K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 11 2016
Trong chế độ phong kiến có hai giai cấp cơ bản là địa chủ (ở châu Âu gọi là Lãnh chúa hoặc chúa đất) và nông dân (ở châu Âu là nông nô), có phương thức bóc lột đặc trưng là địa tô. Ngoài ra còn có tầng lớp thợ thủ công, tầng lớp thị dân.

 

Nhưng cũng tương tự như thời cổ đại, cơ sở kinh tế, chính trị, xã hội của nhà nước phong kiến châu Âu là:

 

Thứ nhất, ruộng đất là tư liệu sản xuất chính trong chế độ phong kiến.Ở châu Âu, chế độ tư hữu ruộng đất đã phát triển triệt để từ thời cổ đại. Trong thời phong kiến, chế độ tư hữu ruộng đất không những vẫn như vậy, mà còn phát triển thành tư hữu rất lớn (các lãnh chúa). Hầu hết nông dân mất hết ruộng đất và trở thành nông nô.,. Hiện tượng phổ biến về ruộng đất của chế độ phong kiến tồn tại quyền sở hữu ruộng đất của nhà nước (của vua), đồng thời đối với ruộng đất tư nhân, vua cũng có quyền sở hữu tối cao. Tư hữu ruộng đất (hầu hết là của địa chủ, một phần nhỏ của nông dân) phát triển chậm.

 

Tóm lại, trong khi ở châu Âu, ruộng đất hoàn toàn thuộc sở hữu tư nhân (lãnh chúa) . Có thể nói, đặc điểm về chế độ sỡ hữu ruộng đất luôn luôn là chìa khóa để đi vào tìm hiểu những đặc điểm khác.

 

Thứ hai, về định tính và định hình giai cấp. Địa chủ phong kiến là những người có nhiều ruộng đất riêng của mình và bóc lột bằng địa tô.

 

Lãnh chúa phong kiến ở châu Âu là chủ sở hữu ruộng đất lớn, nguồn lợi thu hầu hết bằng địa tô. Vì vậy, hình ảnh của vị địa chủ phong kiến phương Tây rất nổi, hay nói cách khác, định tính và định hình của giai cấp địa chủ phong kiến ở phương Tây rất rõ ràng và đậm nét. Nông nô phương Tây hoàn toàn không có ruộng đất, phải hoàn toàn lĩnh canh ruộn đất của lãnh chúa và nộp địa tô cho chủ. Người nông nô đúng 100% là người tá điền, hoàn toàn lệ thuộc vào chủ. Thứ ba, trong khi châu Âu cho đến thế kỉ XIV, văn hóa, giáo dục vẫn bị giáo hội lũng đoạn kìm hãm, cả xã hội sống trong vòng lạc hậu, tối tăm, thì ở phương Đông, Trung Quốc, Ấn Độ, Ả Rập là những trung tâm văn minh lớn của thế giới, với những thành tựu to lớn về văn học, triết học, nghệ thuật, khoa học tự nhiên…với những phát minh quan trọng của Trung Quốc (Giấy, in, thuốc súng, la bàn). Khác hẵn với phương Tây, tập đoàn vua chú phong kiến ở phương Đông thường là những nhà tri thức lớn trong xã hội. Trường hợp vua không biết chữ học ít học thức chỉ là cá biệt.

 

Trong dân gian cũng có không ít người có học thức. Từ rất sớm phong cách văn minh, lịch sử, tao nhã đã trở thành nếp sống bình thường của người người phương Đông. Chính người phương Tây đã học tập nếp sống văn minh đó từ những cuộc viễn chinh sang phương Đông của thập tự chinh cuối thế kỉ XI-XIII. 
5 tháng 2 2017

1. Sự hình thành và phát triển xã hội phong kiến

-Xã hội phong kiến phương Đông hình thành sớm, nhưng lại phát triển chậm chạp, quá trình khủng hỏang suy vong kéo dài .
-Xã hội phong kiến Châu Âu được hình thành muộn hơn, kết thúc sớm hơn nhường chỗ cho chủ nghĩa tư bản .

2. Cơ sở kinh tế - xã hội của xã hội phong kiến

* Cơ sở kinh tế : chủ yếu là kinh tế nông nghiệp
+Ở phương Đông sản xuất nông nghiệp đóng kín trong các công xã nông thôn.
+Châu Âu : đóng kín trong các lãnh địa phong kiến
* Xã hội phong kiến có 2 giai cấp cơ bản :
+ Phương Đông : địa chủ và nông dân lĩnh canh.
+ Châu Âu là lãnh chúa và nông nô .
* Bóc lột bằng tô thuế . Tuy nhiên ở Châu Âu sau khi thành thị trung đại ,xuất hiện kinh tế công thương nghiệp phát triển và thị dân ra đời .

3. Nhà nước phong kiến

Chế độ quân chủ nhưng khác nhau về mức độ và thời gian
Thể chế nhà nước do vua đứng đầu .
- Ở phương Đông vua chuyên chế tăng thêm quyền lực - tập quyền ngay từ đầu .
- Phương Tây từ phân quyền đến tập quyền .

21 tháng 10 2018

1. Sự hình thành và phát triển xã hội phong kiến:

- Xã hội phong kiến phương Đông: hình thành sớm, phát triển chậm, kéo dài suy vong.

- Xã hội phong kiến Châu Âu: hình thành muộn, phát triển nhanh, kết thúc sớm hơn.

\(\Rightarrow\)Chủ trương tư bản hình thành.

2. Cơ sở kinh tế- xã hội của xã hội phong kiến:

Xã hội phong kiến phương Đông Xã hội phong kiến Châu Âu
Kinh tế

-Nông nghiệp, chăn nuôi, thủ công.

-Bó hẹp trong công xã nông thôn.

-Nông nghiệp, chăn nuôi, thủ công.

-Đóng kín trong các lãnh địa phong kiến.

Xã hội

-Địa chủ.

-Nông thôn.

-Lãnh địa phong kiến.

-Nông nô.

Hình thức bóc lột -Địa tô -Đại tô

3. Nhà nước phong kiến:

- Thể chế nhà nước: Vua đứng đầu.

\(\rightarrow\)Nhà nước quân chủ.

- Nhà nước quân chủ ở phương Đông và Châu Âu có sự khác nhau:

+ Thời gian.

+ Mức độ

CHÚC BẠN HỌC TỐT!

#Miu

7 tháng 11 2016
Xã hội phong kiến phương Đông:- Thời kỳ hình thành: Từ thế kỷ III tr CN đến khoảng thế kỷ X, từ rất sớm.- Thời kỳ phát triển: từ thế kỷ X đến XV, phát triển khá chậm.- Thời kỳ khủng hoảng: từ thế kỷ XVI đến XIX và kéo dài suốt ba thế kỉ.- Cơ sở kinh tế: nông nghiệp đóng kín trong công xã nông thôn.- Giai cấp cơ bản: địa chủ và nông dân lĩnh canh (bóc lột thông qua tô thuế).- Thế chế chính trị: quân chủ. Xã hội phong kiến châu Âu: - Thời kỳ hình thành: từ thế kỉ V đến thế kỉ X, hình thành muộn, sau XH phong kiến phương Đông.- Thời kỳ phát triển: từ thế kỷ XI đến XIV, phát triển rất phồn thịnh .- Thời kỳ khủng hoảng: từ thế kỷ XV đến XVI, kết thúc sớm và bắt đầu chuyển sang chủ nghĩa tư bản.- Cơ sở kinh tế: Nông nghiệp đóng kín trong lãnh địa .- Giai cấp cơ bản: Lãnh chúa và nông nô (bóc lột thông qua tô thuế).- Thế chế chính trị : Quân chủ. 
NG
27 tháng 10 2023

Câu 1:
- Tự nhiên: Châu Âu có nhiều loại địa hình khác nhau như núi, đồng bằng và bờ biển dài. Khí hậu ở một số nơi lạnh và khắc nghiệt. Sông lớn như Sông Rhine (Ranh) và Sông Danube (Đa-nuýp) quan trọng cho giao thương và vận chuyển.

- Xã hội: Xã hội được chia thành các lớp như quý tộc, người làm công việc cho họ và nông dân. Quý tộc cung cấp đất và bảo vệ cho người làm việc.

- Kinh tế: Nông nghiệp là hoạt động quan trọng nhất. Nông dân trồng cây và nuôi động vật, thương mại và thủ công nghiệp cũng phát triển dựa trên việc giao thương và các thị trấn thương mại.

Câu 2:
Cải cách văn hóa tôn giáo là khi người ta muốn làm mới và cải thiện các khía cạnh của tôn giáo. Lý do chính là họ thấy có những vấn đề trong tôn giáo truyền thống mà họ muốn sửa chữa hoặc cải thiện. Ví dụ, họ có thể không hài lòng với cách quyền lực tôn giáo được sử dụng để kiểm soát người khác hoặc cản trở sự tiến bộ của tri thức và khoa học.

Câu 3:
Trung Quốc từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIX có nhiều thành tựu văn hóa quan trọng như tri thức, nghệ thuật và kỹ thuật. Những thành tựu này đã ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam thông qua trao đổi văn hóa và thương mại. Ví dụ, tri thức Trung Quốc đã ảnh hưởng đến triết học và văn hóa của Việt Nam, và nghệ thuật Trung Quốc đã tác động đến nghệ thuật truyền thống của Việt Nam, như hội họa và kiến trúc.

29 tháng 10 2023

Mik camon nhé !!

1 tháng 8 2017

đánh trên word nhá

Bài 1 : Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở Châu ÂuBài 1 : Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở Châu Âu

7 tháng 9 2016

1.- Cuối thế kỉ V, người Giéc - man đã xâm chiếm và tiêu diệt các quốc gia cổ đại phương Tây, thành lập nhiều vương quốc mới như : vương quốc Tây Gốt, vương quốc Động Gốt,.....

- Trên lãnh thổ của người Rô - ma, người Giéc man đã:

  • Chiếm ruộng đất của chủ nô rồi đem chia cho nhau.
  • Những người quý tộc, tướng lĩnh được phong chức tước, như: hầu tước, nam tước,....

Những việc làm trên của người Giéc - man đã làm cho xã hội hình thành nên các tầng lớp mới: lãnh chúa phong kiến, tầng lớp nông nô.

2. Những vùng đất đai rộng lớn bị các quý tộc chiếm đoạt được đã nhanh chóng bị họ biến thành khu đất riêng của mình thì được gọi là lãnh địa phong kiến.

Về tổ chức và hoạt động của lãnh chúa phong kiến:

  • Lãnh địa bao gồm: đất đai, dinh thự, hào sâu, tường cao,...
  • Nông nô nhận đất canh tác và nộp thu thuế.
  • Lãnh chúa bóc lột nông nô, họ không phải lao động mà sống sung sướng.

3. Nguyên nhân:

- Thời kì phong kiến phân quyền, các lãnh địa đều đóng kín, không trao đổi buôn bán với bên ngoài.

- Từ cuối thế kỉ XI, do sản xuất hàng thủ công phát triển, thợ thủ công đã đem hàng hoá tự nơi đông người để trao đổi, buôn bán, độc xưởng sản xuất, hình thành nên các thị trấn rồi phát triển thành thành phố, được gọi là thành thị.

Sự khác nhau giữa nền kinh tế trong các thành thị với kinh tế lãnh địa là : trong lãnh địa, nông nô tự sản xuất ra mọi vật dụng và tiêu dùng, những thứ do mình làm ra. đó là nền kinh tế đóng kín, tự cung tự cấp, chủ yếu là nông nghiệp. Ờ các thành thị, hàng hoá được trao đổi buôn bán tự do, kinh tế chủ yếu là thủ công nghiệp và thương nghiệp.

Chúc bạn học tốt   hehe