K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 12 2017

Chiến tranh ! Hai tiếng vang lên nghe thật thương tâm, cũng chính vì hai tiếng đó mà bao người phải khổ đau. Chiến tranh tàn khốc, gây ra các cuộc sinh ly tử biệt, vợ xa chồng, cha xa con, con xa nhà. Chiến tranh không thể tha thứ khi đã cướp đi sinh mạng, xương máu của biết bao người con Việt Nam, nhưng một phần nào, ta cũng càm ơn chiến tranh, bởi vì không có nó, những tình cảm thiêng liêng nhất của cuộc đời không thể nào bộc lộ ra hết được, tình yêu đôi lứa, tình đồng chí đồng đội, tình yêu quê hương, và đặc biệt nhất là tình cảm gia đình. Nguyễn Quang Sáng một nhà văn của thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đã ngưỡng mộ trước thứ tình cảm cao đẹp này, ông đã khai thác và xây dụng nên câu chuyện về cuộc gặp gỡ của hai cha con đầy xúc động, đó là “ Chiếc lược ngà” được ông viết vào năm 1966. Câu chuyện kể về cha con ông Sau và bé Thu sau hơn tám năm xa cách mới có dịp gặp lại nhau, nhưng Thu đã không nhận ra cha mình chỉ vì một vét thẹo dài trên má , thay vào đó là sự vô cảm, thờ ơ như căm ghét ông. Nhưng rồi thật bất ngờ, khi ông Sáu chuẩn bị lại đi, Thu mới chịu kêu lên tiếng “ba” với ông Sáu, không còn đủ thời gian để yêu thương nhau, ông Sáu đã ra chiến khu và làm chiếc lược cho con mình. Nhưng cũng sau khi ông làm sau, ông đã hy sinh bởi bọn giặc, trong vài giây cuối cuộc đời, ông đã kịp trao lại chiếc lược cho bác Ba- người bạn của ông – và nhờ đưa lại cho Thu, rồi ông mới ra đi. Đọc qua truyện ngắn này, ta mới thấy được tình cảm gia đình, cụ thể là tình cảm cha con thiêng liêng và cao đẹp biết nhường nào. Trong hoàn cảnh khó khăn nhất đó là chiến tranh, tình cảm ấy vẫn không biến mất mà vẫn còn ẩn chứa trong mỗi con người. Điều đó đã được thể hiện một cách sâu sắc qua nhân vật ông Sáu. Ông Sáu cũng như bao người nông dân Việt Nam khác, ông phải đi theo tiếng gọi của Tổ Quốc, mà đành bỏ lại phía sau những gì thân thương nhất của đời mình, ruộng nương, nhà cửa, vợ và cả người con chưa đầy tuổi của mình. Xa nhà suốt tám năm, từng nỗi nhớ lại càng lớn thêm và ngày càng chồng chất “Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương” Nhớ quê, nhớ nhà, nhớ tình làng nghĩa xóm, và ông nhớ da diết đứa con gái của mình. Bởi vì xa con đến tám năm, chưa một lần ông được nghe thấy tiếng nói của con, chưa một lần tận mắt thấy người con bé bỏng, có chăng chỉ là một tấm hình mà vợ ông đã gửi, hòa bình lập lại, được về nhà chỉ có ba ngày ngắn ngửi, ông vô cùng hạnh phúc. Cùng người bạn, bác Ba, ông về thăm nhà, cốt là để gặp con mình, đã xa con quá lâu nên lòng ông cứ nôn nao khi đến gần hơn với nhà, “…cái tình người cha cứ nôn nao trong người anh” . Và lòng háo hức, niềm khát khao được thấy con, đã thúc giục ông không thể chậm trễ được nữa khi nhìn thấy đứa bé giống đứa con mà mình đã nhìn qua tấm ảnh, “…không thể chờ xuồng cặp lại bến, anh nhún chân nhảy thót lên, xô chiếc xuồng tạt ra, khiến tôi bị chới với.”.Rồi hành động đã chuyển thành tiếng nói và những biểu hiện trên khuôn mặt ông, ông kêu to một tiếng : - Thu ! Con, lại gần con ông xúc động vô cùng “..vết thẹo dài trên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ.” , bật lên hai câu với giọng run run: “-Ba đây con !”. Qua tất cả những điều đó, ta thấy được ở ông là một niềm thương con da diết, nhớ con và khao khát gặp con, chính vì thế ông đã không ngăn cản được cảm xúc của mình dâng trào. Nhưng con người ta lại hy vọng quá mức vào một điều để rồi thất vọng cũng vì điều đó, từ một cảm giác vui sướng tột cùng, thay vào đấy là sự hụt hẫng vô bờ của cảm xúc, ông bàng hoàng trước sự sợ hãi, lạnh lùng, xa lánh của bé Thu, niềm háo hức đã trở thành nỗi đau, “…nỗi đau như khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy” . Đó chắc chắn là một cảm giác rất đau đớn và thất vọng, nỗi đau ấy có lẻ còn đau hơn khi ông phải hy sinh trên mặt trận, khi ông mong quay về sẽ được nghe lại tiếng gọi : “ Ba” mà ông chưa từng được nghe từ đứa con bé bỏng của mình, qua đó ta thấy lòng yêu thương con của ông Sáu là rất chân thực và vô cùng to lớn. Nhưng tình phụ tử không cho phép ông khóc ngay lúc này, chính vì yêu con, mà trong mấy ngày nghỉ phép ông không ghét con mà tiếp tục vỗ về và chăm sóc con, làm mọi cách để con có thể kêu lên một tiếng :”Ba” duy nhất. Nhưng trớ trêu thay, ông càng tỏ ra yêu thương bé Thu, cố gắng xóa bỏ một đoạn ngăn cách giữa hai cha con, thì Thu lại nới rộng thêm khoảng cách đó ra. Thứ ông nhận được chỉ là những lời nói trống không, sự vô cảm tàn nhẫn của bé Thu. Nỗi đau tinh thần lại càng lớn dần, khiến ông không thể khóc mà chỉ cười được thôi “Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh cười vậy thôi” , nụ cười mang trong đó là sự ngượng ngạo, sự bất đắc dĩ, cười chỉ để quên đi nỗi đau vô bờ bến nhưng nỗi đau vẫn còn trong lòng. Và từ tâm trạng thất vọng, ông đã trở thành tuyệt vọng khi bé Thu hất trứng cá ra khỏi bát, không thể kìm nén được nữa, bây giờ cũng không thể cười được, nên ông đành giận dữ và đánh thật mạnh vào mông bé Thu rồi hét lên rằng : “ Sao mày cứng đầu quá vậy, hả?” . Thật là khổ tâm cho ông, tình yêu chưa thể hiện được bao nhiều, đã phải đánh con, nỗi đau đánh con còn lớn hơn cả nỗi đau con không nhận ra cha, bởi vì đánh con tức là phủ nhận tất cả niềm yếu thương mà ông đã dành cho con mình, nhưng ông đành thế, vì ông muốn con biết ông chính là người cha của em. Và rồi, nỗi tuyệt vọng càng kéo dài không nguôi đi được, nhưng ông vẫn không ghét con, chào tạm biệt con ông cũng chỉ nói nhỏ nhẹ: “ Thôi! Ba đi nghe con! “ . Nhưng một lần nữa, chuyện lại càng trớ trêu và đầy bất ngờ, lúc ông cảm thấy không còn một chút hy vọng gì thì bé Thu lại kêu dài một tiếng như xé toang cả khoảng không gian im lặng : “ Ba...a...a…Ba” và điều đó là một món quá vô cũng ý nghĩa đối với ông, yêu con mà phải chịu cảnh thờ ơ của con đến mức giận dữ không kìm nén được thì giờ đây còn gì bất ngờ và hạnh phúc hơn nữa. Chính tiếng kiêu tha thiết của bé Thu đã làm một người lính như ông phải tỏ ra mềm yếu, và xúc động vô cùng, không thể nào ngăn được ông trào nước mắt “…anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con.” Niềm vui sướng có pha lẫn một chút tiếc nuối vì giờ đây ông không thể dành thời gian yêu thương con được nữa, ông phải đi rồi, bởi vậy, mang theo lời hứa “chiếc lược” cũng là lời hứa sẽ quay về nhà để được ở bên con nhiều hơn. Nhưng ước sao ông hãy ở lại bên bé Thu một lúc mà đừng ra đi quá sớm, bởi vì lúc ông lần đầu nghe tiếng gọi “Ba” của Thu cũng là lần cuối cùng mà ông được nghe và thấy mặt con. Ở chiến khu, lòng nhớ con lại càng lớn dần lên, chính vì nhớ con mà ông rất ân hận vì đã trót đánh con, và lòng yêu thương con càng thôi thúc ông làm chiếc lược tặng con mình. Hãy thử cảm nhận được sự vui sướng khi ông tìm thấy chiếc ngà voi làm chiếc lược cho con mình, bằng một vỏ đạn ông “…cưa từng chiếc răng lược, thân trọng tỉ mỉ cố công như người thợ bạc.” , giờ đây ta có thể thấy được chính tình phụ tử, tình cảm gia đình khiến chúng ta như biến thành một con người khác, cũng như ông Sáu là một người lính, nhưng với sự nhớ con vô bờ bến, ông đã trở thành một nghệ nhân kiệt xuất với dụng cụ chỉ là một vỏ đạn và thứ ông chỉ có thể làm duy nhất là chiếc lược ngà cho riêng con gái mình. Không chỉ vậy, thời gian ông làm chiếc lược là thời gian mà ông cảm thấy hạnh phúc nhất, khắc lên trên cây lược dòng chữ : “ Yêu nhớ tặng Thu con của ba”, ông muốn ghi dấu thời khắc quan trọng này, chính tình cha con đã làm ông thêm mạnh mẽ để có thể quên đi mùi đạn khói của chiến tranh mà vẫn tiếp tục nâng niu chiếc lược cho con gái. Nhưng rồi mọi chuyện thật tồi tệ, chiến tranh tàn ác hơn thế, tạo ra vết thẹo để Thu không nhận ra cha, lại còn dập tắt một niềm khao khát nhỏ nho là được tận tay trao chiếc lược cho đứa con gái của mình, ông Sáu đã bị chiến tranh giết chết, một vỏ máy bay giặc bắn vào người ông. Tưởng như một vết thương nặng có thể khiến ông ra đi lập tức, nhưng ông trút hết những hơi thở cuối cùng bằng việc thò tay vào chiếc túi đẫm máu để lấy ra chiếc lược ngà và trao lại cho người đồng đội nhờ đưa cho bé Thu, đến lúc đó, ông mới chịu “…nhắm mắt đi xuôi”. Một hành động thật thiêng liêng cao đẹp, chính tình phụ tử đã góp sức cho ông làm công việc cuối cùng này, “…tình cha con là không thể chết được.”, tình cha con được khẳng định là một tình cảm bất diệt, cao quý, chiến tranh có thể làm sứt mẻ tình cảm gia đình, những không thể làm tổn thương đến tình cảm cha con, bởi vì trong chiến tranh, tình cha con lại càng sâu nặng và thắm thiết hơn, chiếc lược ngà mà ông Sáu đã gửi lại ở cuối đoạn trích chính là một nhân chứng chân thực nhất về tình cảm đẹp đẽ này. Tình cảm của ông Sáu đối với bé Thu là vô bờ bến nhưng với bé Thu, em cũng rất yêu cha mình. Xa cha từ khi còn nhỏ, mới khi biết nói và biết cảm nhận, em đã có thể thấy thiếu vằng hình ảnh của người cha, người trụ cột trong gia đình mình. Cha là ai ? Cha trông thế nào ? Chắc những câu hỏi đó vẫn hay vương vần trong tâm trí em, hình ảnh người cha duy nhất mà em thấy được là qua bức ảnh cũ kĩ mà ông Sáu đã chụp với vợ. Chính vì vậy, một hình ảnh người cha trong tấm ảnh đã ăn sâu vào tâm trí và suy nghĩ của em, nên không có gì quá ngạc nhiên khi em tỏ ra “ngơ ngác , lạ lùng” khi mới gặp ông Sáu, phản ứng đầu tiên là“mặt bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: “ Má ! Má ! ”” , đó là một cảm giác sợ hãi, cảm giác như thế mình mất ba rồi, qua đấy, ta thấy bé Thu thật trẻ con và thật yêu cha, chính vì trẻ con mà khi thấy vết sẹo trên má ông Sáu thì không cần nghĩ, em vẫn không tin đó là cha, yêu cha bởi vì chỉ có thương nhớ người cha mà em không chấp nhận ai khác làm cha của mình. Rồi trong những ngày nghĩ phép của ông Sáu, đáp lại một niềm mong mỏi kêu lên tiếng “Ba” của ông, Thu chỉ tỏ ra thờ ơ với ông, nói trống không và kiên quyết không kêu lên tiếng “Ba” nào mà tự mình làm công việc chắt nước. “-Vô ăn cơm !... Cơm chín rồi !... Con kêu rồi mà người ta không nghe…. Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái…. Cơm sôi rồi nhão bây giờ !” Hàng loạt những câu nói của bé Thu cho thấy một sự ngang ngạnh, bường bỉnh của cô bé. Từ “người ta” mà em dùng để gọi ông Sáu cho thấy một sự nhất quyết không lên bất cứ tiếng “Ba” nào. Nhưng ta lại cảm thấy đáng thương hơn là đáng trách bé Thu, xuất phát từ lòng yêu cha, nhớ cha và mong mỏi gặp cha, cô bé chắc chắn không gọi bất cứ ai là “Ba” nếu như chưa tin chắc đó là “Ba” mình, chính vì xa lánh ông Sáu ta mới thấy bé Thu yêu ba mình, thật là một tâm hồn ngây thơ của trẻ con. Và rồi, sự ngang ngạnh đã đến mức đỉnh điểm, dẫn đến phản ứng quyết liệt, Thu hất trứng cá ra khỏi bát khi được ông Sáu gắp cho và bị ông Sáu đánh thật mạnh vào mông. Tưởng chừng sau cái đánh đó, cô bé sẽ khóc lên nhưng không “…nó cầm đũa, gắp lại trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm…. mở lòi tói cố làm cho dây lòi tói khua rổn rảng, khua thật, rồi lấy dầm bởi qua sông.” , hành động bất ngờ nhưng cũng thật tự nhiên, bé Thu mạnh mẽ khi không khóc tiếng nào, thay vào đó như là một việc làm trút giận lên chiếc dây lòi tói, nhưng bên trong đó, ta còn cảm thấy rằng, dường như tâm trí bé Thu đã có suy nghĩ ông Sáu là ba của mình, bởi vì thế mà em mới không cãi lại ông Sáu, em khua lòi tói để ông Sáu nếu là cha thì phải đi tìm để dỗ dành mình, toàn bộ hành động tuy thật trẻ con nhưng lại rất đáng thương cho một cô bé như Thu. Và sau khi nghe được bà giải thích, Thu mới hối hận nghĩ lại, trăn trở suốt đêm, thở dài và không ngủ được. Đến khi ông Sáu ra đi, cô bé mới để cho cảm xúc của mình được bộc lộ ra hết. “...kêu thét lên: - Ba…a…a…ba !.... …-Ba ! Không cho ba đi nữa ! Ba ở nhà với con. …Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa” Đó là một tình cảm đã dồn nén từ rất lâu rồi, hơn tám năm rồi, Thu chỉ mong được biểu lộ tình cảm với ba thôi, tình cảm ấy được thể hiện thật mãnh liệt nhưng lại hòa đẫm sự hối hận của bé Thu. Cái trẻ con trong bé Thu còn được thể hiện lần cuối khi xin ông Sáu mua chiếc lược cho mình. Đó là kết thúc cho một cuộc gặp gỡ cảm động và thật thiêng liêng. Qua cuộc gặp gỡ ấy, ta thấy Nguyễn Quang Sáng tuy không đề cập đến chiến tranh nhưng chiến tranh vẫn luôn hiện lên qua vết thẹo của ông Sáu. Kết quả của tám năm đi lính xa nhà của ông sáu cũng là nguyên nhân khiến bé Thu không nhận ra cha mình, giá như không có vết thẹo ấy thì bé Thu đã được hưởng ba ngày tuyệt vời trong tình yêu thương của cha mình, nhưng nếu không có vết thẹo ấy, tình cảm gia đình cũng không được thử thách và bộc lộ lên được, tình cảm cha con mà vì thế đã trở nên thiêng liêng cao đẹp hơn trong tình cảnh chiến tranh. Câu chuyện với tình huống bất ngờ độc đáo, khi bé Thu không nhận ra cha mình, qua đó làm nổi bật lên tính cách, tình cảm cha con thực sự giữa ông Sáu và cả bé Thu. Ngôi kể bằng nhân vật bác Ba tạo nên sự chân thực, khách quan và tự nhiên làm tăng thêm yếu tố cảm xúc. “Chiếc lược ngà” là một câu chuyện cảm động và rất chân thực của Nguyễn Quang Sáng. Bằng một sự cảm nhận chân thực về tình cảm gia đình trong chiến tranh, ông đã gợi lên một tình cảm cao đẹp, thiêng liêng , đẹp đẽ, và trên thực tế còn rất nhiều tình cảm khác mà ta cần phải trân trọng và giữ gìn.

1 tháng 6 2016

Thời gian là vốn quý nhất của mọi người. Lãng phí thời gian là lãng phí “của báu” mà tạo hóa đã ban tặng cho mỗi con người. Nếu không biết tận dụng. nó sẽ qua đi rất nhanh, đúng như lời răn của người xưa: “Tháng ngày vùn vụt thoi đưa / Nó đi… đi mãi có chờ ai đâu!”

Vậy mà, lãng phí thời gian đang là căn bệnh hay gặp nhất ở giới sinh viên. Bạn đã bao giờ tự hỏi mình đã sử dụng quỹ thời gian đúng mục đích hay chưa? Liệu có để thời gian trôi qua một cách uổng phí hay không?


Đáng tiếc là phần lớn sinh viên chúng ta hiện nay không biết tận dụng và quý trọng thời gian. Đa số sinh viên sau những giờ học ở trường thì thời gian còn lại không mảy may nghĩ tới việc học, thậm chí không dành thời gian tối thiểu cần thiết cho việc học.

Do học theo hệ tín chỉ nên giờ đây sinh viên còn có nhiều “thời gian rỗi” hơn so với thời học theo chế độ niên chế. Học tín chỉ, thực chất là dành quyền chủ động cho sinh viên tự sắp xếp thời gian để tự học và nghiên cứu. Lên lớp, giáo viên chỉ có vai trò dẫn dắt và định hướng, còn lại sinh viên phải tự tìm hiểu và nghiên cứu, mà sinh viên Việt Nam bây giờ ý thức tự học, tự nghiên cứu rất kém.

Theo cách tín chỉ, giờ lên lớp ít hơn thay vào đó là thời gian tự học tự nghiên cứu. Nhưng ngoài giờ lên lớp, đa số sinh viên dành thời gian còn lại để online, xem phim hay chơi game… với lý do là thầy không ra bài tập để làm. Họ không hề có ý thức tự học, tự nghiên cứu. Thầy cô ra bài thì làm, không ra thì nghỉ cho “ khỏe” . Ngoài việc giết thời gian vào những việc trên thì một bộ phận không nhỏ dành thời gian để ngủ, mà đa số là sinh viên nam.

Bạn Nguyễn Văn Sơn ( sinh viên Học viện âm nhạc Huế) cho biết: “ thời gian rảnh có biết làm gì đâu, thôi thì cứ ngủ cho đỡ tiêu tốn năng lượng, đỡ đói bụng!”. Mọi người trong xóm trọ của Sơn cho biết, có ngày Sơn ngủ bỏ ăn, bỏ cả đến lớp và tất nhiên sách vở chẳng bao giờ đụng vào.

Vì thế nên bây giờ việc bắt gặp sinh viên ngồi đọc sách, họp nhóm bàn bạc việc học hay ngồi mày mò, nghiên cứu một vấn đề nào đó liên quan đến học hành thì rất hiếm… Mà thay vào đó là thấy các bạn thường xuyên vào Facebook, blog, bói toán online…gần như là chiếm trọn thời gian rỗi rảnh.
Hãy biết quý trọng thời gian, đừng để tuổi trẻ của mình trôi qua một cách phí hoài như vậy các bạn nhé! 

Lãng phí sức khỏe

Bên cạnh những bạn sinh viên hăng hái tham gia các cuộc hiến máu tự nguyện để cứu đồng bào lúc hiểm nguy đến tính mạng thì còn không ít sinh viên lãng phí sức khỏe một cách vô ích. Họ thường ít quan tâm tới điều này, cứ tưởng như sức khỏe của tuổi trẻ là thứ trời cho trong khi phần lớn sinh viên phải đi trọ học xa nhà, không được bố mẹ giúp đỡ, nhắc nhở.

Đa số sinh viên nam sinh hoạt không điều độ, thích gì làm nấy, nhất là nhậu nhẹt. Lúc nào có chút tiền hoặc có cớ vui nào đó là rủ nhau nhậu, thậm chí vay tiền để nhậu, mà không hề nghĩ đến hậu quả của nó, cứ đua nhau uống nhiều, uống đến say mới thích.

Sinh viên hiện nay tổ chức nhậu nhẹt còn nhiều hơn đi học, rủ nhau bỏ học bỏ thi để tham gia các cuộc nhậu mà họ chẳng thèm quan tâm nó ảnh hưởng như thế nào đến học tập và sức khỏe của mình. Các bạn có biết rằng nhậu nhẹt làm sút giảm toàn thể từ thể lực, tinh thần, trí tuệ và thoái hóa giống nòi.

Một việc làm rất ảnh hưởng đến sức khỏe nữa là “ nghiện game online”. Nếu chơi games chỉ để giải trí một lúc, hay để thư giãn đầu óc thì không sao. Nhưng nghiện games đến mức ngồi cả ngày bên máy vi tính, quên ăn, quên ngủ thì là điều hết sức đáng lo ngại. Không những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng lớn đến việc học và nguy hiểm đến tính mạng.

Không ít bạn trẻ đỗ điểm cao vào đại học nhưng rồi học không nổi phải bỏ giữa chừng vì mê trò chơi này, thậm chí có người gục chết trên bàn game nhưng vẫn chưa làm nhiều người thức tỉnh. Họ vẫn đam mê , đốt thời gian và sức khỏe với những trò vô bổ như vậy. Ngoài ra, việc xem phim hay chat chit thâu đêm cũng rất ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng các bạn lại đang rất thờ ơ với điều đó. 


SV tham gia hiến máu, một hành động nhân đạo (nguồn Internet) 

Lãng phí tài nguyên và tiền bạc

Tài nguyên mà sinh viên thường xuyên lãng phí là điện và nước.

Dù nhà trường và Đoàn TN kêu gọi hưởng ứng “giờ trái đất”, dù bản thân tham gia nhiều phong trào cổ động cho giờ trái đất nhưng không ít sinh viên sau khi rời khỏi phòng học vẫn không tắt quạt, không tắt điện, máy tính. Sau khi hết giờ học, có lẽ ít thấy phòng học nào mà sinh viên tự giác làm những điều trên, mà họ để mặc những người lao công làm điều đó.

Hay một việc như để bóng điện hành lang của dãy phòng trọ suốt cả ngày lẫn đêm, họ cho đó là chuyện nhỏ nên tình trạng này cứ diễn ra như “ chuyện thường ngày ở huyện”. Vì điện ở hành lang thường không bị chủ trọ tính tiền nên sinh viên để tháo khoán mà không mảy may suy nghĩ, vì cho rằng nó không gây thiệt hại gì cho mình.

Bên cạnh đó là lãng phí nước. Nước ở nơi công cộng như trường học, công viên… thì sinh viên cứ “xả” thoải mái mà không hề đắn đo, cứ nghĩ rằng “của chùa” thì dùng bao nhiêu cũng được. Và nhiều sinh viên còn có lối suy nghĩ rất “ hẹp” khi đáp lại hành động tăng giá tiền nước hàng tháng của chủ trọ là phải xả nước thật nhiều, không dùng cũng xả lênh láng cho xứng với số tiền mà mình phải trả và cho bõ tức khi chủ trọ cứ tăng tiền nước hằng tháng.

Những việc làm mà các bạn cho là rất nhỏ, các bạn cho là chuyện thường lại là một sự phung phí tài nguyên quá lớn mà các bạn không hề để ý, hay biết, và cũng không hề quan tâm.

Trong lúc các bạn không tắt điện phòng học, các bạn hãy nghĩ đến nơi khó khăn vẫn chưa có điện, nếu mỗi chúng ta biết tiết kiệm một tí thì sẽ rất có lợi cho nhiều người khác. Lúc các bạn xả nước một cách vô tội vạ chỉ vì tức chủ trọ tăng tiền nước, các bạn hãy nghĩ đến những nơi vùng sâu, vùng xa chưa một lần được sử dụng nước sạch…

Đang là sinh viên nên chi tiêu hàng tháng chủ yếu là do bố mẹ cấp, thế nhưng một số các bạn đang tiêu tiền hết sức phung phí. Trong khi nhiều sinh viên tiêu tiền rất tiết kiệm, và còn đi làm thêm để tự trang trải cho cuộc sống thì một số khác lại đang làm ngược lại.
Rất nhiều bạn phung phí tiền bạc trong những việc như nhậu nhẹt, chơi game, cá độ , chơi số đề hay tặng quà bạn khác giới một cách lãng phí…

Nguyễn Đức Trung ( sinh năm 1988, sinh viên Cao đẳng công nghiệp Huế) làm cho mọi người trong xóm trọ phải sợ với cách tiêu tiền của bạn. Bố Trung là chủ thầu xây dựng trong Đà Nẵng, cậy gia đình mình khá giả, Trung luôn tiêu tiền không biết tiếc. Trung cho biết một tháng tiêu hết khoảng 6 triệu, tiêu còn nhiều hơn một gia đình bình thường trong một tháng. Mà số tiền đó là để cá độ bóng đá, chơi lô đề và nhậu nhẹt với đám bạn. Một tuần ít nhất cũng nhậu bốn buổi, mà toàn những món sinh viên không dám mơ như baba, thịt thỏ hay thịt trăn…Trung vừa cười vừa nói : “bố mẹ nhiều tiền mà, mình phải tiêu bớt chứ”.

Không phải ai cũng có tiền để tiêu khủng như Trung, nhưng cũng không ít bạn sinh viên đang ném tiền vào những trò cá độ, nhậu nhẹt, lô đề…để rồi đến lúc hết tiền lại vay mượn, mang máy tính, xe đi cắm hay thậm chí cả trộm cắp…

Một số bạn thích chơi trội, thích chứng tỏ mình qua việc nhân dịp sinh nhật hoặc ngày lễ nào đó mua tặng cho bạn gái những món quà đắt tiền, độc đáo mà không ai có. Như một số bạn tặng vòng tay, nhẫn vàng hay một số bạn khác thì mua một trăm bông hồng xếp hình trái tim, hay là một trăm thỏi sôcôla…

Các bạn tiêu tiền mà không hề nghĩ đến bố mẹ mình đã phải vất vả như thế nào để làm ra những đồng tiền đó, mà lại tiêu vào những việc không đáng. Trong khi bố me đang oằn lưng ra để kiếm tiền nuôi các bạn ăn học, hy vọng nhiều ở các bạn thì các bạn lại tiêu tiền một cách vô tội vạ...

Hiện nay, các bạn sinh viên đang lãng phí quá nhiều thứ mà dường như các bạn không hề quan tâm. Là chủ nhân tương lại của đất nước, các bạn không nên lãng phí thời gian vào những trò vô bổ mà hãy chuyên tâm học hành, nghiên cứu, dành thời gian rỗi cho các hoạt động tình nguyện, xã hội.

Hãy biết quý trọng sức khỏe của mình, hãy giữ sức khỏe để có đủ sức học tập và cống hiến lâu dài, giúp ích cho gia đình và xã hội. Đừng phung phí tài nguyên, bởi chúng sẽ cạn kiệt nhanh chóng nếu bạn không biết sử dụng hợp lý; nếu mỗi người biết tiết kiệm một chút sẽ giúp cho cuộc sống bao người khác ở những vùng khó khăn sẽ được cải thiện hơn.

Đừng lãng phí tiền bạc vì để có được số tiền đó, bố mẹ bạn đã phải đổ bao nhiêu mồ hôi, công sức, nước mắt …Và trên hết, các bạn hãy biết quý trọng, đừng lãng phí tất cả những điều trên vì chính bản thân bạn, vì tương lai của bạn, gia đình và cả tương lai của xã hội và đất nước…

1 tháng 6 2016

Trong toàn thể vũ trụ này, có lẽ thời gian có sức mạnh hơn cả, là báu vật quý nhất trong cuộc đời con người. Thời gian tạo nên cuộc sống, tạo nên vô vàn những sự đổi thay và thời gian luôn được gọi là quà tặng kì điệu của cuộc sống. Đây là món quà to lớn, ai cũng được trao tặng nhưng không phải ai cũng biết gìn giữ, dang đôi tay đón nhận. Ngày nay, lắm lúc ta phải trầm tư một mình, suy nghĩ về thời gian – về món quà kì diệu của cuộc sống

Thời gian là vốn quý nhất của mọi người. Lãng phí thời gian là lãng phí “của báu” mà tạo hóa đã ban tặng cho mỗi con người. Nếu không biết tận dụng. nó sẽ qua đi rất nhanh, đúng như lời răn của người xưa: “Tháng ngày vùn vụt thoi đưa / Nó đi… đi mãi có chờ ai đâu!”

Vậy mà, lãng phí thời gian đang là căn bệnh hay gặp nhất ở học sinh. Bạn đã bao giờ tự hỏi mình đã sử dụng quỹ thời gian đúng mục đích hay chưa? Liệu có để thời gian trôi qua một cách uổng phí hay không?


Đáng tiếc là phần lớn h/s chúng ta hiện nay không biết tận dụng và quý trọng thời gian. Đa số h/s sau những giờ học ở trường thì thời gian còn lại không mảy may nghĩ tới việc học, thậm chí không dành thời gian tối thiểu cần thiết cho việc học. Nhưng ngoài giờ lên lớp, đa số h/s dành thời gian còn lại để online, xem phim hay chơi game… với lý do là thầy không ra bài tập để làm. Họ không hề có ý thức tự học, tự nghiên cứu. Thầy cô ra bài thì làm, không ra thì nghỉ cho “ khỏe” . Ngoài việc giết thời gian vào những việc trên thì một bộ phận không nhỏ dành thời gian để ngủ, mà đa số là sinh viên nam.
Vì thế nên bây giờ việc bắt gặp sinh viên ngồi đọc sách, họp nhóm bàn bạc việc học hay ngồi mày mò, nghiên cứu một vấn đề nào đó liên quan đến học hành thì rất hiếm… Mà thay vào đó là thấy các bạn thường xuyên vào Facebook, blog, bói toán online…gần như là chiếm trọn thời gian rỗi rảnh.
Hãy biết quý trọng thời gian, đừng để tuổi trẻ của mình trôi qua một cách phí hoài như vậy các bạn nhé! 

Lãng phí sức khỏe

Bên cạnh những bạn h/s hăng hái tham gia các cuộc hiến máu tự nguyện để cứu đồng bào lúc hiểm nguy đến tính mạng thì còn không ít sinh viên lãng phí sức khỏe một cách vô ích. Họ thường ít quan tâm tới điều này, cứ tưởng như sức khỏe của tuổi trẻ là thứ trời cho trong khi phần lớn sinh viên phải đi trọ học xa nhà, không được bố mẹ giúp đỡ, nhắc nhở.

Đa số sinh viên nam sinh hoạt không điều độ, thích gì làm nấy, nhất là nhậu nhẹt. Lúc nào có chút tiền hoặc có cớ vui nào đó là rủ nhau nhậu, thậm chí vay tiền để nhậu, mà không hề nghĩ đến hậu quả của nó, cứ đua nhau uống nhiều, uống đến say mới thích.

H/s hiện nay tổ chức nhậu nhẹt còn nhiều hơn đi học, rủ nhau bỏ học bỏ thi để tham gia các cuộc nhậu mà họ chẳng thèm quan tâm nó ảnh hưởng như thế nào đến học tập và sức khỏe của mình. Các bạn có biết rằng nhậu nhẹt làm sút giảm toàn thể từ thể lực, tinh thần, trí tuệ và thoái hóa giống nòi.

Một việc làm rất ảnh hưởng đến sức khỏe nữa là “ nghiện game online”. Nếu chơi games chỉ để giải trí một lúc, hay để thư giãn đầu óc thì không sao. Nhưng nghiện games đến mức ngồi cả ngày bên máy vi tính, quên ăn, quên ngủ thì là điều hết sức đáng lo ngại. Không những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng lớn đến việc học và nguy hiểm đến tính mạng.

Không ít bạn trẻ đỗ điểm cao vào đại học nhưng rồi học không nổi phải bỏ giữa chừng vì mê trò chơi này, thậm chí có người gục chết trên bàn game nhưng vẫn chưa làm nhiều người thức tỉnh. Họ vẫn đam mê , đốt thời gian và sức khỏe với những trò vô bổ như vậy. Ngoài ra, việc xem phim hay chat chit thâu đêm cũng rất ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng các bạn lại đang rất thờ ơ với điều đó.Lãng phí tài nguyên và tiền bạc
Dù nhà trường và Đoàn TN kêu gọi hưởng ứng “giờ trái đất”, dù bản thân tham gia nhiều phong trào cổ động cho giờ trái đất nhưng không ít h/s sau khi rời khỏi phòng học vẫn không tắt quạt, không tắt điện, máy tính. Sau khi hết giờ học, có lẽ ít thấy phòng học nào mà sinh viên tự giác làm những điều trên, mà họ để mặc những người lao công làm điều đó.
Những việc làm mà các bạn cho là rất nhỏ, các bạn cho là chuyện thường lại là một sự phung phí tài nguyên quá lớn mà các bạn không hề để ý, hay biết, và cũng không hề quan tâm.
Hiện nay, các bạn sinh viên đang lãng phí quá nhiều thứ mà dường như các bạn không hề quan tâm. Là chủ nhân tương lại của đất nước, các bạn không nên lãng phí thời gian vào những trò vô bổ mà hãy chuyên tâm học hành, nghiên cứu, dành thời gian rỗi cho các hoạt động tình nguyện, xã hội.

Hãy biết quý trọng sức khỏe của mình, hãy giữ sức khỏe để có đủ sức học tập và cống hiến lâu dài, giúp ích cho gia đình và xã hội. Đừng phung phí tài nguyên, bởi chúng sẽ cạn kiệt nhanh chóng nếu bạn không biết sử dụng hợp lý; nếu mỗi người biết tiết kiệm một chút sẽ giúp cho cuộc sống bao người khác ở những vùng khó khăn sẽ được cải thiện hơn.
Đừng lãng phí thời gian vì thời gian rất quý gia và trôi qua rất nhanh .

  
20 tháng 3 2021

Hiện nay, trong học sinh nổi cộm lên vấn đề học chay và học vẹt vô cùng nặng nề. Thật vậy, (BL) cách học này không chỉ có hại cho chính bản thân người học mà còn gây tổn hại đến chất lượng dạy và học của trường học nói chung. Trên thực tế, học chay là học thuộc lòng lý thuyết nhưng không học cách áp dụng vào thực tế đời sống, tức là nắm rất rõ lý thuyết nhưng học một cách máy móc, không biết áp dụng vào đời sống như thế nào. Còn học vẹt là học nhưng không hiểu gì, không có khả năng ứng dụng vào cuộc sống thường ngày mà chỉ biết nhắc lại máy móc, rập khuôn như một con vẹt mà thôi. Chính vì vậy, giải pháp hữu hiệu nhất để giải quyết những cách học này phải đến từ sự cố gắng từ cả học sinh, giáo viên và nhà trường. Đầu tiên, học sinh cần phải cố gắng chăm chỉ học hành, hiểu cặn kẽ từng vấn đề lý thuyết và hiểu được cách áp dụng từ trong lời giảng của thầy cô. Nếu như phần nào không hiểu thì chúng ta có thể hỏi bạn bè nhờ giải đáp. Chỉ khi hiểu sâu sắc vấn đề cùng với ý thức học tập tốt thì mỗi học sinh mới có thể nảy sinh lòng ham học và chịu khó học hành. Thứ hai, giáo viên cần luôn hăng hái, tích cực giảng giải cho học sinh hiểu cặn kẽ vấn đề, đồng thời hướng học sinh đến việc ứng dụng những kiến thức đó vào cuộc sống ra sao. Cùng với đó là sự hỗ trợ từ nhà trường, luôn có những phương án điều chỉnh kịp thời để phục vụ tốt nhất cho việc dạy và học trong nhà trường. Đối với tôi (KN) , tôi nghĩ rằng chúng ta nên có ý thức học tập tốt hơn đừng dựa dẫm vào ai mà hãy đi lên bằng năng lực thực sự của mình. Tóm lại, việc học chay, học vẹt cần có sự giải quyết đồng thời từ học sinh, thầy cô và nhà trường.

THAM KHẢO 

  
20 tháng 3 2021

Tham khảo:

Học tập tri thức, rèn luyện kỹ năng, phát triển năng lực bản thân theo những chuẩn mực tốt đẹp là nhiệm vụ lâu dài của mỗi học sinh, rất cần có phương pháp và cách thức phù hợp để hoàn thiện bản thân một cách nhanh chóng, chọn lọc nhất. Tuy nhiên, bên cạnh những người có phương pháp khoa học, hiệu quả thì vẫn còn nhiều học sinh lại chọn giải pháp học chay, học vẹt, học đối phó một cách vô ích và tai hại. Chắc chắn, học chay, học vẹt, học đối phó là những cách học sai lầm, không những khiến cho thành tích học tập của chúng ta ngày càng yếu kém trầm trọng mà năng lực cũng không thể hình thành. Học chay, học vẹt là cách học chỉ mang tính chất hình thức, lý thuyết, không áp dụng được và không có hiệu quả, học không đi đôi với hành, không có suy nghĩ thấu hiểu, tuy đọc bài rất trôi chảy nhưng thực sự không hiểu gì cả, chẳng biết vận dụng vào thực hành. Cách học ấy khiến cho bạn lười nhác hơn, không chịu động não suy nghĩ để phát triển kiến thức, mất dần khả năng sáng tạo, tư duy không phát huy, không chịu phấn đấu. Học chay, học vẹt, học đối phó là đang tạo thói quen học tập không tốt cho bản thân mình, và nó sẽ ảnh hưởng đến con đường học tập sau này. Nhận ra tác hại của việc học chay, học vẹt thì phải điều chỉnh lại cách học để mang đến kết quả tốt hơn. Gia đình và nhà trường cần tạo môi trường học tập lành mạnh, thân thiện, đặc biệt là không áp lực để các bạn học sinh có thể phát huy tinh thần học tập của mình. Đối với học sinh, học chay, học vẹt là cách học mang tính đối phó, nên tránh xa. Là học sinh chúng ta cần phải có ý thức được điều này để lựa chọn cho mình phương pháp học tập hữu dụng hơn.

TP biệt lập: chắc chắn

Khởi ngữ: Đối với học sinh, 

28 tháng 3 2022

Tham khảo link :

https://doctailieu.com/cam-nhan-ve-tinh-cha-con-trong-bai-noi-voi-con

28 tháng 2 2019

Tham khảo:

Truyện "Chiếc lược ngà" (Nguyễn Quang Sáng) được viết trong cuộc kháng chiến chống Mĩ nhưng chủ yếu tập trung nói về tình người trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Đoạn trích "Chiếc lược ngà" (Sgk Văn 9, tập I) thể hiện tình cha con thắm thiết, sâu nặng của ông Sáu và bé Thu.

Ông Sáu về thăm nhà sau bao năm ở chiến khu với cái tình của người cha nôn nao, cháy bỏng khát khao được gặp con. Nhưng ngay từ giây phút đầu, điều mà ông bấy lâu mong đợi được nghe con gái gọi tiếng "Ba !" không được đền đáp. Đứa trẻ hoàn toàn ngơ ngác, lạnh lùng, đối xử với ông như người xa lạ. Với lòng mong nhớ con, ông càng đón chờ tình cảm của con, nó càng cố tình cự nự. Điều đó, khiến ông đau đớn "hai tay buông xuống như bị gãy". Có những tình huống, tưởng chừng thế nào nó cũng chịu thua, không ương ngạnh được nữa, phải gọi tiếng "Ba". Nhưng nó vẫn không chịu cất tiếng "Ba" mà ông Sáu chờ đợi.

Hành động trẻ con, nói năng cộc lốc, ngang ngạnh của Thu dành cho Ba khiến ông Sáu, bạn ông Sáu và cả người đọc đau lòng và suy nghĩ. Khi có gia đình, hạnh phúc được làm cha, tiếng gọi "Ba" của đứa con gái yêu chưa dành cho ông khiến ông "khổ tâm đến nỗi không khác được, chỉ biết nhìn con vừa khẽ lắc đầu vừa cười".

Phản ứng tâm lí của Thu là hoàn toàn tự nhiên. Thu còn quá bé để có thể hiểu tình thế éo le xảy ra trong chiến tranh. Bản thân người lớn cũng chưa ai chuẩn bị cho Thu ứng phó với bất thường. Điều đó, người đọc cảm được tình cảm chân thật, sâu sắc, mãnh liệt Thu dành cho ba - người mà Thu biết trên ảnh, người cha được cô bé ghi sâu trong lòng từ tấm ảnh, không phải người đàn ông xưng là "ba".

Đến khi được bà ngoại tháo gỡ thắc mắc trong lòng, về lai lịch vết thẹo, Thu vỡ lẽ đó thực là ba mình. Trăn trở dằn vặt, cùng tình yêu, khát khao bấy lâu mong gặp mặt cha dồn nén, bùng nổ dữ dội, quyết liệt vào giờ phút trước khi người cha lên đường. Tiếng "Ba... a... a... ba !" vỡ ra từ sâu thẳm lòng cô bé. Tiếng kêu mà ba nó chờ đợi bao năm ròng. Tiếng kêu làm nhói tim mọi người. Ông Sáu sung sướng, hạnh phúc nghẹn lời, không cầm được nước mắt. Thu vồ vập, cuống quít, níu giữ cha, níu giữ yêu thương bấy lâu nó mong đợi. "Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa", "hai tay nó xiết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai nhỏ bé của nó run run".

Đối với người cha, đó là tiếng "ba" đầu tiên và cũng là tiếng yêu thương cuối cùng ông được nghe từ con ! Ở chiến khu, ông cố gắng hết sức, thận trọng, tỉ mỉ làm cho con chiếc lược ngà. Ông đặt vào đấy tất cả tình cảm cha con. Chiếc lược trở thành vật thiêng, an ủi ông "gỡ rối phần nào tâm trạng", nuôi dưỡng tình cha con. Ông thường xuyên "lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt". Lòng yêu con đã biến người chiến sĩ thành một nghệ nhân - nghệ nhân chỉ sáng tạo ra một tác phẩm duy nhất trong đời. Trước khi nhắm mắt xuôi tay, ông Sáu vẫn nhớ chiếc lược, nhờ bạn chuyển lại cho con - cử chỉ chuyển giao đó là một ước nguyện giữ gìn muôn đời tình cảm cha con, ruột thịt.

Truyện "Chiếc lược ngà" đã diễn tả một cách cảm động tình cha con thắm thiết, sâu nặng của cha con ông Sáu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Hình ảnh cây lược được gắn vào đó một trái tim thổn thức tình ruột thịt, khẳng định giá trị nhân bản sâu sắc, cao đẹp thiêng liêng !

1 tháng 3 2019

Mở bài:

- Nguyễn Quang Sáng là nhà văn đã tham gia cả hai cuộc kháng chiến p và chống Mĩ của dân tộc. Với cách viết dung dị, mộc mạc, các sáng tác của ông tập trung thể hiện vẻ đẹp về cuộc sống và con người Nam bộ trong chiến tranh cũng như hòa bình.

- Có thể coi (Chiếc lược ngà là truyện ngắn xuất sắc của nhà viết trong thời chống Mĩ cứu nước. Truyện đã để lại nhiều suy nghĩ sâu sắc cho người đọc về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh.

Thân bài:

a/ Trình bày xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt truyện và nêu chủ đề:

- “Chiếc lược ngà được viết 1966, tại chiến trường Nam Bộ, trong thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đang diễn ra vô cùng gay go, ác liệt. Đây là một câu chuyện cảm động về tình cha con, đồng chí sâu nặng.

- Tóm tắt ngắn gọn truyện ngắn.

b/ Suy nghĩ về tình cảm gia đình trong chiến tranh:

- Chiến tranh là tổn thương tình cảm gia đình.

- Tình vợ chồng: suốt mấy năm chồng đi kháng chiến, vợ chồng ông Sáu chỉ gặp nhau có mấy lần, những lần đi thăm rất khí khăn (qua rừng, xa xôi,…), mỗi lần chỉ gặp nhau vài ngày ® họ sống trong nhờ thương, chờ đợi.

- Tình cha con:

Sau tám năm xa cách, bé Thu không nhận cha:

- Lúc mới gặp ông Sáu, “con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác lạ lùng” ® nhìn vết thẹo dài trên má ông Sáu nó càng hoảng hốt, sợ hãi “mặt nó tái đi, vụt chạy rồi kêu thét lên”.

- Suốt ba ngày, con bé bộc lộ sự bướng bỉnh, nhất quyết không gọi ông Sáu bằng ba, chỉ nói trổng (khi mời ông Sáu ăn cơm, khi muốn nhờ ông chắt nước…).

- Hất văng ra khỏi chén cái trứng cá ông Sáu gắp cho ® bị ông Sáu đánh ® nó bỏ sang nhà bà ngoại.

Þ Bé Thu bộc lộ sự ương ngạnh, bướng bỉnh vừa đáng giận vừa đáng thương nhưng không đáng trách.

- Nguyên nhân: bé không nhận ông Sáu là ba vì ông Sáu có vết thẹo trên mặt “không giống cái hình ba chụp với má”. Với lứa tuổi của mình, Thu không thể hiểu những tình thế éo le, khắc nghiệt của chiến tranh. Vậy mà, vết sẹo chiến tranh hằn trên gương mặt ông Sáu đã làm tâm hồn Thu rướm máu ® hậu quả mà chiến tranh gây ra khiến con người xót xa.

- Ông Sáu rất đau lòng, thất vọng vì bé Thu không nhận mình:

- Xuồng chưa cặp bến, ông Sáu đã nhảy lên bờ gọi, đưa tay đón con, rất xúc động làm vết thẹo đỏ ửng giần giật, “giọng lặp bặp, run run”. Khi bé Thu chạy vụt đi, thét lên hoảng hốt, sợ hãi… ® “nỗi đau đớn khiến mặt anh tối sầm lại trông rất đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy”.

- Trong ba ngày phép, càng muốn gần gũi, yêu thương con, bé Thu càng lẫn tránh, lạnh lùng, vô lễ ® ông càng đau khổ hơn (năm mới được gặp con, những ngày phép ngắn dần mà con không chịu nhận ba, không một lần được ôm con trìu mến…)

* Chiến tranh không thể hủy diệt tình cảm gia đình:

Tình vợ chồng:

Bà Sáu vẫn vượt đường xa, nguy hiểm đến thăm chồng; khi ông Sáu về phép, bà lo lắng chăm sóc cho chồng (lo chuẩn bị đồ đạc, xếp từng chiếc áo,…)

Tình cha con:

- Tình cảm thắm thiết mà ông Sáu dành cho con:

+ Trong chuyến về phép thăm nhà: rất thương nhớ con lúc ở xa (lần nào cũng bảo vợ đưa con lên, đến lúc được về cái tình người cha cứ nôn nao trong người anh); lúc mới thấy con: rất xúc động (giọng run run, vết sẹo đỏ giần giật…); luôn cố gắng kiềm chế nỗi bực dọc ngay cả khi con vô lễ; lúc chia tay, ông Sáu muốn ôm hôn con ® sợ con không chịu, ông

chỉ nhìn con bằng đôi mắt “trìu mến lẫn buồn rầu” ® khi Thu nhận cha, ông Sáu đã khóc vì sung sướng và xúc động.

+ Lúc ở rừng, tại khu căn cứ: ông Sáu sung sướng khi tìm được khúc ngà (“hớt hải chạy về”, “hớn hở như trẻ con được quà”); lúc rỗi ông “cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc”, khắc hàng chữ nhỏ với bao tình cảm “Yêu nhớ tặng Thu con của ba” ® lúc nhớ con, “lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt”, có cây lược ông càng mong gặp con.

+ Trong giờ phút cuối cùng, tình cha con vẫn da diết “không đủ sức trăn trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được” ® gửi cây lược cho đồng đội nhờ đưa cho con, lúc ấy mới nhắm mắt xuôi tay.

- Tình cảm bé Thu đối với cha:

Trước lúc ông Sáu đi, ba gọi tiếng ba đầu tiên, xé lòng như thét lên (Ba…a…a… Ba!) ® tiếng “ba” mà nó cố đèn nén trong bao năm nay, tiếng ba như vỡ tung từ đáy lòng nó. Nó vừa kêu “vừa chạy xô tới”, “dang tay ôm chặt cổ, nó hôn ba nó cùng khắp, nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết sẹo dài trên má ba nó nữa”, “dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó” (muốn giữ ba nó ở lại), khóc mếu máu với lời dặn “ba mua cho con một cái lược, nghe ba” ® bé Thu đã hiểu, muốn bù đắp tình cảm những ngày qua ® tình cảm với cha rất mãnh liệt.

a. Nhận xét đánh giá:

- Qua “Chiếc lược ngà”, người đọc nhận ra hậu quả tinh thần không nhỏ mà chiến tranh gây ra. Nó phần nào làm sứt mẻ, mất mát tình cảm gia đình, là niềm đau nhức nhối, dai dẳng trong lòng con người. Đây là đóng góp quan trọng của tác giả.

- Truyện còn giúp người đọc nhận ra đời sống tình cảm mãnh liệt của con người Việt Nam,vẻ đẹp tâm hồn. Chiến tranh dù khốc liệt đến đâu cũng không hủy diệt được tình cảm gia đình, tình cảm con người.

b.Nghệ thuật:

- Để thực hiện những điều trên, nhà văn đã sử dụng: tình huống độc đáo (cuộc gặp gỡ của hai cha con sau tám năm xa cách, bé Thu không nhận cha. Lúc nhận ra thì ông Sáu lại phải ra đi (tình huống cơ bản). Ở khu căn cứ, ông dồn hết tình cảm thương nhờ con vào việc làm chiếc lược ngà để tặng

con nhưng ông đã hy sinh khi chưa kịp trao cho con món quà ấy. Xây dựng nhân vật khá thành công (bé Thu hiện lên đặc sắc, cụ thể, sinh động, tính cánh nhất quán, mạnh mẽ: cứng cỏi, ương ngạnh nhưng hồn nhiên, ngây thơ, chân thành, mãnh liệt trong tình cảm; ông Sáu chân thành, sâu sắc rất mực yêu thương con và là một chiến sĩ kiên cường, giàu lòng yêu nước); chi tiết chiếc lược ngà đã nối kết hai cha con trong sự xa cách ngay cả khi ông đã hi sinh, là hiện thân của tình yêu thương, nỗi mong nhớ của ông Sáu với con và nó trở thành kỉ vật của tình cha con sâu nặng.

- Câu chuyện được kể từ ngôi thứ nhất, người kể xưng “tôi” có mặt và chứng kiến toàn bộ câu chuyện có tác dụng rõ rệt trong việc vừa kể chuyện vừa bày tỏ sự đồng cảm với các nhận vật và thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm.

Kết bài:

- Tác giả đã thể hiện thành công đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh. Đó là tình cha con (chủ yếu), tình vợ chồng thắm thiết gợi nhiều xúc động, suy nghĩ về tình cảm con người trong chiến tranh.

- Qua tác phẩm, người đọc hiểu thêm về chiến tranh và tình cảm con người trong chiến tranh.

- Thấy được tài năng của nhà văn.

20 tháng 3 2021

Tham khảo:

Tình yêu thương có lẽ là tình cảm thiêng liêng mà cả dân tộc ta vẫn luôn gìn giữ và truyền lại cho đời sau. Nó xuất phát từ lòng yêu mến, đồng cảm, cảm thông và quý mến đối với đồng loại và mọi điều xung quanh. Tình thương yêu có sức mạnh rất lớn, nó giúp người khác vững tin hơn trong cuộc sống, giúp người khác vượt qua gian khổ, nó cảm hóa và làm thay đổi những người sống chưa tốt. Tình yêu thương chân thành, nhẹ nhàng của Thị Nở đã chạm đến trái tim cằn khô, sỏi đá của Chí Phèo và thức dậy trong anh những giây phút người nhất. Tình yêu thương làm cuộc đời này đẹp hơn. Nó đưa ta đến đỉnh cao của thành công và vượt lên trên những điều tầm thường. Nó còn là điều quý giá nhất trên đời mà người với người có thể trao tặng nhau. Nhiều người từng hối hận muộn màng khi họ chẳng kịp nói lời yêu thương với người thân khi người thân của họ còn sống. Vì vậy đừng ngại nói lời yêu thương với những người mà ta quý mến họ. Đôi khi cuộc sống nhiều mâu thuẫn, hiểu nhầm, hận thù và nó chỉ được hóa giải khi xuất hiện sự tha thứ và tình yêu thương khi bạn sẵn sàng trao đi. Một người chủ động trao tặng tình yêu thương thì bên trong họ tràn đầy tình yêu thương. Muốn có tình yêu thương thì trước hết bạn cần học cách trao đi. Ta cũng không quên phê phán những kẻ sống vô cảm, ích kỷ, hận thù. Đối với chúng ta,nhiệm vụ của chúng ta là hãy cảm hoá họ, vì chỉ có tình yêu thương mới có thể biến thế giới đầy khổ đau này thành biển cả của hoà bình và hạnh phúc.

TP tình thái: có lẽ

Khởi ngữ: Đối với chúng ta

20 tháng 3 2021

cảm ơn bạn nhiều nhayeu

20 tháng 10 2017

Này cô gái, cô đang buồn gì đó
Lạnh thế này đứng đón gió vậy sao?
Đưa tay đây tôi nắm thử coi nào
Trời! Lạnh quá, ôi ngốc sao là ngốc.
Lại gần đây tôi vuốt giùm mái tóc
Gió thổi hoài rối tung hết rồi đây
Cô sờ xem má lạnh buốt đây này
Tay tôi ấm, lại đây tôi cho mượn.
Đừng bướng nữa, áo đây, cô khoác tạm
Vòng tay này cô có muốn ôm không?
Đừng lặng yên, khiến tôi thấy đau lòng
Nói gì đi, cô nói đi, đừng khóc.
Bờ vai gầy, cô tựa vào một lúc
Hay tựa cả đời…tôi cũng chẳng đòi đâu
Nào ngoan đi, đừng có mãi cứng đầu
Giọt nước mắt để tôi lau giùm nhé.
Tôi muốn nghe tiếng cô cười, cô bé !

20 tháng 10 2017

Này cô gái, cô đang buồn gì đó
Lạnh thế này đứng đón gió vậy sao?
Đưa tay đây tôi nắm thử coi nào
Trời! Lạnh quá, ôi ngốc sao là ngốc.
Lại gần đây tôi vuốt giùm mái tóc
Gió thổi hoài rối tung hết rồi đây
Cô sờ xem má lạnh buốt đây này
Tay tôi ấm, lại đây tôi cho mượn.
Đừng bướng nữa, áo đây, cô khoác tạm
Vòng tay này cô có muốn ôm không?
Đừng lặng yên, khiến tôi thấy đau lòng
Nói gì đi, cô nói đi, đừng khóc.
Bờ vai gầy, cô tựa vào một lúc
Hay tựa cả đời…tôi cũng chẳng đòi đâu
Nào ngoan đi, đừng có mãi cứng đầu
Giọt nước mắt để tôi lau giùm nhé.
Tôi muốn nghe tiếng cô cười, cô bé !