K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm) Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: TỰ TRÀO Cũng chẳng giàu mà cũng chẳng sang, Chẳng gầy chẳng béo, chỉ làng nhàng. Cờ đương dở cuộc không còn nước( ), Bạc chửa thâu canh đã chạy làng( ). Mở miệng nói ra gàn bát sách( ), Mềm môi chén mãi tít cung thang( ). Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ, Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng! Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 8: Câu 1. Bài thơ được gieo vần gì? A. Vần lưng B. Vần chân C. Vần liền D. Vần cách Câu 2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai, xuất hiện như thế nào? A. Là tác giả, xuất hiện trực tiếp qua đại từ “mình” B. Là tác giả, xuất hiện trực tiếp qua đại từ “tôi” C. Là tác giả, xuất hiện trực tiếp, xưng tên riêng D. Là tác giả, xuất hiện gián tiếp Câu 3. Có thể chia bố cục bài thơ theo những cách nào? A. Bốn phần (mỗi phần 2 câu) hoặc hai phần (2 câu đầu và 6 câu cuối) B. Bốn phần (mỗi phần 2 câu) hoặc hai phần (6 câu đầu và 2 câu cuối) C. Hai phần (mỗi phần 4 câu) hoặc bốn phần (mỗi phần 2 câu) D. Ba phần (3 câu đầu, 3 câu tiếp và 2 câu cuối) hoặc ba phần (2 câu đầu, 2 câu tiếp và 4 câu cuối) Câu 4. Phép đối trong bài thơ xuất hiện ở những cặp câu nào? A. 1 – 2 và 3 – 4 B. 3 – 4 và 5 – 6 C. 5 – 6 và 7 – 8 D. 1 – 2 và 7 – 8 Câu 5. “Tự trào” có nghĩa là gì? A. Tự kể về mình B. Tự viết về mình C. Tự nói về mình D. Tự cười mình Câu 6. Trong bài thơ trên, nhân vật trữ tình “tự trào” điều gì? A. Cái nghèo của mình B. Cái dốt nát của mình C. Cái vô tích sự của mình D. Cái khôn ngoan của mình Câu 7. Nhận định nào nói đầy đủ và chính xác nhất những điều cụ thể mà nhân vật trữ tình “tự trào”? A. Không có gì nổi bật, không có trình độ, không được mọi người yêu quý, có những thói quen xấu B. Không thích nghi được với thời cuộc, gàn dở, không được mọi người ưa thích, không có tài năng C. Có những thói quen xấu, không thích nghi được với thời cuộc, không có trình độ, không có lòng tự trọng D. Không có gì nổi bật, không thích nghi được với thời cuộc, có những thói quen xấu, không phát huy được khả năng Câu 8. “Tự trào” cho thấy rõ nhất điều gì ở nhân vật trữ tình? A. Lòng yêu nước B. Sự hiếu học C. Lòng tự trọng D. Tính hài hước Câu 9. Vì sao nói tiếng cười của Nguyễn Khuyến trong bài thơ là tiếng cười của lương tâm, của ý thức liêm sỉ, thâm thuý và thấm đẫm nước mắt? Trả lời trong khoảng 5  7 dòng. Câu 10. Anh / chị có khi nào “tự trào” không? Hãy lí giải cụ thể. Trả lời trong khoảng 5  7 dòng.

0
PHẦN ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm)Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ Những giọt nước bé nhỏNhững hạt bụi đang bayĐã làm nên biển lớnVà cả trái đất nàyCũng thế, giây và phútTa tưởng ngắn, không dàiĐã làm nên thế kỷQuá khứ và tương laiNhững sai lầm bé nhỏTa tưởng chẳng là gìTích lại thành tai hoạLàm chệch hướng ta điNhững điều tốt nhỏ...
Đọc tiếp

PHẦN ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ

Ảnh đại diện

 

Những giọt nước bé nhỏ
Những hạt bụi đang bay
Đã làm nên biển lớn
Và cả trái đất này

Cũng thế, giây và phút
Ta tưởng ngắn, không dài
Đã làm nên thế kỷ
Quá khứ và tương lai

Những sai lầm bé nhỏ
Ta tưởng chẳng là gì
Tích lại thành tai hoạ
Làm chệch hướng ta đi

Những điều tốt nhỏ nhặt
Những lời nói yêu thương
Làm trái đất thành đẹp
Đẹp như chốn Thiên Đường

Câu 1: Chỉ ra những điều bé nhỏ được tác giả nhắc đến trong bài thơ

Câu 2: Theo tác giả ,mối quan hệ giữa những điều nhỏ bé và những điều lớn lao là gì? Anh chị tâm đắc nhất với phát hiện nào của người viết trong bài thơ?

Câu 3: Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ .

Câu 4: Anh chị có đồng tình với quan điểm của tác giả ở khổ 3:"Những sai lầm nhỏ bé...Làm ta chệch hướng đi." không? Vì sao?

PHẦN LÀM VĂN:

Từ nội dung bài thơ ở phần đọc hiểu, anh chị hãy viết một đoạn văn(khoảng 200 chữ )trình bày quan niệm của mình về ý nghĩa của "những điều tốt nhỏ nhặt" trong cuộc sống.

0
8 tháng 3 2022

Bạn có đáp án bài này không ạ, vì mình cũng có cùng thắc mắc

 

Đọc các văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.- Văn bản 1 : (trang 121 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)\a) Hãy tìm hai đoạn có cấu trúc (cách tổ chức) câu, hình tượng tương tự nhau của bài Nơi dựa.b) Những hình tượng (người đàn bà – em bé, người chiến sĩ – bà cụ già) gợi lên những suy nghĩ gì về nơi dựa trong cuộc sống ?- Văn bản 2 : (trang 122 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 )a) Theo anh...
Đọc tiếp

Đọc các văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.

- Văn bản 1 : (trang 121 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)\

a) Hãy tìm hai đoạn có cấu trúc (cách tổ chức) câu, hình tượng tương tự nhau của bài Nơi dựa.

b) Những hình tượng (người đàn bà – em bé, người chiến sĩ – bà cụ già) gợi lên những suy nghĩ gì về nơi dựa trong cuộc sống ?

- Văn bản 2 : (trang 122 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 )

a) Theo anh (chị), các câu sau đây hàm chứa ý nghĩa gì ?

- Kỉ niệm trong tôi 

  Rơi

       như tiếng sỏi

                           trong lòng giếng cạn

- Riêng những câu thơ

                                  còn xanh

   Riêng những bài hát 

                                  còn xanh

(đối sánh với hai câu mở đầu của bài, chú ý từ xanh)

b) Qua bài Thời gian, Văn Cao định nói lên điều gì ?

- Văn bản 3 : (trang 123 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)

a) Giải thích rõ quan niệm của Chế Lan Viên về mối quan hệ giữa người đọc (mình) và nhà văn (ta) ở các câu 1, 2.

b) Nói rõ quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học và tác phẩm văn học trong tâm trí của người đọc ở các câu 3, 4.

1
21 tháng 2 2018

Văn bản “Nơi dựa”

- Hai đoạn gần như đối xứng nhau về cấu trúc câu: Mở- Kết

- Hình tượng nhân vật:

    + Người mẹ trẻ: dựa vào đứa con chập chững biết đi

    + Anh bộ đội: dựa vào cụ già bước run rẩy không vững

→ Gợi suy ngẫm về “nơi dựa” chỗ dựa tinh thần, niềm vui, ý nghĩa cuộc sống

Bài “Thời gian”

    + Đoạn 1: Sức tàn phá của thời gian

    + Đoạn 2: Những giá trị bền vững tồn tại mãi với thời gian

- Thời gian trôi chảy từ từ, nhẹ, im, tưởng như yếu ớt “thời gian qua kẽ tay” thời gian “làm khô những chiếc lá”

    + “Chiếc lá” một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng

    + Chiếc lá khô hay chính là cuộc đời không thể tránh khỏi vòng sinh diệt

- Kỉ niệm và những cuộc đời ngắn ngủi cũng bị rơi vào quên lãng

- Có những thứ còn tồn tại mãi với thời gian: câu thơ, bài hát

Đó là nghệ thuật khi đạt tới độ kết tinh xuất sắc tươi xanh mãi mãi, bất chấp thời gian

- Câu kết tạo bất ngờ: “Và đôi mắt em, như hai giếng nước”. “Hai giếng nước” chứa kỉ niệm, tình yêu, sức sống đối lập với hình ảnh “lòng giếng cạn” quên lãng thời gian

c, Qua văn bản “Thời gian” tác giả muốn thể hiện: thời gian có thể xóa đi tất cả, chỉ có văn học, tình yêu có sức sống lâu bền

Văn bản “Mình và ta”

- Văn bản là bài thơ tứ tuyệt của nhà thơ Chế Lan Viên trong tập Ta gửi cho mình. Bài thơ nói về lí luận thơ ca, nghệ thuật

- Hai câu thơ đầu thể hiện mối quan hệ của người đọc (mình) và nhà văn (ta). Trong quá trình sáng tạo, nhà văn luôn có sự đồng cảm với độc giả, ngược lại, độc giả có sự đồng cảm trong “sâu thẳm” với nhà văn.

- Hai câu tiếp sau là quan niệm của tác giả về văn bản văn học, tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc.

- Nhà văn viết tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật theo những đặc trưng riêng. Những điều nhà văn muốn nói đều gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật, chỉ có giá trị gợi mở.

- Người đọc cần suy ngẫm, tìm hiểu, phân tích để tìm ra ý nghĩa của văn bản.

- Hai câu cuối là quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học, tác phẩm trong tâm trí người đọc

- Quan niệm trên của Chế Lan Viên được phát biểu bằng tuyên ngôn, hình tượng thơ ca.

Phần a (trang 119, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)Đề bài: Đọc bài thơ sau, ghi vào vở chữ cái đầu phương án trả lời đúng của mỗi câu hỏi (từ 1 đến 5) và làm bài tập câu 6THƯƠNG VỢQuanh năm buôn bán ở mom sôngNuôi đủ năm con với một chồngLặn lội thân cò khi quãng vắngEo Sèo mặt nước buổi đò đôngMột duyên hai nợ âu đành phậnNăm nắng mười mưa dám quản côngCha mẹ thói đòi ăn ở bạcCó chồng hờ hững cũng...
Đọc tiếp

Phần a (trang 119, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)

Đề bài: Đọc bài thơ sau, ghi vào vở chữ cái đầu phương án trả lời đúng của mỗi câu hỏi (từ 1 đến 5) và làm bài tập câu 6

THƯƠNG VỢ

Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng

Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo Sèo mặt nước buổi đò đông

Một duyên hai nợ âu đành phận

Năm nắng mười mưa dám quản công

Cha mẹ thói đòi ăn ở bạc

Có chồng hờ hững cũng như không!

(TRẦN TẾ XƯƠNG, Thơ văn Trần Tế Xương, NXB Giáo dục, Hà Nội, năm 1984)

Câu 1 (trang 119, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)

Đề bài: Bài thơ Thương vợ là lời của ai, nói về ai?

A. Vợ nhà thơ Trần Tế Xương nói về chồng

B. Vợ nhà thơ Trần Tế Xương tự nói về mình

C. Người chồng nói về người vợ của mình

D. Nhà thơ Trần Tế Xương tự nói về mình

 

1
29 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ

Lời giải chi tiết:

Đáp án: C

Giải thích: Đọc bài thơ và nhan đề thì đây là bài mà người chồng nói về người vợ của mình.

31 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc toàn bộ văn bản.

- Chú ý cách gieo vần, số tiếng, cách ngắt nhịp trong các dòng thơ.

Lời giải chi tiết:

- Bảo kính cảnh giới được viết bằng thể thất ngôn xen lục ngôn với một số nét đặc sắc như:

+ Câu 1 và câu 8 chỉ có sáu chữ.

+ Câu 3 và câu 4 ngắt nhịp 3/4.

+ Câu 1 và câu 8 trở thành câu độc lập, khác với thể thơ Đường luật khi câu 1 phải gắn với câu 2 thành một “liên” chỉnh thể. Câu 7 và câu 8 cũng vậy.

→ Từ đó, làm nổi bật cách quan sát, cảm nhận đặc sắc và tình yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp của tác giả.

7 tháng 5 2023

- Bảo kính cảnh giới được viết bằng thể thất ngôn xen lục ngôn với một số nét đặc sắc như:

+ Câu 1 và câu 8 chỉ có sáu chữ.

+ Câu 3 và câu 4 ngắt nhịp 3/4.

+ Câu 1 và câu 8 trở thành câu độc lập, khác với thể thơ Đường luật khi câu 1 phải gắn với câu 2 thành một “liên” chỉnh thể. Câu 7 và câu 8 cũng vậy.

=> Từ đấy, làm nổi bật cách quan sát, cảm nhận đặc sắc và tình yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp của tác giả.

7 tháng 5 2023

Chủ thể trữ tình là chủ thể ẩn, chính là tác giả. Tác giả đưa cảm xúc của mình vào bài thơ như một lời dẫn để nói về phong cảnh Hương Sơn. Xuyên suốt bài thơ là là hình ảnh, vẻ đẹp của Hương Sơn kèm theo những xúc cảm, suy niệm của Chu Mạnh Trinh.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

Chủ thể trữ tình trong Hương Sơn phong cảnh có hai dạng:

+ Chủ thể ẩn: không xuất hiện trực tiếp, người đọc chỉ cảm nhận được có một ai đó (chủ thể) đang quan sát và rung động trước phong cảnh Hương Sơn

+ Chủ thể nhập vai qua cụm “khách tang hải”

=> Hai chủ thể xuất hiện xen kẽ trong bài thơ, có lúc độc lập, có lúc hòa vào nhau.