K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 1 2020

Cuộc khởi nghĩa Ngô Quyền:

*Nguyên nhân:

- Căm thù giặc.

- Bảo vệ nền tự chủ đang được xây dựng.

*Diễn biến:

- Cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta. Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân địch vào sông Bạch Đằng lúc nước triều đang lên.

- Lưu Hoằng Tháo hăm hở dốc quân đuổi theo, lọt vào trận địa mai phục của ta mà không biết.

- Nước triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống cự không nổi phải rút chạy ra biển.

- Quân giặc thiệt hại quá nửa, tướng giặc Lưu Hoằng Tháo bị chết. Vua Nam Hán được tin bại trận đã hốt hoảng, vội hạ lệnh thu quân về nước.

*Kết quả: Với sự mưu trí và đoàn kết của nhân dân, Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 đã kết thúc hoàn toàn thắng lợi.

*Ý nghĩa lịch sử:

- Đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán.

- Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.

- Đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc và kết thúc hoàn toàn thời kì đấu tranh giành lại độc lập hàng chục thế kỉ. Đưa dân tộc bước sang một kỉ nguyên mới.

19 tháng 1 2020
- Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ:

Khúc Thừa Dụ là một hào trưởng quê ở Cúc Bồ, Ninh Thanh, Hải Dương, lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, chiếm thành Tống Bình (Hà Nội), đuổi giặc về nước, tự xưng là Tiết độ sứ. Nhà Đường buộc phải công nhận ông là người đứng đầu nước Việt.

Năm 907, Khúc Thừa Dụ truyền ngôi cho con là Khúc Hạo. Nhà Hậu Lương cũng phải công nhận Khúc Hạo là An Nam đô hộ tiết độ sứ.

26 tháng 9 2017

Đáp án C

25 tháng 1 2021

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

- Nguyên nhân:

+ Nhân dân Âu Lạc mâu thuẫn với nhà Hán

  + Chồng Trưng Trắc bị Tô Định giết hại

  + Truyền thống yêu nước của cả dân tộc

- Diễn biến:

    + Năm 40 khởi nghĩa bùng nổ ở Hát Môn > Mê Linh > Cổ Loa > Luy Lâu

    + Trưng Trắc lên ngôi Vua xây dựng chính quyền tự chủ

    + Năm 42: Cuộc khởi nghĩa bị Mã Viện đàn áp

- Kết quả: Năm 42, nhà Hán đưa 2 vạn quân sang xâm lược. Hai Bà Trưng tổ chức kháng chiến anh dũng nhưng thất bại.

- Ý nghĩa:

     + Mở đầu cho cuộc đấu tranh chống áp bức đô hộ

     + Khẳng định khả năng và vai trò của người phụ nữ trong công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.

Khởi nghĩa Lý Bí

 - Nguyên nhân:

    + Nhân dân ta mâu thuẫn với nhà Lương

    + Kế thừa truyền thống đấu tranh của các cuộc khởi nghĩa trước

 - Diễn biến:

       + Năm 542: Bùng nổ > đánh chiếm Long Biên, chính quyền đô hộ bị lật đổ

       + Năm 544: Lý Bí lên ngôi Vua( Lý Nam Đế), đặt quốc hiệu là Vạn Xuân, dựng kinh đô ở cửa sông Tô Lịch( Hà Nội)

- Kết quả :Năm 603, nhà Tùy đem quân sang xâm lược, Lý Phật Tử bị bắt. Nhà nước Vạn Xuân kết thúc.

- Ý nghĩa:

      + Giành được độc lập tự chủ sau hơn 500 năm đấu tranh bền bỉ

       + Khẳng định được sự trưởng thành của ý thức dân tộc

       + Đánh dấu bước trưởng thành của nhân dân ta thời Bắc

25 tháng 1 2021

bạn điền vào bảng đi, chứ bạn sao chép từ nơi khác vào đây thì mk xem rồi

4 tháng 10 2019

- Hai Bà Trưng:

     + Lãnh đạo nhân dân ta đánh bại quân Đông Hán xâm lược, giành độc lập tự chủ cho dân tộc.

     + Lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống quân xâm lược nhà Hán để bảo vệ nền độc lập tự chủ vừa giành được.

- Lý Bí:

     + Liên kết với các hào kiệt nổi dậy khởi nghĩa chống quân nhà Lương giành được thắng lợi.

     + Thành lập nhà nước Vạn Xuân độc lập, tự chủ.

- Triệu Quang Phục:

     + Kế tục sự nghiệp của Lý Bí tổ chức cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Lương giành thắng lợi.

- Khúc Thừa Dụ:

     + Lãnh đạo nhân dân nổi dậy giành chính quyền, đánh đổ ách thống trị của nhà Đường.

     + Cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ giành thắng lợi đá đánh dấu sự thắng lợi về cơ bản của cuộc đấu tranh vũ trang hơn nghìn năm Bắc thuộc.

- Ngô Quyền :

     + Trừ khử tên nội phản Kiều Công Tiễn

     + Chỉ huy trận đánh ở sông Bạch Đằng đập tan cuộc xâm lược của nhà Nam Hán.

     + Cuộc khởi nghĩa và chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 đã mở ra một thời kì mới- thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta.

12 tháng 4 2017

Những đóng góp của Hai Bà Trưng, Lý Bí, Triệu Quang Phục, Khúc Thừa Dụ và Ngô Quyền trong các cuộc đấu tranh giành độc lập thời Bắc thuộc.

- Hai Bà Trưng :

+ Là những người đầu tiên đã lãnh đạo nhân dân ta đứng lên khởi nghĩa, đã đánh đuổi được Thái thú của nhà Hán về nước, giành độc lập cho dân tộc sau hơn 2 thế kỉ bị đô hộ.

+ Đã bước đầu xây dựng một chính quyén độc lập, tự chủ, thực hiện xá thuế cho nhân dân 3 quận trong 2 năm.

+ Đã lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống lại quân xâm lược của nhà Hán do Mã Viện chỉ huy.

+ Tấm gương hi sinh anh dũng của Hai Bà Trưng đã cổ vũ to lớn tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh của nhân dân ta.

- Lý Bí:

+ Đã lãnh đạo nhân dân ta lật đổ ách đô hộ của nhà Lương, giành lại độc lập dân tộc.

+ Đã xây dựng một nhà nước độc lập, tự chủ là nhà nước Vạn Xuân.

+ Cổ vũ tinh thần yêu nước và ý chí tự lực, tự cường của dân tộc ta.

- Triệu Quang Phục :

+ Đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân Lương thắng lợi, bảo vệ chủ quyền của nước Vạn Xuân.

+ Tiếp tục xây dựng nhà nước Vạn Xuân độc lạp. tự chủ thêm một thời gian.

- Khúc Thừa Dụ :

+ Đã lãnh đạo nhân dân lật đổ ách thống trị của nhà Đường, căn bản kết thúc hơn 1000 năm Bắc thuộc của đất nước ta.

+ Đặt nền móng xây dựng một chính quyền độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta.

- Ngô Quyền:

+ Đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân Nam Hán thắng lợi. bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.

+ Là người đã mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc, có những đóng góp quý báu vào nghệ thuật quân sự Việt Nam.



11 tháng 5 2021

* Hai Bà Trưng:

- Là những người đầu tiên lãnh đạo nhân dân ta đứng lên khởi nghĩa, giành độc lập cho dân tộc sau hơn 2 thế kỉ bị đô hộ.

- Bước đầu xây dựng một chính quyền độc lập, tự chủ, thực hiện xá thuế cho nhân dân 3 quận trong 2 năm.

- Lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống lại quân xâm lược của nhà Hán do Mã Viện chỉ huy.

- Tấm gương hi sinh anh dũng của Hai Bà Trưng đã cổ vũ to lớn tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh của nhân dân ta.

* Lý Bí:

- Lãnh đạo nhân dân ta lật đổ ách đô hộ của nhà Lương, giành lại độc lập dân tộc.

- Xây dựng nhà nước độc lập, tự chủ là nhà nước Vạn Xuân.

- Cổ vũ tinh thần yêu nước và ý chí tự lực, tự cường của dân tộc ta.

* Triệu Quang Phục:

- Lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân Lương thắng lợi, bảo vệ chủ quyền của nước Vạn Xuân.

- Tiếp tục xây dựng nhà nước Vạn Xuân độc lập, tự chủ thêm một thời gian.

* Khúc Thừa Dụ:

- Lãnh đạo nhân dân lật đổ ách thống trị nhà Đường, căn bản kết thúc hơn 1000 năm Bắc thuộc của đất nước ta.

- Đặt nền móng xây dựng một chính quyền độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta.

* Ngô Quyền:

- Lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân Nam Hán thắng lợi, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.

- Là người mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc, có những đóng góp quý báu vào nghệ thuật quân sự Việt Nam

21 tháng 12 2021

hey bro, tham khảo đê:

1. Nguyên nhân dẫn đến khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Trước khi tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, chúng ta cùng xem xét đến định nghĩa, khái niệm liên quan đến cuộc khởi nghĩa này.

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là gì?

Đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên chống lại chế độ Bắc thuộc, đánh đuổi thế lực cai trị của Đông Hán ra khỏi Giao Chỉ. Người lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa là hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị. Kết quả cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng là mang lại 3 năm độc lập cho người Việt tại vùng đất Giao Chỉ.

 

Nguyên nhân của khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Nguyên nhân trực tiếp

Chế độ cai trị hà khắc của chính quyền nhà Hán ở phương Bắc: Sự áp bức, bóc lột, chèn ép nhân dân cùng với các chính sách đồng hóa người Việt tại Giao Chỉ.Quan Tô Định bất nhân: Sự tham lam, tàn bạo, tăng phụ dịch và thuế khóa của quan Tô Địch đã khiến người dân sống lầm than. Điều này dẫn đến sự mâu thuẫn giữa nhân dân, các quan viên người Việt với chế độ thống trị của nhà Hán ngày càng gay gắt hơn.

Nguyên nhân gián tiếp

Sự việc gia đình của Trưng Trắc: Thi Sách chồng của Trưng Trắc bị quan thái thú Tô Định giết để dập tắt ý định chống đối của các thủ lĩnh dân ta nhưng nó lại phản tác dụng làm cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bùng nổ.2. Trình bày diến biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Diễn biễn cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng được chia ra làm 2 lần:

 

Lần 1: Năm 40, sau Công Nguyên

Hai Hà Trưng là Trưng Trắc và Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa vào mùa xuân năm 40 tại Hát Môn (nay là xã Hát Môn – Phúc Thọ – Hà Nội).Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bùng nổ và thu hút được hào kiệt khắp nơi về gia nhập. Nghĩa quân đã nhanh chóng đánh bại được quân nhà Hán, làm chủ Mê Linh, rồi tiến về Cổ Loa và Lụy Châu.Quan thái thú Tô Định bỏ thành, chạy trốn về Nam Hải. Quân Hán ở các quận huyện khác cũng gặp thất bại. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 đến đây đã dành được thắng lợi hoàn toàn.

Lần 2: Năm 42, sau Công Nguyên

Năm 42, nhà Hán tăng cường chi viện, Mã Viện là người chỉ đạo cánh quân xâm lược này gồm có: 2 vạn quân tinh nhuệ, 2 nghìn xe thuyền và nhiều dân phu. Chúng tấn công quân ta ở Hợp Phố, nhân dân ở Hợp Phố đã anh dũng chống trả nhưng vẫn gặp thất bại trước quân Hán.

Sau khi chiếm được Hợp Phố, Mã Viện đã chia quân thành 2 đạo thủy bộ tiến Lục Đầu và gặp nhau tại Lẵng Bạc:

Đạo quân bộ: đi men theo đường biển, lẻn qua Quỷ Môn Quan để xuống Lục Đầu.Đạo quân thủy: đi từ Hải Môn vượt biển tiến thẳng vào sông Bạch Đằng, sau đó từ Thái Bình đi lên Lục Đầu.

Sau khi nhận được tin tức, Hai Bà Trưng kéo quân từ Mê Linh về nghênh chiến với địch tại Lẵng Bạc. Quân ta giữ vững được Cổ Loa và Mê Linh nhưng Mã Viện tiếp tục đuổi theo buộc quân ta phải lùi về Cẩm Khê (nay thuộc Ba Vì – Hà Nội).

Tháng 3 năm 43, Hai Bà Trưng hy sinh ở Cẩm Khê. Cuộc kháng chiến vẫn kéo dài đến tháng 11 năm 43 sau đó mới bị dập tắt.

 3. Kết quả cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng dành được thắng lợi lần 1 vào năm 40 nhưng lại gặp phải thất bại sau khi nhà Hán tăng cường chi viện vào năm 42 và cuộc kháng chiến kéo dài đến hết năm 43 mới kết thúc.

Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng tuy cuối cùng vẫn gặp phải thất bại nhưng cũng đã giành được thắng lợi to lớn. Nguyên nhân của thắng lợi này là do sự ủng hộ hết mình của nhân dân, sự chỉ huy xuất sắc của Hai Bà Trưng và sự chiến đấu anh dũng của nghĩa quân.

4. Ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Tóm tắt

Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 đã khôi phục được nền độc lập của dân tộc, mở ra một trang mới trong lịch sử.Trong và sau thời gian diễn ra cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã cho thấy được tinh thần yêu nước, ý chí quyết đấu, quyết thắng của nhân dân trong việc giành lại độc lập chủ quyền của đất nước.Khẳng định vai trò của người phụ nữ Việt Nam, mạnh mẽ – kiên cường.

Chi tiết

Cuộc khởi nghĩa của hai Bà là cuộc khởi nghĩa đầu tiên trong lịch sử Việt Nam do phụ nữ lãnh đạo. Cuộc khởi nghĩa nổ ra làm chấn động cả cõi Nam. Từ trong ngọn lửa của cuộc nổi dậy oanh liệt ấy tỏa ra chân lý lịch sử "Một dân tộc dù nhỏ bé nhưng tự mình đã dựng nên, làm chủ đất nước và số phận mình. Không một sức mạnh nào tiêu diệt được nó". Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng là kết tinh của cả một quá trình đấu tranh, khi âm thầm, lúc công khai của nhân dân Việt Nam. Đấy là một phong trào nổi dậy của toàn dân, vừa quy tụ vào cuộc khởi nghĩa ở Hát Môn do Hai Bà Trưng đề xướng, vừa tỏa rộng trên toàn miền Âu Lạc cũ.

Cuộc khởi nghĩa của hai Bà tiêu biểu cho ý chí vươn lên của dân tộc ta, khai mào cho xu thế phát triển của lịch sử Việt Nam. Nó có tác dụng mở đường, đặt phương hướng cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc sau này. Cuộc khởi nghĩa do Hai Bà Trưng lãnh đạo là một trang sử vô cùng đẹp đẽ trong lịch sử dân tộc Việt Nam, nó làm rạng rỡ dân tộc ta nói chung và làm vẻ vang cho phụ nữ nói riêng. Dân tộc Việt Nam luôn tự hào về Hai Bà Trưng!

21 tháng 12 2021

hey bro, tham khảo đê:

1. Nguyên nhân dẫn đến khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Trước khi tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, chúng ta cùng xem xét đến định nghĩa, khái niệm liên quan đến cuộc khởi nghĩa này.

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là gì?

Đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên chống lại chế độ Bắc thuộc, đánh đuổi thế lực cai trị của Đông Hán ra khỏi Giao Chỉ. Người lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa là hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị. Kết quả cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng là mang lại 3 năm độc lập cho người Việt tại vùng đất Giao Chỉ.

 

Nguyên nhân của khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Nguyên nhân trực tiếp

Chế độ cai trị hà khắc của chính quyền nhà Hán ở phương Bắc: Sự áp bức, bóc lột, chèn ép nhân dân cùng với các chính sách đồng hóa người Việt tại Giao Chỉ.Quan Tô Định bất nhân: Sự tham lam, tàn bạo, tăng phụ dịch và thuế khóa của quan Tô Địch đã khiến người dân sống lầm than. Điều này dẫn đến sự mâu thuẫn giữa nhân dân, các quan viên người Việt với chế độ thống trị của nhà Hán ngày càng gay gắt hơn.

Nguyên nhân gián tiếp

Sự việc gia đình của Trưng Trắc: Thi Sách chồng của Trưng Trắc bị quan thái thú Tô Định giết để dập tắt ý định chống đối của các thủ lĩnh dân ta nhưng nó lại phản tác dụng làm cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bùng nổ.2. Trình bày diến biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Diễn biễn cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng được chia ra làm 2 lần:

 

Lần 1: Năm 40, sau Công Nguyên

Hai Hà Trưng là Trưng Trắc và Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa vào mùa xuân năm 40 tại Hát Môn (nay là xã Hát Môn – Phúc Thọ – Hà Nội).Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bùng nổ và thu hút được hào kiệt khắp nơi về gia nhập. Nghĩa quân đã nhanh chóng đánh bại được quân nhà Hán, làm chủ Mê Linh, rồi tiến về Cổ Loa và Lụy Châu.Quan thái thú Tô Định bỏ thành, chạy trốn về Nam Hải. Quân Hán ở các quận huyện khác cũng gặp thất bại. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 đến đây đã dành được thắng lợi hoàn toàn.

Lần 2: Năm 42, sau Công Nguyên

Năm 42, nhà Hán tăng cường chi viện, Mã Viện là người chỉ đạo cánh quân xâm lược này gồm có: 2 vạn quân tinh nhuệ, 2 nghìn xe thuyền và nhiều dân phu. Chúng tấn công quân ta ở Hợp Phố, nhân dân ở Hợp Phố đã anh dũng chống trả nhưng vẫn gặp thất bại trước quân Hán.

Sau khi chiếm được Hợp Phố, Mã Viện đã chia quân thành 2 đạo thủy bộ tiến Lục Đầu và gặp nhau tại Lẵng Bạc:

Đạo quân bộ: đi men theo đường biển, lẻn qua Quỷ Môn Quan để xuống Lục Đầu.Đạo quân thủy: đi từ Hải Môn vượt biển tiến thẳng vào sông Bạch Đằng, sau đó từ Thái Bình đi lên Lục Đầu.

Sau khi nhận được tin tức, Hai Bà Trưng kéo quân từ Mê Linh về nghênh chiến với địch tại Lẵng Bạc. Quân ta giữ vững được Cổ Loa và Mê Linh nhưng Mã Viện tiếp tục đuổi theo buộc quân ta phải lùi về Cẩm Khê (nay thuộc Ba Vì – Hà Nội).

Tháng 3 năm 43, Hai Bà Trưng hy sinh ở Cẩm Khê. Cuộc kháng chiến vẫn kéo dài đến tháng 11 năm 43 sau đó mới bị dập tắt.

 3. Kết quả cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng dành được thắng lợi lần 1 vào năm 40 nhưng lại gặp phải thất bại sau khi nhà Hán tăng cường chi viện vào năm 42 và cuộc kháng chiến kéo dài đến hết năm 43 mới kết thúc.

Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng tuy cuối cùng vẫn gặp phải thất bại nhưng cũng đã giành được thắng lợi to lớn. Nguyên nhân của thắng lợi này là do sự ủng hộ hết mình của nhân dân, sự chỉ huy xuất sắc của Hai Bà Trưng và sự chiến đấu anh dũng của nghĩa quân.

4. Ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Tóm tắt

Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 đã khôi phục được nền độc lập của dân tộc, mở ra một trang mới trong lịch sử.Trong và sau thời gian diễn ra cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã cho thấy được tinh thần yêu nước, ý chí quyết đấu, quyết thắng của nhân dân trong việc giành lại độc lập chủ quyền của đất nước.Khẳng định vai trò của người phụ nữ Việt Nam, mạnh mẽ – kiên cường.

Chi tiết

Cuộc khởi nghĩa của hai Bà là cuộc khởi nghĩa đầu tiên trong lịch sử Việt Nam do phụ nữ lãnh đạo. Cuộc khởi nghĩa nổ ra làm chấn động cả cõi Nam. Từ trong ngọn lửa của cuộc nổi dậy oanh liệt ấy tỏa ra chân lý lịch sử "Một dân tộc dù nhỏ bé nhưng tự mình đã dựng nên, làm chủ đất nước và số phận mình. Không một sức mạnh nào tiêu diệt được nó". Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng là kết tinh của cả một quá trình đấu tranh, khi âm thầm, lúc công khai của nhân dân Việt Nam. Đấy là một phong trào nổi dậy của toàn dân, vừa quy tụ vào cuộc khởi nghĩa ở Hát Môn do Hai Bà Trưng đề xướng, vừa tỏa rộng trên toàn miền Âu Lạc cũ.

Cuộc khởi nghĩa của hai Bà tiêu biểu cho ý chí vươn lên của dân tộc ta, khai mào cho xu thế phát triển của lịch sử Việt Nam. Nó có tác dụng mở đường, đặt phương hướng cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc sau này. Cuộc khởi nghĩa do Hai Bà Trưng lãnh đạo là một trang sử vô cùng đẹp đẽ trong lịch sử dân tộc Việt Nam, nó làm rạng rỡ dân tộc ta nói chung và làm vẻ vang cho phụ nữ nói riêng. Dân tộc Việt Nam luôn tự hào về Hai Bà Trưng!

Kẻ thù củ Hai Bà Trưng  chính là GIẶC HÁN!

25 tháng 2 2020

Kết quả hình ảnh cho Lập bảng thống kê các cuộc đấu tranh tiêu biểu trong giành độc lập thời Bắc thuộc theo nội dung sau: tên cuộc khởi nghĩa, người lãnh đạo, thời gian, kẻ thù,diễn biến chính ,kết quả và ý nghĩa

25 tháng 2 2020

Ảnh trên đăng nhầm nhaKết quả hình ảnh cho Lập bảng thống kê các cuộc đấu tranh tiêu biểu trong giành độc lập thời Bắc thuộc theo nội dung sau: tên cuộc khởi nghĩa, người lãnh đạo, thời gian, kẻ thù,diễn biến chính ,kết quả và ý nghĩa

21 tháng 2 2021

- Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40 - 43):

Trưng Trắc, Trưng Nhị là hai con gái của Lạc tướng huyện Mê Linh, thuộc dòng dõi Hùng Vương. Tháng 3 năm 40 sau Công nguyên, Trưng Trắc cùng Trưng Nhị phát động khởi nghĩa ở cửa sông Hát trên sông Hồng, thuộc huyện Phúc Thọ, Hà Tây ngày nay. Dưới sự lãnh đạo của hai Bà, nhiều cuộc khởi nghĩa địa phương được thống nhất thành một phong trào rộng lớn, từ miền xuôi đến miền núi, bao gồm người Việt và các dân tộc khác trong nước Âu Lạc cũ. Trong hàng ngũ tướng lĩnh của nghĩa quân có rất nhiều phụ nữ.

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng giành được thắng lợi, nền độc lập dân tộc được phục hồi. Trưng Trắc được suy tôn làm vua (Trưng Vương) đóng đô ở Mê Linh, giữ được quyền tự chủ trong 3 năm.

- Khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248):

Là đỉnh cao của phong trào chống xâm lược của nhân dân ta thế kỷ II - III. Khởi nghĩa nổ ra trong lúc bọn đô hộ có lực lượng hùng mạnh đã củng cố được ách thống trị trên đất nước ta và đang đẩy mạnh dã tâm đồng hóa dân tộc ta.

Bà Triệu tên là Triệu Thị Trinh, em ruột của Triệu Quốc Đạt, một thủ lĩnh có thế lực ở Quân An, quận Cửu Chân (huyện Triệu Sơn - Thanh Hóa). Năm 19 tuổi, bà cùng anh tập hợp nghĩa sĩ lên đỉnh núi Nưa, mài gươm, luyện võ, phất cờ khởi nghĩa. Nhân dân hai quận Giao Chỉ, Cửu Chân đã nổi dậy hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu, đánh thắng quân Ngô nhiều trận. Nhà Ngô lo sợ phải đưa thêm 8.000 quân sang nước ta đàn áp phong trào khởi nghĩa. Bà Triệu Thị Trinh đã hy sinh trên núi Tùng (Phú Điền, Hậu Lộc, Thanh Hóa).

- Khởi nghĩa Lý Bí (năm 542)

Giữa thế kỷ VI, phong trào khởi nghĩa chống ngoại xâm của nhân dân nổ ra khắp nơi, đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa của Lý Bí dẫn tới thành lập nước Vạn Xuân. Lý Bí quê ở Long Hưng, tỉnh Thái Bình. Mùa xuân năm 542 cuộc khởi nghĩa do Lý Bí lãnh đạo nổ ra và không đầy 3 tháng đã quét sạch bè lũ đô hộ nhà Lương. Mùa xuân năm 544 Lý Bí tuyên bố thành lập nước, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân. Ông lên ngôi Hoàng đế, tự xưng là Nam đế (vua nước Nam). Ít năm sau, cuộc kháng chiến bảo vệ chủ quyền đất nước của Lý Nam Đế thất bại, ông bị bệnh mất tháng 4-548.

- Khởi nghĩa Triệu Quang Phục (548 - 571)

Triệu Quang Phục là con một tù trưởng, quê ở Hưng Yên hiện nay, được Lý Bí (Lý Nam Đế) trao quyền lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân nhà Lương. Ông lập căn cứ kháng chiến tại vùng Dạ Trạch, tổ chức đánh du kích, tiêu hao sinh lực địch. Năm 550, nghĩa quân đã giết được tướng giặc là Dương San, chiếm thành Long Biên.

Ngày 13-4-548, Triệu Quang Phục lên ngôi vua, xung hiệu là Triệu Việt Vương.

Năm 571, Triệu Quang Phục bị Lý Phật Tử phản bội, thua chạy và tuẫn tiết ở cửa biển Đại Nha.

- Khởi nghĩa Lý Tự Tiên và Đinh Kiến (687)

Lý Tự Tiên đã phát động một cuộc khởi nghĩa lớn vào năm 687 chống ách đô hộ của nhà Đường. Lý Tự Tiên hy sinh, nhưng các cộng sự của ông như Đinh Kiến, Tư Thân vẫn tiếp tục lãnh đạo cuộc khởi nghĩa. Nghĩa quân vây phủ thành Tống Bình (Hà Nội). Viện binh của nhà Đường đàn áp dã man, nghĩa quân tan vỡ.

- Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722)

Mai Thúc Loan quê ở Mai Phụ, miền ven biển Thạch Hà, Hà Tĩnh (có sách chép ở Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh sau theo mẹ đến sống ở Nam Đàn, tỉnh Nghệ An). Năm 722 ông kêu gọi những người dân phu nổi dậy chống lại ách thống trị của nhà Đường. Nhân dân khắp các châu Hoan, Ái, Diễn (Thanh - Nghệ - Tĩnh) tụ tập dưới lá cờ khởi nghĩa, buộc tên trùm đô hộ Quang Sở Khanh tháo chạy về nước. Đất nước được giải phóng, Mai Thúc Loan xưng đế và đóng đô ở thành Vạn An. Sử gọi ông là Mai Hắc Đế.

­- Khởi nghĩa Phùng Hưng (766 - 791)

Phùng Hưng là hào trưởng đất Đường Lâm (xã Cao Lâm, Ba Vì, Hà Tây) đã phát động cuộc khởi nghĩa lớn chống chính quyền đô hộ triều nhà Đường. Ba anh em Phùng Hưng, Phùng Hải, Phùng Dĩnh lãnh đạo nghĩa quân nổi dậy làm chủ Đường Lâm và đánh chiếm một vùng đất rộng lớn, xây dựng thành căn cứ đánh giặc. Cuộc khởi nghĩa kéo dài 20 năm, có thời gian đã chiếm được thành Tống Bình (Hà Nội). Ông được tôn là Bố Cái Đại Vương.

- Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ - Khúc Hạo (905 - 917)

Khúc Thừa Dụ là một hào trưởng quê ở Cúc Bồ, Ninh Thanh, Hải Dương, lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, chiếm thành Tống Bình (Hà Nội), đuổi giặc về nước, tự xưng là Tiết độ sứ. Nhà Đường buộc phải công nhận ông là người đứng đầu nước Việt.

Năm 907, Khúc Thừa Dụ truyền ngôi cho con là Khúc Hạo. Nhà Hậu Lương cũng phải công nhận Khúc Hạo là An Nam đô hộ tiết độ sứ.

Năm 917, Khúc Hạo truyền ngôi cho con là Khúc Thừa Mỹ, Khúc Thừa Mỹ bị nhà Nam Hán đánh bại vào năm 923.

­- Khởi nghĩa Dương Đình Nghệ (931 - 938)

Dương Đình Nghệ (có sách chép là Dương Diên Nghệ) người Ái Châu (Thanh Hóa), tướng của họ Khúc, khởi binh đánh đuổi quân Nam Hán giải phóng thành Đại La, giành quyền tự chủ cho đất nước được 6 năm. Ông bị nội phản sát hại năm 938.

- Cuộc kháng chiến của Ngô Quyền chống quân Nam Hán (938):

Ngô Quyền sinh năm 897 ở đất Đường Lâm, Ba Vì, Hà Tây, cùng quê với Phùng Hưng, là Tùy tướng đồng thời là con rể của Dương Đình Nghệ. Khi Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết hại, ông dấy binh giết tên bán nước này và tổ chức kháng chiến chống đạo quân xâm lược Nam Hán do Hoàng Thao chỉ huy.

Tháng 11-938, Ngô Quyền bố trí trận địa cọc trên sông Bạch Đằng, giết Hoàng Thao, đánh tan quân xâm lược (sử gọi đây là chiến thắng Bạch Đằng lần thứ nhất).

Sau chiến thắng Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng vua (Ngô Vương), đóng đô ở Cổ Loa (Hà Nội) mở đầu giai đoạn tự chủ lâu dài của nước ta. Ông mất năm 944.

- Cuộc kháng chiến chống quân Tống của Lê Hoàn (981):

Sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua, lấy hiệu là Tiên Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng) đóng đô ở Hoa Lư, đặt tên nước là Đại Cồ Việt. Năm 979, ông và con ông bị kẻ gian sát hại.

Nhân cơ hội này, nhà Tống cho quân sang xâm lược nước ta. Trước họa ngoại xâm, thập đạo tướng quân Lê Hoàn được trao ngôi vua, lấy hiệu là Lê Đại Hành, sử gọi là triều Tiền Lê. Đầu năm 981 quân Tống theo hai đường thủy, bộ tiến quân vào nước ta. Lê Hoàn trực tiếp tổ chức và trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến. Cuộc kháng chiến đã giành được thắng lợi rực rỡ, đánh bại nguy cơ xâm lược của nước ngoài, giữ vững nền độc lập của dân tộc.

- Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống thời nhà Lý (1077)

Năm 1075 nhà Tống âm mưu khởi binh xâm lược nước ta một lần nữa. Với cương vị Phù quốc Thái úy nắm tất cả binh quyền trong triều nhà Lý, Lý Thường Kiệt trực tiếp tổ chức, lãnh đạo cuộc kháng chiến. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi. Độc lập chủ quyền và lãnh thổ của Tổ quốc được giữ vững. Trong khoảng 200 năm sau nhà Tống không dám mang quân xâm lược nước ta. Năm 1164 nhà Tống phải công nhận nước ta là một vương quốc độc lập.

- Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Nguyên - Mông (1257)

Vào thời Trần, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của các tướng lĩnh triều Trần nổi bật là Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo) tiến hành cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống đội quân xâm lược Nguyên - Mông. Âm mưu xâm lược Đại Việt của đế quốc Nguyên - Mông bị đánh bại. Cuộc kháng chiến thắng lợi đã để lại nhiều bài học quí giá về tổ chức, lãnh đạo kháng chiến.

- Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên - Mông (1285)

Vua Trần Nhân Tông giao trọng trách tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến cho Trần Quang Khải, Trần Quốc Tuấn. Cuối tháng 1-1285 các mũi tiến công của quân Nguyên - Mông vượt qua biên giới vào nước ta. Tháng 5-1285 cuộc kháng chiến bước vào giai đoạn phản công. Sau hai tháng chiến đấu quyết liệt của quân và dân ta, cuối tháng 6-1285, khoảng nửa triệu quân xâm lược đã bị quét sạch. Thắng lợi vang dội ở Hàm Tử, Chương Dương, Tây Kết đã được ghi vào lịch sử như những chiến công chói lọi mãi mãi làm nức lòng nhân dân ta.

- Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên - Mông (1287)

Hai lần xâm lược Đại Việt đều bị đánh bại. Hốt Tất Liệt bãi bỏ kế hoạch tấn công Nhật Bản, dồn lực lượng xâm lược nước ta. Tháng 12-1287 quân Nguyên - Mông từ ba hướng tiến vào nước ta. Chiến thắng Vân Đồn do Trần Khánh Dư chỉ huy đã tiêu diệt toàn bộ đoàn thuyền tải lương của địch, làm thất bại ngay từ đầu âm mưu và kế hoạch xâm lược của chúng. Cuộc phản công chiến lược và chiến thắng lịch sử Bạch Đằng đã đập tan cuộc xâm lược lần thứ ba của kẻ thù.

Như vậy, trong vòng 30 năm (1258 - 1288) dân tộc ta đã ba lần đương đầu và đánh thắng đạo quân xâm lược của đế quốc Nguyên - Mông khét tiếng hùng mạnh.

- Cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược dưới triều Hồ (1400 - 1407)

Nhà Minh đã lợi dụng sự suy yếu của vương triều Trần tiến hành hoạt động do thám khiêu khích. Ngày 19-11-1406 quân Minh vượt biên giới tiến vào nước ta. Hồ Quý Ly tổ chức kháng chiến nhưng cuộc kháng chiến do nhà Hồ lãnh đạo thất bại nhanh chóng (sau 6 tháng).

- Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Năm 1416 tại núi rừng Lam Sơn (Thọ Xuân, Thanh Hóa) Lê Lợi cùng 18 người bạn chiến đấu làm lễ tuyên thệ nguyện một lòng sống chết vì sự nghiệp đuổi giặc cứu nước. Lễ tuyên thệ đó đặt cơ sở đầu tiên cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Ngày 07-2-1418 Lê Lợi và toàn thể nghĩa quân dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn. Lê Lợi tự xưng là Bình Định Vương truyền hịch đi khắp nơi kêu gọi nhân dân nổi lên đuổi giặc cứu nước.

Dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi và Nguyễn Trãi, nghĩa quân Lam Sơn tiến vào giải phóng Nghệ An, xây dựng căn cứ địa, mở rộng khu vực giải phóng. Chỉ trong hơn 1 năm, nghĩa quân Lam Sơn đã liên tiếp giành được những thắng lợi to lớn và phát triển vượt bậc về mọi mặt. Khu vực giải phóng được mở rộng từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân. Lực lượng của nghĩa quân hùng mạnh có hàng vạn quân cả bộ binh, thủy binh, kỵ binh, tượng binh.

Khởi nghĩa Lam Sơn đã phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, quy mô trên cả nước. Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang tiêu diệt hoàn toàn 10 vạn quân tiếp viện của nhà Minh, có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc sau 10 năm chiến đấu bền bỉ, ngoan cường.

- Phong trào Tây Sơn và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm, quân xâm lược Mãn Thanh thắng lợi (1771 - 1784)

Phong trào Tây Sơn do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ lãnh đạo. Với chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút, quân dân ta dưới sự lãnh đạo tài tình của Nguyễn Huệ đập tan âm mưu can thiệp của phong kiến Xiêm. Phong trào Tây Sơn giành thắng lợi ở các tỉnh phía Nam và sau đó phát triển ra Đàng Ngoài, diệt Trịnh thống nhất Tổ quốc. Lấy cớ đáp ứng cầu viện của Lê Chiêu Thống, quân Thanh kéo đại binh xâm lược nước ta.

Mùa Xuân Kỷ Dậu - 1789, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo tài tình của Quang Trung đã vùng lên quét sạch 20 vạn quân xâm lược Mãn Thanh, giải phóng Thăng Long, giải phóng Tổ quốc. Đây là chiến công vĩ đại và hiển hách vào bậc nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta.

15 tháng 12 2017

Đáp án A