K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 2 2020

Đặc điểm nghệ thuật của văn học Trung Đại Việt Nam:

a, Tính quy phạm và bất quy phạm:

Tính quy phạm là những quy định chặt chẽ trong những phạm vi giới hạn đã được định sẵn mà người sáng tác văn học buộc phải tuân theo trong quá trình sáng tác. Biểu hiện ở nhiều đặc điểm. Mục đích sáng tác là phải hướng tới việc giáo huấn đạo đức. Sáng tác có lúc để tiêu khiển, thù tạc nhưng mục đích chung của các vị thánh hiền là giáo hóa cuộc đời.Văn dĩ tải đạo, thơ dĩ ngôn trí, văn thơ sáng tác là để giáo huấn đạo đức, văn dùng để tải đạo, thơ dùng để bộc lộ ý trí, bày tỏ lòng mình. Ngôn ngữ sáng tác gồm chữ Hán và chữ Nôm nhưng chữ Hán được xem là chính thống.Tư duy nghệ thuật thì luôn cho rằng cái đẹp thuộc vào những khuôn mẫu định sẵn (xuân hạ thu đông, tùng trúc cúc mai, long li quy phượng, ngư tiều canh mục). Và thể loại chủ yếu là những thể loại văn học có kết cấu cố định, chặt chẽ về số câu, số chữ, niêm luật, đối (ví dụ thơ Đường luật, cáo, phú, văn tế). Còn hình ảnh trong thơ văn (văn liệu, thi liệu) là từ sử sách, rất lắm điển tích, điển cố hay có trong văn học Trung Hoa.(chẳng hạn mùa thu về thể hiện qua hình ảnh sen tàn, lá ngô đồng rụng, cúc nở hoa).
Bất quy phạm có nghĩa là không chịu gò mình, tự cởi trói khỏi khuôn khổ, những quy định ràng buộc trong quá trình sáng tác. Suốt 10 TK văn học trung đại cũng đã phá bỏ dần tính quy phạm, ước lệ để phát huy cá tính, sáng tạo nội dung và hình thức thể hiện. Các tác giả đã có nhiều tác phẩm viết bằng chữ Nôm rất thành công như Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, Truyện Kiều của Nguyễn Du,...Bên cạnh đó còn đem vào trong sáng tác các thể thơ nội sinh như lục bát, hát nói, có sử dụng một số thể thơ Đường nhưng có ý thức đổi mới chẳng hạn thơ thất ngôn xen lục ngôn (Ao cạn vớt bèo cấy muống/Đìa thanh phát cỏ ương sen - Nguyễn Trãi) Các tác giả cũng đã đưa vào trong thơ văn những hình ảnh dân dã, bình dị, gắn liền với đời sống con người Việt Nam. Chẳng hạn rau muống, bèo, quả mít, cái quạt, con ốc nhồi...
Văn chương Trung đại Việt Nam có tính quy phạm là do nước ta giáp với Trung Quốc, một nền văn minh cổ của nhân loại. Hơn nữa Việt Nam còn phải chịu hơn 1000 năm phong kiến Bắc thuộc. Phong kiến phương Bắc luôn có ý đồng hóa dân tộc Việt Nam nên người Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố Hán và văn hóa Hán. Và đến khi dân tộc ta giành được độc lập thì nước ta xây dựng nhà nước theo hình thái xã hội phong kiến, một xã hội của chữ lễ mà có thể coi quy phạm là một biểu hiện của chữ lễ đó. Tôn ti cao thấp là đặc trưng của xã hội phong kiến nên văn chương cũng có loại cao loại thấp. Tính chất cao quý từ quan niệm nguồn gốc, quan niệm sáng tác và sinh hoạt thơ văn xưa cũng đẻ ra tính quy phạm. Tuy vậy nhưng chúng ta một mặt tiếp thu những tinh hoa của văn học Trung Quốc nhưng mặt khác lại cũng không ngừng phát triển văn học của đất nước mình theo xu hướng dân chủ hóa, dân tộc hóa. Do vậy người Việt Nam đã cố gắng phá vỡ tính quy phạm.

b, Tính tranh nhã:

Văn học trung đại có đề tài hướng tới cái cao cả, trang trọng, hình tượng nghệ thuật hướng tới vẻ tao nhã, mĩ lệ với ngôn ngữ cao quý, diễn đạt trau chuốt, hoa mĩ. Dần dần, văn học Việt Nam cũng đã có những nỗ lực không nhỏ để tiếp cận với xu hướng bình dân, gần gũi với đời sống của con người Việt Nam.

c, Yếu tố Hán, văn hóa Hán:

Hơn 1000 năm phong kiến Bắc thuộc, chuyện văn chương Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn hóa Hán là không thể tránh khỏi. Trong rất nhiếu năm, văn tự của nước ta là chữ Hán và đến tận khi chữ Nôm ra đời, văn tự Hán vẫn được coi là loại chữ chính thống trong một thời gian dài. Thể loại chủ yếu là các thể loại của văn học Trung Quốc, trong các tác phẩm có nhiều thi pháp cổ điển và hình ảnh trong văn học Trung Quốc. Tuy nhiên văn học Việt Nam cũng có ý thức để phá bỏ sự ảnh hưởng này bằng cách viết bằng chữ Nôm, sử dụng nhiều thể thơ dân tộc (như truyện thơ ngâm khúc hát nói, lục bát, song thất lục bát) và đưa vào trong thơ văn các hình ảnh đậm chất Việt.

2 tháng 1 2021

Ngôi kể thứ nhất:

- Đặc điểm:

+ Người kể xưng "tôi".

+ Có thẩm tham gia vào các sự việc trong truyện.

+ Kể chuyện trải qua, chứng kiến, suy nghĩ của bản thân.

- Vai trò:

+ Tạo sự thuyết phục.

+ Dễ dàng bộc lộ cảm xúc, tư tưởng.

Ngôi kể thứ ba: 

- Đặc điểm:

+ Người kể không xuất hiện.

+ Các nhân vật được gọi bằng tên.

- Vai trò:

+ Có thể thấy đổi địa điểm, thời gian một cách linh hoạt.

+ Tạo tính khách quan, tăng độ tin tưởng cho độc giả.

29 tháng 3 2019

Nguyên nhân khởi nghĩa Lý Bí

khởi nghĩa lý bí

Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Lý Bí là do chính sách cai trị tàn bạo của nhà Lương với nhân dân Giao Châu. Chúng thực hiện chính sách phân biệt đối xử với người Việt, nhân dân phải chịu tô thuế nặng nề khiến đời sống dân khổ cực.

  • Nhà Lương chia nhỏ nước ta thành các châu để dễ cai trị, các chức vụ quan trọng được những người thuộc tôn thất nhà Lương hoặc những người trong dòng họ lớn nắm giữ, còn người Việt chỉ giữ những chức vụ nhỏ, không được tham gia vào việc cai quản.
  • Thứ sử Tiêu Tư ở Giao Châu tăng cường bóc lột của cải của nhân dân bằng cách đưa ra nhiều thứ thuế vô lý bắt người dân phải thực hiện, dẫn đến sự oán thán của dân.

Diễn biến khởi nghĩa Lý Bí

diễn biến khởi nghĩa lý bí

Vào tháng 1 năm 542, Lý Bí dựng cờ khởi nghĩa tại Thái Bình (Sơn Tây).

  • Cuộc khởi nghĩa của Lý Bí được sự ủng hộ của nhân dân khắp nơi, nhiều anh hùng hào kiệt đã tham gia vào nghĩa quân như Triệu Túc và Triệu Quang Phục ở Chu Diên, Phạm Tu ở Thanh Trì, Tinh Thiều ở Thái Bình, Lý Phục Man ở Cổ Sơ.
  • Sau 3 tháng từ khi cuộc khởi nghĩa Lý Bí diễn ra, nghĩa quân đã giành được thắng lợi, chiếm được hầu hết các quận, huyện. Thứ sử Tiêu Tư của nhà Lương hoảng sợ, đã bỏ thành Long Biên (nay là Bắc Ninh) bỏ chạy về Trung Quốc.
  • Tháng 4 năm 542, nhà Lương tăng cường huy động quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa của Lý Bí nhưng đã gặp phải thất bại, nghĩa quân anh dũng chiến đấu đánh đuổi được quân Lương và giải phóng được Hoàng Châu.
  • Đầu năm 543, nhà Lương vẫn chưa từ bỏ ý định tiếp tục cho quân sang tấn công quân ta lần 2. Quân ta nghênh chiến và đánh địch tại Hợp Phố. Sau thời gian chống trả quyết liệt, quân ta cũng đã giành được thắng lợi, buộc nhà Lương phải rút quân. Khởi nghĩa Lý Bí có kết quả tốt đẹp.

Kết quả khởi nghĩa Lý Bí

Sau khi đánh bại quân Lương giành được thắng lợi hoàn toàn, năm 544, Lý Bí lên ngôi làm hoàng đến lấy tên là Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, dựng kinh đô tại cửa sông Tô Lịch.

Lý Nam Đế xây dựng triều đình mới với 2 ban: ban văn và ban võ. Ban võ do Phạm Tu đứng đầu, ban văn do Tinh Thiều. Đây được coi là 2 cánh tay đắc lực giúp vua cai quản mọi việc.

khởi nghĩa lý bí

Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lý Bí

Cuộc khởi nghĩa Lý Bí kết thúc thắng lợi và mang lại ý nghĩa vô cùng to lớn:

  • Ý nghĩa lớn nhất của khởi nghĩa Lý Bí là nước Vạn Xuân được thành lập, có nhà nước riêng, chế độ cai trị tự chủ, đưa đất nước thoát khỏi ách thống trị của nhà Lương.
  • Cuộc khởi nghĩa Lý Bí đã giành lại được độc lập cho nước ta, thể hiện được ý chí, lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu của nhân dân.
  • Sự chỉ huy tài tình của Lý Bí và các tướng lĩnh, tinh thần anh dũng chiến đấu của nghĩa quân.
  • Quân ta luôn trong thế chủ động đánh giặc, có sự chuẩn bị chu đáo cho cuộc khởi nghĩa.
  • Nghĩa quân luôn giành được sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân, sự đoàn kết trong toàn quân, giữ quân và dân.

khởi nghĩa lý bí và đền thờ lý nam đế

Cuộc khởi nghĩa Lý Bí mang lại tiếng vang lớn trên cả nước. Ngày nay để tưởng nhớ đến công ơn của vị vua Lý Nam Đế người dân đã lập đền thờ tại nhiều nơi.

29 tháng 3 2019

Sách Sử ấy trong đó có tất cả ln 

mk trl đúng rồi đấy đi

29 tháng 4 2019

Những nét chính về cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán do Dương Đình Nghệ lãnh đạo:

- Tháng 3/932, không đầy nửa năm sau cuộc xâm lược của Nam Hán, Dương Đình Nghệ đem quân ra Bắc bao vây, tấn công thành Tống Bình.

- Quân Hán lo sợ cho người về nước cầu cứu. Tuy nhiên, quân viện trợ chưa đến thành đã bị đội quân của Dương Đình Nghệ đánh tan vỡ, tướng chỉ huy của địch Trịnh Bảo bị giết chết. Đạo quân cứu viện của giặc bị tiêu diệt.

- Cuộc khánh chiến kết thúc thắng lợi. Đât nước giành lại được chính quyền, Dương Đình Nghệ xưng là Tiết độ sứ tiếp tục xây dựng nền tự chủ.

25 tháng 4 2021

- so sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật sự việc khác trên cơ sở quan hệ tương đồng để làm tăng sức gợi hình gợi cảmcho ngôn ngữ so sánh vừa giúp cho việc miêu tả các sự vật sự việc cụ thể , sinh động vừa có tác dụng bộc lộ tình cảm cảm xúc - nhân hóa là dùng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả người để gọi hoặc tả các đồ vật, con vật, cảnh vật......biện pháp nhân hóa giúp cho các đối tượng cần miêu tả trở nên sinh động , có sức sống và gần gũi với con người - ẩn dụ là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho ngôn ngữ - hoán dụ là gọi tên sự vật ,hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật , hiện tượng , khái niệm khác cọp quan hệ gần gũi với nó nhằm khắc sâu đặc điểm tiêu biểu của đối tượng được miêu tả và tăng khả năng khai quát cho ngôn ngữ

25 tháng 4 2021

Thơ Tự Do

-Số chữ trong mỗi câu không hạn định : ít nhất một từ, và nhiều thì có thể trên một chục từ.

-Không có những khái niệm về Niêm , Luật, Đối . -Về Vần : cũng không có một luật lệ cố định nào. Nói chung là vần muốn gieo ở đâu cũng được cả.

Truyện thơ

 -Là những truyện kể dài bằng thơ sự kết hợp giữa hai yếu tố tự sự và trữ tình, phản ánh cuộc sống của người nghèo khổ, khát vọng về tình yêu tự do, hạnh phúc và cộng lí.

- Khát vọng tự do yêu thương và hạnh phúc lứa đôi. ...

+ Vượt qua, thoát khỏi cảnh ngộ, chết cùng nhau hoặc sống bên nhau hạnh phúc.

mình chỉ biết nhiêu đây thôi chứ ki biết kí, mong bạn thông cảm

25 tháng 4 2021

So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.

Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi ... vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn.

Hoán dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác - chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác, cảm nhận bằng giác quan khác.
 

So sánh :

Cấu tạo đầy đủ gồm 4 thành phần chính gồm:

Vế A: Nêu tên sự vật, sự việc được so sánh.

Vế B: Nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh.

- Từ ngữ chỉ phương diện so sánh.

- Từ ngữ dùng chỉ ý so sánh.

Kiểu So sánh

So sánh không ngang bằng : Trong câu có các từ gồm” kém, kém hơn, khác, chẳng bằng, không bằng

- So sánh ngang bằng : Trong câu có các từ so sánh gồm” như, tựa, tựa như, là, giống, giống như…”

Tác dụng : 

- So sánh có tác dụng gợi hình, giúp cho việc mô tả sự việc, sự vật được cụ thể, sinh động hơn.

Tác dụng gợi cảm giúp biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.

3 tháng 5 2016

có câu tương tự đó bạn

 

10 tháng 10 2016

 

Mở bài:+ giới Thiệu trường và người bạn ; lớp học mới

Thân bài:+ vị trí của lớp trong trường 

 + Màu sơn cua lớp ; gạch hoa

+ Có bao nhiêu của 

+Trang trí xung quanh lớp 

+Bàn trong lớp 

+ Lớp mới có gì khác 

Kết bài: cảm giác khi ơ lớp mới