K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu ca dao châm biếm mà em thích là:

" Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son'"

Em thích câu ca dao này vì nó phản ánh sự tự do của những người con gái có số phận bấp bênh ở xã hội phong kiến xưa . Và nói lên vẻ  đẹp của người con gái trắng trẻo, và có tấm lòng chung thủy.

# Chúc bạn học tốt ₫

em thích câu

Cái có lặn lội bờ ao

Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng

Chú tôi hay tửu hay tăm

Hay nước chè đặc ahy nằm ngủ chưa

Ngày thì ước những ngày mưa

Đêm thì ước những đêm thừa trống canh

Câu 1: Con hổ có nghĩa( Vũ Trinh)

-Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng(Hồ Nguyên Trừng)

-Chuyện người con gái Nam Xương(Nguyễn Dữ)

-Chuyện cũ trong phủ chúa(Phạm Đình Hổ)

   Tôi thích nhất là bài " Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng, vì tôi rất ngưỡng mộ tấm lòng cao thượng, không sợ uy quyền của người bề trên.

   Câu 2:

Công cha nghĩa mẹ được nói đến nhiều trong ca dao. Bài ca dao “Công cha như núi Thái Sơn” hầu như em bé nào cũng đã “uống” qua lời ru ngọt ngào của mẹ, của bà ngay từ thuở còn nằm trong nôi. Còn có bài ca dao bốn câu sau đây hầu như ai cũng nhớ cũng thuộc:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi

Câu thứ nhất nói về “công cha”. Công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn, ở đây công cha lại được ví với “núi ngất trời", núi hùng vĩ, núi cao chót vót ,cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “nghĩa mẹ”’ nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể xiết. Nghĩa mẹ được so sánh với nước ở ngoài biển Đông. Nghệ thuật so sánh và đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hóa, hình tượng hóa, vừa ca ngợi nghĩa mẹ cha với tình yêu sâu nặng. Tiếng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lên nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe sóng reo sóng hát, thủy triều vỗ mà suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ Thấm thía và rung động biết bao:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”

Hai câu cuối, giọng thơ cất lên thiết tha ngọt ngào. Tiếng cảm thán “con ơi !” là lời nhắn nhủ ân tình về đạo làm con phải biết "ghi lòng” tạc dạ công cha nghĩa mẹ:

“Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”

Câu trên là một ẩn dụ, nhắc lại, nhấn mạnh công cha nghĩa mẹ như “Núi cao biển rộng mênh mông”. Câu cuối bài ca dao, nhà thơ dân gian sử dụng cụm từ Hán Việt “cù lao chín chữ” để nói lên công ơn to lớn của cha mẹ như sinh thành nuôi dưỡng, cho bú mớm nâng niu, chăm sóc dạy bảo… con cái lớn khôn nên người, trải qua nhiều bề vất vả, khó nhọc. Có cha mẹ mới có con cái. Cha lo làm ăn, vất vả khó nhọc để nuôi con. Từ bát cơm, tấm áo đến ngọn đèn, quyển sách của con là do “công cha” và “nghĩa mẹ”. Mẹ mang nặng đẻ đau, như tục ngữ đã ghi lại: “Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ”. Con thơ lớn lên bằng dòng sữa tiếng ru, tiếng hát, bằng sự vỗ về, âu yếm chở che của mẹ hiền. Mẹ theo dõi, mẹ vui sướng từng ngày, từng ngày: “Ba tháng con biết lẫy, bảy thảng con biết bò, chín tháng con lò dò biết đi”… Mẹ lo lắng, tóc mẹ bạc dần… khi con thơ ốm đau bệnh tật. Bát cháo, chén thuốc cho con chứa đựng biết bao tình thương của mẹ hiền. Và cái ngày con cắp sách đến trường vào học lớp Một, mẹ cha như trẻ lại, dào dạt sống trong niềm vui hạnh phúc và hi vọng. Đó là “cù lao chín chữ", đó là công ơn to lớn trời bể của mẹ cha, mà con cái phải biết “ghi lòng”. Có hiếu thảo thì con cái mới biết “ghi lòng” công cha nghĩa mẹ. Hai tiếng “con ơi " thật thấm thía, vần thơ như thấm sâu, lắng sâu vào tâm hồn ta.

Cái hay của bài ca dao là cách nói so sánh cụ thể, nên thơ. Cái đẹp của bài ca dao là thể hiện sự ca ngợi, nói lên lòng biết ơn công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn. Ý nghĩa bài ca dao vô cùng sâu sắc nó dạy chúng ta bài học về lòng hiếu thảo của đạo làm con.

    

Nếu mình hiếu với mẹ cha,
Chắc con cũng hiếu với ta khác gì?
Nếu mình ăn ở vô nghì,
Đừng mong con hiếu làm gì uổng công?

Đêm đêm con thắp đèn trời
Cầu cho cha mẹ sống đời với con.

 

Công cha nghĩa mẹ cao vời,
Nhọc nhằn chẳng quản suốt đời vì ta.
Nên người con phải xót xa,
Đáp đền nghĩa nặng như là trời cao.
Đội ơn chín chữ cù lao,
Sanh thành kể mấy non cao cho vừa

16 tháng 4 2020

Bài 1 :

Các biện pháp nghệ thuật cùng được sử dụng trong bốn bài:

   + Sử dụng thể thơ lục bát truyền thống.

   + Sử dụng phép liệt kê.

   + Sử dụng phép ẩn dụ, tượng trưng, nói ví von.

   + Lối nói tương phản.

   + Giọng điệu châm biếm, giễu nhại.

Bài 2 :

– Đối tượng châm biếm:

+ Những loại người có thói hư tật xấu trong xã hội.

+ Những thói hư tật xấu, hủ tục trong xã hội.

– Nội dung châm biếm:

+Những thói xấu trong xã hội: lười biếng, sĩ diện hão, mê tín dị đoan, giấu dốt,…

+ Những mặt trái, mặt khuất của xã hội: sự bất công, những hủ tục, luật lệ làng xã rườm rà,…

-hình thức gây cười : 

+ Lối nói phóng đại, ẩn dụ, tượng trưng.

+ Phép tương phản, đối lập.

20 tháng 9 2016

1. Những hình ảnh trên gợi cho em liên tưởng đến những bài ca dao đã học ( hoặc đã biết ) là:

- Bài 1 :

           Cái cò lặn lội bờ ao

      Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng ?

           Chú tôi hay tửu hay tăm,

      Hay nước chè đặc hay nằm ngủ trưa.

            Ngày thì ước những ngày mưa,

       Đêm thì ước những đêm thừa trống canh.

- Bài 2 :

             Số cô chẳng giàu thì nghèo

         Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà.

              Số cô có mẹ có cha

         Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông.

               Số cô có vợ có chồng,

         Sinh con đầu lòng, chẳng gái thì trai.

- Bài 3 :

                  Con mèo mà trèo cây cau

           Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà

                  Chú chuột đi chợ đàng xa

            Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo !         

2. Theo em , những bài ca dao đó thể hiện nội dung:

- Bài 1 : châm biếm những hạng người lười nhác, thích hưởng thụ, nghiện ngập trong xã hội.

- Bài 2 : cảnh tỉnh những người cả tin, mê muội vào những điều nhảm nhí, mất tiền một cách vô ích; phê phán tệ nạn mê tín dị đoan, những thầy bói lừa bịp, dốt nát.

- Bài 3 : 

Đọc đi đọc lại mấy câu ca dao trên, rồi suy ngẫm ta thấy cổ nhân rất thâm thúy và hài hước. Với chỉ bốn câu ngắn ngủi, nhưng một hoạt cảnh đã được dựng lên: Góc sân, cây cau và con mèo đang trèo cây để tìm bắt chuột.

Ở quê, để tránh sự lụt lội hằng năm và để cho an toàn, những con chuột tinh khôn đã làm tổ trên tận ngọn cây cau cao vút. Điều này khiến cho mèo không phải thích viếng lúc nào cũng được. Trèo cao luôn là chuyện nhọc nhằn. Nhưng mèo đã trèo và đã đến. Than ôi, nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì, vì sự trùng hợp tình cờ giữa sự viếng thăm và vắng mặt.

Sự  "hỏi thăm chú chuột" của mèo là tiếng gầm gừ và động tác cào cấu hù dọa để làm lộ mặt đối phương. Tiếc thay, kẻ mạnh lần này đã bị thất bại trong kế hoạch săn mồi. Chúng ta hãy hình dung vẻ mặt ngơ ngác, tiếc nuối và hụt hẫng của con mèo sau khi vất vả trèo cao nhưng không tìm thấy mục tiêu. Sự vắng mặt của chuột cũng là vì kế sinh nhai mà thôi: Chú chuột đi chợ đàng xa/ Mua mắm, mua muối... Nhưng xét cho cùng thì chuột cũng sẽ bị vồ dưới nanh vuốt của mèo. Bởi từ xa xưa nó luôn là con vật để "giỗ cha con mèo".

26 tháng 9 2017

Bạn ơi cho mình hỏi!

-Chỗ Bài 2 là Ảnh thầy bói, nhưng sao ở đây bạn trả lời mình nghĩ(ý kiến riêng) nó không đúng như trong ảnh?

9 tháng 11 2017

- Ca dao là những bài thơ dân gian do nhân dân lao động sáng tạo nên, phần lớn bằng thơ lục bát, giàu vần điệu, hình ảnh, ngắn gọn xinh xắn, nhằm phản ánh đời sống vật chất và biểu hiện tâm tư, tình cảm của họ trong dòng chảy thời gian và lịch sử. Trước đây ca dao được truyền miệng, ngày nay ca dao đã được sưu tầm, nghiên cứu trong nhiều công trình có giá trị.

- Dân ca là những bài hát dân gian có làn điệu in đậm sắc thái từng miền quê. Nó thể hiện niềm vui, nỗi buồn, những ước mơ và hi vọng… của nhân dân, của người lao động trong cuộc đời.

- Bồng bồng con nín con ơi

Dưới sông cá lội, trên trời chim bay.

Ước gì mẹ có mười tay

Tay kia bắt cá, tay này bắn chim.

Một tay tuốt chỉ luồn kim

Một tay làm ruộng, một tay hái dầu.

Một tay ôm ấp con đau

Một tay vo gạo, một cầu cúng ma.

Một tay khung cửi, guồng xa

Một tay lo bếp, lo nhà nắng mưa.

Một tay đi củi, muối dưa

Còn tay van lạy, bẩm thưa, đỡ đòn.

9 tháng 11 2017

trong sgk có ca dao dân ca là gì rồi

22 tháng 5 2017

- Đọc bài ca dao số 2 ta nhận thấy: Tác giả dân gian nhại lại lời của thầy bói khi thầy phán cho người đi xem bói. Vì vậy, nó vừa mang tính khách quan lại vừa có tác dụng gây cười và châm biếm rất sâu cay.

- Mặc dù tác giả dân gian không bình luận, nhưng bài ca vẫn toát lên ý nghĩa châm biếm sâu sắc về hiện tượng mê tín dị đoan trong xã hội đối với những hạng người hành nghề mê tín, lợi dụng lòng tin của người khác để lừa bịp kiếm tiền, trong khi bản thân thầy bói cũng dốt nát. Bên cạnh đó, bài ca dao còn châm biếm những kẻ mê tín một cách mù quáng do ít hiểu biết.