K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Ốc lác (Pila conica) sống phổ biến ở khắp Miền Tây Nam Bộ (Việt Nam). Ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata) có nguồn gốc Trung và Nam Mĩ được du nhập vào Việt Nam trong những năm 1985 – 1988. Ốc bươu vàng thích ứng với môi trường sống mới dễ dàng và phát triển mạnh, giành lấy thức ăn và những nơi ở tốt, làm cho nơi ở của Ốc lác phải thu hẹp lại. Mặt khác, Ốc bươu vàng đã trở thành một trong những sinh vật gây hại nghiệm trọng nhất cho nền nông nghiệp Việt Nam. Khi nói về mối quan hệ sinh thái giữa hai loài ốc trên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Quan hệ giữa Ốc lác và Ốc bươu vàng trong trường hợp này là mối quan hệ cạnh tranh cùng loài.

(2) Quan hệ giữa Ốc lác và Ốc bươu vàng trong trường hợp này là mối quan hệ cạnh tranh khác loài.

(3) Quan hệ giữa Ốc lác và Ốc bươu vàng trong trường hợp này cũng có thể được xem là mối quan hệ ức chế - cảm nhiễm.

(4) Khi có Ốc bươu vàng và Ốc lác ở nước ta sẽ được thúc đẩy trong quá trình tiến hóa, Ốc lác nước ta ngày càng phát triển mạnh.

 (5) Khi có Ốc bươu vàng, Ốc lác ở nước ta sẽ được thúc đẩy trong quá trình tiến hóa. Tuy nhiên, do Ốc bươu vàng là loại ăn tạp, sinh sản nhanh hơn nên số lượng Ốc lác nước ta ngày càng giảm mạnh

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

1
28 tháng 1 2018

Đáp án B

(1) Sai. Ốc lác và ốc bươu vàng là mối quan hệ cạnh tranh vì ốc bươu vàng phát triển mạnh giành thức ăn và nơi ở tốt, làm nơi ở của Ốc lác phải bị thu hẹp lại. Đây là hai loài khác nhau Ốc lác (Pilaconica) và Ốc bươu vàng (Pomacea canliculata) có nguồn gốc sống khác nhau.

(2) Đúng.

(3) Sai. Quan hệ ức chế - cảm nhiễm là vô tình gây hại cho đối phương. Nhưng đây là mối quan hệ cạnh tranh vì ốc bươu vàng và ốc lác cạnh tranh nhau về nguồn sống.

(4) Sai. Khi có ốc bươu vàng, ốc lác kém phát triển, giảm mạnh về số lượng có thể dẫn tới diệt vong. Do ốc bươu vàng thích ứng với môi trường sống mới dễ dàng, phát triển mạnh hơn.

 (5) Đúng.

22 tháng 4 2017

Đáp án C

Ốc bươu đen sống phổ biến ở khắp Việt Nam. Ốc bươu vàng được nhập vào nước ta từ Trung Quốc, thích ứng với môi trường sống mới dễ dàng và phát triển mạnh làm cho số lượng và khu vực phân bố của ốc bươu đen phải thu hẹp lại. Tuy nhiên người ta vẫn thấy dạng lai hữu thụ giữa chúng. Quan hệ giữa ốc bươu đen và ốc bươu vàng trong trường hợp này là mối quan hệ: Cạnh tranh cùng loài.

27 tháng 4 2018

Chọn A

3 tháng 1 2019

Đáp án C

Ốc bươu vàng là loài ngoại lai, chúng phát triển mạnh là do cả 4 yếu tố trên

31 tháng 12 2019

Đáp án A

Ốc bươu vàng là loài ngoại lai, chúng có tất cả các đặc điểm trên

26 tháng 5 2018

Đáp án: A

Ốc bươu vàng là loài ngoại lai, chúng có tất cả các đặc điểm trên

11 tháng 4 2018

Thú có túi sử dụng thức ăn là cỏ.

Cừu cũng sử dụng thức ăn là cỏ.

à  2 loài này cùng sử dụng một nguồn sống.

=> Đây là hình thức cạnh tranh khác loài.

Vậy: B đúng

Quan hệ này giữa các loài đều bị ảnh hưởng bất lợi, tuy nhiên có một loài sẽ thắng còn các loài khác bị hại hoặc cả 2 cùng bị hại. Quan hệ cạnh tranh giữa các loài trong quần xã được xem là một trong những động lực của quá trình tiến hoá

16 tháng 12 2017

Đáp án: A

- (1), (3) là các ví dụ về quần thể sinh vật.

- (2), (4), (5), (6) là các ví dụ về quần xã sinh vật.

25 tháng 5 2019

Đáp án C

Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thế cùng loài, sinh sống trong một khoáng không gian nhất định, ở một thời điếm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.

Các ví dụ về quần thể là : 1,5,7

3,4,6 : có thể gồm nhiều loài sinh vật

2-không tạo được thế hệ sau

8- không cùng 1 sinh cảnh

9 tháng 9 2017

Chọn đáp án D

 - Sự khôi phục kích thước quần thể chủ yếu phụ thuộc vào tốc độ sinh sản của các cá thể trong quần thể. Do vậy, ở những loài mà tốc độ sinh sản nhanh, vòng đời ngắn thì quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học nên có tốc độ khôi phục số lượng cá thể nhanh nhất.

- Trong 4 quần thể trên thì quần thể ốc bươu vàng có tốc độ sinh sản nhanh nên tốc độ khôi phục số lượng nhanh nhất.