K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 12 2022

Biện pháp để thoát khủng hoảng của các nước Anh, Pháp, Mĩ họ thực hiện cải cách do họ có nhiều thuộc địa cho nên họ có điều kiện để thực hiện cải cách. Còn Đức-Ý-Nhật phát xít hóa là do họ ko có nhiều thuộc địa dẫn tới họ phải phát xít hóa đất nước

16 tháng 11 2021

Các nước Đức , I-ta-li-a , Nhật Bản đã tìm cách thoát khỏi cuộc khủng hoảng bằng cách : 

a, Thực hiện   cải cách kinh tế

b, Thực hiện cải cách xã hội 

c, Thực hiện cải cách vă hóa 

d,Phát xít hóa bộ máy thống trị và phát động chiến tranh thế giới

26 tháng 11 2021

là Đáp án D nhé bạn

7 tháng 12 2021

Đại khủng hoảng (tiếng Anh: The Great Depression), là thời kỳ suy thoái kinh tế toàn cầu diễn ra hầu hết trong những năm 1930, bắt đầu ở Hoa Kỳ. Thời gian diễn ra cuộc Đại khủng hoảng khác nhau trên khắp thế giới; ở hầu hết các quốc gia, nó bắt đầu vào năm 1929 và kéo dài cho đến cuối những năm 1930.[1] Đây là đợt suy thoái dài nhất, sâu nhất và lan rộng nhất trong thế kỷ 20.[2] Đại khủng hoảng thường được sử dụng như một ví dụ về mức độ suy giảm của nền kinh tế toàn cầu.[3]

12 tháng 6 2019

Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, các nước Anh, Pháp, Mĩ đã tiến hành những cải cách kinh tế - xã hội và đổi mới quá trình quản lí, tổ chức lại sản xuất để xoa dịu mâu thuẫn trong nước và vực dậy nền sản xuất

Đáp án cần chọn là: D

24 tháng 7 2018

Đáp án D

Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, các nước Anh, Pháp, Mĩ đã tiến hành những cải cách kinh tế - xã hội và đổi mới quá trình quản lí, tổ chức lại sản xuất để xoa dịu mâu thuẫn trong nước và vực dậy nền sản xuất

13 tháng 12 2016

Hoàn cảnh lịch sử:sau chiến tranh thế giới thứ I,Đức là nước thất trận,với hiệp ước Vec xai-Oasinton,Đức bị các nước khác o bế trăm bề(không quân đội,đền bù thiệt hại nặng nề,bị mất hết thuộc địa,đât đai bị cắt cho Ba Lan,Pháp,...).Kinh tế Đức khủng hoảng trầm trọng,đồng Mác Đức bị mất giá.Trong khi đó,phong trào công nhân phát triển,...Năm 1929-1933,cuộc khủng hoảng kinh tế đen tối ập đến,nước Đức điêu đứng.Để thoát khỏi khủng hoảng,gây dựng nước Đức hùng mạnh như xưa,lấy lại uy danh của người Đức,bọn tư bản Đức đã ủng hộ Đảng Quốc xã lên nắm quyền,thiết lập chế độ phát xit,để bên trong thì đàn áp cách mạng,bên ngoài thực hiện chủ nghĩa bành trướng.
Đối với Nhật,sau chiến tranh là nước thắng trận,nhưng tài nguyên quá èo uột,dù chiếm thêm các thuộc địa của Đức trong chiến tranh TG I vẫn chưa đủ.Và cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 cũng gỏ cửa nước Nhật.Vốn là một nước có truyền thống quân phiệt từ trước,đứng trước tình thế khủng hoảng đó,các tổ chức quân phiệt càng có cơ hội hoạt động mạnh,gây các vụ lật đổ để leo lên nắm quyền lãnh đạo Nhật để xây dựng cái gọi là Đại Đông Á,mà bản chất là thông tính các nước châu Á để cung cấp nguyên liệu và thị trường cho Nhật.
Đông cơ chính để Đức và Nhật đi con đường phát xít bắt nguồn từ kinh tế.Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 buộc các nước này tìm con đường thoát khỏi khủng hoảng.Không thế bằng con đường cải cách như Mĩ,Anh,Pháp vốn là những nước giàu có,nhiều thuộc địa,2 nước đó chỉ còn cách dùng con đường phản động để vượt qua khủng hoảng.Lại thêm đặc thù ở mỗi nước:ở Đức là mối thù thất trận,Nhật có truyền thống quân phiệt,vì vậy 2 nước đó đi đến con đường phát xít hóa đất nước