K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 10 2023

    Viết tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài

a. Chuẩn bị

- Đọc lại văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa

- Xem lại cách tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài ở mục Định hướng

- Dự kiến cách trình bày văn bản

b. Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý cho đoạn văn bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:

+ Bố cục đoạn văn có mấy phần?

+ Mỗi phần của đoạn văn nêu những nội dung gì?

+ Chọn nội dung gì để phù hợp với độ dài của đoạn văn?

- Lập dàn ý cho đoạn văn bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục 3 phần:

Mở đoạn:

- Nêu nội dung chính của văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa

Thân đoạn:

- Phương tiện vận chuyển của các dân tộc miền núi phía Bắc

+ Di chuyển bằng cách đi bộ là chính

+ Một số tộc người sinh sống ở ven sông Đà, sông Mã…sử dụng thuyền vận chuyển

+ Người Sán Dìu dùng xe quệt trâu kéo để vận chuyển

+ Người Mông, Hà Nhì, Dao,… thường dùng sức ngựa để vận chuyển

- Phương tiện vận chuyển của các dân tộc ở Tây Nguyên

+ Người Tây Nguyên dùng sức voi, sức ngựa vào việc vận chuyển

+ Các buôn, làng ở ven sông suối lớn sử dụng thuyền độc mộc.

Kết đoạn:

- Nêu tên các tài liệu tham khảo của văn bản

c. Viết

- Viết bản tóm tắt theo yêu cầu khác nhau về độ dài dựa vào dàn ý đã lập

Đoạn 5-6 dòng:

Ngày xưa, các dân tộc miền núi phía Bắc di chuyển bằng cách đi bộ là chủ yếu. Một số dân tộc ven sông Đà và sông Mã đã biết chế tạo và sử dụng thuyền trong vận chuyển. Người Sán Dìu thì dùng xe quệt trâu kéo. Những dân tộc như Mông, Hà Nhì, Dao,…thường dùng sức ngựa để vận chuyển. Phương tiện vận chuyển của người Tây Nguyên có chút khác biệt. Họ dùng sức voi và sức ngựa ở đường bộ; còn các làng ven sông suối lớn thì sử dụng thuyền độc mộc.

Đoạn 10-12 dòng:

Tuy sinh sống ở các khu vực khác nhau, nhưng phương tiện vận chuyển và vũ khí săn bắt của các tộc người có nhiều nét tương đồng về chủng loại, cách thức chế tác và chức năng sử dụng. Đó là các loại gùi, bung, dậu,… để mang vác bằng sức người, các loại xe quệt, xe bò, xe trâu kéo,…để vận chuyển trên bộ; các loại thuyền, bè, mảng để vận chuyển trên sông, suối,…; đó là việc bắt voi rừng, thuần dưỡng, sử dụng trong vận chuyển hàng hóa, kéo gỗ và trong chiến tranh tự vệ. Mặc dầu vậy, các loại sản phẩm vật chất này ở mỗi vùng, mỗi tộc người cũng có những nét khác biệt cần chú ý. Đó là sự khác biệt về kiểu dáng và cách thức chế tạo của các loại gùi của các cư dân Môn – Khơ Me so với các cư dân Tày – Thái, H'mông – Dao; sự khác biệt giữa các loại thuyền độc mộc của tộc người ở Tây Nguyên so với thuyền độc mộc đuôi én của người Kháng, người Thái, người La Ha,… sinh sống ven sông Đà;…

Kết đoạn:

- Nêu tên các tài liệu tham khảo của văn bản

d. Kiểm tra và chỉnh sửa

Đọc lại bản tóm tắt đã làm. Đối chiếu nội dung với mục Định hướng và dàn ý ở trên để tự phát hiện và tìm cách sửa các lỗi về ý, diễn đạt, trình bày.

10 tháng 9 2023

Tham khảo!

Viết tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài

a. Chuẩn bị

- Đọc lại văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa

- Xem lại cách tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài ở mục Định hướng

- Dự kiến cách trình bày văn bản

b. Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý cho đoạn văn bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:

+ Bố cục đoạn văn có mấy phần?

+ Mỗi phần của đoạn văn nêu những nội dung gì?

+ Chọn nội dung gì để phù hợp với độ dài của đoạn văn?

- Lập dàn ý cho đoạn văn bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục 3 phần:

Mở đoạn:

- Nêu nội dung chính của văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa

Thân đoạn:

- Phương tiện vận chuyển của các dân tộc miền núi phía Bắc

+ Di chuyển bằng cách đi bộ là chính

+ Một số tộc người sinh sống ở ven sông Đà, sông Mã…sử dụng thuyền vận chuyển

+ Người Sán Dìu dùng xe quệt trâu kéo để vận chuyển

+ Người Mông, Hà Nhì, Dao,… thường dùng sức ngựa để vận chuyển

- Phương tiện vận chuyển của các dân tộc ở Tây Nguyên

+ Người Tây Nguyên dùng sức voi, sức ngựa vào việc vận chuyển

+ Các buôn, làng ở ven sông suối lớn sử dụng thuyền độc mộc.

Kết đoạn:

- Nêu tên các tài liệu tham khảo của văn bản

c. Viết

- Viết bản tóm tắt theo yêu cầu khác nhau về độ dài dựa vào dàn ý đã lập

Đoạn 5-6 dòng:

Ngày xưa, các dân tộc miền núi phía Bắc di chuyển bằng cách đi bộ là chủ yếu. Một số dân tộc ven sông Đà và sông Mã đã biết chế tạo và sử dụng thuyền trong vận chuyển. Người Sán Dìu thì dùng xe quệt trâu kéo. Những dân tộc như Mông, Hà Nhì, Dao,…thường dùng sức ngựa để vận chuyển. Phương tiện vận chuyển của người Tây Nguyên có chút khác biệt. Họ dùng sức voi và sức ngựa ở đường bộ; còn các làng ven sông suối lớn thì sử dụng thuyền độc mộc.

Đoạn 10-12 dòng:

Tuy sinh sống ở các khu vực khác nhau, nhưng phương tiện vận chuyển và vũ khí săn bắt của các tộc người có nhiều nét tương đồng về chủng loại, cách thức chế tác và chức năng sử dụng. Đó là các loại gùi, bung, dậu,… để mang vác bằng sức người, các loại xe quệt, xe bò, xe trâu kéo,…để vận chuyển trên bộ; các loại thuyền, bè, mảng để vận chuyển trên sông, suối,…; đó là việc bắt voi rừng, thuần dưỡng, sử dụng trong vận chuyển hàng hóa, kéo gỗ và trong chiến tranh tự vệ. Mặc dầu vây, các loại sản phẩm vật chất này ở mỗi vùng, mỗi tộc người cũng có những nét khác biệt cần chú ý. Đó là sự khác biệt về kiểu dáng và cách thức chế tạo của các loại gùi của các cư dân Môn – Khơ Me so với các cư dân Tày – Thái, H'mông – Dao; sự khác biệt giữa các loại thuyền độc mộc của tộc người ở Tây Nguyên so với thuyền độc mộc đuôi én của người Kháng, người Thái, người La Ha,… sinh sống ven sông Đà;…

Kết đoạn:

- Nêu tên các tài liệu tham khảo của văn bản

d. Kiểm tra và chỉnh sửa

Đọc lại bản tóm tắt đã làm. Đối chiếu nội dung với mục Định hướng và dàn ý ở trên để tự phát hiện và tìm cách sửa các lỗi về ý, diễn đạt, trình bày.

D
datcoder
Giáo viên
5 tháng 10 2023

Bài

Nội dung đọc hiểu

Nội dung viết

Bài 6

- Thể loại: Truyện ngụ ngôn và tục ngữ.

- Văn bản đọc: Ếch ngồi đáy giếng, Đẽo cày giữa đường; Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân (Ê-dốp); Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội;...

- Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật.

- Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường.

Bài 7

- Thể loại: thơ

- Văn bản đọc: Những cánh buồm, Mây và sóng, Mẹ và quả

- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ.

- Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các bài thơ: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quà” (Nguyễn Khoa Điềm)

Bài 8

- Thể loại: nghị luận xã hội

- Văn bản đọc: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Đức tính giản dị của Bác Hồ, Tượng đài vĩ đại nhất.

- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống.

- Viết bài văn trả lời cho câu hỏi: “Thế nào là lối sống giản dị?”

Bài 9

- Thể loại: tùy bút, tản văn

- Văn bản đọc: Cây tre Việt Nam, Người ngồi đợi trước hiên nhà, Trưa tha hương

- Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc.

- Viết bài văn biểu cảm về sự hi sinh thầm lặng của dì Bảy trong bài tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Phương.

Bài 10

- Thể loại: văn bản thông tin

- Văn bản đọc: Ghe xuồng Nam Bộ, Tổng kiểm soát phương tiện giao thông, Phương tiện vận chuyển  của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa

- Tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài

- Tóm tắt văn bản “Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa” theo hai yêu cầu: 5-6 dòng và 10-12 dòng.

 
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
17 tháng 9 2023

a) Sách Ngữ văn 7 có 4 nội dung lớn về tiếng Việt là:

- Từ vựng: thành ngữ và tục ngữ; Thuật ngữ; Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt; Ngữ cảnh và nghĩa cảu từ trong ngữ cảnh.

- Ngữ pháp: Số từ, phó từ; Các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu; Công dụng của dấu chấm lửng.

- Hoạt động giao tiếp: Biện pháp tu từ nói quá, nói giảm- nói tránh; Liên kết và mạch lạc của văn bản; Kiểu văn bản và thể loại.

- Sự phát triển của ngôn ngữ: Ngôn ngữ của các vùng miền; Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.

b) Hệ thống bài tập tiếng Việt trong sách Ngữ văn 7 là:

- Bài tập nhận biết các hiện tượng và đơn vị tiếng Việt

Ví dụ: bài tập nhận biết các biện pháp tu từ nói quá, nói giảm, nói tránh…

- Bài tập phân tích tác dụng của các hiện tượng và đơn vị tiếng Việt

Ví dụ: bài tập phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ nói quá, nói giảm- nói tránh trong tác phẩm văn học và đời sống…

- Bài tập tạo lập đơn vị tiếng Việt

Ví dụ: bài tập viết đoạn văn có sử dụng các biện pháp tu từ nói quá, nói giảm- nói tránh…

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
17 tháng 9 2023

a) 

- Sách Ngữ văn 7 rèn luyện cho các em viết các kiểu văn bản: Tự sự, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, nhật dụng.

- Nội dung cụ thể của mỗi kiểu văn bản là:

+ Tự sự: Kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử, có sử dụng các yếu tố miêu tả.

+ Biểu cảm:

-> Bước đầu biết làm thơ bốn chữ, năm chữ; viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ.

-> Biểu cảm về con người hoặc sự việc.

+ Nghị luận: Nghị luận về một vấn đề trong đời sống (nghị luận xã hội) và phân tích đặc điểm nhân vật (nghị luận văn học)

+ Thuyết minh: Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi.

+ Nhật dụng: Viết bản tường trình.

- Kiểu văn bản chưa được học ở cấp Tiểu học: Thuyết minh, nghị luận, nhật dụng

b) Những kiểu yêu cầu về quy trình và kiểu văn bản tiếp tục được rèn luyện ở lớp 7 là tự sự, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận và nhật dụng.

3 tháng 10 2021

THAM KHẢO:

Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng mỗi con người. Nó có vai trò to lớn trong việc xây dựng và phát triển xã hội. Gia đình là nơi giúp con người hình thành nhân cách. ...  đó, ta nhận được tình yêu thương của ông bà, cha mẹ, của anh chị em và của những người thân yêu ruột thịt.

3 tháng 10 2021

undefined

undefined

undefined

Mọi người ơi trả lời giúp mình với. Mình ko biết câu này có nằm trong chương trình lớp 7 ko nx.Bài tập: Em hãy đọc thuộc bài thơ và viết một đoạn văn ngắn thể hiện cảm xúc về 1 câu chuyện cổ tích được tác giả đề cập đến trong bài thơ.CHUYỆN CỔ NƯỚC MÌNHTôi yêu chuyện cổ nước tôiVừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xaThương người rồi mới thương taYêu nhau dù mấy cách xa cũng tìmỞ hiền thì lại...
Đọc tiếp

Mọi người ơi trả lời giúp mình với. Mình ko biết câu này có nằm trong chương trình lớp 7 ko nx.

Bài tập: Em hãy đọc thuộc bài thơ và viết một đoạn văn ngắn thể hiện cảm xúc về 1 câu chuyện cổ tích được tác giả đề cập đến trong bài thơ.

CHUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH

Tôi yêu chuyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

Thương người rồi mới thương ta

Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm

Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì gặp người tiên độ trì

Mang theo chuyện cổ tôi đi

Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa

Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa

Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi

Đời cha ông với đời tôi

Như con sông với chân trời đã xa

Chỉ còn chuyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình

Rất công bằng, rất thông minh

Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang.

Thị thơm thì giấu người thơm

Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà

Đẽo cày theo ý người ta

Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì

Tôi nghe chuyện cổ thầm thì

Lời cha ông dạy cũng vì đời sau.

Đậm đà cái tích trầu cau

Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người

    (Lâm Thị Mỹ Dạ)

1
9 tháng 7 2021

Tham khảo

Bài thơ "Truyện cổ nước mình" của Lâm Thị Mỹ Dạ viết bằng thể thơ lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, mang màu sắc ca dao, dân ca. Qua bài thơ tác giả ca ngợi truyện cổ của nước mình mang nhiều ý nghĩa sâu xa, chứa đựng bao bài học quý báu của ông cha truyền lại cho con cháu đời sau. Tình thương người bao la mênh mông và triết lí về niềm tin "ở hiền gặp lành" là ý nghĩa sâu xa, là sự tuyệt vời của truyện cổ nước mình khiến cho nhà thơ phải "yêu" và quý trọng. Câu thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ gợi nhớ trong lòng ta bao truyện cổ, bao hình ảnh, bao nhân vật. "Truyện cổ nước mình" đã trở thành hành trang tinh thần, đem đến cho nhà thơ nhiều sức mạnh để vượt qua mọi thử thách "nắng mưa" trong cuộc đời, để đi tới mọi miền quê, mọi chân trời xa xôi đẹp đẽ. "Truyện cổ nước mình" là một bài thơ hay, giản dị mà đậm đà. Bài thơ đã giúp mỗi tuổi thơ chúng ta yêu thêm truyện cổ của đất nước mình, dân tộc mình. Đọc bài thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ, chúng ta mới hiểu rõ vì sao nhân dân ta từ người trẻ đến người già, ai cũng yêu thích truyện cổ nước mình.

(1)  Đặc điểm tính cách nhân vật thầy Ha-men được nhà văn khắc họa từ những phương diện:

- Ngoại hình: mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ trong bằng lụa đen thêu mà chỉ dùng vào những hôm có thanh tra hoặc phát phần thưởng.

- Lời nói: Dịu dàng giảng giải cho Phrăng khi cậu vào muộn hay không hiểu bài

- Cử chỉ, hành động: chuẩn bị những tờ mẫu tập viết mới tinh, trên có viết bằng chữ rông thật đẹp và ngay ngắn

- Suy nghĩ:

Tiếc nuối vì những lần muốn đi câu cá mà không ngại cho học sinh nghỉ họcTiếc nuối vì phải rời xa nơi đã gắn bó từ bốn mươi năm và nghệ dạy học đã gắn bó cả đời.Sự sống còn của một dân tộc chính là ở ngôn ngữ

(2) Biểu hiện cụ thể trong văn bản thể hiện đặc điểm tính cách của thầy Hamen theo các phương diện: 

- Trang phục: chiếc mũ lụa đen thêu, áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn - những thứ trang phục chỉ dùng trong những buổi lễ trang trọng => thầy Hamen thật sự trân trọng buổi học cuối cùng này.

- Thái độ đối với học sinh: Lời lẽ dịu dàng, nhắc nhở nhưng không trách mắng Phrăng khi cậu đến muộn và cả khi cậu không thuộc bài.

=> Thầy Hamen vô cùng nhiệt tình và kiên nhẫn giảng bài như muốn truyền hết mọi hiểu biết của mình cho học sinh trong buổi học cuối cùng này. 

- Điều tâm niệm tha thiết nhất mà thầy Ha-men muốn nói với học sinh và mọi người là hãy yêu quý, giữ gìn cho mình tiếng nói dân tộc vì đó chính là kho tàng văn hóa của dân tộc 

=> thầy muốn truyền tình yêu nước của mình đến mọi người thông qua tiếng nói dân tộc. 

- Hình ảnh thầy Ha-men ở những giây phút cuối cùng của buổi học... nỗi đau đớn và xúc động trong lòng thầy đã lên tới cực điểm khiến người tái nhợt... thầy nghẹn ngào không nói được hết câu, nhưng thầy đã dồn hết sức mạnh để viết lên bảng dòng chữ thật to: Nước Pháp muôn năm! 

=> Thầy Hamen là một người thầy có tâm và có tầm. Thầy yêu nghề giáo của mình vì chính nó đã truyền tình yêu nước đến cho biết bao thế hệ học sinh. Nhưng cũng đau đớn và bất lực khi tiếng nói dân tộc có thể bị đồng hóa và thay thế bởi một ngôn ngữ khác. Tiếng hô vang cuối cùng là lời nhắc nhở mọi người không được quên tiếng Pháp cũng như nước Pháp thân yêu trong trái tim mình. 

(3) Một số chi tiết cụ thể hiện suy nghĩ cách nhìn nhận về thầy Hamen và thái độ với việc học tiếng Pháp là: 

*Suy nghĩ, cách nhìn nhận về thầy Hamen:

- Thấy thầy Ha-men ăn mặc trang trọng, nói năng dịu dàng.

- Nhận thấy lớp học có cái gì đó khác thường và trang trọng.

- Tiếc nuối vì đã không chăm chỉ học hành, hi vọng có cơ hội chuộc lại lỗi lầm từ những lần bỏ học đi chơi. 

- Thương, tội nghiệp thầy khi đây sẽ là buổi dạy cuối cùng trong suốt cuộc đời làm nhà giáo của thầy. 

* Thái độ học tiếng Pháp:

- Ban đầu Chuẩn bị buổi học thì có ý định trốn đi chơi.

-  Khi nghe thầy nói buổi học cuối cùng được học tiếng Pháp thì Phrăng có phần ăn năn hối lỗi, phải dừng lại một môn học chỉ “mới biết viết tập toạng”…

- Trong giờ ngữ pháp hôm nay, chính Phrăng đã kinh ngạc thấy mình sao lại hiểu nhanh đến thế.

- Vỡ vạc ra nhiều điều và biết trân trọng tiếng nói dân tộc của mình là tiếng Pháp

(4) Phần (5) của văn bản Buổi học cuối cùng có nhiều chi tiết miêu tả đặc sắc:

- thầy Ha-men "người tái nhợt", "nghẹn ngào, không nói được hết câu"

- Thầy "cầm một hòn phấn và dằn mạnh hết sức, thầy cố viết thật to: NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM!"

- "đầu dựa vào tường", "chẳng nói", chỉ "giơ tay ra hiệu",...

Các chi tiết này đã giúp tác giả khắc họa được tâm trạng đau buồn, bất lực của thầy Ha-men khi buổi học cuối cùng tiếng nói dân tộc đã kết thúc và  thầy phải rời vùng An-dát thân thương này. 

30 tháng 4 2023

STT

Tên loại, thể loại văn bản

Đặc điểm nội dung

Đặc điểm hình thức

Tên văn bản hoặc nhóm văn bản đã học

1

Truyện ngụ ngôn

- Phê phán những thói hư tật xấu của con người

- Đả kích giai cấp thống trị

- Nêu những bài học triết lí ứng xử, kinh nghiệm sống sâu sắc

- Hình thức tự sự cỡ nhỏ

- Thường sử dụng lối diễn đạt ám chỉ, ngụ ý, bóng gió

 

- Đẽo cày giữa đường

- Ếch ngồi đáy giếng

- Con mối và con kiến

2

Tục ngữ

- Phản ánh kinh nghiệm sản xuất của người dân

- Phản ánh hiện tượng lịch sử, xã hội

- Trở thành triết lí dân gian

 Sáng tác ngôn từ dân gian

- Là những câu nói ngắn gọn, nhịp nhàng, cân đối, thường có vần điệu.

 

Một số câu tục ngữ Việt Nam

3

Truyện khoa học viễn tưởng

- Đề tài: đa dạng, phong phú thường gắn với các phát minh khoa học, công nghệ như: chế tạo dược liệu, khám phám đáy đại dương, du hành vũ trụ,...

- Cốt truyện: thường được xây dựng dựa trên các sự việc giả tưởng liên quan đến các thành tựu khoa học.

- Tình huống truyện: tác giả thường đặt nhân vật vào những hoàn cảnh đặc biệt, những khó khăn hay mâu thuẫn cần phải giải quyết trong thế giới giả tưởng.

- Sự kiện: thường trộn lẫn những sự kiện của thế giới thực tại và những sự kiện xảy ra trong thế giới giả định.

- Nhân vật: trong truyện thường xuất hiện các nhân vật như người ngoài hành tinh, quái vật, người có năng lực phi thường, những nhà khoa học, nhà phát minh có khả năng sáng tạo kì lạ.

- Không gian, thời gian: mang tính giả định, chẳng hạn thời gian trộn lẫn từ quá khứ, hiện tại và tương lai; không gian vũ trụ, lòng đất, đáy biển...

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
3 tháng 1

Các điều khoản hay nội dung cụ thể của quy tắc/luật lệ có được sắp xếp hợp lí và văn bản có sử dụng được từ ngữ thích hợp để thể hiện trình tự ấy. Em theo dõi văn bản.