K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 10 2017

Em nhớ rằng đã có 1 lần em làm được việc tốt.Lần đó khiến em rất vui.Câu chuyện như sau:

Hôm ấy là Chủ Nhật,em đi chơi cùng với các bạn.Sau một hồi chơi thỏa thích,em và các bạn về nhà.Trên đường,em vừa đi vừa hóng gió cho mát.Không để ý,em đá vào vật gì đó.Nhìn xuống dưới,em ngạc nhiên:"Trời!Một cái ví tiền!"Em nhặt lên và chạy nhanh về nhà.Em cầm cái ví suốt 2 ngày liền mà vẫn không có người đi tìm.Đến 1 hôm,em định ra chỗ chú công an phường để nhờ tìm chủ của cái ví.Nhưng khi ra đó thì em bị lạc đường.Em phụng  phịu khóc thì đột nhiên thấy có bóng người chạy tới.Ồ!Bác Minh hàng xóm đây mà.Em liền chạy đến chỗ của bác rồi nhờ bác dẫn về nhà.Bác đồng ý ngay.Về đến nhà em,để cảm ơn bác nên cả nhà em đã mời bác ở lại ăn cơm.vừa ngồi ăn bác vừa kể:"Tôi vụng về quá.Đang đi công tác mà lại làm rơi cái ví tiền ở đâu không biết.Trong đó còn có tiền đóng học cho con tôi nữa mà!"Trông bác có vẻ rất buồn.Bỗng em chợt nhớ ra rằng em có nhặt được cái ví.Em nhanh nhảu đi lấy cái ví rồi đưa cho bác Minh và nói:"Bác ơi,có phải cái này không ạ?"Bác Mình nhìn thấy thì nói đúng rồi.Bác có vẻ rất vui khi thấy ví của mình.Cả nhà em ai cũng rất vui.

Sau lần đó,em được bố mẹ khen rất nhiều.Em rất muốn giúp đỡ người khác vì công việc đó rất vui.Em mong rằng sẽ có nhiều người hay đi giúp đỡ để xã hội ngày càng phát triển.

VIẾT CHO MỘT THẾ HỆ CÚI ĐẦU     Đó là thế hệ chúng tôi, một thế hệ mà người ta gọi là “Thế hệ chỉ biết cúi đầu”, chúng tôi chỉ biết cúi đầu vào chiếc smartphone của mình, đến nỗi “Quang Trung là bạn chiến đấu với Nguyễn Huệ, tệ hơn là Bác Hồ sinh năm 1945 và thậm chí đến ngao ngán khi giờ đây những đứa trẻ tin vào câu truyện ngôn tình sử, những kẻ xét lại lịch sử...
Đọc tiếp

VIẾT CHO MỘT THẾ HỆ CÚI ĐẦU

     Đó là thế hệ chúng tôi, một thế hệ mà người ta gọi là “Thế hệ chỉ biết cúi đầu”, chúng tôi chỉ biết cúi đầu vào chiếc smartphone của mình, đến nỗi “Quang Trung là bạn chiến đấu với Nguyễn Huệ, tệ hơn là Bác Hồ sinh năm 1945 và thậm chí đến ngao ngán khi giờ đây những đứa trẻ tin vào câu truyện ngôn tình sử, những kẻ xét lại lịch sử hơn là tin vào những thứ đã được cả thế hệ cùng thời trên thế giới công nhận”. [...]

     Phố tôi có bác bán bánh mỳ bị điên. Hay nói một mình. Thỉnh thoảng lấy tay đấm vào đầu liên tục. Lúc khỏe, bác sẽ bán bánh mỳ, hiền lành, cười với hàm răng chiếc còn chiếc mất. Một bên mắt bị hỏng, hoặc có nhìn được hay không tôi không biết. Nó đục ngầu. Có lẽ chính vì vậy mà bác hay trả nhầm tiền. 15 nghìn cái bánh mỳ, có khi bác trả lại cả 20 nghìn. Có người cứ thế cầm mà đi.

     Lũ trẻ con cũng hay trêu bác, vì bác vừa đi vừa nói nhảm, lại hay đấm tay vào đầu. Chúng nó trêu, hò hét cái câu gì đó mất dạy, sau đó hò nhau chạy. Lần nào bác cũng dậm dậm chân dọa rồi lại thôi. Bởi vì… Bác có mảnh đạn còn găm trong đầu. Biên giới năm 1979. Nó không bao giờ được lấy ra?

     Câu chuyện chỉ được kể khi tôi ngồi đợi vợ bác tráng trứng cho vào bánh mỳ. Vợ bác nói: “Trở trời thế này là đầu đau lắm, nhà phải có người trông, không là đập phá đồ đạc. Đi lang thang, người ta đánh cho thì khổ.”

     Câu chuyện cắt đứt mạch ở đó. Mảnh đạn không lấy ra giống như câu chuyện không bao giờ được kể cho trọn vẹn. Và rồi nó sẽ bị lãng quên. Bác đã mất được 2 năm! Mảnh đạn vẫn nằm ở đó, nhưng giờ bác có lẽ đã “ngon giấc” không còn phải chiến đấu với “nó”.

Từ câu chuyện trên, em hãy viết một bài văn bàn về lòng biết ơn trong cuộc sống hôm nay.

0
hãy nói cảm nhận của em sau khi đọc câu chuyện sauCâu chuyện :Những vết đinh Một cậu bé tính tình rất nóng nảy và cộc cằn. Một hôm, cha cậu đưa cho cậu một túi đinh và dặn rằng mỗi khi cậu nổi nóng hay nặng lời với ai, hãy đóng một cái đinh vào hàng rào gỗ phía sau vườn và suy nghĩ về việc mình đã làm. Sau ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng mười hai chiếc đinh vào hàng rào. Những...
Đọc tiếp

hãy nói cảm nhận của em sau khi đọc câu chuyện sau
Câu chuyện :Những vết đinh Một cậu bé tính tình rất nóng nảy và cộc cằn. Một hôm, cha cậu đưa cho cậu một túi đinh và dặn rằng mỗi khi cậu nổi nóng hay nặng lời với ai, hãy đóng một cái đinh vào hàng rào gỗ phía sau vườn và suy nghĩ về việc mình đã làm. Sau ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng mười hai chiếc đinh vào hàng rào. Những ngày sau, khi cố gắng kiềm chế cơn giận của mình thì số đinh cậu đóng lên tường rào ngày một giảm. Và cậu nhận ra rằng việc giữ bình tĩnh có lúc dễ hơn là việc đóng những chiếc đinh. Cho đến một ngày, khi không cần phải dùng đến chiếc đinh nào thì cậu bé tin là mình đã thay đổi và không còn nóng nảy như trước nữa. Cậu kể với cha về điều này và người cha đưa ra một đề nghị: mỗi ngày cậu giữ được bình tĩnh, hãy nhổ một chiếc đinh đã đóng trên hàng rào. Nhiều ngày trôi qua, cuối cùng, cậu bé vui mừng thông báo với cha rằng tất cả những chiếc đinh đều đã được nhổ. Người cha dẫn cậu đến hàng rào và nói: - Con đã làm rất tốt, con trai ạ! Nhưng con hãy nhìn vào những cái lỗ trên hàng rào – hàng rào sẽ chẳng bao giờ còn nguyên vẹn như xưa nữa. Những điều con thốt ra trong lúc giận dữ sẽ để lại trong lòng người khác những vết thương – giống như những vết đinh này. Cho dù con có nói lời xin lỗi bao nhiêu lần thì vết thương vẫn còn đó. Vết thương tâm hồn rất khó hàn gắn và chỉ có thể lành được khi có tình thương yêu chân thành và thực sự.

3
26 tháng 10 2021

Trong cuộc sống của chúng ta có những lúc vui, buồn, giận dữ, đau buồn,... nhưng đó là nhứng trạng thái tâm lý bình thường. Nhưng chúng ta nên kìm chế những trạng thái đó vì nó không những khiến bạn và những người xung quanh bạn bị tổn thương. Dù những cây dinh đó đã được rút ra thì trong tâm hồn người đó vẫn in sâu dấu vết không thể nào xóa nhòa đi được. Chúng ta không nên trút những cơn giận dữ, những nỗi bực tức của mình nên người khác, đặc biệt là những người thân của mình. Vì đó sẽ gây những tổn thương sâu sắc. 

13 tháng 11 2021

Em rút ra bài học là mình phải kiềm chế lại cơn tức giận vì nó vừa có hại cho sức khỏe, mình sẽ rất ít bạn và ngừa ta sẽ luôn nói xấu mình.

15 tháng 2 2023

"Mùa hè đến rồi,thích quá thôi!Vậy là được nghỉ học rồi",em reo lên trên đường về nhà.Đến nơi,mẹ bày mâm cơm lên bàn ăn.Ôi,món canh mồng tơi,đậu phụ chiên cùng với mấy miếng thịt,lại thêm cả món kem ốc quế nữa thì đây là bữa ăn trưa hè tuyệt vời quá còn gì!Chén xong phần ăn của mình và sau khi rửa bát,em ra vườn,mắc võng vào hai gốc cây xoan giữa vườn nằm nghỉ trưa.Gió thổi lướt qua mát rượi.Nhưng sao trưa hè im ắng thế nhỉ?Cô mái mơ cùng bầy bé gà con đâu rồi,chú cún con,chị vịt bầu,chú gà trống?Không tiếng chim hót,lá cũng buồn không bay.Vắng quá.Đang mơ màng,chợt em nghe tiếng thở dài của ai đó gần bên.Em liếc xung quanh nhưng không thấy ai cả."Ủa,cháu còn thức à?",một tiếng nói khàn khàn của một ông già vang lên,phá tan bầu không khí tĩnh mịch."Ai đấy ạ?",em hỏi."Ta đây,cạnh sát cháu đó",em liếc cạnh em và thấy bác bụi tre già."Cháu chào bác ạ.Xin lỗi vì đã vô lễ",em gãi tai nói."Không sao",bác tre già cười,"Chỉ là nhìn cảnh này,bác lại nhớ ngày xưa quá".Tôi thắc mắc và gặng hỏi bác tre.Nhìn em,bác mỉm cười và kể:

-Hồi cái ngày xưa ấy,bác nhớ như in cái hồi Pháp đến xâm lược nước ta.Nước ta lúc ấy đã nghèo khó,mà tụi nó lấn sang làm ta thêm khó muôn phần.Nhà tan cửa nát,chúng nó lộng hành cả đất nước mình.Trâu bò,gà vịt đều bị chúng giết thịt,lúa thóc thì bị cướp đi.Người dân đang ăn cũng bị chúng nó thình lình xông vào bắn chết.Thây chất cao như núi,máu chảy đỏ dòng sông.Ấy thế,chúng còn giết người như giết vật.Nhiều đứa bé chưa kịp chào đời thì cũng bị chúng nó biến thành đồ chơi.Thật là,bọn quân ác ôn mất lòng người.Bao nhiêu ông vua triều Huế lúc ấy sợ tụi nó như cọp,răm rắp nghe lời như nô lệ.Mấy tên vua bù nhìn ấy đã sợ sệt chia cắt nước ta cho chúng liền mấy tỉnh,ấy thế còn ra lịnh bãi binh.Nhưng,con người Việt ta nào chịu thua?Đã là cây tre,một trong những người bạn lâu đời thắm thiết của nhân dân nước Nam,ta đã được họ trọng dụng làm ra tên,vũ khí.Các tướng lĩnh,nguyên soái cùng toàn thể nhân dân và quân lính đã hò reo,đồng loạt đánh trống,người thì tay cầm búa rìu,người thì gươm đao,giáo mác...Tất cả đều trên dưới đồng tâm diệt bọn quân đô hộ.Lúc đầu,quân ta không địch được nổi chúng và nhiều tướng giỏi tài đã hy sinh cho đến khi Bác chỉ huy,tất cả đều theo một trật tự nhất định nên đã tiêu diệt được giặc.Nhưng,trong kháng chiến,bao giờ cũng phải có người hy sinh,trong đó có Vừ A Dính,anh Kim Đồng,...Ra đi,nhưng họ vẫn sống mãi trong tim của mỗi người con Việt.Cháu cũng là người Việt,nên phải biết noi gương họ bằng cách học giỏi,chăm ngoan để sau này giúp ích cho đất nước.Ta đã chứng khiến được những trận chiến đấu anh dũng ấy,thật là có phúc khi được sống trong kiếp của cây tre.

Nghe câu chuyện của bác tre già,em cảm thấy thấm thía biết bao.Đất nước ta có được sự bình yên cho đến ngày hôm nay là do sự hy sinh của bao người trong nhiều thời đại khác nhau,từ lúc đất nước được thành lập đến nay.

2. Các sự việc chính trong Gió lạnh đầu mùa có thể tóm tắt thành chuỗi như sau:a) Những cơn gió lạnh đầu mùa thổi đến phố chợ.b) Chị em Lan, Sơn xúng xính trong những chiếc áo ấm đắt tiền; những đứa trẻ nghèo hàng xóm vẫn mặc những chiếc áo mong manh thường ngày; riêng Hiên vẫn mặc chiếc áo rách tơi tả, đang co ro vì lạnh.c) Ái ngại về hoàn cảnh của Hiên, Sơn và Lan quyết định về nhà lấy áo bông của...
Đọc tiếp

2. Các sự việc chính trong Gió lạnh đầu mùa có thể tóm tắt thành chuỗi như sau:

a) Những cơn gió lạnh đầu mùa thổi đến phố chợ.

b) Chị em Lan, Sơn xúng xính trong những chiếc áo ấm đắt tiền; những đứa trẻ nghèo hàng xóm vẫn mặc những chiếc áo mong manh thường ngày; riêng Hiên vẫn mặc chiếc áo rách tơi tả, đang co ro vì lạnh.

c) Ái ngại về hoàn cảnh của Hiên, Sơn và Lan quyết định về nhà lấy áo bông của Duyên (đứa em xấu số), giấu mẹ, mang sang cho Hiên.

d) Chuyện đến tai người nhà, Sơn và Lan sợ bị mẹ mắng. đi đòi lại áo không được, không dám về nhà.

đ) Mẹ Hiên mang áo bông sang nhà trả lại, may mắn được mẹ Sơn và Lan cho vay tiền mua áo ấm cho Hiên.

Em hãy cho biết:

- Các sự việc trên liên quan với nhau như thế nào?

- Nếu không có sự việc (c) thì có xảy ra sự việc (đ) hay không?

1
28 tháng 2 2023

- Các sự việc trên liên quan chặt chẽ với nhau, sự việc này dẫn đến sự việc kia, tạo thành chuỗi sự việc liền mạch cho văn bản.

- Nếu không có sự kiện (c) thì sẽ không có sự kiện (d) vì có hành động cho áo Hiên của hai chị em thì mới ó sự việc mẹ Hiên mang áo đến trả lại.

Các sự việc chính trong Gió lạnh đầu mùa có thể tóm tắt thành chuỗi như sau:a) Những cơn gió lạnh đầu mùa thổi đến phố chợ.b) Chị em Lan, Sơn xúng xính trong những chiếc áo ấm đắt tiền; những đứa trẻ nghèo hàng xóm vẫn mặc những chiếc áo mong manh thường ngày; riêng Hiên vẫn mặc chiếc áo rách tơi tả, đang co ro vì lạnh.c) Ái ngại về hoàn cảnh của Hiên, Sơn và Lan quyết định về nhà lấy áo bông của...
Đọc tiếp

Các sự việc chính trong Gió lạnh đầu mùa có thể tóm tắt thành chuỗi như sau:

a) Những cơn gió lạnh đầu mùa thổi đến phố chợ.

b) Chị em Lan, Sơn xúng xính trong những chiếc áo ấm đắt tiền; những đứa trẻ nghèo hàng xóm vẫn mặc những chiếc áo mong manh thường ngày; riêng Hiên vẫn mặc chiếc áo rách tơi tả, đang co ro vì lạnh.

c) Ái ngại về hoàn cảnh của Hiên, Sơn và Lan quyết định về nhà lấy áo bông của Duyên (đứa em xấu số), giấu mẹ, mang sang cho Hiên.

d) Chuyện đến tai người nhà, Sơn và Lan sợ bị mẹ mắng. Đi đòi lại áo không được, không dám về nhà.

đ) Mẹ Hiên mang áo bông sang nhà trả lại, may mắn được mẹ Sơn và Lan cho vay tiền mua áo ấm cho Hiên.

Em hãy cho biết:

- Các sự việc trên liên quan với nhau như thế nào?

- Nếu không có sự việc (c) thì có xảy ra sự việc (d) hay không?

Phương pháp giải:

1
NG
28 tháng 12 2023

- Các sự việc trên liên quan chặt chẽ với nhau, sự việc này dẫn đến sự việc kia, tạo thành chuỗi liền mạch cho văn bản.

- Nếu không có sự kiện (c) thì sẽ không có sự kiện (đ) vì có hành động cho áo Hiên của hai chị em thì mẹ Hiên mới mang áo đến trả lại.

Câu 1: Vì vsao chúng ta phải sống với lòng biết ơn ?Câu 2: Cho tình huống: Vì gia đình nghèo, Thái phải thôi học Trung học phổ thông đi bán hàng rong để kiếm tiền nôi em Bình ăn học. Trong khi đi bán, vô tình Thái đạp phải kim tiêm của những kẻ chích ma túy nên bị nhiễm HIV. Thấy anh bị bện, Bình đã xa lánh, trốn tránh khôn chăm sóc anh vì sợ lây. Bác hàng xóm thấy thế, nhắc nhở Bình thì...
Đọc tiếp

Câu 1: Vì vsao chúng ta phải sống với lòng biết ơn ?

Câu 2: Cho tình huống: Vì gia đình nghèo, Thái phải thôi học Trung học phổ thông đi bán hàng rong để kiếm tiền nôi em Bình ăn học. Trong khi đi bán, vô tình Thái đạp phải kim tiêm của những kẻ chích ma túy nên bị nhiễm HIV. Thấy anh bị bện, Bình đã xa lánh, trốn tránh khôn chăm sóc anh vì sợ lây. Bác hàng xóm thấy thế, nhắc nhở Bình thì Bình lớn tiếng: " Bà không sợ thì mang anh tôi về mà chăm sóc ". Hỏi :

a) Em có nhận xét gì về hành vi, thái độ của Bình ?

b) Nếu em là Bình em sẽ làm gì ?

c) Từ tình huống trên, em hãy viết một thông điệp ngắn gửi đến bạn bè ?

Câu3 : Nhũng câu nói sau liên quan đến bài học nào em được học ? Hãy giải thích ý nghĩa của những câu nói đó ?

- Kiến tha lâu cũng đầy tổ

- Nặng nhặt chặt bị

Các bạn trả lời đầy đủ chi tiết giúp mình nha!

1
28 tháng 12 2018

c1 em ko biet

c2 em cung ko biet

c3 em ko biet

c4 cau nay em biet

Đọc văn bản sau. RÙA ĐÁ ĐI CHƠI (1) Ca sĩ chim Bách Thanh bay đến bên bờ suối thì đậu lại trên một cành diệp liễu, Cảnh vật ở đây tuyệt đẹp đã níu cánh chim lại. Bách Thanh nghe tiếng suối róc rách, tiếng lá reo bồn chồn, tiếng nai tác xa xa,… cảm hứng tràn đây, chàng cất lên một điệu hát mới, đó cũng là công việc suốt đời của chàng. Bác Rùa Đá đang nằm im như một tảng đá,...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau. RÙA ĐÁ ĐI CHƠI (1) Ca sĩ chim Bách Thanh bay đến bên bờ suối thì đậu lại trên một cành diệp liễu, Cảnh vật ở đây tuyệt đẹp đã níu cánh chim lại. Bách Thanh nghe tiếng suối róc rách, tiếng lá reo bồn chồn, tiếng nai tác xa xa,… cảm hứng tràn đây, chàng cất lên một điệu hát mới, đó cũng là công việc suốt đời của chàng. Bác Rùa Đá đang nằm im như một tảng đá, thò đầu ra khỏi mai, lim dim mắt đón nhận từng giọt âm thanh tươi mát. Chú Hươu Sao cũng đờ ra nghe, quên cả uống nước. Không ai để ý đến gã Rắn Mốc đang cuốn cành cây dưới chân Bách Thanh như một khúc dây leo. Hắn vươn cổ, đôi mắt gian giảo láo liên. “Phốc”, Rắn Mốc bằng một cú mổ thành thạo đã ngoạm chặt một chân Bách Thanh trong miệng, cắt đứt dòng âm thanh đang bay chơi vơi. Bách Thanh thét lên đau đớn. Bách Thanh giãy giụa đã lôi cả Rắn Mốc ngã xuống cỏ, ngay trước mặt ông Rùa Đá. Tiếng kêu của chim Bách Thanh làm rung động cả chiếc mai rùa. Bác nhích lên vài bước, và “phập”, đôi môi rắn như đá của bác đã cặp chặt lấy cổ Rắn Mốc. Rắn Mốc quằn quại quấn lấy ông Rùa Đá, ghì xiết. Nhưng miếng võ hiểm của Rắn Mốc vô hiệu trước tấm lưng trơ như đá của bác Rùa. Rắn Mốc bị cắn nát cổ, duỗi toàn thân cứng đờ như một cành cây khô. Bách Thanh gãy rời một chân, bay lên cành cây nén đau, rối rít cảm ơn: “Cháu cảm ơn bác Rùa Đá!”. Rồi Bách Thanh tha thiết mời bác Rùa Đá vào dịp Tết, tức là còn mười ngày nữa đến ăn Tết nhà mình. (2) Bác Rùa Đá lẩm bẩm: “Cây sồi chân núi Bắc à? Xa đây! Cần phải đi ngay mới kịp!”. Thế là bác Rùa Đá khăn gói lên vai ra đi. Bác đi cả ngày, cả đêm, cả mưa cả nắng… Bác đem theo cả một mái nhà thì đâu chẳng là nhà! Ca sĩ Bách Thanh bay loáng một cái đã về đến nhà, Chàng báo tin vui cho vợ con. Chàng còn đặt cả bài hát cho các con hát: Một sớm xuân trong mát Cành khô cũng nở hoa Ông Rùa Đá tốt bụng Sẽ đến chơi nhà ta! Bác Rùa Đá đang đi thì băng tan, dòng nước ào ra chảy quanh một tảng đá lớn. Trên tảng đá, một chú Thỏ Trắng đang kêu khóc gọi mẹ. Bác Rùa Đá bơi ra, cho Thỏ Trắng ngồi trên lưng, đi tìm mẹ Thỏ, bởi hang thỏ đã ngập nước. Tìm được mẹ Thỏ, trao lại Thỏ Trắng cho mẹ xong, bác lại gặp họ hàng nhà Nhím suýt chết đuối, nếu không được bác giơ lưng bịt một lỗ hổng nước đang tràn vào. Bác Rùa Đá vẫn chưa rời con suối mà đi được. Bãi Tự Nhiên xanh rờn cỏ có nguy cơ bị ngập nước. Hươu, Nai rủ nhau xếp đá thành đập, lái dòng nước cho chảy sang hướng khác. Bác Rùa Đá nhận chuyên chở từng khối đá lớn trên lưng… Con đập hoàn thành, bác Rùa Đá mới khoác khăn gói lên vai, lẩm bẩm: “Nhà Bách Thanh! Cây sồi chân núi Bắc! Phải đi ngay mới kịp!”. Bác không nghĩ rằng mùa xuân đã qua từ lâu, bởi bác cứ nhẩn nha đi, ai gặp khó khăn bác đều dừng lại giúp đỡ… (3) Trên cây sồi chân núi Bắc, có hội chim Bách Thanh đón một mùa xuân mới. Ông Bách Thanh què đã chết. Các cháu Bách Thanh đang bập bẹ hát bài như nỗi chờ mong của cả dòng họ: Một sớm xuân trong mát Cành khô cũng nở hoa Ông Rùa Đá tốt bụng Sẽ đến chơi nhà ta! Chúng không biết rằng ở dưới gốc cây sồi, ông Rùa Đá đã đến, mệt mỏi vì đường xa, tuổi tác, ông đã ngủ thiếp đi trong giọng ca trong trẻo của họ hàng nhà Bách Thanh. (Tuyển tập truyện viết cho thiếu nhi từ sau Cách mạng tháng Tám, NXB Giáo dục, 1999) Đầu tiên, cần xác định những sự việc được kể, nhất là những sự việc chính. - Sau đó chỉ ra được những nhân vật là loài vật đã được miêu tả, trong đó xác định nhân vật chính. - Tiếp theo, đi sâu tìm hiểu hình dáng, điệu bộ, cử chỉ, ngôn ngữ, tính cách,... của các nhân vật trong truyện. - Phát hiện bài học mà truyện muốn gửi thông điệp, liên hệ bài học ấy với cuộc sống của bản thân em. Để hiểu được đây là một truyện đồng thoại, em hãy trả lời các câu hỏi sau: Câu 1. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? tác dụng của ngôi kể này? Câu 2. Xác định những sự việc chính của truyện . Câu 3. Đọc phần 1 của văn bản và cho biết: a, Nhân vật bác Rùa Đá và Bách Thanh ( Điền vào bảng sau) Nội dung Dẫn chứng Nhận xét Lời nói, suy nghĩ, tâm trạng - Cử chỉ, hành động - Tình cảnh Nhận xét của người kể - … Câu 4. Đọc phần 2 của văn bản và cho biết: a, Chuyến đi đến thăm nhà Bách Thanh của bác Rùa Đá diễn ra đúng dự định của bác không? Bác Rùa Đá đã làm gì trong chuyến đi đó? Em thấy bác Rùa Đá là người thế nào? Câu 5. Đọc phần cuối của văn bản và cho biết: a. Họ hàng nhà Bách Thanh đã làm gì ? Ý nghĩa của việc làm đó?. Câu 6. Truyện muốn gửi thông điệp nào? liên hệ bài học ấy với cuộc sống của bản thân em, rút ra được những bài học gì cho bản thân?

0
Câu 1 :Kể tóm tắt truyện “Bức tranh của em gái tôi”.Câu 2 :a, Nhân vật chính trong truyện là ai? Vì sao em lại cho đó là nhân vật chính?b, Truyện được kể theo ngôi kể thứ mấy? Việc lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụnggì?Câu 3 :a) Nêu diễn biến tâm trạng nhân vật người anh từ đầu đến cuối truyện.b) Vì sao khi tài năng hội họa của người em được phát hiện, người anh lại có tâm...
Đọc tiếp

Câu 1 :
Kể tóm tắt truyện “Bức tranh của em gái tôi”.
Câu 2 :
a, Nhân vật chính trong truyện là ai? Vì sao em lại cho đó là nhân vật chính?
b, Truyện được kể theo ngôi kể thứ mấy? Việc lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụng
gì?
Câu 3 :
a) Nêu diễn biến tâm trạng nhân vật người anh từ đầu đến cuối truyện.
b) Vì sao khi tài năng hội họa của người em được phát hiện, người anh lại có tâm trạng
không thể thân với em gái như trước kia được nữa?
c) Giải thích tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh “Anh trai tôi”.
Câu 4 :
Em hiểu như thế nào về đoạn kết của truyện (“Tôi không trả lời mẹ… lòng nhân hậu
của em con đấy)? Qua đó, em có cảm nghĩ gì về nhân vật người anh?
Câu 5 :
Em có cảm nhận gì về nhân vật cô em gái trong truyện? Điều gì khiến em cảm mến
nhất ở nhân vật này (tài năng, sự hồn nhiên, lòng độ lượng, nhân hậu…)?
Câu 6 :
Viết một đoạn văn thuật lại tâm trạng của người anh trong truyện khi đứng trước bức
tranh được giải nhất của em gái.
Câu 7 :
Viết một đoạn văn miêu tả thái độ của những người trong gia đình em (hoặc trong lớp
em) khi một thành viên đạt được thành tích xuất sắc nào đó.
Câu 8 : 
Hãy nêu chủ đề của tác phẩm Bức tranh của em gái tôi.
Câu 9:
 Vì sao truyện lại được đặt tên là Bức tranh của em gái tôi?
Câu 10:
 Lòng ghen ghét, đố kị có phải là thói xấu phổ biến của con người không hay chỉ là của
riêng nhân vật người anh trong tác phẩm này? Lấy một số ví dụ trong thực tế mà em
biết hoặc được nghe kể lại.

2
20 tháng 3 2020
Vào google mà tra
25 tháng 3 2020

không có

Đôi chân BácĐôi chân của Bác là đôi chân ngàn ngàn dặm. Chẳng có ai trong thời đại Bác lại đi nhiều đến thế. Chỉ nói riêng trong thời gian chống Pháp, ở Việt Bắc, Bác đi rất nhiều. Anh em bảo vệ phục vụ Bác kể: “Bác đi “khiếp” lắm, toàn đi bộ, thỉnh thoảng mới đi ngựa. Thoát đã từ Tân trào sang Thái, thoát đã lên Tuyên Quang, thoát ngược Bắc Cạn... Vừa đi vừa làm việc,...
Đọc tiếp

Đôi chân Bác

Đôi chân của Bác là đôi chân ngàn ngàn dặm. Chẳng có ai trong thời đại Bác lại đi nhiều đến thế. Chỉ nói riêng trong thời gian chống Pháp, ở Việt Bắc, Bác đi rất nhiều. Anh em bảo vệ phục vụ Bác kể: “Bác đi “khiếp” lắm, toàn đi bộ, thỉnh thoảng mới đi ngựa. Thoát đã từ Tân trào sang Thái, thoát đã lên Tuyên Quang, thoát ngược Bắc Cạn... Vừa đi vừa làm việc, viết báo, viết sách...” Cánh thanh niên theo được Bác còn đến “Tết”.

Thời gian ở Xiêm có ngày Bác đã đi bộ hơn 70km đường rừng. Bác đi quen, sải chân đều, đúng giờ là nghỉ, hết giờ nghỉ lại đi, dù mưa bão, hễ đã định đến đâu là đến bằng được, ít khi lỡ bộ đường vì chủ quan. Ai đi theo Bác mệt mỏi, Bác mách cho cách xoa chân, bóp chân bằng nước tiểu, nấu canh lá lốt rừng ăn cho đỡ đói... Còn đôi chân của Bác thì cứ như là chân thép.

Nhưng Bác lại hay thương anh em phải đứng lâu, đi nhiêu.

Một lần, các chiến sĩ quân đội được vào thăm Bác, xin Bác được chụp ảnh chung. Bác đồng ý, Bác mời đồng chí nhiếp ảnh tới. Để bảo đảm “ăn chắc”, anh xin phép Bác lấy chân máy ảnh đặt máy lên chụp. Chờ mãi mới mang được chân máy ra. Bác nói:

- Chú tìm được chân máy thì chân Bác gãy rồi...

Ai nấy đều vui vẻ hẳn lên, quên cả thời gian chờ đợi.

Lần khác, nhân dịp Bộ Quốc phòng chiêu đãi Đoàn đại biểu quân sự Liên Xô do Đại tướng P.Batốp dẫn đầu, Bác tới dự. Đồng chí Tổng tham mưu Trưởng quân đội ta đọc diễn văn bằng tiếng Việt một đoạn rồi ngừng. Một cán bộ đối ngoại dịch ra tiếng Nga nên mất nhiều thời gian.

Bác quay sang đồng chí Bộ trưởng Quốc phòng:

- Bài dài quá, mình đứng rục cả chân.

Đồng chí Văn phân trần:

- Thưa Bác, hôm nay có các đại biểu quốc tế, có Ủy ban giám sát đình chiến nên xin phép Bác...

Sau đó đồng chí nói riêng với một cán bộ. Đồng chí này viết một tờ giấy nhỏ chuyển tới đồng chí Tổng tham mưu trưởng.

Từ đây, chỉ đọc bản tiếng Nga. Cuối cùng đồng chí Tổng tham mưu trưởng mới nói lại bằng tiếng Việt, cám ơn quan khách....

Tiếng vỗ tay chưa dứt, Bác đã cầm một cốc rượu nhanh nhẹn đi chúc những người đứng xunh quanh. Sau đó người cầm cái dĩa, giơ lên nói:

- Bắt đầu thôi! Không thì mỏi chân lắm...

Thật ra là Bác nói hộ mọi người.

Trích trong “120 chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

Câu hỏi ?

Em hãy tìm những chi tiết trong câu chuyện cho thấy Bác rất tích cực rèn luyện sức khỏe trong mọi hoàn cảnh ?

0