K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 1 2023

Cũng giống như thời Lý, bộ máy quan lại thời Trần được tổ chức theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền, gồm ba cấp:

- Cấp triều đình:

+ Đứng đầu là vua. Thời Trần thực hiện chế độ Thái thượng hoàng. Các vua thường nhường ngôi sớm cho con và tự xưng là Thái thượng hoàng, cùng với vua (con) quản lí đất nước.

+ Đặt thêm một số cơ quan như Quốc sử viện, Thái y viện, Tôn nhân phủ và một số chức quan như Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ...

+ Quy định cụ thể thời hạn để xem xét việc thưởng, phạt quan lại.

+ Các quý tộc họ Trần được phong vương hầu, ban thái ấp. Quan lại được cấp bổng lộc. Các chức đại thần văn, võ phần lớn do người họ Trần nắm giữ.

- Cấp đơn vị hành chính trung gian: Gồm từ lộ đến phủ, huyện, châu.

+ Cả nước được chia lại thành 12 lộ. Đứng đầu lộ có các chức chánh, phó An phủ sứ.

+ Dưới lộ là phủ, do chức tri phủ cai quản;

+ Châu, huyện do các chức tri châu, tri huyện trông coi.

- Cấp hành chính cơ sở: là xã, do xã quan đứng đầu. 

19 tháng 9 2023

Tham khảo:

- Sau khi lật đổ đế quốc La Mã vào năm 476, người Giéc-man đã lập ra nhiều vương quốc mới, như: Đông Gốt, Tây Gốt…

- Đến thế kỉ thứ VIII, chế độ phong kiến ở Tây Âu cơ bản được xác lập.

- Trên cơ sở những vùng đất rộng lớn của lãnh chúa, các lãnh địa phong kiến ở Tây Âu được hình thành vào khoảng thế kỉ VIII. Lãnh địa là đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở Tây Âu.

- Từ khoảng cuối thế kỉ XI, do sản xuất phát triển, ở Tây Âu đã xuất hiện những tiền đề của nền kinh tế hàng hóa, trên cơ sở đó, nhiều thành thị đã xuất hiện.

4 tháng 2 2023

Biểu hiện về sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản trong lòng xã hội phong kiến ở Tây Âu:

- Từ thế kỉ XVI, , tại các công trường thủ công, nơi tập trung đông đảo những người lao động làm thuê. Họ bán sức lao động cho chủ xưởng.

- Một số bộ phận lớn chủ đất ở nông thôn lập các đồn điền trang trại lớn, thuê mướn nhân công, dần trở thành tư sản nông nghiệp. 

- Nông dân mất đất, phải làm thuê trong các đồn điền, trang trại, bán sức lao động, trở thành công nhân nông nghiệp. 

- Các công ty thương mại ra đời vào thế kỉ XVII, thúc đẩy buôn bán giữa các quốc gia, đem quyền lợi kinh tế và chính trị cho giai cấp tư sản. 

=> Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã nảy sinh trong lòng xã hội phong kiến Tây Âu, với sự hình thành các giai cấp mới- tư sản và vô sản.

19 tháng 9 2023

- Kiến trúc:

+ Nhiều công trình kiến trúc mới, có giá trị ra đời như: tháp Phổ Minh (Nam Định), thành Tây Đô (Thanh Hóa),…

+ Một số công trình được tu sửa lại có quy mô hơn như cung điện và Hoàng thành ở Thăng Long, cung Thái thượng hoàng ở Tức Mặc (Nam Định), tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc).

- Điêu khắc:

+ Phổ biến điêu khắc các hình, tượng hổ, sư tử, trâu, chó và các quan hầu bằng đá. Hình rồng khắc trên đá trau chuốt, có sừng uy nghiêm.

4 tháng 2 2023

Để củng cố chế độ quân chủ, nhà Lý đã:

- Đổi tên nước là Đại Việt (1054)

- Tổ chức bộ máy nhà nước gồm:

+ Trung ương: Vua đứng đầu, các chức vụ quan trọng cử người thân cận nắm giữ. Giúp việc vua có quan đại thần. 

+ Địa phương: Cả nước có 24 lộ, phủ (châu), huyện, hương, xã. 

- Ban hành bộ luật Hình thư (1042)

- Quân đội gồm: cấm quân và quân địa phương, thi hành chính sách “ngụ binh ư nông”.

- Ban chức tước, gả con gái cho tù trưởng miền núi.

- Giữ hòa hiếu với nhà Tống và Chăm -pa nhưng kiên quyết chống lại quân xâm lược.

 
19 tháng 9 2023

Tham khảo:

 Các vương triều Ấn Độ thời phong kiến:

- Vương triều Gúp-ta (319 – 467)

- Vương triều Hồi giáo Đê li (1206 – 1526)

- Vương triều Mô-gôn (1526 đến giữa thế kỉ XIX)

* Điều kiện tự nhiên Ấn Độ:

- Có địa hình đa dạng.

- Ba mặt giáp biển (đông, tây, nam)

- Phía Tây bắc, Đông bắc có đồng bằng màu mỡ.

- Dãy Himalaya cao tạo thành bức tường che chắn.

- Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa.

* Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội

- Chính trị: thường bất ổn

- Kinh tế: có bước phát triển mới.

- Xã hội: tồn tại chế độ đẳng cấp Caxta, mâu thuẫn giai cấp và dân tộc.

19 tháng 9 2023

Tham khảo:

- Các vương triều phong kiến tiêu biểu Ấn Độ thời phong kiến:

+ Vương triều Gúp-ta (319 – 467)

+ Vương triều Hồi giáo Đê-li (1206 – 1526)

+ Vương triều Mô-gôn (1526 – giữa thế kỉ XIX)

- Điều kiện tự nhiên nổi bật của Ấn Độ:

+ Địa hình: Ấn Độ có địa hình đa dạng, ba mặt (đông, tây, nam) giáp biển.

+ Khí hậu: nhiệt đới gió mùa, nhưng do lãnh thổ rộng lớn và bức chắn địa hình làm cho khí hậu có sự khác biệt giữa các vùng.

- Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội:

+ Chính trị: thường bất ổn

+ Kinh tế: có bước phát triển mới.

+ Xã hội: tồn tại chế độ đẳng cấp Caxta, mâu thuẫn giai cấp và dân tộc.

4 tháng 2 2023

- Những việc làm của người Giéc-man (German) khi tràn vào lãnh thổ đế chế La Mã:

+ Chiếm đất đai, phế truất hoàng đế La Mã. 

+ năm 476, chế độ chiếm nô La Mã sụp đổ. Nhiều vương quốc Giéc-man lần lượt ra đời ở Tây Âu, trên vùng đất trước đó vốn thuộc Tây La Mã. 

- Những sự kiện chủ yếu về quá trình hình thành xã hội phong kiến Tây Âu:

+ Từ thế kỉ VI đến thế kỉ IX, xã hội phong kiến Tây Âu dần hình thành với sự ra đời của hai giai cấp mới là lãnh chúa phong kiến và nông nô. 

+ Lãnh chúa phong kiến gồm các quý tộc quân sự, quý tộc tăng lữ hợp thành giai cấp thống trị, giàu có và nhiều quyền lực. 

+ Nông nô gồm nô lệ được giải phóng và nông dân tự do bị cướp ruộng đất. 

+ Đến thế kỉ IX, về cơ bản xã hội phong kiến Tây Âu đã hình thành.

NG
20 tháng 9 2023

* Quá trình hình thành và phát triển của các quốc gia Đông Nam Á

- Thế kỉ X, lịch sử khu vực được mở đầu bằng sự kiện nhà nước độc lập thống nhất của người Việt ra đời.

- Các vương quốc ra đời trước thế kỉ X bước vào thời kì thống nhất và phát triển

- Thế kỉ XIII đánh dấu một mốc quan trọng trên con đường phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á:

+ Đại Việt đánh bại cuộc xâm lược của quân Mông - Nguyên, bước vào giai đoạn phát triển rực rỡ

+ Xuất hiện các quốc gia nói tiếng Thái như Su-khô-thay, A-út-thay-a…

- Đầu thế kỉ XV, vương quốc Ma-lắc-ca được thành lập, trở thành vương quốc phát triển nhất Đông Nam Á

- Từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI là thời kì phát triển thịnh vượng của khu vực

* Những thành tựu văn hóa tiêu biểu: Từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI các quốc gia phong kiến Đông Nam Á đã đạt được nhiều thành tựu về văn hóa trên các lĩnh vực: tôn giáo, văn học, sử học, kiến trúc, điêu khắc

4 tháng 2 2023

Những biểu hiện sự thịnh vượng của Trung Quốc thời Đường:

- Nhà nước được củng cố và hoàn thiện từ trung ương đến địa phương. 

- Khoa thi được tổ chức để tuyển chọn nhân tài làm quan

- Mở rộng lãnh thổ, đem quân xâm chiếm Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm chiếm Triều Tiên, củng cố chế độ cai trị ở An Nam

- Miễn giảm sưu thuế, lấy ruộng đất công và ruộng đất bỏ hoang chia cho nông dân,...

- Gốm sứ và tơ lụa của Trung Quốc theo con đường tơ lụa đi đến tận phương Tây. 

- Thế kỉ VII và VIII, Trường An có nhiều người sinh sống, trong đó có cả người Nhật Bản, A-rập, Ba Tư, Hy Lạp.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
19 tháng 9 2023

loading...