Vàng” bộc lộ đầy đủ nhất nhận định trên về thơ Xuân Diệu.

 

Bài “Vội Vàng” có hình ảnh cả một thiên đường trên mặt đất: Xuân Diệu phát hiện và khẳng định dứt khoát mùa xuân và mọi cảnh đẹp quanh ta là cả một thế giới thần tiên.Bốn câu đầu: Hình ảnh cái tôi lãng mạn bộc lộ rất độc đáo:

“Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi”.

“Tắt nắng” để cho màu không nhạt phai, “buộc gió” để cho hương còn ở lại mãi với hoa; cũng có nghĩa thi sĩ muốn lưu giữ thời gian để cho tuổi trẻ mãi mãi còn xanh; mùa xuân mãi mãi bên ta.Đó là tiếng nói của cái tôi đầy kiêu hãnh với khát vọng mãnh liệt lạ lùng, cho thấy tầm vóc của con người muốn vươn lên để có thể ngang tầm với tạo hóa. Thiên đường – mùa xuân ấy mang bao nhiêu vẻ đẹp: Sức sống của vạn vật đều rộn ràng tươi thắm, nảy nở rất trẻ trung: những ngày tháng tuyệt vời nhất của đôi lứa trong tuần tháng mật đầu tiên; trên nền tươi xanh của đồng nội bao la trổ lên những bông hoa tươi thắm; những cành non tơ của mùa xuân với những chiếc lá tươi xanh, xao động nhẹ nhàng trong gió xuân; và khắp không gian từ loài vật đến con người tất cả đều đắm say trong khúc tình si đôi lứa … thật tuyệt vời là buổi sáng mùa xuân, mặt trời lên đem đến nguồn sáng trong lành giống như người thiếu nữ tỉnh giấc nồng, bừng mở cặp mắt thần tiên … những cái chớp mắt đã phát hiện ra muôn vạn ánh hào quang; vì thế cả mùa xuân giống như một thiên đường tươi non tràn ngập sức hấp dẫn:

“Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”

Theo Xuân Diệu, cứ mỗi ngày xuân mới đến là bắt đầu một đoạn đời vui với bao nhiêu tốt lành sung sướng:

“Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa”

Qua hình ảnh thiên đường ấy Xuân Diệu muốn nói gì? Sao người ta cứ đi tìm bồng lai ở tận đâu đâu, cứ đi tìm cõi cực lạc ở mãi chốn xa xăm nào, trong khi nó ở ngay cuộc sống quanh ta đây, ngay trong giờ phút hiện tại này. Vậy còn chờ gì nữa, hãy yếu mến, hãy gắn bó và sống hết mình với cuộc sống thần tiên ấy. Nhà thơ láy nhiều lần hai chữ “này đây” để tô đậm thái độ trầm trồ, hào hứng trước cái đẹp dồi dào, không kể xiết của vẻ đẹp mùa xuân; qua đó mà nhấn mạnh: Con người cần phải đón nhận ngay, hưởng thụ ngay những vẻ đẹp tươi thắm đó. Thật ra thế giới tươi đẹp này, vườn xuân mơn mởm này đâu phải bây giờ mới có. Nhưng có mà mắt ta không nhìn thấy, thực chất tâm hồn ta không biết quan tâm và rung động, thì có cũng như không. Thi sĩ không tạo ra được thế giới mới, nhưng có cặp mắt mới “cặp mắt xanh non, cặp mắt biếc rờn” … ngơ ngác và đầy vui sướng, Xuân Diệu lần đầu tiên như đã trông thấy sự sống kì diệu của mùa xuân; và nhà thơ nhất thiết phải nói cho hết thảy mọi người đều biết, đều quan tâm, hưởng thụ mùa xuân như mình. Vậy là bằng hình tượng nghệ thuật, nghệ sĩ có thể đua tài với tạo hóa toàn năng, khi sáng tạo ra những hình tượng nghệ thuật phong phú, đầy mĩ cảm. Ở chốn thiên đường ấy, đẹp nhất, đáng yêu nhất là con người trần thế trong tuổi trẻ và tình yêu.Thơ xưa lấy vẻ đẹp thiên nhiên làm chuẩn mực cho mọi vẻ đẹp của con người ( khuôn trăng, nét ngài,…). Xuân Diệu đưa ra một tiêu chuẩn khác, ngược lại với quan điểm truyền thống. Theo thi sĩ con người hồng hào mơn mởn giữa tuổi yêu đương là đẹp nhất. Đó mới là chuẩn mực cho mọi vẻ đẹp trên thế gian này. Đây là ý nghĩa nhân bản độc đáo của mĩ học Xuân Diệu. Nó đã giúp nhà thơ sáng tạo nên những hình ảnh mới mẻ, tràn đầy sức sống của tuổi trẻ và tình yêu. Bài “Vội Vàng” có 2 hình ảnh đặc sắc: Đó là nàng công chúa tỉnh giấc lúc bình minh:

“Và này đây ánh sáng chớp hàng mi”

Bài thơ còn có một hình ảnh độc đáo, đáng gọi là một sáng tạo tuyệt vời”:

“Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”,

Một hình ảnh táo bạo rất Xuân Diệu, một vẻ đẹp rất con người, rất trần thế. Nhưng cũng thật tuyệt mĩ,chỉ có tạo hóa toàn năng mói có thể làm nên được!

Hoài Thanh khi xem Xuân Diệu là “nhà thơ mới nhất” trong phong trào thơ mới, đã rất tinh khi chỉ ra đặc điểm mĩ học mới mẻ của Xuân Diệu “với Thế Lữ, thi nhân ta còn nuôi giấc mộng lên tiên, một giấc mộng rất xưa. Xuân Diệu đốt cảnh bồng lai xua ai nấy về hạ giới” (Thi nhân Việt Nam ).

Triết lí sống vội vàng thể hiện một quan điểm nhân sinh mới mẻ của Xuân Diệu. Sống vội vàng nghĩa là sống cao độ, tận hưởng cao độ mỗi giấy phút của tuổi xuân.

Vì sao phải vội vàng? Xuân Diệu đã biện luận, đã lí sự theo một cách rất riêng.

Từ xa xưa, văn chương đã than thở về sự ngắn ngủi của kiếp người ( đời người như bóng câu qua của sổ; ba vạn sáu ngàn ngày lfa mấy … ). Nhưng hồi ấy, con người nói chung vẫn ung dung bình tĩnh, vì cá nhân chưa tách khỏi cộng đồng, con người còn gắn làm một với vũ trụ. Cho nên người chết chưa hẳn là hư vô, trái lại vẫn có thể cùng cộng đồng và trời đất tuần hoàn ( trong dân gian, có quan niệm về sự đầu thai kiếp khác; đoạn “trao duyên” trong truyện Kiều có sự hình dung của Kiều khi chết đi, hồn nàng sẽ hiện về trong gió, đến bên người yêu, “Hồn còn mang nặng lời thề – Nát thân bồ liễu đền ngì trúc mai – Dạ đài cách mặt khuất lời – Rưởi xin chén nước cho người thác oan” … ). Niềm tin ấy còn đâu nữa ở thế hệ các nhà thơ mới thức tỉnh toàn diện và sâu sắc về ý thức cá nhân. Ý thức ấy là gì? Đó là cái khát vọng của con người muốn thoát ra khỏi những lễ nghi, tập tục phong kiến, muốn được sống một cuộc sống tinh thần phong phú và sâu sắc ( Hoài Thanh gọi đó là cái khát vọng được “thành thực”, khát vọng được là chính mình). Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong phong trào thơ mới; cho nên ý thức cá nhân rất cao. Nó trỗi dậy sừng sững:

“Ta là Một, là Riêng, là thứ Nhất

Không có chi bè bạn nổi cùng ta”

và chói lọi:

“Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối

Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm”

Cho nên, ở bài “Vội Vàng” nổi bật lên triết lí sống mới mẻ và tích cực: sống “Vội Vàng” .

Thi sĩ ý thức rất rõ về sự trôi chảy của thời gian, cái thời gian một đi không bao giờ trở lại:

“Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già”

Mà đời thì hữu hạn, thậm chí rất ngắn ngủi trước thời gian vô cùng và vũ trụ vô biên:

“Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại

Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi”.

Cho nên Xuân Diệu quyết không để “chờ nắng hạ mới hoài xuân” vì vậy thi sĩ “bâng khuâng tiếc cả đất trời”. Để bênh vực thêm cho “luận thuyết” của mình , nhà thơ còn viện dẫn:

“Con gió xinh thì thào trong lá biếc

Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi

Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi

Phải chẳng sợ độ phai tàn sắp sửa?”

Gió đùa trong lá không phải là những âm thanh tươi vui của thiên nhiên, của mùa xuân, mà là lời “thì thào” về nỗi hờn giận, buồn thương. Gió phải chia tay với cây lá mà bay đi; chim chóc trên cây đang ca hát rộn ràng chào xuân bỗng ngừng bặt, chẳng phải có sự đe dọa nguy hiểm nào, mà chỉ vì chúng buồn tiếc cho mùa xuân sắp trôi qua. Thế là chẳng riêng gì Xuân Diệu mà cả vạn vật trong thiên nhiên cũng thức nhận về cái quy luật nghiệt ngã, cái một đi không bao giờ trở lại của thời gian:

“Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi

Khắp sông núi vẫn than thần tiễn biệt”.

Vậy Xuân Diệu đưa ra một quyết định hợp lí cho mình và muốn cho tất cả mọi người “Không chờ nắng hạ mới hoài xuân”.

Vội vàng là điều tất yếu nhưng phải vội vàng theo cách nào? Không thụ động chấp nhận cái phai tàn của sự sống mùa xuân, Xuân Diệu chọn một giải pháp độc đáo đón xuân, hưởng hạnh phúc mùa xuân thật khẩn trương và ngay lập tức (Vội Vàng). Thật ra không phải thi sĩ không đắn đo khi nghĩ tới một giải pháp cố níu giữ thời gian lại ( Tôi muốn tắt nắng đi – Cho màu đừng nhạt mất – Tôi muốn buộc gió lại – Cho hương đừng bay đi ). Nhưng thi sĩ và cả mọi người đều biết ngay là không thể được. Vậy chỉ còn một cách:

“Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn;

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và cây, và cỏ rạng

Cho chuếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng

Cho no nê thanh sắc của thời tươi

– Hỡi xuân hồng! Ta muốn cắn vào ngươi”.

“Ta” là tiếng nói của cái tôi đầy kiêu hãnh, tự chủ. Một câu thơ chỉ có ba chữ “Ta muốn ôm” với giọng thơ rắn chắc thể hiện một ý chí dứt khoát. “Ôm” xem chừng còn lỏng lẻo quá. Tất cả vè đẹp của đời rồi sẽ trôi đi, cho dù con người có dang tay mà ôm chặt lấy. Vì thế, “riết” cho thêm chặt: “Ta muốn riết mây đưa và gió lượn”. “Riết” dù chặt đến mấy, vẫn chỉ là bên ngoài, nên phải chuyển hóa vào bên trong, phải say trong tâm hồn: “Ta muốn say cánh bướm với tình yêu”. “Say” đến thế nào đi chăng nữa thì đối tượng mà ta say vẫn chỉ là một khách thể, nên càng đòi hỏi cao hơn, tức là phải thu hút, phải thâu tóm đối tượng về phía mình: “Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều”. “Hôn nhiều” chẳng qua chỉ là một phương tiện, một cách nói về sự thu hút cho đến tận cùng, cho hết mọi vẻ đẹp “mây đưa và gió lượn, cánh bướm với tình yêu”, non nước, trời mây,… chẳng qua chỉ là những hình ảnh mang tính biểu trưng cho những vẻ đẹp của sự sống mơn mởn giữa cuộc đời. Xuân Diệu thể hiện một thái độ tận hưởng đến mức cuồng nhiệt, đến mức tối đa: “Cho chuếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng – Cho no nê thanh sắc của thời tươi;”. “Chuếnh choáng”, “no nê”, “đã đầy” là những tính từ chỉ mức độ hưởng thụ. Những vật trừu tượng giờ đây cũng hóa thành vật chất cụ thể đến mức có thể “đã đầy”, “no nê”. Cần nhớ, với Xuân Diệu, tất cả mọi vẻ đẹp đều chỉ gắn với “thời tươi”, tức là thời của tuổi xanh đương độ, mơn mởn non tơ, tràn đầy sức sống. Thế mà vẫn chưa hả lòng hả dạ, thi sĩ còn một đòi hỏi quyết liệt hơn: “Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi”. “Xuân hồng” là một hình ảnh đa nghĩa nói về mùa xuân đương độ của đất trời với hoa lá non tơ, cũng là tuổi xuân đương độ của mỗi con người, đồng thời có thể là một hình ảnh cụ thể, một dáng xuân tươi trẻ nào đó. “Cắn” tưởng như thô thiển nhưng đầy chất thơ. “Cắn” chẳng qua là sự hưởng thụ cả vật chất lẫn tinh thần – sự hưởng thụ trọn vẹn và sâu sắc. Với tuổi trẻ đừng chỉ soi ngắm mình trong gương mà phải biến tất cả những vẻ đẹp trên đời thành vật chất để mà hưởng thụ. Ngoài ra, “cắn vào ngươi” đặt trong hệ thống của mạch thơ toàn bài, của hành động liên tiếp, của nhân vật trữ tình (ôm, riết, say, thâu) còn là biểu hiện của tâm trạng hoảng hốt trước vẻ đẹp đang trôi đi. Vì thế, phải “cắn” để mà giữ lấy! Trong tình yêu lứa đôi, người ta thường đi tìm sự hòa đồng đến tuyệt đích, đến vô biên giữa hai cá thể. Cho nên “cắn vào ngươi” là đòi hỏi được hóa thân trong tình yêu. Đây là một cách dùng từ hết sức táo bạo và đầy sáng tạo của Xuân Diệu. Phải dùng từ như thế mới nói hết được khát vọng sống mạnh mẽ đến ham hố, đến cuồng nhiệt của con người.

“Vội Vàng” là sự thể hiện cái nhìn về thời gian và sự sống của Xuân Diệu. Bài thơ có thể coi là bức tranh nhân sinh mới, tiến bộ của Xuân Diệu. “Vội Vàng” vì thế cũng là một lời khuyên với mỗi người đọc, nhất là tuổi trẻ, phải làm cho tuổi xuân của mình trở nên có ý nghĩa, đừng để cho nó trôi đi trong sự hoài phí. Tuổi xanh rồi sẽ qua đi (Tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại) nhưng nếu chỉ biết vội vàng tận hưởng mà chẳng biết làm gì để có sự tận hưởng đó, làm gì để góp cái có ích cho đời thì lại là một thái độ sống tiêu cực., lối ống ích kỉ, cá nhân chủ nghĩa. Mà Xuân Diệu thì “cả cuộc đời luôn luôn học tập, rèn luyện và lao động sáng tạo vừa là một quyết tâm khắc khổ, một lẽ sống, một niềm say mê lớn”.

Về nghệ thuật: Bài “Vội Vàng” có được sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc dồi dào ( thiên đường mùa xuân trên mặt đất, lòng yêu đời ham sống của nhà thơ ) và mạch triết luận sâu sắc ( đẹp nhất không phải cõi tiên mà là cõi trần trong tuổi trẻ và mùa xuân; thời gian qua mau, tuổi trẻ ngắn ngủi vì thế phải “vội vàng” tận hưởng – phải “cắn” vào “xuân hồng” … ).Thể hiện hai chủ đề lòng yêu đời, yêu cuộc sống và một quan niệm sống mới mẻ, Xuân Diệu đã chọn được những hình thức mới lạ cho thơ. Thể thơ tự do ( bốn chữ, tám chữ có khi một câu ba chữ ) thích hợp với mạch cảm xúc và triết luận của bài. Giọng thơ nhiệt thành hào hứng càng nổi bật lòng ham sống của thi nhân. Đặc biệt là những sáng tạo của hình ảnh ( câu 5 đến câu 10, câu 25 đến câu 28 ) khiến cho lời thơ tràn đầy sự sống và cảm xúc. Có những ý thơ rất lạ lùng ( 4 câu đầu ) và những hình ảnh rất Xuân Diệu ( Và này đây ánh sáng chớp hàng mi/ Tháng giêng ngon như một cặp môi gần/ Hỡi xuân hồng! Ta muốn cắn vào ngươi ) càng làm nổi bật cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

28 tháng 3 2016

cái này sao k giống phân tích nghệ thuật lắm vậy b :(

27 tháng 4 2016

Xuân Diệu là nhà thơ lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam ; nhà thơ lớn của dân tộc. Thơ Xuân Diệu là khúc hát nồng nàn, tha thiết về tình đời, tình người được thể hiện qua những cách tân nghệ thuật nhiều mới lạ. Cuộc sống trong thơ Xuân Diệu thật phong phú tuyệt diệu, Đó không phải là một thiên đường trên mặt đất, một vũ trụ đầy sung sướng, rất đáng sống (hỡi xuân hồng …). Đúng như nhà nghiên cứu văn học Vũ Ngọc Phan viết: “Với nguồn cảm hứng mới: yêu đương và tuổi xuân, dù lúc vui hay lúc buồn, Xuân Diệu cũng ru thanh niên bằng giọng yêu đời thấm thía”. Và có lẽ bài “Vội Vàng” bộc lộ đầy đủ nhất nhận định trên về thơ Xuân Diệu.

25 tháng 4 2016

Nghệ thuật:Nhân hoá.                           Tác dụng:Làm cho thế giới loài vật cây cối trở nên gần gũi với con người , biểu thị những suy nghĩ tình cảm của con người.

15 tháng 4 2016

MỞ BÀI

Rút trong tập Thơ thơ  tập thơ đầu của Xuân Diệu, xuất bản năm 1938.

Tuổi trẻ rất đẹp, rất đáng yêu. Một đời người chỉ có một lần tuổi trẻ. Phải biết quý trọng và sống hết mình với tuồi trẻ và thời gian.

PHÂN TÍCH

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân

-   Thiên nhiên rất đẹp, đầy hương sắc của hoa đồng nội xanh rì, của lá cành tơ phơ phất, tuần tháng mật cùa ong bướm, khúc tình si cùa yến anh. và này đây ánh sáng chớp của hàng mi. Chữ này đây được nhắc lại năm lần để diễn tả sự sống ngồn ngộn phơi bày, thiên nhiên hữu tình xinh đẹp thật đáng yêu. Vi lẽ đó nên phải vội vàng tắt nắng đi và buộc gió lại. Trong cái phi lí có sự đáng yêu của một tâm hồn lãng mạn.

-   Tuổi trẻ rất đẹp, rất đáng yêu. Bình minh là khoảnh khắc tươi đẹp nhất cùa một ngày, đó là lúc Thần Vui hàng gõ cửa. Tháng giêng là tháng khởi đầu cùa mùa xuân, ngon như một cặp môi gần. Một chữ ngon chuyên đổi cảm giác thần tình, một cách so sánh vừa lạ vừa táo bạo. Chiếc môi ấy chác là của giai nhân, của trinh nữ. Đây là câu thơ hay nhất mới nhất cho thấy màu sắc cảm giác và tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt của thi sĩ Xuân Diệu.

Chắc là Xuân Diệu viết bài thơ này trước năm 1938, lúc ông trên dưới 20 tuổi - cái tuổi thanh xuân bừng sáng, nhưng thi sĩ đã vội vàng một nửa - cách nói rất thơ – chẳng cần đến tuổi trung niên (nắng hạ) mới luyến tiếc tuổi hoa niên. Dấu chấm giữa dòng thơ, rất mới, thơ cổ không hề có. Như một tuyên ngôn về vội vàng:

 

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần

Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa.

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

Vội vàng vì thiên nhiên quá đẹp, vì cuộc sống quá yêu, vì tuổi trẻ quá thơ mộng. Đang tuổi hoài niên mà đã “vội vàng một nửa” ... Cảm thức của thi sĩ về thời gian, về mùa xuân, về tuổi trẻ rất hồn nhiên, mới mẻ.

  1. Mau đi thôi mùa chưa ngả chiều hôm

-   Quan niệm về thời gian có nhiều cách nói. Thời gian là vàng ngọc. Bóng ngả lưng ta. Thời gian vun vút thoi đưa, như bóng câu (tuấn mã) vút qua cửa sổ, như nước chảy qua cầu. Thời gian một đi không trở lại. Xuân Diệu cũng có một cách nói rất riêng của nhà thơ: tương phẩn đối lập để chỉ ra một đời người chỉ có một tuổi xuân; tuổi trẻ một đi không trở lại.

Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già.

Mà xuân hết, nghĩa lù tôi cũng mất

Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật Không cho dài thời trẻ của nhân gian Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại...

Giọng thơ sôi nổi như nước tự mạch nguồn tuôn ra. Một hệ thống tương phản đối lập: tới - qua, non - già, hết - mất, rộng - chật, tuần hoàn - bất phục hoàn, vô hạn - hữu hạn - đế khẳng định một chân lí - triết lí: tuổi xuân một đi không trở lại. Phải quý tuổi xuân.

-   Cách nhìn nhận về thời gian cũng rất tinh tế, độc đáo, nhạy cảm. Trong hiện tại đã bắt đầu có quá khứ và tương lai; cái đang có lại đang mất dần đi...

Và mối tương giao mầu nhiệm của cảnh vật, của tạo vật hình  như  mang theo nỗi buồn chia phôi hoậc tiễn biệt, hờn vì xa cách, sợ vì phai tàn sắp sửa. Cám xúc lãng mạn dào dạt trong cái vị đời. Nói cảnh vật thiên nhiên mà là để nói về con người, nói về nhịp sống khẩn trương, vội vàng của tạo vật. Với Xuân Diệu, hầu như cuộc sống nơi vườn trầu đều ít nhiều mang bi kịch về thời gian.

Mùi tháng năm đểu rớm vị chia phôi

Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt.

Cũng là gió, là chim... nhưng gió thì thào vì hờn. chim bỗng ngừng hót. ngừng rao vì sợ! Câu hỏi tu từ xuất hiện cũng là để là nổi bật nghịch lí giữa mùa xuân - tuổi trẻ và thời gian:

Con gió xinh thì thào trong lá biếc

Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?

Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi

Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?

Thi sĩ bỗng thốt lên lời than. Tiếc nuối. Lo lắng. Chợt tỉnh mùa chưa ngã chiểu hôm, nghĩa là vẫn còn trẻ trung, chưa già. Lên đường! Phải vội vàng, phải hối hả. Câu cảm thán với cách ngắt nhịp biến hóa làm nổi bật nỗi lòng vừa lo lắng băn khoăn, vừa luống cuống tiếc rẻ, bâng khuâng:

Chẳng bao giờ / ôi / Chẳng bao giờ nữa...

Mau đi thôi / mùa chưa ngả chiều hôm...

 

Xưa kia, Nguyễn Trãi viết trong chùm Thơ tiểc cảnh :

Xuân xanh chưa dễ hai phen lại

Thấy cảnh càng thêm tiếc thiếu niên.

'(Bài số 3)

Tiếc xuân cầm đuốc mảng chơi đêm.

(Bái số 7)

Những vần thơ của Nguyễn Trãi giúp ta cảm  nhận sắc điệu trữ tình trong Vội vàng về màu thời gian, về sắc thời gian và tuổi trẻ. Thật yêu đời. Thật ham sống.

  1. Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào người!

-   Mở đầu bài thơ là cái tôi hăm hở: Tôi muốn tắt nắng đi. Kết thúc bài thơ là ta, là mọi tuổi trẻ. Một sự hòa nhập và đồng điệu trong dòng chảy thời gian: Sống mãnh liệt, sống hết mình. Sống nồng nàn say mê. Nghệ thuật trùng điệp trong diễn tả. Ngôn từ đậm màu sắc cảm giác, xúc giác, rạo rực: ta muốn ôm, ta muốn riết, ta muốn say, ta muốn thâu.

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu man mởn

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

 Và non nước, và cây, và cỏ rạng.

Sống cũng là để yêu, yêu hết mình. Thơ hay vì màu sắc lãng mạn. Vì giọng thơ sôi nổi. Nghệ thuật vắt dòng với ba từ và xuất hiện trong một dòng thơ làm nổi bật cám xúc: say mê vồ vập cảnh đẹp, tình đẹp nơi vườn trần. Tất cả mùi thơ, ánh sáng, thanh sắc, xuân hồng... đều là khao khát cúa thi nhân:

Cho chếch choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng

Cho no nê thanh sắc của thời tươi

Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!

III. KẾT LUẬN

Sống vội váng không có nghĩa là sông gấp, ích kỉ trong hưởng thụ. Vội vàng thể hiện một tâm hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt. Biết quý trọng thời gian, biết quý trọng tuổi trẻ, biết sống cũng là đế yêu; tình yêu lứa đôi, tình yêu tạo vật. Tình cảm ấy đã thế hiện một quan niệm nhân sinh mới mẻ, cấp tiến. Bảy thập kỉ sau còn làm cho không ít người ngỡ ngàng! Xuân Diệu đã sống vội vàng như vậy. 50 tác phẩm, hơn 400 bài thơ tình, ông đã làm giàu đẹp cho nền thi ca Việt Nam hiện đại.

Bài thơ Vội vàng cho thấy một cảm quan nghệ thuật rất đẹp, rất nhân ván, một giọng thơ sôi nổi, dâng trào và lôi cuốn, hấp dẫn. Có chất xúc giác trong thơ. Cách dùng từ rất bạo, cách cấu trúc câu thơ, đoạn thơ rất tài hoa. Vội vàng tiêu biểu nhất cho Thơ mới, thơ lãng mạn 1932-1941.

 

15 tháng 4 2016

1.Mở bài: Trong phần mở đề, cần khẳng định Huy Cận (1919-2005) là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của phong trào “Thơ Mới” (1932-1945), bài thơ Tràng giang trong tập Lửa thiêng là một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của Huy Cận. Bài thơ mang vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại.

2.Thân bài: Phân tích bài thơ để làm rõ vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại 
a)Trước hết, nhan đề bài thơ Tràng giang gợi lên không khí những bài thơ cổ: một dòng sông dài rộng, những khoảng cách xa xôi, những chia li cách trở (chàng ở đầu sông Tương, thiếp ở cuối sông Tương. . .). Tràng giang còn gợi tên con sông Trường giang, nơi Thôi Hiệu viết Hoàng Hạc lâu, Liù Bạch viết Hoàng Hạc lâu, tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng. . . 
+ Huy Cận có thể viết Trường giang nhưng phải viết Tràng giang vì vần “ang” liên tiếp hai lần nghe buồn và mênh mang hơn.

+ Trước khi vào phần chính, Huy Cận còn viết một câu “đề từ”:

Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài

Không chỉ có trời rộng và sông dài của thơ cổ, Huy Cận còn đưa vào đó nổi bâng khuâng của thời đại : trời rộng nhớ sông dài.

+ Thật ra thì con sông trong bài thơ Huy Cận không phải là Trường Giang của Trung Quốc trong thơ xưa, mà chính là con sông Hồng của Việt Nam. Bên dòng sông ấy, nơi một bến đò có tên là bến Chèm, Huy Cận đã cảm xúc mà viết nên bài Tràng giang của mình.

b)Phân tích bài thơ qua từng khổ thơ để làm rõ vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại. Bốn khổ thơ như bốn bức tranh cổ, nhưng ẩn chứa trong đó nỗi cô đơn của con người hiện đại.

Bức tranh thứ nhất: 
- Những hình ảnh cổ điển: một dòng tràng giang phẳng lặng, một con thuyền lặng lẽ trôi, một cành củi khô nhỏ bé.

- Cảm giác buồn của con người hiện đại:

+ Sóng gợn tràng giang nhưng lại buồn điệp điệp (điệp từ điệp điệp – từ cái hữu hình của sóng trên tràng giang mà nhận ra cái vô hình là nỗi buồn của con người).

+ Thuyền và nước bên nhau nhưng giữa thuyền và nước là sự xa cách hững hờ. Thuyền và nước theo hai chiều đối nghịch (về – lại), nổi lên giữa cuộc chia li là sầu trăm ngả. 
+ Cành củi bé nhỏ giữa tràng giang mênh mông, nhà thơ còn cố tình làm rõ: củi – một cành – khô. Đã thế, như có điều vô lí: một cành củi – lạc mấy dòng. Cành củi ở đây không chỉ là cành củi mà còn là cảm nhận về thận phận bé nhỏ của con người.

Bức tranh thứ hai: 
- Bức tranh phía bên kia tràng giang với những nét đơn sơ: mấy cồn đất nhỏ thưa thớt, những làn gió nhẹ thổi qua.

- Bức tranh vẫn tiếp tục gợi lên nỗi buồn và cô đơn, bởi vì những cồn đất chỉ là lơ thơ cồn nhỏ, gió chỉ là gió đìu hiu. Câu thơ gợi một hình ảnh trong Chinh phụ ngâm : 

Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò 

- Một chút âm thanh mơ hồ: từ đâu gợi cảm giác mơ hồ, âm thanh lại rất nhỏ: làng xa – vãn chợ chiều.

- Cảm nhận về nỗi buồn không chỉ trong không gian mà cả trong thời gian. Đây là cảm nhận chỉ con người thời hiện đại mới có. Thời gian ngả sang chiều, giữa tràng giang và bầu trời càng cách xa, theo hai chiều đối nghịch: nắng xuống – trời lên. Khoảng xa cách càng trở nên đặc biệt với cái nhìn của nhà thơ: trời lên sâu chót vót. Trời không chỉ trên đầu mà còn là trời soi bóng xuống trường giang, vũ trụ mở ra vô tận.

- Thân phận bé nhỏ và cô đơn của con người càng thấm thía trong sự so sánh: sông dài, trời rộng – bến cô liêu. Sông dài trời rộng là không gian ba chiều, bến cô liêu là cái bến Chèm, nơi nhà thơ đang ngồi, như cũng chính là thân phận con người.

Bức tranh thứ ba: 
- Những hình ảnh quen thuộc: những cánh bèo mặt nước, những bãi bờ với những cây cỏ tiếp nối bên tràng giang đến tận chân trời.

- Hình ảnh của thân phận con người: bèo dạt về đâu (lạc loài, trôi nổi). Cảm giác cô đơn khiến nhà thơ muốn tìm đến một sự gần gũi, một sự kết nối, rồi để thấm thía một sự đơn độc trọn vẹn. Hai từ “không” trong hai câu thơ như hai cái lắc đầu buồn bã. Chỉ có con người đơn độc giữa không gian vô tình, vô cảm.

Bức tranh thứ tư khép lại bộ tranh cổ: - Một không gian quen thuộc, đúng là hình ảnh trong một bức tranh cổ : một rặng núi xa, những đám mây bạc từ mặt đất chầm chậm dâng cao.

- Giữa bầu trời có một cánh chim nhỏ nghiêng xuống, tạo nên một bức tranh lạ. Đây không còn là bức tranh cổ: chỉ có một cánh chim đơn độc, không phải một đàn chim vẫn bay trong những bức tranh chiều quen thuộc. Đặc biệt cảm giác của nhà thơ: chim nghiêng cánh nhỏ – bóng chiều sa. Bóng chiều như đổ sập xuống theo cánh chim nhỏ.

- Không nhìn vào không gian nữa, nhà thơ nhìn vào chính tâm hồn mình. Nhà thơ gọi tâm hồn mình là lòng quê, gợi nhớ đến “hồn quê”â của Thúy Kiều nơi đất khách :
Hồn quê theo ngọn mây Tần xa xa 

Nhà thơ còn cảm nhận lòng quê dợn dợn. Dùng điệp từ dợn dợn để nói về sóng trên tràng giang mà nói về tâm trạng của chính mình : một cảm giác ngất ngây choáng váng.

- Cuối cùng đọng lại từ tràng giang là: nhớ nhà. Nói không khói hoàng hôn, nhà thơ muốn nhắc đến hai câu kết trong bài thơ Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu:

Quê hương khuất bóng hoàng hôn 
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai 
(Bản dịch của Tản Đà) 

Nhắc đến nỗi nhớ nhà của nhà thơ xưa, ý Huy Cận muốn nhấn mạnh : so với nhà thơ xưa, Huy Cận bây giờ nhớ nhà hơn nhiều, Huy Cận buồn hơn nhiều, cô đơn hơn nhiều.

3. Phần kết luận, ý cần làm rõ: 
- Tràng giang của Huy Cận đẹp vì những hình ảnh, những từ ngữ đẹp như thơ cổ, cho người đọc thưởng thức những bức tranh quen thuộc của phong cảnh sông nước quê hương.

- Tràng giang của Huy Cận thực sự là một bài thơ của thơ hiện đại, mang cảm nhận về nỗi buồn và nỗi cô đơn của con người hiện đại, nhất là con người trong khoảng những năm ba mươi của thế kỉ trước.
 

25 tháng 4 2016

Câu văn sử dụng nghệ thuật nhân hóa.tác dụng chắc để câu văn sinh động, biểu cảm hơn :vvundefined

26 tháng 4 2016

Tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật là:

+ Nhân hóa: trùm , âu yếm

+ Liệt kê: làng, bản, xóm, thôn

Phân tích :

đoạn trích trên được trích trong văn bản " Cây tre Việt Nam" của tác giả Thép Mới. Qua văn bản này ta có thể thấy được cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật rất hay của tác giả, đặc biệt nó được thể hiện qua câu thơ:"Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn"Dù chỉ là một câu văn nhưng nó đã tái hiện lại hình ảnh cây tre rất thân thiết gần gũi với mỗi chúng ta. Tác giả đã nhấn mạnh việc cây tre rất thân thiết với chúng ta bằng cách sử dụng biện pháp liệt kê. Qua câu văn ta thấy tác giả là một người rất yêu thiên nhiên, con người Việt Nam. Cảm ơn nhà văn Thép Mới đã cho em hiểu hơn về cây tre và con người Việt Nam.

25 tháng 4 2016

sao ai cũng hỏi câu này hết vậy??

25 tháng 4 2016

Mai kt 15p câu đó!!!

31 tháng 1 2016

Âm vang của thời đại Đông A với những chiến công lẫy lừng trong lịch sử chống ngoại xâm, ba lần đánh bại Nguyên - Mông đã in dấu trên nhiều trang viết của các nhà thơ đương thời. Phạm Ngũ Lão - danh tướng nhà Trần "đánh đâu thắng đó" cũng ghi lại những xúc cảm của mình qua Thuật Hoài - tác phẩm thể hiện rất đẹp hình ảnh và khí thế của người trai thời đại, cũng là tư thế của dân tộc trong những ngày hào hùng ấy.

 

Hoành sóc giang sơn cáp kỷ thu

Tam quân tỳ hổ khí thôn ngưu

Nam nhi vị liễu công danh trái

Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu

 

Bài thơ chữ Hán, vẻn vẹn 28 chữ đã có một dung lượng thông điệp thẩm mỹ lớn, thể hiện khí phách nhà thơ - dũng tướng. Thi ngôn chí là nội dung tư tưởng của đề tào Thuật hoài, Vịnh hoài, cảm hoài... Nhưng sẽ không thể có cái ung dung hào sảng nếu tách bài thơ ra khỏi không khí thời đại bừng bừng "sát Thát". . Bài thơ không tách rời khỏi quỹ đạo tư tưởng Nho giáo trong mẫu hình người anh hùng cá nhân phong kiến nhưng trước hết nó là nỗi lòng của người "một thời tuy đã nên tướng giỏi - chí khí anh hùng vẫn khát khao". Giấc mộng lập công dương danh luôn là điều ám ảnh những kẻ sĩ, đại trượng phu thời phong kiến, đi liền với các tước phong công, hầu, khanh, tướng. Nhưng trong bài thơ này, con người đã được phác bằng những câu thơ có sức khái quát cao độ tinh thần dân tộc tự cường.

 

Hoành sóc giang sơn cáp kỷ thu

 

Câu khai đề của bài thơ đã tạo một tư thế rất đẹp của con người. Bản dịch vung giáo, múa giáo đều không ổn vì lập tức nó sẽ phá vỡ đi đối trọng con người - không gian. Một bên là giang sơn - sông núi quê hương rộng lớn; một bên là con người hoành sóc - cầm ngang ngọn giáo trấn giữ non sông. Thế "hoành" của ngọn giáo khiến tầm vóc con người như vươn lên ngang tầm sông núi. Hình ảnh người lính vệ quốc toát lên vẻ bình thản hiên ngang. Không những thế, trong mối tương quan con người - thời gian còn làm nổi bật ấn tượng về sự bền bỉ , uy dũng của người trai thời đại. Bởi lẽ con người không chỉ đứng đó trong thoáng chốc mà đã trải qua "mấy thu" rồi. Câu thơ xác lập một tư thế con người lồng lộng giữa đất trời, ngang tầm vũ trụ. Không những thế, cả đoàn quân cùng chung tư thế ấy:

 

Tam quân tỳ hổ khí thôn ngưu

 

Câu trên là hình ảnh, câu dưới là thần thái con người. Người chiến sĩ cầm ngang ngọn giáo kia với tam quân đã tạo thành một tường thành vững chắc, im phăng phắc mà khí thế "xung thiên". Câu thơ còn gợi về một ý thơ của Quảng Nghiêm thiền sư: "Nam nhi tự hữu xung thiên chí". Tư thế sẵn sàng xung trận đã hình thành tứ thơ thật đẹp "tỳ hổ khí thôn ngưu". Tuy rằng cách diễn ý chưa thoát khỏi lối ước lệ tượng trưng quen thuộc của thơ xưa nhưng để hiểu cặn kẽ cũng không phải là điều đơn giản. Theo cảm quan thẩm mỹ cổ điển, câu thơ gợi lên khí phách đoàn quân quyết chiến làm át cả sao Ngưu - vì tinh tú sáng chói trên trời. Nhưng cách hiểu "ba quân như hổ mạnh nuốt trôi trâu" đem đến cảm nhận cụ thể hơn về sức mạnh của quân đội còn non trẻ đương đầu với đội quân Nguyên - Mông hùng mạnh và thiện chiến, dường như có hàm ý ngợi ca tự hào mạnh mẽ hơn. Bởi lẽ tỳ hổ là cách so sánh mang đậm chất võ của người thống lĩnh ba quân. Trong sự liên tưởng ấy, hổ và trâu hoàn toàn không làm mất đi giá trị thẩm mỹ của câu thơ mà làm rõ hơn cho dũng khí của quân đội nhà Trần.

 

Nhưng hai câu thơ đầu mới chỉ là nền để nhà thơ bộc bạch lòng mình:

Nam nhi vị liễu công danh trái

Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu  

 

Đây mới là điều canh cánh bên lòng của người dũng tướng, gắn với bổn phận của kẻ làm trai thời phong kiến . Bao đời nay, nợ công danh từng là niềm ám ảnh khôn nguôi với những người làm trai trong thời phong kiến. Phải chăng, một người anh hùng như Phạm Ngũ Lão cũng không thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn "công hầu kha nh tướng" ấy? Giả sử có như vậy cũng là lẽ thường tình, nhất là trong thời đại giá trị con người được tạo nên từ những chiến công - thời thế tạo anh hùng. Câu thơ bộc lộ niềm khao khát lớn, một điều băn khoăn chưa trả với đời của người trai làng Phù Ủng năm nào. Tất cả nỗi niềm của ông được thổ lộ trong sự đối sánh với tấm gương Vũ Hầu Gia Cát Lượng thuở xưa. Bậc mưu thần, danh sĩ nổi tiếng thời Tam Quốc, người đã xả thân vì cơ nghiệp nhà Thục, vì chúa Lưu Bị, nhắm mắt chưa yên công cuộc "ủng Lưu phản Tào". Tất cả đã rõ, tâm niệm của Phạm Ngũ Lão nào khác nguời xưa khi ông mong muốn làm nên công nghiệp phò tá cho vua, thực hiện lý tưởng trí quân trạch dân cao cả của bề tôi trung thành tận tuỵ. Nỗi thẹn của người anh hùng toả sáng một nhân cách lớn. Băn khoăn ấy không dành riêng cho bản thân mà toàn tâm toàn ý hướng về nghiệp lớn muôn đời, vì sự bình yên của sơn hà xã tắc.

 

Bài thơ là sự phản chiếu một thời đại hào hùng, khi lý tưởng trung quân ái quốc hoà nhịp trọn vẹn trong tình cảm, tâm hồn nhà thơ, thời đại "vua tôi đồng lòng, anh em hoà thuận, cả nước ra sức".Tâm nguyện của Phạm tướng quân đã phản chiếu tâm tư của bao người trai thời Trần : ý thức rõ giá trị bản thân, nhận rõ sự gắn bó cá nhân với cộng đồng - dân tộc - đất nước. Xúc cảm hào hùng toả sáng trong hình tượng thơ, đem đến cho người đọc cái nhìn trọn vẹn về con người thời đại Đông A.

 

31 tháng 1 2016

Việt Nam, đất nước tuy bé nhỏ đầy những gian lao vất vả nhưng rất đỗi anh hùng đã trải qua bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước với những mốc son chói lọi trong lịch sử. Một trong những mốc son ấy chính là ba cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên xâm lược của vua tôi nhà Trần. Nhà Trần đã ghi vào pho sử vàng Đại Việt những chiến công Chương Dương, Hàm Tử, Bạch Đằng… bất tử. Khí thế hào hùng, oanh liệt của nhân dân ta và tướng sĩ đời Trần được ghi lại trong những áng văn chương kiệt xuất như: "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn, "Bạch Đằng giang phú" của Trương Hán Siêu, v.v… Đặc biệt và nổi bật hơn hết cả là tác phẩm "Thuật hoài" của Phạm Ngũ Lão. Bài thơ là một khúc tráng ca hào hùng và mang nặng nỗi niềm của tác giả.

 

Phạm Ngũ Lão sinh ra trong thời kì loạn lạc với cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên của đất nước. Tên tuổi của ông gắn liền với câu chuyện về một chàng trai nghèo mãi nghĩ kế giúp vua đánh giặc đến nỗi bi giáo đâm vào đùi. Bên cạnh một nhà quân sự tài giỏi, ông còn là một nhà thơ vĩ đại với hai tác phẩm "Thuật hoài" và "Viếng Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương" còn vang vọng mãi với non sông.

 

"Thuật hoài" là bản tuyên ngôn về lý tưởng của kẻ làm trai là chiến đấu để bảo vệ non sông đất nước đồng thời thể hiện khí thế, sức mạnh và khát vọng chiến thắng của một thời đại anh hùng. Bài thơ tiêu biểu cho quy luật văn chương nghệ thuật "Quý hồ tinh, bất quý hồ đa"

 

Mở đầu bài thơ là hình ảnh tráng lệ với âm hưởng hào hùng:

"Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu"

 

Bước vào thời đại chiến tranh ấy, cái thời mà ngọn lửa như thiêu đốt cả tâm hồn quyết tâm diệt tan kẻ thù xâm lăng bờ cõi, khẳng định lại một lần nữa: "Nam quốc sơn hà Nam Đế cư"! Và khi đó, xuất hiện tư thế hiên ngang của người anh hùng đất Việt "hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu". Câu thơ đầu tiên đã vẽ nên hình tượng oai phong lẫm liệt của người tráng sĩ với tư thế cầm ngang ngọn giáo sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Tư thế ấy mang đậm tính tự hào rằng mình là người con đất Việt và sẵn sàng hy sinh để bảo vệ bờ cõi Việt, bảo vệ nhân dân Việt, bảo vệ non sông gấm vóc ngàn thu này. Hình ảnh lớn lao của người chiến sĩ đã sánh với tầm vóc bao la hùng vĩ của đất trời, lấn át cả khí thế của quân giặc. Đó còn biểu trưng cho lối sống cao đẹp cống hiến hết sức để bảo vệ đất nước một cách kiên trì, nhẫn nại. Dù bao nhiêu năm đi chăng nữa thì lí tưởng bảo vệ, khôi phục non sông vẫn mãi trường tồn.

 

Nếu câu thơ đầu thể hiện vẻ đẹp của con người với tầm vóc, tư thế, hành động lớn lao, kỳ vĩ mang tầm vóc vũ trụ thì câu thơ thứ hai tô đậm hình ảnh "ba quân" tượng trưng cho sức mạnh của quân đội nhà Trần và sức mạnh dân tộc Đại Việt lúc bấy giờ.

"Tam quân tì hổ khí thôn ngưu"

 

Đội quân "Sát Thát" ra trận vô cùng đông đảo, trùng điệp với sức mạnh phi thường, mạnh như hổ báo quyết đánh tan mọi kẻ thù xâm lược. Khí thế của đội quân ấy ào ào ra trận. Không một thế lực nào, kẻ thù nào có thể ngăn cản nổi. "Khí thôn ngưu" nghĩa là khí thế, tráng chí nuốt sao Ngưu, làm át, làm lu mờ sao Ngưu trên bầu trời xuất phát từ câu "khí thôn Ngưu đẩu" hay đó chính là khí thể hùng mạnh có thể nuốt trôi trâu của tam quân thời Trần. Biện pháp nghệ thuật cường điệu hoá sáng tạo nên một hình tượng thơ mang tầm vóc hoành tráng, có tính sử thi. Hình ảnh ẩn dụ so sánh: "Tam quân tì hổ…" trong thơ Phạm Ngũ Lão rất độc đáo, không chỉ có sức biểu hiện sâu sắc sức mạnh vô địch của đội quân "Sát Thát" bất khả chiến bại mà nó còn khơi nguồn cảm hứng thơ ca; tồn tại như một điển tích, một thi liệu sáng giá trong nền văn học dân tộc:          

Thuyền bè muôn đội,

Tinh kì phấp phới.

Hùng hổ sáu quân,

Giáo gươm sáng chói.

(Phú sông Bạch Đằng – Trương Hán Siêu)

Nếu tư thế của tráng sĩ với hình ảnh cây trường giáo như đo bằng chiều ngang của non sông thì tư thế của ba quân lớn mạnh đo bằng chiều dọc gợi không gian mở ra theo chiều rộng của núi sông và mở theo chiều cao đến tận sao Ngưu thăm thẳm. Con người kì vĩ như át cả không gian bao la, kì vĩ. Hình ảnh tráng sĩ lồng vào trong hình ảnh dân tộc thật đẹp có tính chất sử thi, hoành tráng. Đó chính là sức mạnh, âm vang của thời đại, vẻ đẹp của người trai thời Trần, là sản phẩm của "hào khí Đông A". Nói cách khác, đó là hình ảnh con người vũ trụ, mang tầm vóc lớn lao. Con người ấy vì ai mà xông pha, quyết chiến? Tất cả xuất phát từ trách nhiệm, ý thức dân tộc và nền thái bình. Vì thế con người vũ trụ gắn với con người trách nhiệm, con người ý thức, bổn phận, con người hành động, đó chính là những biểu hiện của con người cộng đồng, con người xả thân vì đất nước.

Nếu ở hai câu đầu giọng điệu sôi nổi hùng tráng thì đến đây âm hưởng thơ bỗng dưng như một nốt trầm lắng lại với lời bộc bạch, tâm sự, bày tỏ nỗi lòng của nhà thơ:

"Nam nhi vị liễu công danh trái

Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu"

 

Thời xưa, Nho giáo đã nêu lên triết lí kẻ làm trai từ lúc sinh ra đã gánh nợ công danh. Người đàn ông phải hướng đến "tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ" lấy đó là lí tưởng, là cái đích phải hướng tới. Nói như Nguyễn Công Trứ thì:

"Đã mang tiếng ở trong trời đất

Phải có danh gì với núi sông".

 

Thời Trần, cái chí làm trai ấy là "Phá cường địch, báo hoàng ân" của vị anh hùng trẻ tuổi Trần Quốc Toản, là câu nói quả quyết của Thái sư Trần Thủ Độ: "Đầu thần còn chưa rơi xuống xin bệ hạ đừng lo" hay đó là vị Quốc Công tiết chế với "Hịch tướng sĩ" mang đậm hào khí anh hùng: "…dẫu cho thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng cam lòng". Ấy chính là khát vọng được gánh vác vận mệnh đất nước, dân tộc, lập chiến công hiển hách, là lý tưởng lập công danh sự nghiệp của nam nhi thời loạn lạc. "Công danh" mà Phạm Ngũ Lão nói đến trong bài thơ là thứ công danh được làm nên bằng máu và tài thao lược, bằng tinh thần quả cảm và chiến công. Đó không phải là thứ "công danh" tầm thường, đậm màu sắc anh hùng cá nhân. Nợ công danh như một gánh nặng mà kẻ làm trai nguyện trả, nguyện đền bằng xương máu và lòng dũng cảm.

 

Đặt trong thời đại của Phạm Ngũ Lão, chí làm trai này đã cổ vũ con người từ bỏ lối sống tầm thường, ích kỉ, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì sự nghiệp lớn lao "cùng trời đất muôn đời bất hủ". Phạm Ngũ Lão cũng từ cái chí, cái nợ nam nhi, nam tử đó mà cùng dân tộc chiến đấu chống xâm lược bền bĩ, ròng rã bao năm. Đặc biệt ở đây cũng từ cái chí, cái nợ đó mà nảy sinh trong tâm trạng một nỗi thẹn. Phạm Ngũ Lão "thẹn" chưa có tài mưu lược lớn như Vũ Hầu Gia Cát Lượng đời Hán để trừ giặc, cứu nước. Thẹn bởi vì so với cha ông mình chưa có gì đáng nói. Gia Cát Lượng là quân sư của Lưu Bị, mưu trí tuyệt vời, song điểm làm cho Gia Cát Lượng nổi tiếng là lòng tuyệt đối trung thành với chủ. Vì thế "luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu" thực chất là một lời thề suốt đời tận tuỵ với chủ tướng Trần Hưng Đạo. Xưa nay, những người có nhân cách vẫn thường mang trong mình nỗi thẹn. Nguyễn Khuyến trong bài thơ "Thu vịnh" từng bày tỏ nỗi thẹn khi nghĩ tới Đào Tiềm – một danh sĩ cao khiết đời Tấn. Với Phạm Ngũ Lão, tuy là một nhà thao lựơc kiệt xuất, có công rất lớn trong hai cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên lần hai, ba nhưng ông vẫn tự thấy hổ thẹn. Ông thẹn vì chưa khội phục được giang sơn, vì kém cỏi chưa được như Vũ hầu, chưa báo được Hoàng ân. Nỗi thẹn ấy không làm cho con người trở nên nhỏ bé mà trái lại nâng cao phẩm giá con người. Đó là cái thẹn của một con người có lý tưởng, hoài bão vừa lớn lao, vừa khiêm nhường. Nỗi thẹn của một con người luôn dành trọn cái tâm cho đất nước, cho cộng đồng. Ẩn sau cái thẹn cao cả, khiêm tốn và ấy là cả một nỗi niềm khao khát được cống hiến hơn nữa cho Tổ quốc, cho dân tộc. Ông nguyện học tập binh thư, rèn luyện cung tên chiến mã, sẵn sàng chiến đấu "Khiến cho người người giỏi như Bàng Mông, nhà nhà đều là Hậu Nghệ có thể bêu được đầu Hốt Tất Liệt ở cửa Khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhai,…" để Tổ quốc Đại Việt được trường tồn bền vững: "Non sông nghìn thuở vững âu vàng".

 

Thuật hoài là một bài thơ Đường luật ngắn gọn nhưng hàm súc với thủ pháp gợi, thiên về ấn tượng, khái quát kết hợp với bút pháp hoành tráng mang âm hưởng sử thi đã khắc họa vẻ đẹp của người anh hùng hiên ngang, hùng dũng với sức mạnh lý tưởng lớn lao cao cả, tâm hồn sáng ngời nhận cách cùng khí thế hào hùng, quyết chiến quyết thắng của "hào khí Đông A"-hào khí thời Trần. Ngày nay, việc "cứu nước phò nguy" đâu phải là không cần thiết nữa vì vậy, mỗi thanh niên chúng ta cần học tập thật tốt, rèn luyện nhân cách đạo đức, xác định cho mình lí tưởng sống đúng đắn và quan trọng hơn là phải biết ước mơ và hành động vì sự nghiệp đất nước, đưa Việt Nam sánh ngang tầm với các cường quốc khắp năm châu.

 

1 tháng 4 2016

cau1:

a)-VN,CN(câu đảo chủ vị)

-VN1,CN,VN2

Gạch đâù dòng 2 mình chưa chắc lắm!Bạn tìm hiểu thêm nữa nhahaha

9 tháng 3 2016

a) Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ kể, ngôn ngữ tả, ngôn ngữ nhân vật, và bình luận trữ tình hoà quyện trong những vần thơ năm chữ dung dị, lắng đọng, liền mạch, mến thương. Đặc biệt là sử dụng biện pháp hoán dụ "Người cha" để nói về Bác.

b) Hình ảnh Bác Hồ được khắc hoạ rất đậm nét qua tâm hồn anh đội viên. Mối quan hệ giữa lãnh tụ với chiến sĩ trở thành tình bác - cháu, cha - con. Tố Hữu từng viết: Người là Cha, là Bác, là Anh - Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ (Sáng tháng Năm), ở đây Minh Huệ đã cảm nhận được:

Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

Rồi Bác đi dém chăn

Từng người từng người một

 Sợ cháu mình giật thột.

Bác nhón chân nhẹ nhàng...

Việc làm đốt lửa, hành động đi đém chăn, cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng - đã thể hiện sự chăm chút yêu thương của Người Cha mái tóc bạc đối với từng người lính như tình cha - con, tình ông - cháu.

9 tháng 3 2016

mk chi biet cau a thui , sorry

a)bien phap diep tu

21 tháng 1 2016

b.t

21 tháng 1 2016

không