K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 1 2023

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Nắm tay tôi chôn góc phù sa sông

Mã Trăm thác nghìn ghềnh cuộn xoáy vào tơ

Làng cong xuống dáng tre già trước tuổi

Tiếng gọi đò khuya sạt cả đôi bờ.

Con hến, con trai một đời nằm lệch

Lấm láp đất bùn đứng thẳng cũng nghiêng

Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát

Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng.

Hạt thóc củ khoai đặt đâu cũng thấp

Cả những khi rổ rá đội lên đầu

Chiếc liềm nhỏ không còn nơi cắt chấu

Gặt hái xong rồi rơm, rạ bó nhau.

( Một góc phù sa, Nguyễn Minh Khiêm, NXB Hội Nhà văn, 2007)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.

- Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên: Biểu cảm.

Câu 2. Chỉ ra các từ ngữ, hình ảnh nói về quê hương bình dị, gần gũi trong kí ức của nhà thơ

- Các từ ngữ, hình ảnh nói về quê hương bình dị, gần gũi trong kí ức của nhà thơ: phù sa sông Mã Trăm thác nghìn ghềnh; Làng cong xuống; Tiếng gọi đò khuya; Con hến, con trai; Lấm láp đất bùn; Mẹ gạt mồ hôi; ngọt hơi thở láng giềng; Hạt thóc củ khoai; rổ rá đội lên đầu; Chiếc liềm nhỏ; Gặt hái xong rồi rơm, rạ bó nhau.

CC
Cô Châu Hạnh
Giáo viên VIP
3 tháng 1 2023

1. Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm.

2. Từ ngữ, hình ảnh nói về quê hương bình dị, gần gũi: làng, tre già, đò khuya sạt cả đôi bờ, láng giềng, hạt thóc, củ khoai, rổ rá, liềm nhỏ, rơm rạ...

27 tháng 9 2019

1 .

Mẹ dù vất vả làm lụng thế nhưng vẫn luôn yêu đời, luôn ngân nga câu hát mặc cho mồ hôi rơi. Còn tình cảm láng giềng rất gần gũi, chan hòa, là những kỉ niệm đẹp, theo vào cả những giấc mơ của tác giả. Cái tình cảm ấy đẹp, gắn bó, gần gũi tựa như hơi thở.
2.

Quê hương là một nơi thiêng liêng, là điểm tựa vững chắc, gắn liền hơi thở, nhịp sống của mỗi con người.

- Quê hương là nơi gắn bó máu thịt với chúng ta --> xây dựng tình yêu với quê hương --> tiền đề cho tình yêu nước. 

- Quê hương đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và hình thành nhân cách của con người ( tạo môi trường cho chúng ta trưởng thành )

- Quê hương khơi dậy những ước mơ, dạy cho chúng ta cách mạnh mẽ đối diện với khó khăn --> tinh thần cống hiến cho cộng đồng xã hội 

... ( bạn bổ sung thêm một vài ý nữa để tạo thành đoạn văn nhé )

"Quê hương tôi có con sông xanh biếc 

Nước gương trong soi tóc những hàng tre

Tâm hồn tôi là 1 buổi trưa hè

Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng 

a, Đọc đoạn thơ đc vt theo thể  thơ nào 

=> Thể thơ tự do (mới)

b, xác định và chỉ rõ tác dụng của các biện pháp tu từ đc sử dụng trog đoạn thơ trên

=>   Nhân hóa: soi tóc những hàng tre

- So sánh: Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

=> Lamg  Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, làm nổi bật hình ảnh dòng sông êm dịu,mượt mà. Làm bức tranh phác hoạ hình ảnh con sông trở nên sinh động

c, Câu " Quê hương tôi cs con sông xanh biếc " thuộc kiểu câu j .Xét mục đích nói

=> Thuộc kiểu câu trần thuật MĐN : Trình bày

d, Những câu thơ trên gợi cảm em nhớ đến bài thơ nào của nhà Tế Hanh mà em đã đc học trog chương trình ngữ văn 8.Hãy chỉ ra nhưng điểm tương đồng giữa câu thở trên vs bài thơ đó 

=>  Những câu thơ trên gợi cảm em nhớ đến bài thơ : Quê Hương của Tế Hanh

- Điểm tương đồng : 

Tác giả đều viết về quê hương

Sử dụng các bptt: nhân hoá,ẩn dụ

Dùng thể thơ tự do

Bài 2: cho đoạn văn          Đất nước ta giàu đẹp, non sông ta gấm vóc, lịch sử dân tộc ta oanh liệt, vẻ vang. Bởi thế, mỗi người dân Việt Nam yêu nước dù có đi xa quê hương, xứ sở tới tận chân trời góc bể cũng luôn hướng về Tổ quốc thân yêu với niềm tự hào sâu sắc.a. Xác định các trường từ vựng được sử dụng trong đoạn văn?b. Xác định cấu trúc ngữ pháp của các câu trong...
Đọc tiếp

Bài 2: cho đoạn văn

          Đất nước ta giàu đẹp, non sông ta gấm vóc, lịch sử dân tộc ta oanh liệt, vẻ vang. Bởi thế, mỗi người dân Việt Nam yêu nước dù có đi xa quê hương, xứ sở tới tận chân trời góc bể cũng luôn hướng về Tổ quốc thân yêu với niềm tự hào sâu sắc.

a. Xác định các trường từ vựng được sử dụng trong đoạn văn?

b. Xác định cấu trúc ngữ pháp của các câu trong đoạn văn?

c. Nêu nội dung chính của đoạn trích?

d. Hãy cho biết trong chương trình Ngữ văn 8 (đến thời điểm đã học), những văn bản nào có nội dung thể hiện sâu sắc tình yêu đối với quê hương đất nước?

đ. Em hãy viết 1 bài văn thuyết minh về tình yêu quê hương đất nước của người Việt Nam từ xưa đến nay.

Bài 3: Cho đoạn văn:

         Thương chồng ốm đau mà bị đánh đập, cùm kẹp, chị Dậu đã lấy thân mình che chở cho chồng trước đòn roi tàn nhẫn của bọn lính tráng. Phải bán con chị như đau từng khúc ruột nhưng cũng chẳng qua là vì một suất sưu của chồng. Ngược lại đến khi bị giải lên huyện, ngồi trong quán cơm mà nhịn đói. Chị vẫn nghĩ đến chồng, đến cái Tỉu, thằng Dần, cái Tí.

a. Chỉ ra các lỗi trong đoạn văn và sửa lại cho đúng.

b. Đoạn văn trên có câu chủ đề không? Nếu có, hãy ghi lại câu chủ đề. Nếu không có câu chủ đề, hãy viết thêm câu chủ đề cho đoạn văn.

c. Em biết gì về nhân vật được nói đến trong đoạn văn? Hãy viết 1 đoạn văn ngắn (8-10 câu) giới thiệu về nhân vật ấy.

Bài 4: Bài thơ Quê hương của Đỗ Trung Quân có đoạn:

Quê hương mỗi người chỉ một,

Như là chỉ một mẹ thôi.

Quê hương nếu ai không nhớ,

Sẽ không lớn nổi thành người.

Dựa vào ý thơ trên, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của quê hương đối với tâm hồn mỗi con người (khoảng 1 trang giấy thi)

1
3 tháng 3 2021
Ko bt nha bạn
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu “ […] Đất nước vốn là khái niệm trừu tượng, mà thoạt đầu con người khó có thể cắt nghĩa cho thật gãy gọn, rõ ràng. Nhưng những người thân như ông bà, cha mẹ, anh em… thì lại vô cùng cụ thể và được mỗi người cảm nhận trong những mối quan hệ cũng vô cùng cụ thể. Đó là mối quan hệ gắn bó máu thịt hình thành ngay từ khi ta cất...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu 

“ […] Đất nước vốn là khái niệm trừu tượng, mà thoạt đầu con người khó có thể cắt nghĩa cho thật gãy gọn, rõ ràng. Nhưng những người thân như ông bà, cha mẹ, anh em… thì lại vô cùng cụ thể và được mỗi người cảm nhận trong những mối quan hệ cũng vô cùng cụ thể. Đó là mối quan hệ gắn bó máu thịt hình thành ngay từ khi ta cất tiếng khóc chào đời và sẽ đi theo ta suốt cuộc đời với biết bao biến cố, thăng trầm, buồn vui, hi vọng… Từ cái nôi gia đình, mỗi người đều có một tuổi thơ gắn liền với kỉ niệm về cây đa, bến nước, sân đình, lũy tre, mái trường, thầy cô, bè bạn. Theo thời gian, những kỉ niệm ấy dần dần trở thành sợi dây tình cảm neo giữ tình yêu của mỗi con người với gia đình, quê hương… Và có thể nói, chính tình yêu đối với gia đình, quê hương sẽ khơi nguồn cho tình yêu đất nước.”

Câu 1 (0,5 điểm). Nêu nội dung và xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên ?

Câu 2 (0,5 điểm). Hãy tìm câu chủ đề của đoạn văn. Từ đó, cho biết đoạn văn được triển khai theo cách nào?

Câu 3 (1,0 điểm): Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu sau: Từ cái nôi gia đình, mỗi người đều có một tuổi thơ gắn liền với kỉ niệm về cây đa, bến nước, sân đình, lũy tre, mái trường, thầy cô, bè bạn.

Câu 4 (1,0 điểm). Từ văn bản trên, anh/chị hãy nêu suy nghĩ về trách nhiệm của thanh niên với đất nước. (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng).

0
Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi sau : Mẹ tôi phúc hậu lắm. Dáng mẹ hơi tròn với làn da ngâm đen. Mẹ tôi không điệu đà. Tóc mẹ lúc nào cũng được túm gọn bằng dây thun. Mẹ tôi không giày cao gót, không váy đầm thướt tha, không phấn son kẻ mắt. Mẹ chỉ mộc mạc và bình dị vậy thôi. Là một cô giáo mầm non; sáng dạy dỗ những đứa trẻ, tối chăm lo cho gia đình. Bốn mùa nắng mưa,...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi sau : Mẹ tôi phúc hậu lắm. Dáng mẹ hơi tròn với làn da ngâm đen. Mẹ tôi không điệu đà. Tóc mẹ lúc nào cũng được túm gọn bằng dây thun. Mẹ tôi không giày cao gót, không váy đầm thướt tha, không phấn son kẻ mắt. Mẹ chỉ mộc mạc và bình dị vậy thôi. Là một cô giáo mầm non; sáng dạy dỗ những đứa trẻ, tối chăm lo cho gia đình. Bốn mùa nắng mưa, mẹ chỉ gắn bó với chiếc xe đạp già. Chiếc xe đã cũ, đã hỏng hóc nhiều; khi đi cứ phát ra tiếng "kót...két". Ấy vậy mà thân thương, nghe cứ thấm đượm lòng tôi mỗi chiều về. Để được chờ đợi, được nhìn dáng người đạp xe trong nắng, đội chiếc mũ tai bèo mà thương lắm thương ơi. Tôi đi học, một bước vào đời. Vui, buồn, đều về tâm sự với mẹ. Mẹ tôi không văn chương hoa mỹ, lời mẹ nói ra không bóng bẩy đầy thơ. Mẹ chỉ cười, mẹ cười và nói những điều chân thành nhất. Nhưng đối với tôi, vậy đã là quá đủ. Lúc được thành tích tốt, mẹ cười đầy tự hào. Lúc gặp thất bại giữa chặng đường đến ước mơ, mẹ cười an ủi. Lúc bị bạn bè ganh tị, mẹ cười bảo tôi vị tha. Mẹ sống bằng nụ cười của mẹ, tôi sống từ ánh nắng của nụ cười đó. Sao mà ấm, sao mà rộng lớn, sao mà bao dung quá đỗi.

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích

Câu 2: Câu " Mẹ tôi không giày cao gót, không váy đầm thướt tha, không phấn son kẻ mắt" có sử dụng biện pháp tu từ nào

Câu 3: Nêu nội dung đoạn trích

Câu 4: Nhận xét về hình ảnh người mẹ qua đoạn trích trên từ 3-5 dòng

1
25 tháng 3 2020

1. Miêu tả

2. Liệt kê

3. Đoạn văn tả người mẹ thân yêu và nói lên tình cảm của con với mẹ

4. - Mẹ bình dị, thân thương.

- Mẹ lắng nghe mọi điều của con, là nơi bình yên cho con trở về.

- Mẹ vất vả nhưng luôn giàu yêu thương.

Mẹ tôi phúc hậu lắm. Dáng mẹ hơi tròn với làn da ngâm đen. Mẹ tôi không điệu đà. Tóc mẹ lúc nào cũng được túm gọn bằng dây thun. Mẹ tôi không giày cao gót, không váy đầm thướt tha, không phấn son kẻ mắt. Mẹ chỉ mộc mạc và bình dị vậy thôi. Là một cô giáo mầm non; sáng dạy dỗ những đứa trẻ, tối chăm lo cho gia đình. Bốn mùa nắng mưa, mẹ chỉ gắn bó với chiếc xe đạp già....
Đọc tiếp

Mẹ tôi phúc hậu lắm. Dáng mẹ hơi tròn với làn da ngâm đen. Mẹ tôi không điệu đà. Tóc mẹ lúc nào cũng được túm gọn bằng dây thun. Mẹ tôi không giày cao gót, không váy đầm thướt tha, không phấn son kẻ mắt. Mẹ chỉ mộc mạc và bình dị vậy thôi. Là một cô giáo mầm non; sáng dạy dỗ những đứa trẻ, tối chăm lo cho gia đình. Bốn mùa nắng mưa, mẹ chỉ gắn bó với chiếc xe đạp già. Chiếc xe đã cũ, đã hỏng hóc nhiều; khi đi cứ phát ra tiếng "kót...két". Ấy vậy mà thân thương, nghe cứ thấm đượm lòng tôi mỗi chiều về. Để được chờ đợi, được nhìn dáng người đạp xe trong nắng, đội chiếc mũ tai bèo mà thương lắm thương ơi.

Tôi đi học, một bước vào đời. Vui, buồn, đều về tâm sự với mẹ. Mẹ tôi không văn chương hoa mỹ, lời mẹ nói ra không bóng bẩy đầy thơ. Mẹ chỉ cười, mẹ cười và nói những điều chân thành nhất. Nhưng đối với tôi, vậy đã là quá đủ. Lúc được thành tích tốt, mẹ cười đầy tự hào. Lúc gặp thất bại giữa chặng đường đến ước mơ, mẹ cười an ủi. Lúc bị bạn bè ganh tị, mẹ cười bảo tôi vị tha. Mẹ sống bằng nụ cười của mẹ, tôi sống từ ánh nắng của nụ cười đó. Sao mà ấm, sao mà rộng lớn, sao mà bao dung quá đỗi.

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích

Câu 2: Câu " Mẹ tôi không giày cao gót, không váy đầm thướt tha, không phấn son kẻ mắt" có sử dụng biện pháp tu từ nào

Câu 3: Nêu nội dung đoạn trích

Câu 4: Nhận xét về hình ảnh người mẹ qua đoạn trích trên từ 3-5 dòng

Giúp mình trả lời vơiz. Please!!!!!

1
25 tháng 3 2020

1. Miêu tả

2. Liệt kê

3. Miêu tả hình ảnh mẹ thân yêu và tình cảm của con dành cho mẹ

4. - mẹ bình dị, thân thuộc

- Mẹ là bến đỗ, là bạn tâm giao

- Mẹ luôn là ánh sáng, cho con động lực.

3 tháng 12 2017

câu1:  PTBĐ: Tự sự

câu2: ND chính: Bé hồng gặp lại mẹ