K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 2 2021

Có, vì đó là thời điểm khi ông đồ và hoa đào nở là dấu hiệu của mùa xuân đang về, là phần không thể thiếu của ngày Tết truyền thống, in sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam. Ông đồ lúc đó là tâm điểm của sự chú ý với nét bút ''phượng múa rồng bay'' và mọi người đều ''tấm tắc ngợi khen tài'' 

26 tháng 2 2021

Phải nha bạn

13 tháng 3 2022

Bài thơ Ông đồ là một bài thơ chứa đầy hàm súc, là sự tiếc nuối của tác giả về một nền văn học đã từng rất rực rỡ. Ở hai khổ thơ đầu, tác giả đã tái hiện lại không khí ngày tết xưa khi ông đồ còn được trọng dụng, Khi tết đến xuân về, hoa đào đua nhau khoe sắc thắm, phố phường đông vui, tấp nập và ông đồ xuất hiện bên hè phố bán đôi câu đối để mọi người trưng trong nhà như một văn hóa không thể thiếu ngày đầu năm mới. Những nét chữ thanh thoát như phượng múa rồng bay, gửi gắm cả tâm hồn và tấm lòng người viết. Thế nhưng, theo thời gian, phong tục treo câu đối ngày tết không còn được ưa chuộng. Từ “nhưng” như nốt trầm trong khúc ca ngày xuân, cho thấy sự thay đổi trong bước đi chầm chậm của thời gian. Người tri âm xưa nay đã là khách qua đường. Niềm vui nhỏ nhoi của ông đồ là được mang nét chữ của mình đem lại chút vui cho mọi người trong dịp tết đến xuân về nay đã không còn. Nỗi buồn của lòng người khiến những vật vô tri vô giác như giấy đỏ, bút nghiên cũng thấm thía nỗi xót xa. Hình ảnh ông đồ xưa vốn gắn với nét đẹp truyền thống về nền văn hóa nho học, nay dần bị lãng quên “Lá vàng bay trên giấy/Ngoài trời mưa bụi bay”. Ông vẫn ngồi đấy nhưng chẳng mấy ai còn để ý, lá vàng rơi giữa ngày xuân trên trang giấy nhạt phai như dấu chấm hết cho sự sinh sôi. Hạt mưa bụi nhạt nhòa bay trong cái se lạnh như khóc thương, tiễn biệt cho một thời đại đang dần trôi vào dĩ vãng. Ta như cảm nhận được qua tứ thơ là tâm trạng của thi nhân, phảng phất một nỗi xót thương, nỗi niềm hoài cổ nhớ tiếc của nhà thơ cho một thời đã qua. Và câu hỏi cuối bài thơ như lời tự vấn cũng là hỏi người, hỏi vọng về quá khứ với bao ngậm ngùi “Những người muôn năm cũ/Hồn ở đâu bây giờ?”. Ông đồ vắng bóng không chỉ khép lại một thời đại của quá khứ, đó còn là sự mai một truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Bài thơ đã chạm đến những rung cảm của lòng người, để lại những suy ngẫm sâu sắc với mỗi người.

13 tháng 3 2022

Em cảm ơn ạbanh

14 tháng 3 2022

Tham khảo :

Hình ảnh ông đồ khi thất thế trong 2 khổ thơ đã gợi lên biết bao cảm xúc trong lòng người đọc. Nếu như trước đây, người thuê ông đồ viết chữ nhiều là thế, họ kính trọng ngưỡng mộ ông như thế nhưng hiện tại, họ lại đi đâu hết. Họ vẫn ở đó, vẫn xuất hiện trong cuộc sống thường nhật  nhưng sự xâm nhập của văn hóa phương Tây đã làm những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc bị mai một.  Số người còn chút mến yêu và kính trọng chữ nho giờ cũng mỗi năm mỗi vắng, khách quen cũng tan tác mỗi người một ngả. "Người thuê viết nay đâu" đây là một câu hỏi tu từ chứa đựng băn khoăn cũng như nỗi buồn của tác giả trước sự thay đổi của con người, mùa xuân vẫn đẹp như thế, nhưng con người nay đã không còn quan tâm đến nét đẹp văn hóa xưa.Giấy đỏ cũng biết buồn nên đã chẳng còn thắm, màu giấy đã phôi phai đi rồi nhạt dần, thỏi mực đã mài nhưng không được dùng đến nay cũng đọng lại trong nghiên. Biện pháp nhân hóa đã thể hiện tâm trạng u uất của ông đồ và cũng là sự xót xa, thương cảm của nhà thơ.Ông  đồ vẫn như năm nào, trung thành với cây bút "vẫn ngồi đấy" chỉ có điều rằng nhân tình đã đổi thay, không còn ai chú ý đến ông thậm chí phớt lờ sự tồn tại của ông. Cộng hưởng vào nỗi sầu thảm này là cảnh mưa phùn gió bấc. Là mưa của đất trời giăng giăng hay là nỗi giá rét và buốt lặng trong tâm hồn con người. Khung cảnh quanh ông đồ cũng chứa đựng nỗi buồn "lá vàng rơi trên giấy/ngoài trời mưa bụi bay" nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, cảnh vật mùa xuân cũng trở nên tàn tạ, buồn theo nỗi buồn của con người, quả là "người buồn cảnh có vui đâu bao giờ". Qua hai khổ thơ nói riêng cũng như cả bài thơ nói chung,  tác giả thể hiện nỗi niềm xót thương đối với ông đồ cũng như niềm tiếc nuối cho sự mất đi của một nền văn hóa dân tộc.

14 tháng 3 2022

tham khảo

 

Bài thơ Ông đồ là một bài thơ chứa đầy hàm súc, là sự tiếc nuối của tác giả về một nền văn học đã từng rất rực rỡ. Ở hai khổ thơ đầu, tác giả đã tái hiện lại không khí ngày tết xưa khi ông đồ còn được trọng dụng, Khi tết đến xuân về, hoa đào đua nhau khoe sắc thắm, phố phường đông vui, tấp nập và ông đồ xuất hiện bên hè phố bán đôi câu đối để mọi người trưng trong nhà như một văn hóa không thể thiếu ngày đầu năm mới. Những nét chữ thanh thoát như phượng múa rồng bay, gửi gắm cả tâm hồn và tấm lòng người viết. Thế nhưng, theo thời gian, phong tục treo câu đối ngày tết không còn được ưa chuộng. Từ “nhưng” như nốt trầm trong khúc ca ngày xuân, cho thấy sự thay đổi trong bước đi chầm chậm của thời gian. Người tri âm xưa nay đã là khách qua đường. Niềm vui nhỏ nhoi của ông đồ là được mang nét chữ của mình đem lại chút vui cho mọi người trong dịp tết đến xuân về nay đã không còn. Nỗi buồn của lòng người khiến những vật vô tri vô giác như giấy đỏ, bút nghiên cũng thấm thía nỗi xót xa. Hình ảnh ông đồ xưa vốn gắn với nét đẹp truyền thống về nền văn hóa nho học, nay dần bị lãng quên “Lá vàng bay trên giấy/Ngoài trời mưa bụi bay”. Ông vẫn ngồi đấy nhưng chẳng mấy ai còn để ý, lá vàng rơi giữa ngày xuân trên trang giấy nhạt phai như dấu chấm hết cho sự sinh sôi. Hạt mưa bụi nhạt nhòa bay trong cái se lạnh như khóc thương, tiễn biệt cho một thời đại đang dần trôi vào dĩ vãng. Ta như cảm nhận được qua tứ thơ là tâm trạng của thi nhân, phảng phất một nỗi xót thương, nỗi niềm hoài cổ nhớ tiếc của nhà thơ cho một thời đã qua. Và câu hỏi cuối bài thơ như lời tự vấn cũng là hỏi người, hỏi vọng về quá khứ với bao ngậm ngùi “Những người muôn năm cũ/Hồn ở đâu bây giờ?”. Ông đồ vắng bóng không chỉ khép lại một thời đại của quá khứ, đó còn là sự mai một truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Bài thơ đã chạm đến những rung cảm của lòng người, để lại những suy ngẫm sâu sắc với mỗi người.

23 tháng 1 2022

TK

Không hiểu sao, đến với bài thơ ông đồ của Vũ Đình Liên tôi lại bị ám ảnh đến day dứt bởi câu hát xa xôi vùng quan họ. Nhưng câu chuyện còn duyên, hết duyên ở đây lại là chuyện khác, chuyện còn và mất của một lớp người một thời đã qua đi không trở lợi, thông qua hình tượng trung tâm: ông đồ, nói như chính tác giả thì đó là di tích tiều tụy, đáng thương của một thời tàn. Ông đồ không còn nhưng hồn có nghĩa là linh hồn ông vẫn còn phảng phất đâu đây. Hồn, cách gọi đến chính xác lạ lùng những gì đã qua không thể mất, hồn là bất tử vì thác là thể phách, còn là tinh anh. Hồn có lẽ cũng có thể hiểu là vẻ đẹp tâm hồn Việt, văn hoá Việt chỉ có thăng trầm chứ không bao giờ mất. Bài thơ đã chạm đến những rung cảm sâu xa nhất thuộc về tâm linh của giống nòi nên còn tha thiết mãi.

23 tháng 1 2022

tham khảo

Với giọng kể và lời thơ miêu tả hiện lên ảnh hình ông đồ vẫn ngồi đấy nhưng cảnh vật quanh ông đã khác xưa. Ông đồ bỗng trở nên đơn côi, lạc lõng đến tội nghiệp giữa cái xô bồ, ồn ào của nền văn minh lạnh lùng kiểu đô thị dù ông vẫn muốn có mặt với đời. Ông đồ vẫn ngồi đấy, ông vẫn kiên gan bám lấy cuộc đời, ông càng lẻ loi, lạc bước. Giấy đỏ, nghiên mực, hành trang gắn liền với kẻ sĩ trên hành trình sáng tạo ra cái đẹp nhưng giờ đây cũng lặng lẽ, ủ ê trong nỗi buồn ế khách của ông đồ.Giấy bẽ bàng, buồn tủi, đỏ mà cứ phai dần, nhạt nhẽo không thắm lên được, mực không được bút lòng chấm vào, mực cũng đọng lại như giọt lệ khóc. Với thủ pháp nhân hóa giàu sức gợi, Vũ Đình Liên đã diễn tả thật tinh tế nỗi buồn không nói không cất lên được, từ lòng người đã thấm cả vào những vật vô tri khiến mực tàu, giấy đỏ cùng trĩu nặng nỗi buồn.Người buồn, cảnh cũng buồn theo. Nỗi buồn của ông đồ không chỉ chiếu lên nghiên mực, giấy đỏ mà còn lan tỏa, mênh mang khắp không gian, khiến bức tranh xuân năm ấy mang gam màu xám lạnh, u buồn. Lá vàng rơi không nghe tiếng, mưa bụi bay không ướt áo ai, mà nghe như có từng thu chết, từng thu chết cuốn ra đi theo hình bóng một lớp người. Quá khứ vàng son của ông đồ nay đâu còn nữa. Ông và những người như ông dường như đang lỡ nhịp, lạc bước giữa mênh mông, gió cuốn, sóng xô của cơn bão táp đô thị hóa. Ông chỉ là cái bóng vô hồn, tiều tụy đáng thương của một thời tàn.

  

Đấy nhé : 

 Trong Nhật kí trong tù ta luôn thấy có sự đối lập giữa một thế giới “trong tù” hà khắc, đói rét, bệnh tật, đầy sự khổ đau và một thế giới tâm hồn người tù thanh tao, lạc quan, tràn đầy hi vọng, tình yêu thương. Nó khiến hơn 100 bài thơ trong Nhật kí trong tù không hề bi luỵ mà ở đó, hình ảnh người tù hiện lên như một “tiên ông”, một khách du lãng xuống vườn trần. Bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh đã thể hiện rõ điều này:

Trong tù không rượu cũng không hoa,

Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

      Ngắm trăng là đề tài quen thuộc của thi ca phương Đông. Đó là một thú vui tao nhã của các tao nhân mặc khách. Không biết tự bao giờ, trăng đã trở thành người bạn thơ, trở thành nguồn cảm hứng dồi dào cho những tâm hồn nhiều xúc cảm. Nhưng người ta chỉ ngắm trăng trong những lúc thanh nhàn, tâm hồn thư thái. Vậy mà trong những tháng ngày bị giam cầm, mất tự do, Bác Hồ của chúng ta vẫn ngắm trăng và làm thơ.

6 tháng 8 2021

Cảm ơn

 

13 tháng 9 2021

Tham khảo:

1.

 Sơ đồ tư duy bài Tôi đi học của Thanh Tịnh, dễ nhớ, dễ học

2. 

Nhận xét về con người và văn chương Nguyên Hồng, giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã viết: “Nguyên Hồng đã sống hơn 60 năm, viết hơn 40 năm, ông đã đổ ra bao nhiêu nước mắt cho đời và cho nghệ thuật. Bây giờ nằm dưới ba tấc đất dòng nước mắt ấy có vơi cạn được không?”. Và trong rất nhiều những giọt nước mắt ông đã đỗ ra ấy, có những giọt nước mắt xót xa cho đời mình, cho người mẹ dấu yêu, cho hồi kí “Những ngày thơ ấu” làm lòng người rưng rưng. Đoạn trích “Trong lòng mẹ” thuộc chương IV được coi là đoạn trích hay nhất, nó không chỉ làm “đỗ ra bao nhiêu nước mắt” của chính người viết mà còn là rất nhiều thế hệ độc giả cũng nhòa lệ khi đọc những trang văn viết về tình mẫu tử thiêng liêng ấy.

Đoạn trích có nhiều hình ảnh so sánh gây ấn tượng nhưng xúc động hơn cả là hình ảnh so sánh viết về khát khao gặp mẹ của bé Hồng khi vừa mới tan trường.

Nếu người quay lại ấy là người khác… Và cái lầm đó không những làm cho tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc.

Lần theo từng dòng hồi kí, với lời văn vừa tự sự, miêu tả lại giàu sắc thái biểu cảm, người đọc như cảm nhận được bé Hồng đang bấm từng đốt ngón tay mong ngày mẹ trở về.

Gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi, mẹ tôi ở Thanh Hoá vẫn chưa về… Nhưng đến ngày giỗ đầu thầy tôi, tôi không viết thư gọi mẹ tôi cũng về… Có thể nói ước mong gặp mẹ của bé Hồng thật mãnh liệt. Dường như bao nhiêu cay đắng, tủi cực của một thời thơ ấu xa vắng mẹ đã trào lên đầu ngọn bút để Nguyên Hồng diễn tả thật tinh tế, xúc động những xúc động cực điểm của một linh hồn bé dại được gặp mẹ sau bao ngày trông ngóng.

Người đọc có lẽ khó cầm được nước mắt, cảm thương, xót thương cho nỗi hoài mong đến tội nghiệp của bé. Người mẹ trở về, niềm hạnh phúc đến với bé quá đột ngột, bất ngờ khiến bé không dám tin vào mắt mình nữa và nghĩ rằng:

Nếu người quay lại ấy không phải là mẹ tôi… để khát khao gặp mẹ của bé được ví như người khách bộ hành ngã gục giữa sa mạc với đôi mắt gần rạn nứt còn người mẹ được ví như ảo ảnh của dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm.

Trước hết đây là hình ảnh so sánh vừa chính xác vừa gợi cảm. Bằng lời văn miêu tả giàu sắc thái biểu cảm câu văn như truyền thẳng đến người đọc rung động mãnh liệt về tình mẫu tử thiêng liêng.

Ba sẽ là cánh chim, cho con bay thật xa; Mẹ sẽ là nhành hoa, cho con cài lên ngực. Ba mẹ là lá chắn, che chở suốt đời con. Mồ côi cha, lại phải sống xa mẹ giữa họ hàng giàu có mà băng giá tình thương, luôn reo rắc vào đầu bé những rắp tâm tanh bần về người mẹ nhưng trong trí óc non nớt thơ ngây của bé Hồng, tình thương và lòng yêu mẹ vẫn vẹn nguyên, lúc nào bé cũng tưởng đến khuôn mặt rầu rầu của mẹ, khát khao được gặp mẹ. Sâu thẳm trong tâm hồn bé có một niềm tưởng nhớ không bao giờ hết, đó là mẹ.

Nhà văn đã dùng hình ảnh người khách bộ hành ngã gục giữa sa mạc với đôi mắt gần rạn nứt để so sánh với bé Hồng vừa diễn tả được chính xác hoàn cảnh sống của bé Hồng, vừa diễn tả khát khao gặp mẹ của bé thật cháy bỏng, mãnh liệt. Khát khao ấy giống như ánh nhìn mòn mỏi đau đáu của người khách bộ hành giữa sa mạc mênh mông nóng bỏng mơ về một dòng nước trong mát.

Còn người mẹ nhà văn đã so sánh giống như dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành gục ngã trước sa mạc. Đây là hình ảnh so sánh đẹp bởi mẹ vốn bao dung, hiền hoà nhân hậu, mẹ vốn dịu dàng như nước suối nguồn trong mát, tắm mát tâm hồn con trước mọi nỗi đắng cay của cuộc đời.

Nhà văn đã đẩy sự vật so sánh và hình ảnh so sánh đến tận cùng của cái chết và sự sống, với lối văn biểu cảm đế nhấn mạnh và làm nồi bật nỗi khát khao gặp mẹ của bé Hồng là mãnh liệt đến vô cùng. Với bé, niềm hạnh phúc, niềm khát khao duy nhất lúc này đó chính là mẹ. Mẹ là tất cả.

Qua hình ảnh so sánh này, ta càng thấu hiểu, cảm thông với nhà văn, với những tuổi thơ bất hạnh. Tuổi thơ có bao điều khao khát ước mơ, nhưng có khát khao, ước mơ nào lớn hơn là khao khát tình mẹ. Có lẽ không chỉ với tuổi thơ, mà với cả cuộc đời mỗi con người, mẹ chính là điều thiêng liêng nhất vì mỗi khi va vấp ưu phiền, mỗi khi hạnh phúc êm đềm, con chỉ tìm về với mẹ thôi.

Cũng qua hình ảnh so sánh này, nhà văn càng diễn tả niềm đau đớn tuyệt vọng, cùng cực của bé Hồng nếu không được gặp mẹ. Ta hãy tưởng tượng giữa sa mạc mênh mông cát trắng nóng bỏng xuất hiện trước mắt người khách bộ hành ngã gục dòng nước trong suốt nhưng chao ôi đó chỉ là ảo ảnh chứ không phải sự thật, ta mới cảm thông với niềm đau vô hạn của bé Hồng nếu người đàn bà ngồi trên xe kéo không phải là mẹ.

Hình ảnh so sánh trên không chỉ chính xác, gợi cảm mà còn rất phù hợp với cách nói truyền thống. Thơ ca biết bao lời hay, ý đẹp viết về tình mẹ, nhưng lời nào cũng gắn liền tình mẹ với dòng nước mát:

Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Hay là từ lời bài hát ngọt ngào: Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào.

Chẳng biết tự bao giờ, trong trái tim mỗi người con, mẹ chính là suối nguồn trong mát không vơi cạn, là đại dương mênh mông, đầy ắp tình thương. Qua trang văn của Nguyên Hồng, một lần nữa, người đọc lại cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng qua dòng chữ thấm đẫm nước mắt của trái tim người con yêu mẹ, xa vắng mẹ.

Có nhà văn đã từng nói: Khi tôi viết nghĩa là tôi đau ở đâu đó. Có lẽ bao nhiêu kỉ niệm của thời thơ ấu đắng cay, xa vắng mẹ của chính nhà văn đã hoá thành dòng chữ, dòng nước mắt rung động nức nở lòng người đọc.

13 tháng 9 2021

Cảm mơn ah❤️ ( nhưng dài quá ;-;)

27 tháng 2 2022

1/ câu cảm thán

2/ câu trần thuật

3/câu tường thuật

4/câu tường thuật

2 tháng 2 2023

Hình ảnh của ông đồ thời vàng son:

- Sự xuất hiện đều đặn và quen thuộc của ông đồ. Ông trở thành trung tâm của sự chú ý và được mọi người quý trọng và ủng hộ nhiệt liệt